Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng tôi học Kinh (1) .

10/04/201314:03(Xem: 7535)
Chúng tôi học Kinh (1) .

Chúng tôi học kinh

Tâm Minh


Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:

1/ Phát Bồ Đề Tâm Văn (của Ngài Thật Hiền).

2/ Kinh Di Giáo.

3/ Kinh Pháp Bảo Đàn.

4/ Kinh Kim Cang.

5/ Kinh Lăng Nghiêm.

6/ Kinh Thắng Man.

7/ Kinh Pháp Hoa.

8/ Duy Thức Học (hay Thắng Pháp Tập Yếu Luận cũng được)

9/ Kinh Duy Ma Cật.

Thứ tự không cần theo đúng miễn là khi học xong 1 bộ kinh nào thì có một người đại diện Chúng trình bày lại quá trình tu học như thế nào cho các Anh nghe. Hồi đó muốn đến nhà nào buổi tối mà trên 3 người thì chủ nhà phải báo cho Công An khu vực biết. Chúng tôi có tới 10 anh chị em, mỗi tuần học Phật pháp một lần, vào tối thứ Năm, thay đổi địa điểm luôn để khỏi phải báo cáo. Chúng tôi nghĩ rằng mình tu học thì cần gì phải báo cáo. Vả lại nếu mình báo cáo, mấy ổng tới ngồi nghe có thể xảy ra nhiều cái nguy hiểm không lường trước được. Ví dụ hồi anh Như Tâm Nguyễn Khắc Từ đi dự trại ở Phan Thiết, ảnh nhắc lại câu nói của Đức Phật :"Các người hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" vậy mà Công An Phan Thiết bắt ảnh bỏ tù mấy năm

vì cho rằng ảnh xúi giục thanh niên phản động. Họ nói mình chê ngọn đuốc của đảng Cộng Sản nên mới tự thắp đuốc lên mà đi. Thật là một sự hiểu lầm tai hại và câu chuyện giống như câu chuyện tiếu lâm nhưng mà đó là sự thật 100%. Do đó chúng tôi rút kinh nghiệm là học Phật pháp không có gì phải báo cáo cả. Thế là anh chị em chúng tôi cứ thay phiên nhau phụ trách chỗ tu học của Chúng mình. Khi thì ở nhà anh A, khi thì nhà chị B, khi thì sân chùa Vạn Hạnh, Già Lam....

Tôi vẫn nghĩ rằng khi nào có dịp tôi sẽ viết lại những kỷ niệm về các buổi học này. Giai đoạn sinh hoạt khó khăn của người Htr GĐPT nhưng cũng là giai đoạn đáng nhớ nhất vì hình như trong gian khó nguy nan

chúng ta cáng thương yêu, hiểu biết nhau hơn, cũng như chia ngọt xẻ đắng với nhau trong mọi lúc, có khi còn hơn cả tình ruột thịt. Có những buổi trưa nắng gắt, vài anh chị em chúng tôi phải chạy qua Vạn Hạnh "cầu cứu" Thầy Chơn Thiện vì "Duy Thức" quá khó, "tối nay phải học Duy Thức rồi mà bây giờ tụi con chưa hiểu rõ về 30 bài tụng Thầy ơi". Thế là Thầy bỏ giấc ngủ trưa ra sức giảng "Duy Thức tam thập tụng" ra tiếng Việt cho chúng tôi nắm bắt kịp. Chúng tôi thật vất vả theo cho kịp những lời giảng của Thầy về sự

"triển chuyển của Nghiệp", mồ hôi nhễ nhại trong buổi trưa Hè cúp điện (nên không có quạt). Ôi, những kỷ niệm thật tuyệt vời, về Thầy, về bạn, về các Anh Chị ..v..v...

