Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 05: Phiền Não

08/01/201919:25(Xem: 4593)
Chương 05: Phiền Não

CHƯƠNG 5: PHIỀN NÃO

 

 

 

Friday, October 12, 2012 / 14:30:32

 

Chúng ta đã  nói về vấn đề những cảm xúc phiền não và tổn hại mà chúng đã trút lên sự thực hành tâm linh của chúng ta.  Tôi phải thừa nhận rằng thật tự nhiên để chúng ta trải nghiệm những cảm xúc như sân hận và tham dục.  Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không cần phải làm bất cứ điều gì đối với chúng. Tôi biết rằng trong tâm lý học phương Tây, việc biểu hiện những cảm xúc và tình cảm, ngay cả giận dữ, thì thường được khuyến khích.  Một cách chắc chắn nhiều người đã từng chịu đựng những kinh nghiệm chấn thương tâm lý trong quá khứ và nếu những kinh nghiệm này bị đè nén, chúng thật sự có thể tạo ra những tổn hại tâm lý về lâu về dài.  Trong những trường hợp như thế, như chúng tôi nói ở Tây Tạng, "Khi vỏ ốc bị đóng, cách tốt nhất để làm sạch nó là đi vào trong nó."

 

Đã nói như thế, tôi thật sự cảm thấy rằng thật quan trọng cho những hành giả tâm linh chấp nhận và thực hiện một thái độ chống lại những cảm xúc mạnh mẽ như sân hận, chấp trước, và ganh tỵ và dành hết cho việc phát triển sự kiềm chế.  Thay vì tự cho phép mình nuông chiều những sự việc xảy ra với các cảm xúc mạnh mẽ, chúng ta phải hành động để giảm thiểu thiên hướng của chúng ta đối với chúng.  Nếu ta tự hỏi chính mình là chúng ta vui vẻ hơn khi giận dữ hay khi điềm tĩnh, câu trả lời là bằng chứng.  Như chúng ta đã thảo luận trước đây, tình trạng rắc rối tinh thần là kết quả từ những cảm xúc phiền não trước mắt quấy động sự cân bằng nội tại của chúng ta, làm cho chúng ta cảm thấy bất ổn và khó chịu.    Trong sự tìm cầu của chúng ta vì hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta phải là chiến đầu với những cảm xúc này.  Chúng ta chỉ có thể đạt được điều này bằng việc áp dụng những nổ lực thận trọng và được duy trì liên tục trong một thời gian dài - những Phật tử chúng ta sẽ nói là nhiều kiếp sống liên tiếp.

 

Như chúng ta đã thấy, những phiền não tinh thần không biến mất như ý muốn của chính chúng; chúng không đơn giản tan biến theo thời gian.  Chúng chỉ đi đến chấm dứt như kết quả của một nổ lực chủ tâm để tiêu mòn chúng, làm giảm bớt sức mạnh của chúng, và loại trừ toàn bộ chúng một cách căn bản.

 

Nếu chúng ta mong ước thành công, chúng ta phải biết dấn thân trong chiến trận với những cảm xúc phiền não của chúng ta như thế nào.  Chúng ta bắt đầu sự thực tập của chúng ta về Phật Pháp bằng việc đọc và lắng nghe những vị thầy từng trải.  Đây là vấn đề chúng ta phát triển một hình ảnh tốt đẹp hơn về tình trạng khó khăn của chúng ta trong vòng lẩn quẩn của đời sống và trở nên quen thuộc với những phương pháp khả dĩ vượt khỏi nó.  Sự học hỏi như vậy đưa đến  những gì được gọi là "sự thấu hiểu phát xuất qua lắng nghe" (Văn).  Đấy là một nền tảng căn bản cho sự tiến bộ tâm linh của chúng ta.  Rồi thì chúng ta triển khai triển những thông tin chúng ta đã học hỏi đến mức độ của một niềm tin mãnh liệt sâu sắc.  Điều này đưa đến "sự thấu hiểu phát xuất qua quán chiếu" (Tư). Một khi chúng ta đã đạt được một chân lý nào đó của chủ đề, chúng ta hành thiền trên điều ấy vì thế tâm thức chúng ta có thể trở nên được hòa tan hoàn toàn bởi chân lý ấy.  Điều này đưa đến một kiến thức kinh nghiệm được gọi là "sự thấu hiểu qua hành thiền" (Tu).

