Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 03: Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất

08/01/201919:21(Xem: 4440)
Chương 03: Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất

CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ PHI VẬT CHẤT

 

Tuesday, October 02, 2012/2:48:12 PM

 

Đến lúc này chúng ta đã thảo luận sự thực tập tâm linh là gì trong ý nghĩa của Đạo Phật và vấn đề chúng ta hành động như thế nào để thay đổi những thói quen tinh thần cũ kỷ và phát triển những thói quen mới như thế nào, những thứ đức hạnh.  Chúng ta làm như thế với phương tiện hành thiền, một tiến trình làm quen chính mình với những đức hạnh đem đến niềm hạnh phúc của chúng ta.  Điều này cho phép chúng ta hiện thân hay sống với những đức hạnh này và nhận thấy một cách rõ ràng những chân lý thậm thâm ẩn tàng trong chúng ta trong đời sống hàng ngày của chúng ta.  Bây giờ chúng ta sẽ thẩm tra những thể trạng tinh thần được phát sinh trong cùng cách ấy như thế nào, là những đối tượng được phát sinh trong thế giới vật lý.

 

Trong thế giới vật lý của chúng ta, mọi vật hình thành sự hiện hữu bằng sự phối hợp năng lực của các nguyên nhân và điều kiện.  Một cọng giá có thể sinh trưởng do bởi hạt giống, nước, ánh sáng, và đất vườn màu mở.  Không có những yếu tố này, cọng giá hay mầm sống không có điều kiện cần thiết để nẩy mầm và xuyên thủng mặt đất.  Trong cùng cách ấy, mọi vật chấm dứt tồn tại khi chúng gặp những  hoàn cảnh và điều kiện cho sự kết thúc của chúng.  Nếu sự vật có thể tiến  hóa không cần nguyên nhân, thế thì mọi thứ hoặc là sẽ tồn tại bất diệt trong cùng thể trạng, khi mọi vật sẽ không cần các nguyên nhân và điều kiện, hay hoàn toàn không có điều gì sẽ hình thành sự hiện hữu, không có cách gì cho bất cứ điều gì xảy ra.  Hoặc là cọng giá hoàn toàn không thể hình thành sự hiện hữu.  Vì vậy, chúng ta có thể đánh giá đúng rằng nguyên nhân là một nguyên tắc phổ quát.

 

Trong Phật Giáo, chúng ta nói về hai loại nguyên nhân.  Thứ nhất là những nguyên nhân chính yếu, năng tác nhân.  Trong ẩn dụ trên, điều này bao gồm hạt giống, là điều với sự phối hợp của những điều kiện nào đó (nguyên nhân phối hợp, câu sanh nhân), phát sinh một hậu quả trong sự tương tục tự nhiên của chính nó, nói cách khác, cọng giá.  Những điều kiện cho phép hạt giống phát sinh thành cọng giá của nó - nước, ánh sáng, đất, và phân - sẽ được xem như những nguyên nhân hay điều kiện phối hợp của cọng giá.  Rằng mọi vật sinh trưởng trong sự lệ thuộc trên những nguyên nhân và điều kiện, cho dù là chính yếu hay phối hợp, không phải do bởi năng lực hành động của con người hay do bởi những phẩm hạnh phi thường của một Đức Phật.  Đấy đơn giản là cách mà mọi vật hiện hữu.

 

Trong Phật Giáo, chúng ta tin rằng những thứ phi vật chất xử sự trong cùng cách như những thứ vật chất.  Đồng thời, từ quan điểm của Phật Giáo, khả năng của chúng ta để nhận thức vấn đề vật chất không thể cung ứng căn bản cụ thể cho kiến thức của chúng ta về thế giới.  Một thí dụ về một thứ phi vật chất có thể là khái niệm về thời gian.  Thời gian đi đôi với thế giới vật lý nhưng không thể được xem như tồn tại trong bất cứ cung cách vật chất nào.  Và cũng có ý thức, ý nghĩa bằng sự nhận thức mọi vật và kinh nghiệm khổ đau cùng vui sướng.  Ý thức được xem như không phải vật chất.