Trở lại với chuyện tu học của Chúng Cổ Pháp: chúng tôi lập ra 1 bản danh sách về sách Phật pháp, kinh điển, rồi coi thử trong Chúng ai có bộ nào. Bộ nào cả Chúng không ai có thì để mượn quý Thầy hay các Anh

sau và sẽ học sau cùng. Thật là may, gần như bộ kinh nào cũng có 2, 3 anh chị đều có. Kinh Pháp Hoa thì hầu hết mọi người đều có và chỉ có kinh Thắng Man là mọi người đều không có nhưng biết tên người có sách này nên tất cả đều thật là hoan hỷ.

Chúng tôi bắt đầu bằng bộ kinh Pháp Hoa. Kinh gồm 28 phẩm, chúng tôi quyết định mỗi tuần phải học xong một phẩm. Pháp Hoa nhiều bạn có cả kinh lẫn sách chú giải..v...v... cụ thể như sách của các Thầy Thiện Hoa, Thanh Từ, Từ Thông, Thông Bửu, Chơn Thiện, Trí Quảng, bác Tâm Minh Lê Đình Thám, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền...v..v... nên tương đối khi học kinh Pháp Hoa chúng tôi không phải "khổ sở chạy đôn chạy đáo" như các bộ kinh khác (Thắng Man hay Duy Thức chẳng hạn).

Khó khăn ban đầu (và còn mãi về sau này) là khi gặp từ ngữ nào ít dùng, chúng tôi thường dừng lại rất lâu, không ai nhường ai, mạnh ai nấy nói, nhất là khi anh chị nào đã được đọc sách hay nghe quý Thấy giảng về

chữ đó. Cuối cùng chúng tôi cũng khắc phục được một phần nào là đưa ra một luật chung: bất cứ bàn luận sôi nổi như thế nào cũng phải chấm dứt bàn luận trước giờ tan lớp học là nửa giờ để mỗi người nói ra trước Chúng bài học mà mình đã nhận được trong buổi học này, và đã áp dụng bài học ấy trong cuộc sống như thế nào. Từ đó chúng tôi bớt tranh cãi về từ ngữ để hướng đến cốt tủy của câu kinh mình vừa đọc. Tất nhiên ai nấy đều đọc trước ở nhà, đến lớp chỉ là để được soi sáng thêm những chỗ mình còn thắc mắc. Đôi khi có anh chị đã nghe quý Thầy giảng rồi hay nghe băng kinh rồi nhưng khi anh chị em bàn cãi, thảo luận, mình vẫn được sáng thêm. Trong giai đoạn này câu nói "Tam ngu thành hiền" tôi ngẫm nghĩ thấy thật thấm thía. Bây giờ xin đi vào những bài học mà anh chị em chúng tôi đã thu lượm được sau khi học xong phẩm Tựa của kinh Pháp Hoa.

Phẩm này chúng tôi tranh cãi nhiều về cách xếp đặt các phẩm. Phẩm nào mới thêm vào sau, phẩm nào đã có sẵn, lý do...v...v.... Sau đó mỗi người nói lên sự thu nhận của mình như sau: (chúng tôi chỉ xin đưa ra những

bài học không trùng nhau thôi)

1/ Phẩm này cho ta nhìn được thông suốt 2 phần: phần bản môn (chân lý muôn đời vượt không gian và thời

gian) và phần tích môn (lịch sử). Ví dụ khi nói Đức Phật Thích Ca sắp nói kinh Pháp Hoa: đó là nói về 1 sự

kiện lịch sử (Tích môn); khi nói rằng Đức Phật đã giảng nói kinh này trong nhiều đời xa xưa hay nói Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh cũng đã từng giảng kinh Pháp Hoa thì đó là bản môn (chân lý đã có tự muôn đời). Từ đó chúng ta có cái nhìn rộng rãi hơn khi học kinh cũng như khi dạy Phật pháp cho các em: không chấp thủ như trước đây. Ta dễ dàng giảng cho các em hiểu khi các em thắc mắc đôi khi rất ngây thơ và ngây ngô "Phật là đàn ông hay đàn bà?", "Đức Phật Thích Ca và Đức Phật A Di Đà ai lớn hơn?", "Sao nói Đức Phật Thích Ca ra đời để đưa đạo Phật vào đời mà lại nói có nhiều Đức Phật đã ra đời trước Đức Phật Thích Ca?" ...v...v..

