Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 07: Bi mẫn

08/01/201919:29(Xem: 3129)
Chương 07: Bi mẫn

CHƯƠNG 7:  BI MẪN

 

 

 

Wednesday, October 17, 2012

 

BI MẪN LÀ GÌ?  Bi mẫn là nguyện ước rằng những người khác được thoát khỏi khổ não.  Chính do ý nghĩa của bi mẫn mà chúng ta ngưỡng vọng đạt đến giác ngộ.  Chính bi mẫn đã truyền cảm hứng để chúng ta dấn thân trong những thực hành đức hạnh để đưa đến Quả Phật.  Chúng ta do thế phải dâng hiến mình trong việc phát triển bi mẫn.

 

LÒNG TRẮC ẨN (sự thấu cảm)

 

Trong bước đầu tiên đối với một trái tim bi mẫn, chúng ta phải phát triển lòng trắc ẩn hay sự gần gũi của chúng ta đối với người khác.  Càng gần gũi đến một người, chúng ta càng thấy nổi khổ não của người kia là không thể chịu đựng nổi. Sự gần gũi mà tôi nói tới không phải là trạng thái gần kề của không gian, cũng không cần phải là một thứ cảm xúc.  Đấy là một cảm nhận của trách nhiệm, của quan tâm cho một con người.  Nhằm để phát triển một sự gần gũi như thế, chúng ta phải quán chiếu trên những đức hạnh của lòng yêu mến cho sự cát tường của những người khác.  Chúng ta phải đi đến việc thấy rằng vấn đề này sẽ mang đến cho con người một niềm hạnh phúc nội tại và sự hòa bình của tâm hồn như thế nào.  Chúng ta phải đi đến việc nhận ra vấn đề người khác tôn trọng và thích chúng ta như thế nào như kết quả của một thái độ như vậy đối với họ.  Chúng ta phải quán chiếu những nhược điểm của lòng vị kỷ, thấy vấn đề nó làm cho chúng ta hành động trong những cung cách bất thiện như thế nào và vấn đề sự may mắn hiện tại của chính chúng ta đã lợi dụng trên những người kém may mắn hơn như thế nào.

 

Thật cũng quan trọng trong vấn đề chúng ta quán chiếu trên lòng tử tế của các  người khác.  Việc nhận ra này cũng là hoa trái của việc trau dồi sự thấu cảm.  Chúng ta phải nhận ra vấn đề sự may mắn của chúng ta thật sự lệ thuộc trên sự hợp tác và đóng góp của những người khác như thế nào.  Mỗi phương diện của sự cát tượng hiện tại của chúng ta là qua sự làm việc khó nhọc trên bộ phận của những người khác.  Khi chúng ta nhìn chung quanh chúng ta vào những tòa nhà chúng ta đang sống và làm việc, những con đường chúng ta du lịch, áo quần chúng ta đang mặc, hay thực phẩm chúng ta ăn, thì chúng ta phải hiểu rằng tất cả đã được cung ứng bởi những người khác.  Không một thứ nào trên đây hiện hữu cho chúng ta thụ hưởng hữu ích mà không phải là do lòng tử tế của rất nhiều người chúng ta không biết đem đến cho chúng ta.  Khi chúng ta quán chiếu trong thái độ này, lòng cảm kích của chúng ta đối với người khác lớn mạnh, cũng như lòng trắc ẩn và sự gần gũi đối với họ.

 

Chúng ta phải hành động để nhận ra sự phụ thuộc của chúng ta trên những ai mà đối với họ ta cảm thấy bi mẫn.  Nhận thức này đem họ ngay cả thân mật hơn.  Nó đòi hỏi sự chú ý liên tục để thấy những người khác qua đôi kính ít vị kỷ hơn.  Chúng ta phải làm việc trong nhận thức sự tác động vô biên của họ trong sự cát tường của chúng ta.  Khi chúng ta cưởng lại việc theo đuổi một quan điểm vị kỉ về thế giới, chúng ta có thể thay thế nó với một thế giới quan chú ý đến tất cả mọi chúng sanh.

 

Chúng ta không nên mong đợi quan điểm của chúng ta về người khác thay đổi một cách đột ngột.

