Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Ghen Tuông

03/01/201915:48(Xem: 12550)
07. Ghen Tuông

Ghen Tuông

 


(giọng đọc Thanh Mai)

Thương yêu mà người này trở thành lính gác của người kia thì cuộc sống ấy khác gì chuyến lưu đày tù tội

 

 

 

Tuy một mà hai

 

Bản chất của thương yêu phải có tính đồng nhất. Niềm vui của ta cũng là niềm vui của người kia; nỗi khổ của người kia cũng là nỗi khổ của ta. Không có cái ước vọng của riêng anh mà em không biết; không có cái sở thích của riêng em mà anh chẳng cần quan tâm. Anh và em khi đã kết tóc se duyên thì hai cuộc đời xem như một. Cái gì xảy ra cho người này là xảy ra cho người kia; số phận người này tùy thuộc vào số phận người kia. "Mình với ta tuy hai mà một" - hai thể xác hòa quyện thành một linh hồn, một số phận, thì đó mới đích thực là tình yêu lứa đôi. "Mình" là tiếng xưng hô của ta đối với người khác, nhưng cũng để gọi người bạn đời bằng cái giọng thiết tha, trìu mến. Ngay tiếng gọi đó ta đã thấy được sự sáp nhập ranh giới giữa đôi bên, cái ngã riêng biệt bị phủ lấp.

 

Vì thế trong quá trình thương yêu, ta phải học hỏi lẫn nhau để chọn lọc những cái chung có tính chất xây dựng một hạnh phúc chân thật, bền vững. Còn những cái riêng không hay, không dễ thương, khiến cho bên kia phải gắng sức chịu đựng thì ta phải cố gắng mau chóng thay đổi. Đồng nhất không có nghĩa là phải thay đổi tất cả để trở thành bản sao của nhau. Cái đó là hệ lụy chứ không phải đồng nhất. Đồng nhất chính là hòa hợp, là không có quá nhiều xung khắc. Thế nên, dù ta và người ấy có nguyện vọng sáp nhập cuộc đời nhau thành một, hòa điệu với nhau về tính cách và lý tưởng sống, thì ta cũng đừng bao giờ quên rằng họ vẫn có những điều rất khác với ta. Họ có gia đình, bạn bè, tập quán, kiến thức, nhận xét, cảm xúc, sở thích và cả lý tưởng của riêng họ. Ta muốn thương yêu thì chỉ xin được tham dự vào cuộc đời của họ, chấp nhận và giúp đỡ. Chứ không phải ta tìm cách đẩy cuộc đời của họ ra, để đặt cuộc đời của ta vào và muốn làm chủ.

 

"Ta với mình tuy một mà hai", đây là nửa phần "linh hồn" không


thể tách rời của câu ca dao trên. Theo nếp sống truyền thống của Việt Nam, trong nguyên tắc hạnh phúc lứa đôi, ta với mình vừa là một cũng vừa là hai. "Là một" vì muốn hướng tới sự đồng điệu hòa hợp; "là hai" vì muốn hướng tới sự buông xả tự do. Buông xả nghĩa là không thao túng hay giam hãm đời nhau, cho nhau không gian thênh thang để thở, để thảnh thơi, để hòa điệu với mọi người và sự sống. Đây là một thách đố rất lớn. Bởi ta thường hay nhân danh tình yêu để bắt đối tượng thương yêu nhốt vào "tháp ngà" của ta. Ta muốn họ phải say mê chiều chuộng ta, nhất nhất phải theo ý ta. Họ phải ở đó mãi cho ta, nếu có đi đâu thì cũng phải trong tầm kiểm soát của ta. Đầu óc lúc nào cũng phải nghĩ đến ta và chỉ có ta mà thôi. Nhưng ta quá ngây thơ, vì mong muốn tự do của mỗi người vô cùng lớn, càng bị giam hãm thì họ càng muốn thoát ly. Tiền bạc, quyền lực hay sắc dục làm sao trói buộc nổi cuộc sống của một con người, trừ phi kẻ ấy đang vướng vào đam mê. Thương yêu mà người này trở thành lính gác của người kia thì cuộc sống ấy khác gì chuyến lưu đày tù tội.