2/ Học Pháp Hoa ta thấy Đức Phật không nhập Niết Bàn, Phật còn ở ngay bên chúng ta. Nếu ta đừng thấy sinh diệt thì tức là thấy Phật. Và chúng ta nhận ra được "tính không thực có của thời gian và không gian".

3/ Ngôn ngữ Pháp Hoa là ngôn ngữ biểu tượng. Do vậy, tên của các vị Bồ Tát, Thanh Văn, các vị thái tử, vương tử ..v...v... đều có ý nghĩa đặc biệt, từ đây chúng ta có thể hiểu được nhiều hơn về các "ẩn nghĩa" khi đọc các bản văn của các tác giả Ấn ngày xưa, ví dụ như kinh Vệ Đà hay Áo Nghĩa Thư chẳng hạn.

4/ Ý nghĩa tên kinh: Diệu Pháp Liên Hoa thật là đúng là kỳ diệu. Những đức tính của Hoa Sen thật là nhiều nhưng tôi tâm đắc nhất là "trong Nhân đã có sẵn Quả" của nó. Học phẩm này tôi nhớ lời Phật dạy: khi đang

phân vân không biết có nên đem Phật pháp giảng cho chúng sanh hay không thì Ngài nhìn thấy một hồ sen: hình ảnh những hoa sen đã trồi lên mặt nước, những cái còn là đà trên mặt nước, có cái còn ở dưới nước ..v...v... làm cho Ngài nghĩ đến căn cơ của chúng sinh cũng y như vậy. Chúng ta bây giờ cũng phải nhớ đến hình ảnh này để biết các em của chúng ta cũng y như vậy, căn cơ khác nhau, trình độ không đều, đòi hỏi chúng ta nhiều kiên nhẫn và sáng suốt trong việc giảng dạy Phật pháp cho các em.

5/ Nguyên nhân ra đời của mọi Đức Phật, trong quá khứ cũng vậy mà trong tương lai cũng vậy, chỉ vì một đại sự nhân duyên là "Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật". Đức Phật Thích Ca cũng vậy, Ngài thị hiện đản sanh ở cõi Ta Bà này, ấy là Ngài cho ta thấy Ngài cũng là người, sinh ra từ loài người, chịu khó tu tập và Ngài đã thành Phật. Vậy chúng ta, những con người trong cõi Ta Bà này, rồi cũng sẽ thành Phật trong tương lai. Từ đó ta có niềm tin ở Phật tánh trong ta và trong mọi người, ta có thể tự rèn luyện để một ngày nào đó vị Phật trong ta có thể hiển lộ.

6/ Học Pháp Hoa mới biết rõ nghĩa của mấy chữ như các bậc "Hữu học" và "Vô học". Không phải như nghĩa thông thường của thế gian là "vô học = không có học, không có giáo dục" đâu!. Vô học đây là những bậc

không cần học với ai nữa cả, còn gọi là học đã đạt đến "vô sư trí" nghĩa là trí tuệ của họ tự đầy đủ, không cần phải học hỏi từ một bậc thầy nào nữa. Từ đây ta không bao giờ tự hào là nếu mình biết Hán tự thì nhất định mình hiểu rõ được các từ ngữ trong kinh. Ta phải luôn thận trọng trong việc học kinh điển và luôn nhắc nhở mình bằng câu nói "Y kinh liễu nghĩa tam thế Phật oan, Ly kinh nhất tự tức tùng ma thuyết".

