Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng tôi học Kinh (2)

10/04/201313:58(Xem: 5549)
Chúng tôi học Kinh (2)
Chúng tôi học Kinh (2)


Tâm Minh

Thân kính tặng ACE Áo Lam


Hôm nay chúng tôi học phẩm thứ 2 của kinh Pháp Hoa, đó là phẩm Phương Tiện.

Chữ phương tiện thì ai cũng hiểu rồi nhưng trong phẩm này có nghĩa đặc biệt và khi giảng kinh này quý Thầy hay dùng chữ Quyền Biến để thay thế 2 chữ phương tiện. Phương tiện là cửa ngỏ để đi vào cứu cánh, phương tiện có tính cách giai đoạn.

Mở đầu phẩm Phương Tiện, Đức Phật tâm sự với đại chúng rằng Ngài rất băn khoăn sau khi thành đạo, không biết có nên đem Phật pháp ra giảng cho chúng sanh cõi Ta Bà này không, vì căn tánh chúng sanh rất can cường, thân tâm mê chấp, trí tuệ thấp kém, tính tình kiêu mạn, không chịu tìm hiểu để tin..v...v... mà Phật pháp thí quá vi diệu, cao sâu, Ngài nghĩ: hay mình hãy nhập Niết Bàn cho rồi. Nhưng sau đó, Ngài nhớ lại và quán chiếu việc chư Phật trong nhiều đời đã giảng nói Phật pháp cho chúng sanh, quý Ngài dùng rất nhiều phương tiện thiện xảo để cho chúng sanh tin hiểu và áp dụng, vậy nên đức Phật Thích Ca ngày nay cũng nên y theo phương pháp của chư Phật trong 10 phương mà bày ra phương tiện để giảng Pháp cho chúng sanh. Trước hết Ngài đã phương tiện nói là có 3 Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát). Với Thanh Văn Ngài giảng Tứ Diệu Đế, với Duyên Giác Ngài giảng Duyên Khởi, với Bồ Tát Ngài giảng Lục Độ Ba La Mật.. v.. v.. nhưng thật ra chỉ có một Thừa (Nhất Thừa) đó là Phật Thừa. Vì thế bây giờ Ngài chỉ nói về Phật Thừa. Ngài nói rằng tất cả chúng sanh, Ai Rồi Cũng Sẽ Thành Phật, từ người tu hành tinh tấn, cho đến biếng nhác, phóng túng ... nhưng có khởi tâm muốn muốn làm Phật, từ em bé nhóm cát xây thành tháp Phật cho đến người chỉ đưa một tay ra, chắp tay lạy Phật ..v..v... đều sẽ thành Phật trong tương lai vì hạt giống Bồ Đề không bao giờ mất. Có khác nhau chăng là vấn đề thời gian mà thôi. Lời tuyên bố này quả là khó tin, chỉ có những ai chịu khó tu tập, tìm hiểu sâu sắc về Phật pháp mới hiểu được và chấp nhận lời Ngài.

Trước đây Ngài đã phương tiện nói Tam Pháp Ấn: Vô Thường, Vô Ngã, Khổ

Chư hành vô thường (các hành vô thường)

Chư pháp vô ngã (các pháp vô ngã)

Chư thọ thị khổ (các thọ là khổ - dù là lạc thọ cũng là khổ theo sau)

Bây giờ chỉ là một: Nhất ấn hay thật tướng ấn; từ ba pháp ấn chỉ còn lại một pháp ấn, đó là khuôn mặt đích thật của thực tại.

Đối tượng của kinh này là hàng Thanh Văn- đại diện là ngài Xá Lợi Phất - ngài là một trong 10 đại đệ tử Phật, hạnh bậc nhất của ngài là Trí Tuệ, ngài cũng là thầy của La Hầu La (Đức Phật giao cho ngài dạy La Hầu La). Điều đó nói lên rằng phải là hàng có trí tuệ mới có thể nghe hiểu, chấp nhận và tin những điều Như Lai nói ra, do vậy mà trong hội chúng đã có năm ngàn người từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật rồi lui về. Đây là những người nghiệp chướng sâu dầy và tăng thượng mạn, chưa chứng đắc nhưng tự cho mình đã chứng đắc. Đức Thế Tôn cho rằng đây là hạng người đại diện cho những chồi khô mộng lép, với ngôn ngữ bây giờ thì ta nói rằng: những người này chỉ cần thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ thì họ cũng thành Bồ Tát, có khả năng thành Phật hết.