 

Mặc dù không phải vật chất, nhưng thể trạng của tâm thức chúng ta cũng được hình thành bởi nguyên nhân và điều kiện, y như cách mà mọi vật trong thế giới vật chất hiện hữu.  Do vậy, điều quan trọng là phát triển sự hiểu biết với cơ cấu của nhân quả.  Nguyên nhân chính của thể trạng hiện tại của tâm thức là thời khắc trước của tâm thức.  Vì thế, mỗi thời khắc của tâm thức phục vụ như nguyên nhân chính yếu của sự tỉnh thức sau đó.  Sự kích thích được chúng ta trải nghiệm, những hình sắc chúng ta thưởng thức hay những ký ức chúng ta phản ứng, là những điều kiện phối hợp làm thành đặc trưng thể trạng của tâm thức chúng ta.  Khi với vấn đề ấy, bị điểu khiển bởi các điều kiện, chúng ta làm ra kết quả sản phẩm: tâm thức chúng ta.  Việc hành thiền phải là một phương pháp thiện xảo của chỉ việc này mà thôi, đấy là áp dụng những điều kiện đặc thù tác động đến tâm thức chúng ta nhằm để đem đến những hiệu quả mong đợi, một tâm thức đức hạnh hơn.

 

Một cách căn bản, việc này hoạt động trong hai cách.  Một cách xảy ra khi một điều kiện kích thích hay phối hợp cho sinh khởi một thể trạng của tâm thức trong cùng giải pháp.  Một thí dụ của động lực này có thể là khi chúng ta không tin tường người nào đó và thấy rằng chỉ tư tưởng người ấy thôi đã gây ra thêm cảm giác đen tối.  Những thể trạng tâm thức khác đối kháng với nhau, khi chúng ta trau dồi một cảm giác tự tin, do thế chạm trán với sự chán nản hay đánh mất sự tự tin.  Khi chúng ta nhận ra các ảnh hưởng của việc trau dồi những phẩm chất tinh thần khác nhau, chúng ta sẽ thấy chúng ta có thể đem đến những thay đổi trong thể trạng tâm thức của chúng ta như thế nào.  Chúng ta phải nhớ rằng đây là một cách đơn giản mà tâm thức hoạt động.  Chúng ta có thể sử dụng cơ cấu này để tiến xa hơn sự phát triển tâm linh của chúng ta.

 

Như chúng ta đã thấy trong chương cuối cùng, thiền phân tích là một tiến trình của việc áp dụng và trau dồi một cách cẩn thận những tư tưởng đặc thù làm nổi bật những thể trạng tích cực của tâm thức và giảm bớt cùng loại trừ những tư tưởng tiêu cực một cách căn bản.  Đây là vấn đề cơ cấu của nguyên nhân và hiệu quả được sử dụng một cách xây dựng như thế nào.

 

Tôi tin tưởng một cách sâu sắc rằng sự thay đổi tâm linh thật sự được hiện hữu không chỉ bằng việc cầu nguyện hay mong ước mà tất cả những khía cạnh tiêu cực của tâm thức biến mất và tất cả những phương diện tích cực của tâm thức rộ nở. Nhưng chỉ qua nổ lực phối hợp, một nổ lực căn cứ trên sự thấu hiểu về vấn đề tâm thức và những tình trạng cảm xúc và tâm lý đa dạng của nó tương tác như thế nào, như thế mới đem đến một tiến trình tâm linh chân thật.  Nếu chúng ta mong ước giảm thiểu năng lực của những cảm xúc tiêu cực, chúng ta phải tìm kiếm những nguyên nhân cho sinh khởi chúng.  Chúng ta phải hành động để loại bỏ và nhổ gốc những nguyên nhân ấy.  Đồng thời, chúng ta phải làm nổi bật những năng lực tinh thần đối kháng với chúng; những gì chúng ta có thể gọi đó là những phương pháp đối trị hay phương thuốc giải.  Đây là vấn đề một thiền giả phải dần dần mang đến một sự chuyển  hóa mà người ấy tìm cầu.