7/ Tại sao Ngài Bồ tát Di Lặc lại phải hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi để giải mối nghi của mình? Tại vì chỉ có thật trí (Ngài Văn Thù Sư Lợi là biểu tượng của trí huệ Phật) mới hiểu biết được những hiện tượng lạ như đã tả trong kinh (phẩm Tựa này) trước khi Phật giảng nói Pháp Hoa. Ngài Di Lặc trong một kiếp trước rất xa xôi kia là Bồ tát Cầu Danh trong khi Ngài Văn Thù là Bồ tát Diệu Quang là thầy của Bồ tát Cầu Danh và vô số các đệ tử khác. Bồ tát Văn Thù đã từng trì tụng, giảng nói kinh Pháp Hoa cho chúng sanh trong 80 tiểu

kiếp. Cầu Danh ham thích danh lợi, tuy cùng đọc tụng kinh nhưng chỉ làm cho có và không tinh tấn tu tập nên không đạt trí tuệ vô thượng và không thành Phật được. Đây cũng bài học cho chúng ta hôm nay vì trong chúng ta có thể có nhiều vị Bồ tát Cầu Danh lắm đó. Nếu chúng ta đọc kinh sách rất nhiều nhưng cũng như là đọc tiểu thuyết (nghĩa là đọc để giải trí mà không tu tập), nếu chúng ta làm việc Gia Đình Phật Tử vớI tâm mong cầu được nổi tiếng, được có các em để nhờ vả, sai bảo, dùng danh nghĩa của tổ chức để thực hiện nguyện vọng hay tham vọng riêng tư của mình ..v...v.... thì rõ ràng chúng ta có "tu" vô lượng kiếp theo kiểu này đi nữa, chúng ta cũng không bao giờ "ngộ nhập tri kiến Phật" được cả.

8/ Trong câu chuyện kể của Ngài Văn Thù Sư Lợi có tên của 8 vị vương tử con vua (mà sau này xuất gia thành Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh) cũng có ý nghĩa là 8 thức đó là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, mạt na và a

lai da (thức). Chúng ta phải gìn giữ 6 căn khi tiếp xúc với 6 trần (thế giới bên ngoài) và coi chừng "anh chàng thứ 7 mạt na" sinh tâm phân biệt, ưa ghét, thị phi...v...v... Làm sao để - trong mọi lúc- "cái nghe cứ là cái nghe, cái thấy cứ là cái thấy" thì lúc đó ta mới thực sự bước vào ngưỡng "cửa giải thoát" mọi khổ đau phiền não được.

Đó là những bài học trong buổi học chung đầu tiên của anh chị em chúng tôi. Sau này khi học kinh Thắng Man, Duy Thức, chúng tôi còn có những hiểu biết sâu sắc hơn về những bài học đơn sơ trên đây. Dù sao,

những buổi học Phật pháp không có quý Thầy giảng, không ngồi trong điện Phật hay trong giảng đường và trong giai đoạn khó khăn của đạo pháp và dân tộc, đã để lại trong lòng chúng tôi những kỷ niệm khó quên và hình như rằng những gì chúng tôi thu nhận được từ những ngày này đã in sâu vào đầu óc mình hơn bất cứ lần nào được học hỏi trong những điều kiện tốt hơn. Tôi sẽ còn viết cho tới khi qua hết các bộ kinh mà chúng tôi đã cùng nhau học như một cuốn nhật ký thân thiết nhất. Mỗi bài viết tôi đều hướng về các bạn

hiện còn ở quê nhà với ước mong rằng nhóm chúng mình vẫn tinh tấn tu học như ngày nào, và ở đây nơi xa các bạn cả nửa vòng trái đất, mỗi ngày khi ngồi thiền, đi dạo, đọc kinh sách..v..v... tôi cũng đều nghiêm túc như khi cùng với các bạn tu học. Mong rằng chúng ta có thể "thấy" nhau trong tâm thức như Thắng Man phu nhân vừa nghĩ tới Đức Phật thì thấy Phật hiện tiền mặc dù Ngài chưa từng đi ra khỏi chỗ ngồi của mình và Thắng Man phu nhân cũng chưa ra khỏi hoàng cung.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 10268)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7100)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8387)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 6930)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 10030)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 7401)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 5932)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 6407)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
20/10/2010(Xem: 6757)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
19/10/2010(Xem: 7949)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]