 

 

NHẬN THỨC NỔI KHỔ NÃO CỦA NGƯỜI KHÁC

 

Sau lòng trắc ẩn và việc phát triển sự gần gũi, sự thực tập quan trọng tiếp theo trong việc trau dồi lòng bi mẫn của chúng ta là một tuệ giác nội quán vào trong bản chất của khổ não.  Lòng bi mẫn của chúng ta cho tất cả chúng sanh phải được phát sinh từ một nhận thức về nổi khổ não của họ.  Một vấn đề rất đặc biệt đối với việc quán chiếu khổ não là nó có khuynh hướng năng động hơn và hiệu quả hơn nếu chúng ta tập trung trên nỗi khổ não của chính chúng ta và sau đó mở rộng nhận thức ấy đến nổi khổ của người khác.  Lòng bi mẫn của chúng ta cho người khác lớn mạnh khi nhận thức của chúng ta về khổ não của người khác hiện hữu.

 

Tất cả chúng ta thông cảm một cách tự nhiên đối với ai đấy đang chịu đựng khổ não biểu hiện của một chứng bệnh đau đớn hay sự mất mát người thân.  Đây là một loại khổ não, trong Đạo Phật gọi là khổ não của khổ não (khổ khổ).

 

Thật khó khăn hơn để cảm thấy bi mẫn cho người nào đó trải nghiệm những gì Phật Giáo liên hệ như khổ não của thay đổi (hoại khổ), điều mà trong những dạng thức thế gian sẽ là những trải nghiệm của sung sướng chẳng hạn như sự thụ hưởng danh tiếng hay giàu sang.   Đây là một loại khổ não thứ hai.  Khi chúng ta thấy những người thụ hưởng sự thành công thế gian, đúng hơn là cảm nhận bi mẫn bởi vì chúng ta biết rằng nó cuối cùng sẽ chấm dứt, để lại cho họ trải nghiệm chán chường với sự mất mát, thường thì phản ứng của chúng ta là cảm thấy ngưỡng mộ và đôi khi ngay cả ganh tỵ.  Nếu chúng ta có một sự thấu hiểu chân thành về khổ não và bản chất của nó, chúng ta sẽ nhận ra rằng trải nghiệm của danh tiếng và giàu sang là tạm bợ như thế nào và vấn đề sự sung sướng mà chúng mang đến tự nhiên sẽ chấm dứt, làm cho người ta khổ não.

 

Cũng có một trình độ thứ ba và thâm sâu hơn về khổ não, là thứ vi tế hơn (hành khổ).  Chúng ta trải nghiệm sự khổ não này một cách liên tục, như một sản phẩm phụ của vòng sanh tử luân hồi.  Chính là trong bản chất của sanh tử luân hồi mà chúng ta liên tục ở dưới sự khống chế của các cảm xúc và tư tưởng tiêu cực.  Và cho đến khi mà chúng ta ở dưới sự khống chế của chúng, chính sự tồn tại này là một hình thức của khổ não.  Trình độ khổ não này lan tỏa khắp đời sống của chúng ta đưa chúng ta trải qua hết vòng này đến vòng khác quanh quẩn trong vòng vây của các cảm xúc tiêu cực và những hành vi bất thiện.  Tuy nhiên, hình thức khổ não này thật khó để nhận ra.  Nó không phải là tình trạng khổ não chứng cứ mà chúng ta thấy trong khổ não của khổ não.  Nó cũng không phải là sự đối lập của những điều may mắn và cát tường của chúng ta, khi chúng ta thấy trong khổ não của sự thay đổi.  Tuy nhiên, sự khổ não lan tỏa cùng khắp là rất sâu sắc.  Nó len lõi khắp mọi khía cạnh của đời sống.

 

Một khi chúng ta đã trau dồi một sự thấu hiểu thâm sâu về ba trình độ của khổ não trong kinh nghiệm cá nhân chính chúng ta, thật dễ dàng hơn để chuyển hướng tập trung trên người khác và phản chiếu trên ba trình độ này.  Từ đấy chúng ta có thể phát triển nguyện ước họ được giải thoát khỏi tất cả mọi khổ não.