 

Chúng ta làm việc này như thế nào?  Trước nhất, chúng ta xác định những nhân tố đối kháng với đức hạnh đặc thù của chúng ta.  Nhân tố đối kháng khiêm tốn sẽ là tự hào hay kiêu căng.  Nhân tố đối kháng của rộng lượng là keo kiệt.  Sau khi xác định những nhân tố này, chúng ta phải nổ lực để làm chúng yếu kém cũng như xói mòn chúng.  Trong khi chúng ta tập trung trên những nhân tố đối kháng này, chúng ta cũng phải thắp lên ngọn đuốc của những phẩm chất đức hạnh mà chúng ta hy vọng làm nổi bật.  Khi chúng ta cảm thấy keo kiệt quá, chúng ta phải thực hiện một nổ lực bổ sung để rộng lượng.  Khi chúng ta cảm thấy không nhẫn nhục hay phán xét, chúng ta phải hoạt động tối đa để nhẫn nại.

 

Khi chúng ta nhận ra vấn đề các tư tưởng của chúng ta có những ảnh hưởng đặc thù đối với những tình trạng tâm lý của chúng ta như thế nào, chúng ta có thể chuẩn bị chính mình cho chúng.  Chúng ta sau đó sẽ biết  rằng một tình trạng của tâm thức phát khởi, chúng ta phải chạm trán nó trong một cung cách đặc thù nào đó; và nếu một ý thức khác khởi sinh, chúng ta phải hành động một cách thích đáng.  Khi chúng ta thấy tâm thức mình trôi dạt theo chiều hướng của những tư tưởng giận dữ đối với ai đấy ta không thích, chúng ta phải tự nắm bắt chính mình; chúng ta phải thay đổi tâm thức mình bằng việc thay đổi chủ đề.  Thật khó khăn để ghìm lại một cơn giận dữ khi nó bị kích động ngoại trừ chúng ta đã từng rèn luyện tâm thức trước đây rồi đối với việc hồi tưởng những nổi bực bội về ảnh hưởng của chúng, những tư tưởng như vậy sẽ làm cho chúng ta.  Do vậy điều căn bản là chúng ta phải bắt đầu việc rèn luyện trong nhẫn nhục một cách tĩnh lặng, không phải trong khi trải nghiệm sân hận.  Chúng ta phải  gợi lại trong chi tiết vấn đề khi sân hận chúng ta đánh mất sự hòa bình của tâm thức như thế nào, và chúng ta trở nên khó chịu như thế nào khi những tư tưởng như vậy ở chung quanh chúng ta.  Đó là bằng suy nghĩ bền bĩ và trường kỳ trong thái độ này mà cuối cùng chúng ta mới có thể kiềm chế không giận dữ.

 

Một ẩn sĩ Tây Tạng giới hạn việc thực tập của ông trong việc nhìn vào tâm thức của ông.  Ông vẽ một dấu đen trên tường trong phòng của ông bất cứ khi nào ông có một tư tưởng phi đạo đức.  Khởi đầu bức tường của ông toàn đen; tuy nhiên, khi ông trở nên chánh niệm hơn, tư tưởng của ông trở nên đạo đức hơn và những dấu trắng bắt đầu thay thế cho những dấu đen.  Chúng ta phải áp dụng sự chánh niệm tương tự như vậy trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

 