 

Ba trình độ hiểu biết này là căn bản trong việc đánh dấu những thay đổi đúng đắn của chúng ta trong đời sống.  Với sự lãnh hội rộng rãi hơn qua học tập, niềm tin của chúng ta trở nên sâu sắc hơn, đem lại một sự thực chứng năng động hơn trong thiền tập.  Nếu chúng ta thiếu sự thấu hiểu xuất phát qua học hỏi và quán chiếu, ngay cả nếu chúng ta hành thiền vô cùng mãnh liệt, nhưng chúng ta cũng khó trở thành quen thuộc với chủ đề chúng ta đang thiền quán, bởi vì bản chất ranh ma của các phiền não hay đặc trưng vi tế của tánh không.  Điều này tương tự với việc chúng ta bị bắt buộc phải gặp gở với một người nào đó mà chúng ta không muốn gặp.  Do thế, thật quan trọng để áp dụng ba giai tầng của thực tập (văn, tư, tu) trong một cung cách liên tục.

 

Môi trường của chúng ta cũng có một ảnh hưởng lớn đối với chúng ta.  Chúng ta cần một môi trường yên tĩnh nhằm để tiến hành sự thực tập của chúng ta.  Quan trọng nhất, chúng ta cần sự tĩnh mịch.  Qua đấy tôi muốn nói  một thể trạng tinh thần thoát khỏi những việc làm cho xao lãng, chứ không chỉ là thời gian một mình ở nơi yên tĩnh.

 

 

KẺ THÙ TÀN PHÁ NHẤT CỦA CHÚNG TA

 

Sự thực tập Giáo Pháp của chúng ta nên là một nổ lực liên tục để đạt đến thể trạng vượt khỏi khổ não.  Nó không nên là một hành vi đạo đức nhờ đó chúng ta tránh khỏi những cung cách tiêu cực và dấn thân trong những thứ tích cực.  Trong sự thực tập của chúng ta về Giáo Pháp, chúng ta tìm cách để chuyển hó hoàn cảnh mà trong ấy tất cả chúng ta tự thấy mình: là nạn nhân của chính những phiền não tinh thần của chúng ta, kẻ thù của sự hòa bình và tĩnh lặng.  Những phiền não này - chẳng hạn như dính mắc, thù hận, tự kiêu, tham lam, v.v… - là những tình trạng tinh thần làm chúng ta cư xử trong những cách mà chúng đem đến tất cả những buồn đau và khổ não cho chúng ta.  Trong khi làm việc để đạt đến sự hòa bình và hạnh phúc nội tại, thật lợi ích để nghĩ về chúng như ác quỷ nội tại của chúng ta, vì như ác quỷ, chúng có thể thường lui tới với chúng ta, không làm gì khác hơn là khổ não.  Thể trạng vượt khỏi những tư tưởng và cảm xúc như vậy, vượt khỏi tất cả khổ não, được gọi là niết bàn.

 

Khởi đầu, thật không thể chiến đấu với những năng lực tiêu cực này một cách trực tiếp.  Chúng ta phải tiếp cận chúng dần dà.  Trước tiên chúng ta áp dụng nguyên tắc,  kiềm chế để không bị tràn ngập bởi những cảm xúc và tư tưởng này.  Chúng ta cũng làm như thế bằng việc làm theo một cung cách của nguyên tắc đạo đức trong đời sống.  Đối với một Phật tử, điều này có nghĩa là chúng ta kềm chế khỏi mười hành vi bất thiện.  Những hành vi này, là những thứ chúng ta tiến hành qua thân thể như giết hại hay trộm cắp, lời nói qua nói dối hay bàn tán vô ích, và tinh thần như che đậy, là tất cả những biểu hiện của những phiền não tinh thần sâu hơn như sân hận, thù oán, và dính mắc.

 

Khi chúng ta nghĩ về những dòng này, chúng ta đi đến nhận ra rằng những cảm xúc cực đoan như dính mắc - và đặc biệt là sân hận và thù oán - là rất tàn hại khi chúng sinh khởi trong chúng ta và chúng cũng rất tàn hại khi chúng phát sinh từ những người khác!  Chúng ta hầu như có thể nói rằng những cảm xúc này là những năng lực tàn phá thật sự của thế gian.  Chúng ta có thể đi xa hơn và nói rằng hầu hết những rắc rối và khổ não của thế gian mà chúng ta trải nghiệm, một cách căn bản là những tạo tác của chính chúng ta, là có gốc rể từ những cảm xúc tiêu cực này.  Chúng ta có thể nói rằng tất cả những khổ não trong thực tế là kết quả hay hoa trái của các cảm xúc tiêu cực như dính mắc, tham lam, ganh tỵ, kiêu căng, sân hận, và thù oán. 