 

Một khi chúng ta có thể kết hợp cảm nhận của lòng trắc ẩn cho người khác với một sự thấu hiểu thâm sâu về nổi khổ não mà họ trải nghiệm, chúng ta trở thành có thể phát sinh một lòng bi mẫn chân thành cho họ.  Chúng ta phải làm việc với điều này một cách liên tục.  Chúng ta có thể so sánh tiến trình này với cung cách mà trong ấy chúng ta bắt đầu một ngọn lửa bằng việc cọ hai que vào nhau.  Để đi đến điểm cháy âm ỉ, chúng ta biết rằng chúng ta phải duy trì sự cọ xát tương tục để gia tăng nhiệt độ đến điểm gỗ có thể bắt lửa.  Tương tự thế, khi chúng ta hành động với sự phát triển những phẩm chất tinh thần chẳng hạn như bi mẫn, chúng ta phải áp dụng những kỷ năng tinh thần một cách cần mẫn cần thiết để đem đến hiệu quả mong muốn.   Tiến hành điều này trong một cung cách may rũi thì không có lợi ích thật sự.

 

 

LÒNG TỪ ÁI

 

Giống như bi mẫn là nguyện ước tất cả chúng sanh được giải thoát khỏi khổ não, từ ái là nguyện ước tất cả được thụ hưởng hạnh phúc.  Cũng như với bi mẫn, khi trau dồi từ ái, điều quan trọng là bắt đầu bằng việc lấy một cá nhân đặc thù như một sự tập trung của việc hành thiền, và sau đó mở rộng phạm vi việc quan tâm của chúng ta xa  hơn và xa hơn, đến cuối cùng bao hàm và ôm ấp tất cả chúng sanh.  Lần nữa, chúng ta bắt đầu bằng việc đem ra một người trung tính, một người không cho ta những cảm giác mạnh mẽ, như chủ đề hành thiền của chúng ta.  Sau đó chúng ta mở rộng việc thiền quán này đến những cá nhân bè bạn và thành viên gia đình và một cách căn bản, những kẻ thù đặc biệt của chúng ta.

 

Chúng ta phải sử dụng một cá nhân thật sự như sự tập trung thiền quán của chúng ta, và rồi thì làm nổi bật lòng bi mẫn và từ ái của chúng ta đối với người ấy vì thế chúng ta có thể trải nghiệm thật sự lòng bi mẫn và từ ái đối với những người khác.  Chúng ta làm việc trên một người trong một thời gian.  Bằng khác đi, chúng ta có thể kết thúc việc thiền quán về bi mẫn đối với tất cả trong một cảm nhận tổng quát, không có sự tập trung hay năng lực đặc thù đối với sự thiền quán của chúng ta.  Thế rồi. khi chúng ta thật sự liên hệ loại thiền quán này đến những cá nhân đặc thù nào đó mà chúng ta không thích, chúng ta thậm chí có thể nghĩ, "Ô, người ấy là một ngoại lệ."

 