 

Cách biểu hiện đó chứng tỏ ta vẫn thấy người kia còn ở ngoài ta, họ chưa phải là một phần của ta. Trong khi người kia đâu chỉ có mỗi cái hình hài bằng xương bằng thịt. Tất cả những gì người kia đã hiến tặng cho ta ngay từ thuở ban đầu như chấp nhận, tin yêu, mong nhớ, bình yên, vững chãi, hạnh phúc đều là những tinh hoa quý giá nhất đã đi vào trong ta và góp phần tạo nên con người của ta hôm nay. Khi ta chưa thấy được đối tượng thương yêu luôn ở ngay trong chính ta tức là ta vẫn chưa đến được đỉnh cao của tình yêu - anh là em và em cũng là anh. Đây không phải là triết lý cao siêu. Nó là một sự thật rất hiển nhiên của nguyên tắc hòa hợp bền vững, mà bắt buộc mỗi cặp muốn sánh đôi trọn đời phải thấu triệt cho bằng được. Dù đó là cả một quá trình học hỏi và luyện tập, nhưng mỗi ngày đi về hướng đó là ta đã tiến gần tới bản thể của nhau. Ta sẽ không còn quờ quạng nắm bắt những biến tướng tạm thời nữa. Ta sẽ có sức mạnh trong tình yêu.

  

 

Dìu nhau qua gian khó

 

Ghen tuông là thể hiện sự đuối sức trong cái nhìn về bản thể của đối tượng thương yêu, nó sẽ làm cho tính chất mầu nhiệm của tình yêu sớm vội phai tàn, vô vị. Nhưng ta lại nghe mọi người thường hay nói rằng: "Có yêu mới ghen". Điều này cũng có lý. Bởi nếu không


thương yêu thì ta đâu cần tỏ thái độ muốn giành lấy người kia lại làm gì? Nhưng nếu ta rất thương yêu họ thì tại sao ta lại làm cho họ khổ sở vì những cơn ghen của ta? Sự thật là ta đang yêu chính ta đó thôi. Ta đang thương cho cái cảm xúc tổn thương vì bị bỏ rơi, bị mất giá trị trong mắt người kia. Ta đã từng thấy có nhiều người đối xử rất tệ bạc với người yêu, nhưng lại quyết giữ lấy đối tượng ấy tới cùng. Vì họ nghĩ rằng, ít nhất người kia vẫn còn là điểm tựa an toàn cho cuộc đời họ. Sự chiếm hữu đến thế là cùng!

 

Dĩ nhiên, trong tâm ai cũng có chứa hạt mầm ích kỷ và đời sống hôn nhân phải có những cam kết ràng buộc chắc chắn. Nhưng nếu ta để nó biến thành nguồn năng lượng quá lớn lấn át hết mọi nghĩa tình, thì tình yêu sẽ dễ bị rạn nứt và đổ vỡ. Bản chất của tình yêu phải luôn là sự tự nguyện. Khi người kia thoát ra khỏi ta mà họ lại thở phào nhẹ nhõm thì chứng tỏ tình cảm mà họ dành cho ta đang rất miễn cưỡng, chẳng qua là vì bổn phận hay trách nhiệm mà thôi. Chút ghen hờn tinh tế có thể làm cho người kia thức tỉnh và vui sướng, vì họ thấy mình vẫn còn được thương yêu. Nhưng nếu ta để nó trở thành một cơn sốt mãn tính hay một trận cuồng phong không định hướng thì sẽ khiến người kia rất mệt mỏi, thất vọng và chán nản. Họ nhận ra cái không gian bé xíu mà ta đã quy định cho họ, và cả những màn phản ứng hạ đẳng nhất của ta trong khi giành lấy họ về và trừng phạt.

 

Ta không phải là đứa trẻ, hễ mỗi khi bị mất phần là cứ khóc ré lên hay đập phá lung tung. Ghen tuông sẽ làm ta trở nên tầm thường và xấu xí hơn, vì nó bộc lộ rất rõ bản năng tự vệ của ta. Hãy bình tâm nhìn lại đời sống của người kia và chính ta. Nếu thấy ai cũng còn chìm trong vô tâm vì trôi lăn theo cuộc sống thì khó trách sao họ không làm chủ được những cảm xúc nông nổi nhất thời. Có khi họ rất thương ta và rất quý trọng mái ấm gia đình. Nhưng một khi năng lượng trong họ suy sụp mà ta không ngừng đòi hỏi hay rút tỉa, còn đối tượng bên ngoài cứ luôn sẵn sàng hiến tặng, thì sự phản bội sẽ rất dễ xảy ra. Họ cũng chính là nạn nhân của cảm xúc yếu đuối và lòng tham trong chính họ. Ta đã thật lòng thương yêu thì hãy cố gắng tìm cách đưa họ trở về con người dễ thương năm xưa. Khóc lóc, trừng phạt chỉ khiến họ nghĩ ta đang củng cố cái "nhà tù" cho họ. Khả năng quay trở về sẽ không khó, nếu họ nhận thấy con đường ta mở ra cho họ thật sự an toàn và ấm áp.