 

Mặc dù trước tiên ta không thể nhổ gốc rể của những cảm xúc tiêu cực này một cách trực tiếp, thì tối thiểu chúng ta cũng không đang hành động phù hợp với chúng.  Từ chỗ này, chúng ta di chuyển những nổ lực hành thiền chạm trán trực tiếp với các phiền não của tâm thức và để làm sâu sắc hơn lòng từ bi của chúng ta.  Đối với giai tầng cuối cùng của hành trình chúng ta cần nhổ tất cả những gốc rể phiền não của chúng ta.  Điều này cần phải có một sự thực chứng về tánh không.

 

Tuesday, October 16, 2012 / 14:19:10


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2013(Xem: 12111)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 15117)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
07/06/2013(Xem: 11642)
Tháng 12 năm 2004, một cơn động đất dữ dội kéo theo những ngọn sóng thần khủng khiếp đã tàn phá không biết bao nhà cửa và giết chết khoảng hai trăm (200) ngàn người dọc theo bờ biển các nước Thái Lan, Nam Dương và Tích Lan. Ngoài vô số người chết và bị thương, thiệt hại về tài sản và hoa màu cũng không phải nhỏ; và cho đến giờ này các nước vẫn còn đang tái thiết những thiệt hại của 10 năm về trước. Chưa hết, mùa thu năm 2005, cơn bão Katrina đã tàn phá nhiều thành phố dọc theo vịnh Mễ Tây Cơ của Hoa Kỳ và chính cơn bão nầy cũng giết chết và làm bị thương rất nhiều người mà cho đến ngày nay chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa thể tái thiết trở lại. Trước những tai họa chung đó, nhà Phật gọi chúng là cộng nghiệp
05/06/2013(Xem: 9806)
Kiêu mạn (Màna) hay tâm lý kiêu căng tự mãn thường xem nhẹ người khác là một chứng bệnh của những con người nông nổi, ham thích danh vọng, nặng về cái tôi, ít rung cảm hay đồng cảm trước những cảm nhận khó khăn của người khác.
05/06/2013(Xem: 19089)
Từ “Công văn” trước đây được dùng trong công việc hành chánh của nhà nước gồm những văn kiện của các Bộ, Ty, Sở đối với chính quyền thuộc địa, hay dưới các chế độ quân chủ chuyên chế. Cho tới ngày nay không ai rõ từ này đã ảnh hưởng vào trong sinh hoạt Phật giáo từ lúc nào.
05/06/2013(Xem: 8034)
Như chúng ta biết, theo Thiền tông, khi gần nhập Niết Bàn, Đức Phật truyền y bát cho Tôn giả Đại Ca Diếp người chuyên tu hạnh đầu đà. Có phải chăng qua việc này, Đức Phật muốn khẳng định rằng ...
05/06/2013(Xem: 8298)
Mới đó mà đã mười năm! Tôi nhớ lại khoảng tháng 8 năm 2000, trong một buổi Trai Tăng tại nhà Mai, em họ tôi, Thầy Tâm Phương đã nói với tôi: “ Cuộc sống của con hiện ra sao ? nếu có thời gian, con phát tâm về Chùa phụ với Ban Trai Soạn lo cho Chư Tôn Đức trong ngày lễ khai móng xây cất chánh điện vào ngày 10 tháng 12 tới”. Tôi đã nhận lời mời của Thầy.
05/06/2013(Xem: 16175)
Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập ...
05/06/2013(Xem: 12916)
Gần 1.000 suất quà đã được chuyển tới cho các trẻ nghèo ở xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên để giúp các em chống chọi với cái giá lạnh vùng cao đang chuẩn bị tràn về. Chúng tôi tới thăm các em nhỏ Điện Biên vào một ngày đầu tháng 11, khi cái nắng hanh hao cuối thu ở đồng bằng đang dần lụi tắt cũng là lúc cái giá lạnh vùng cao đang lăm le xâm chiếm và chế ngự khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Nghĩ tới đó thôi, trước mắt chúng tôi đã hiện ra hình ảnh những đứa trẻ nhỏ cởi trần hoặc áo đứt cúc, dép tổ ong sờn rách hoặc đi chân đất… hay một nhóm nhỏ vài ba em cùng nhau quay quần quanh những niêu cơm đen đen, bé xíu, lạnh tanh và đạm bạc.
01/06/2013(Xem: 8102)
Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]