Wednesday, October 17, 2012 / 14:57:52


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2023(Xem: 1924)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Kính lạy Phật Từ bi Diệu giác Đấng Đại Hùng giải thoát chúng sinh Đại Bi Đại Trí trọn lành Trời, người quy ngưỡng tứ sanh nương nhờ.. Mùa Phật đản đã về trên khắp năm châu, thông thường hàng năm vào thời điểm này là chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng tổ chức Lễ Vesak tưởng niệm 3 sự kiện trọng đại của cuộc đời đức Phật (ngày Buddha Purnima Vesak/Phật Bảo/Tam hợp theo Phật lịch năm 2567). Tinh thần chính tiêu biểu trong mốc thời gian này nỗi bậc nhất đó là tưởng niệm ngày đức Phật đản sinh Phật lịch 2567- 2023.
01/05/2023(Xem: 1919)
Ngày 18 tháng 3 năm Duy-Tân thứ 10 (20-04-1916), Hội Đồng Nhiếp Chính Nam-Triều Huế ra thông báo: Dụ thành lập thị trấn Dalat. Đồng thời ngày 30-05-2016: Khâm Sứ Pháp Triều J.E Charles cũng ký Nghị Định thành lập thị trấn Dalat. Sau đó ngày 31-10-1920: Toàn Quyền Maurice Long của Liên-Bang Đông-Dương (Việt Nam + Lào + Cao Miên) chọn Dalat làm nơi nghỉ dưỡng nên ra Nghị Định: 1) Khu tự trị trên Cao Nguyên LangBian, đất đai là của thị trấn Dalat. 2) Nay thành lập: Sở Nghỉ Dưỡng LangBian và Du Lịch Nam Trung Kỳ
01/05/2023(Xem: 1892)
Phương thức Nuôi Dưỡng Bồ Đề Tâm. Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh. Sự khác biệt của hai tâm này có thể ví như một người muốn đi và một người đang đi. Riêng Bồ Đề Tâm Nguyện, tự nó đã mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Đề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức. Tuy còn trôi lăn trong luân hồi, trói buộc bởi phiền não, nhưng những ai vừa phát Bồ Đề Tâm thì ngay khi đó liền trở thành "Con của Đấng Thiện Thệ" (Fils des Sugatas). Chư thiên và loài người sẽ cung kính kẻ đó.
29/04/2023(Xem: 2452)
Tặng 400 phần cơm chay ngày 23/04/2023 Thầy Ngộ Thông, Thầy Tánh Tuệ, Diệu Âm PA USA Ngọc Thiện, Canada AMIDAPHAT GIA ĐÌNH: HỌ ĐINH HP-VN Tặng 400 phần cơm chay Trước Bệnh Viện Ung Bướu cơ sở 2 Đợt 33 Ngày 23/ 4 / 2023
20/04/2023(Xem: 1265)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023, tôi được một món quà quý báu do Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời trao tặng. Món quà đó là cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” do HT Thích Như Điển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và vừa được Viên Giác Tùng Thư ấn hành vào đầu năm 2023.
16/04/2023(Xem: 2408)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu.. Trước thềm mùa Phật đản Vesak sẽ diễn ra đầu tháng 5 tại Bồ Đề Đạo Tràng. Để chia sẻ với người nghèo xứ Ấn niềm vui Vesak, tuần vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Parki parariya Village & Uruvela Village- Bodhgaya Bihar. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
12/04/2023(Xem: 1817)
Vấn : - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thực hành như thế nào để làm cho thân khẩu và ý của chúng ta được trong sạch? Đáp: - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn nhớ tưởng đến Phật-Pháp (Buddha-Dhamma), và nhận thấy rõ lợi ích của Phật-Pháp. Việc làm này sẽ giúp chúng ta tịnh hoá dần dần những hành động của thân, khẩu, và ý của chúng ta. Kế đó chúng ta sẽ dùng sự hiểu biết về Phật-Pháp này để thực hành cho đến mức có thể. Chẳng hạn, chúng ta phải phòng hộ sáu căn - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm của chúng ta. Phải cẩn thận không để bị các trần cảnh bên ngoài lôi đi.
07/04/2023(Xem: 1495)
Thông Báo Gây quỹ giúp Trẻ em Bị Ung thư: Giving Love-Trao Yêu Thương, Chủ Nhật 09/04/23 @Happy Receptions
05/04/2023(Xem: 1707)
Thiền rất quan trọng. Thiền có từ thời trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Đức Phật tìm ra thiền KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ, hướng dẫn các đệ tử có thể tu tập và chứng đạt từ Sơ thiền đến Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đức Phật cũng hướng dẫn rất rõ ràng cách thiền quán: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp đưa đến kết quả từng bước bớt khổ rồi hết khổ, chấm dứt sinh tử luân hồi.
01/04/2023(Xem: 2350)
LỜI NÓI ĐẦU Buồn thảm và nhiều việc không như ý. Những sự ngược đãi từ khi còn bé, không là chuyện lạ. Lại nữa việc bạo lực ở học đường, sự đối xử tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục được báo cáo rằng, trong mười năm gần đây quá xấu tệ. Thêm nữa việc chẳng đặng đừng của sự phá sản, thất nghiệp, cả hàng loạt chuyện bị ảnh hưởng không thể biết để so sánh được. Hầu như ở trong thời đại nầy không thể thấy trước hết được, mà chúng ta tùy theo từng trường hợp giới hạn để sinh sống, chứ không được ngoại trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567