 

Thật ra, ta cũng là nạn nhân đáng thương của cảm xúc chính mình nên ta cũng cần được giúp đỡ. Đừng vì tự ái mà ta cố tránh né


sự thật: "Tôi mà ghen à? Anh tưởng anh là ai mà tôi phải ghen chứ!". Nếu ta đã dùng hết cách mà vẫn không chuyển hóa nổi cơn bão ghen tuông đang tàn phá trong ta và sắp tràn lấp ra ngoài, thì hãy nhờ người kia giúp một tay. Hãy viết một thiệp báo là ta đang rất khổ vì hờn ghen, xin hãy giúp ta lấy năng lượng độc hại ấy ra. Người kia là một người có hiểu biết và tình thương thì không thể nào khước từ một lời thỉnh cầu thành khẩn như vậy. Nhân lúc họ có thiện chí quay về giúp đỡ, hãy xin họ nói cho ta biết là ta nên làm gì hay không nên làm gì để đáng yêu hơn. Nhớ đừng dùng tới cách "khổ nhục" để khiến họ động lòng trắc ẩn hay cắn rứt lương tâm. Giải pháp đó tuy hữu hiệu nhất thời, nhưng nó thể hiện hết sự thấp kém của ta và làm cho họ khinh thường khi nhận ra sự thật. Sau này, họ sẽ không dễ dàng rung động trước mọi phản ứng của ta nữa. Mọi việc sẽ không còn khó khăn và phức tạp khi ta đặt nó trong tầm nhìn rộng rãi và một thời gian đủ lâu để xem xét tận tường. Kiên nhẫn là chứng tích của tình yêu.

 

Có tới hàng trăm nghệ thuật để nắm bắt trái tim người và ta không cần phải dùng tới cách hờn ghen bóng gió để ra sức trói buộc nhau. Cách ấy làm tổn hại niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau, nên càng cố yêu ta lại càng đuối sức. Có khi ta không nắm mà lại nắm được tất cả; có khi ta muốn nắm tất cả nhưng chẳng nắm được gì.

 

Đó là bí quyết của cuộc sống. Ai có được chiếc chìa khóa này sẽ trở thành vị chủ nhân đầy uy lực trong khu vườn tình yêu.

 

Người vẫn ở trong tôi

Như tôi mãi trong người

Chút ghen hờn yếu đuối

Làm nghĩa tình phai phôi.