Friday, October 05, 2012 / 9:52:01 AM


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2011(Xem: 9116)
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
30/06/2011(Xem: 7790)
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại khoa học, và hầu như khoa học ảnh hưởng đến mọi phương diện trong cuộc sống của chúng ta. Kể từ cuộc cách mang khoa học thế kỷ mười bảy, khoa học đã không ngừng vận dụng những ảnh hưởng lớn lao của nó trên những gì chúng ta nghĩ và làm.
27/06/2011(Xem: 9307)
Tháng bảy âm lịch là tháng cô hồn. Rất nhiều quỷ quái trongâm gian địa phủ xuất hiện ở nhân gian. Vì vậy trong thángnày, việc Phật sự siêu độ theo đó cũng rất bận rộn.Một số thắc mắc được đặt ra: “Liệu việc siêu độ rốt cuộc có hiệu quả hay không? Việc siêu độ có nhất thiết phải do người xuất gia thực hiện hay không?”
23/06/2011(Xem: 7684)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa đượcphát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-độngcủa Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay nhằm giải thoát cho quê hương Tây Tạngcủa Ngài. Ngài kêu gọi thế giới ủng hộ cuộc tranh đấu của Ngài chống lại mộttrong những tệ trạng bất công khả ố và lộ liễu nhất trong thời đại chúng ta : đấylà tội ác diệt chủng đối với dân tộc Tây Tạng và sự hủy diệt nền văn hóa ngànnăm của quê hương đó. Khí giới của Ngài vỏn vẹn chỉ có "lòng can đảm, công lý và sự thật".
20/06/2011(Xem: 9348)
Những trận chiến tranh thế giới khốc liệt từ trước đến nay, giữa nước này với nước nọ, khu vực này với khu vực kia – do khác màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa v.v… làm cho nhân loại đau thương tang tóc, mà nguồn gốc chính là do tâm thù hận độc ác, thiếu Từ Bi của con người gây nên.
20/06/2011(Xem: 12750)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
17/06/2011(Xem: 5641)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắng có dụng ý khi thiền định không là thiền định.
14/06/2011(Xem: 7814)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có những nghiên cứu riêng chỉ ra rằng, Việt Nam có vị Thiền sư Tăng Hội, lớn hơn cả Thiền sư Bồ Đề Lạt Ma - người mà chúng ta đang thờ là Sơ tổ Phật giáo - tới 300 tuổi. Nội dung này nằm trong bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội, ngày 18/1/2005 - "Lịch sử của Phật giáo ngày nay dưới cái nhìn tương tức".
12/06/2011(Xem: 7199)
Trong bối cành một thế giới đang hừng hực nóng từ lò lửa Trung Đông đến biên giới Thái-Miên, câu hỏi về sự hiệu nghiệm của tranh đấu theo phương pháp “Bất Bạo Động” bỗng trở nên quan trọng . Từ “Vô Vi” của Lão Tử đến “Bất Bạo Động” của Gandhi là một con đường dài dẫn chúng ta từ an sinh cá nhân đến tranh đấu cho xã hội. Và nói theo Marx thì có xã hội là có bất công. Nhất là khi nhìn vào cả hai xã hội Cộng sản và Tư bản ngày nay, con cháu của Marx lại càng phải vất vả tranh đấu chống bất công trường kỳ hơn cả Mao, thường trực hơn cả Trotsky, sáng tạo hơn cả Obama.
11/06/2011(Xem: 5315)
Người đàn ông tên Nhật Trung, sinh ra tại đất Long Khánh – Đồng Nai, nhưng sinh sống và lập nghiệp tại 1 vùng đất miền Trung. Ông là chủ 1 nhà hàng có tiếng chuyên phục vụ khách bằng các trò mua vui trên thân xác và tính mạng của những con vật tội nghiệp. Theo như ông kể: Vốn chưa từng biết ghê tay trước nhưng cảnh giết mổ nào, bản thân ông cũng là 1 kẻ “khát” cảm giác tra tấn, hành hạ các con vật để thỏa mãn sự hiếu kỳ của chính bản thân mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]