Xin có mặt cho người

Bằng tất cả trong tôi

Phút giây này tỉnh thức

Với ân tình chưa vơi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2023(Xem: 1957)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Kính lạy Phật Từ bi Diệu giác Đấng Đại Hùng giải thoát chúng sinh Đại Bi Đại Trí trọn lành Trời, người quy ngưỡng tứ sanh nương nhờ.. Mùa Phật đản đã về trên khắp năm châu, thông thường hàng năm vào thời điểm này là chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng tổ chức Lễ Vesak tưởng niệm 3 sự kiện trọng đại của cuộc đời đức Phật (ngày Buddha Purnima Vesak/Phật Bảo/Tam hợp theo Phật lịch năm 2567). Tinh thần chính tiêu biểu trong mốc thời gian này nỗi bậc nhất đó là tưởng niệm ngày đức Phật đản sinh Phật lịch 2567- 2023.
01/05/2023(Xem: 1937)
Ngày 18 tháng 3 năm Duy-Tân thứ 10 (20-04-1916), Hội Đồng Nhiếp Chính Nam-Triều Huế ra thông báo: Dụ thành lập thị trấn Dalat. Đồng thời ngày 30-05-2016: Khâm Sứ Pháp Triều J.E Charles cũng ký Nghị Định thành lập thị trấn Dalat. Sau đó ngày 31-10-1920: Toàn Quyền Maurice Long của Liên-Bang Đông-Dương (Việt Nam + Lào + Cao Miên) chọn Dalat làm nơi nghỉ dưỡng nên ra Nghị Định: 1) Khu tự trị trên Cao Nguyên LangBian, đất đai là của thị trấn Dalat. 2) Nay thành lập: Sở Nghỉ Dưỡng LangBian và Du Lịch Nam Trung Kỳ
01/05/2023(Xem: 1915)
Phương thức Nuôi Dưỡng Bồ Đề Tâm. Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh. Sự khác biệt của hai tâm này có thể ví như một người muốn đi và một người đang đi. Riêng Bồ Đề Tâm Nguyện, tự nó đã mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Đề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức. Tuy còn trôi lăn trong luân hồi, trói buộc bởi phiền não, nhưng những ai vừa phát Bồ Đề Tâm thì ngay khi đó liền trở thành "Con của Đấng Thiện Thệ" (Fils des Sugatas). Chư thiên và loài người sẽ cung kính kẻ đó.
29/04/2023(Xem: 2505)
Tặng 400 phần cơm chay ngày 23/04/2023 Thầy Ngộ Thông, Thầy Tánh Tuệ, Diệu Âm PA USA Ngọc Thiện, Canada AMIDAPHAT GIA ĐÌNH: HỌ ĐINH HP-VN Tặng 400 phần cơm chay Trước Bệnh Viện Ung Bướu cơ sở 2 Đợt 33 Ngày 23/ 4 / 2023
20/04/2023(Xem: 1288)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023, tôi được một món quà quý báu do Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời trao tặng. Món quà đó là cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” do HT Thích Như Điển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và vừa được Viên Giác Tùng Thư ấn hành vào đầu năm 2023.
16/04/2023(Xem: 2431)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu.. Trước thềm mùa Phật đản Vesak sẽ diễn ra đầu tháng 5 tại Bồ Đề Đạo Tràng. Để chia sẻ với người nghèo xứ Ấn niềm vui Vesak, tuần vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Parki parariya Village & Uruvela Village- Bodhgaya Bihar. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
12/04/2023(Xem: 1908)
Vấn : - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thực hành như thế nào để làm cho thân khẩu và ý của chúng ta được trong sạch? Đáp: - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn nhớ tưởng đến Phật-Pháp (Buddha-Dhamma), và nhận thấy rõ lợi ích của Phật-Pháp. Việc làm này sẽ giúp chúng ta tịnh hoá dần dần những hành động của thân, khẩu, và ý của chúng ta. Kế đó chúng ta sẽ dùng sự hiểu biết về Phật-Pháp này để thực hành cho đến mức có thể. Chẳng hạn, chúng ta phải phòng hộ sáu căn - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm của chúng ta. Phải cẩn thận không để bị các trần cảnh bên ngoài lôi đi.
07/04/2023(Xem: 1514)
Thông Báo Gây quỹ giúp Trẻ em Bị Ung thư: Giving Love-Trao Yêu Thương, Chủ Nhật 09/04/23 @Happy Receptions
05/04/2023(Xem: 1736)
Thiền rất quan trọng. Thiền có từ thời trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Đức Phật tìm ra thiền KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ, hướng dẫn các đệ tử có thể tu tập và chứng đạt từ Sơ thiền đến Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đức Phật cũng hướng dẫn rất rõ ràng cách thiền quán: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp đưa đến kết quả từng bước bớt khổ rồi hết khổ, chấm dứt sinh tử luân hồi.
01/04/2023(Xem: 2440)
LỜI NÓI ĐẦU Buồn thảm và nhiều việc không như ý. Những sự ngược đãi từ khi còn bé, không là chuyện lạ. Lại nữa việc bạo lực ở học đường, sự đối xử tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục được báo cáo rằng, trong mười năm gần đây quá xấu tệ. Thêm nữa việc chẳng đặng đừng của sự phá sản, thất nghiệp, cả hàng loạt chuyện bị ảnh hưởng không thể biết để so sánh được. Hầu như ở trong thời đại nầy không thể thấy trước hết được, mà chúng ta tùy theo từng trường hợp giới hạn để sinh sống, chứ không được ngoại trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567