Đức Phật nói rằng mục đích tối hậu của sự ra đời của chư Phật là làm cho chúng sanh biết được rằng chúng sanh cũng có tri kiến Phật (Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật). Nhưng tại sao lại đánh mất đi, tại sao 6 căn không còn thanh tịnh? - Đó tại vì Tham Sân Si Mạn Nghi ...v..v... đã che lấp, nói cách khác, vô minh đã làm cho chúng sanh trong cõi Ta Bà này bị mê lầm. Trong bài giảng của thầy Từ Thông, thầy có nói rằng khi mới sanh ra, 6 căn của chúng sanh cũng thanh tịnh như của chư Phật: hãy quan sát một em bé chưa biết đi, 6 căn của em thật thanh tịnh: mắt nhìn những vật quý giá của thế gian nhưng không hề ham muốn, tai nghe đủ loại tiếng nhưng không đắm, ..v..v.. Ta thử đưa cho em một hột xoàn: em có thể cầm chơi một chút rồi quăng đi không hề luyến tiếc, ai cho thì ăn, uống thì uống, không ưa cũng không ghét đối với mọi người mọi vật. Tâm em bé hồn nhiên trong sáng, 6 căn thanh tịnh, không hề bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (là 6 trần) làm nhiễm ô. Em bé không biết có ta có người, không phân biệt mảy may (tức là không có Ngã và Ngã Sở). Đức Phật gọi cái hạnh này là anh nhi hạnh, chúng sanh khi thành người lớn đã đánh mất cái hạnh này rồi tâm bị nhiễm ô bởi tham sân si mạn nghi phiền não..v..v..Nghe thầy giảng ngang đây tôi liền nhớ đến Tâm Bất Sinh của thiền sư Bankei (Nhật). Theo ông thì người lớn cũng có cái tâm bất sinh nghĩa là cái tâm không phân biệt, cái tâm ban sơ chưa suy nghĩ, so đo, tính toán.

Chính cái tâm này sẽ tự nó an bài mọi sự một cách êm xuôi không cần mình phải bon chen, tranh đua hơn kém..v..v... Nếu ai an trú trong tâm bất sinh đó thì đấy là Phật. Thiền sư Bankei sống cách đây vài trăm năm mà ở thời đó ông còn bị chống đối huống gì thời Đức Phật cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, làm sao những chúng sanh không có tuệ giác có thể tin nỗi!. Thật là khó khăn cho Đức Phật khi muốn truyền bá Đạo nhiệm mầu cho chúng sanh cõi Ta Bà này. Tuy nhiên anh chị em chúng tôi đã được may mắn biết một trong những người lớn mà có tâm hồn trẻ thơ, sống thanh thản, an nhiên tự tại giữa cuộc đời ồn ào phức tạp này: đó là Thiền Lão thiền sư. Sư không màng biết bao nhiên năm tháng đã trôi qua, mình là ai, mặc dù Thiền phong của Sư vang dội khắp nơi và học trò của Sư lên đến hơn ngàn người. Một hôm vua Lý Thái Tông đến viếng chùa của Sư và hỏi:

- Hòa Thượng trụ trì ở đây được bao lâu rồi ạ?

Sư đáp: Chỉ biết ngày tháng này (Đản tri kim nhật nguyệt)

Ai rành Xuân Thu trước (Thùy thức cựu Xuân Thu)

Vua hỏi lại rằng : Hằng ngày Hòa Thượng làm gì?

Sư đáp: Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác (Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh)

Trăng trong mây bạc hiện toàn chân (Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân)

Vua rất kính phục và muốn thỉnh Sư về triều đình để làm cố vấn nhưng khi sứ giả của vua đến thì Sư đã viên tịch. Sư quả thật đã tu đến độ lục căn thanh tịnh, đã đạt được anh nhi hạnh của một tâm hồn trẻ thơ, nghĩa là tâm Phật bất sinh vậy.

Chữ phương tiện làm anh chị em chúng tôi có thật nhiều điều muốn nói, chúng tôi đã dành nhau nói về những bài học của mình đã học được và đem áp dụng vào cuộc sống cũng như trong việc giảng dạy cho các em. Xin ghi ra đây những bài học của nhóm chúng tôi:

* Tất cả các môn học trong Gia Đình Phật Tử như Hoạt Động Thanh Niên, Trò Chơi, Văn Nghệ, Báo Chí Trại, Trại Mạc ..v..v.. đều nhằm mục đích giới thiệu Phật pháp với các em, truyền bá giáo lý đến các em; vì vậy nếu sa đà theo phương tiện mà quên mục đích thì đó là khuyết điểm của người Huynh Trưởng. Cũng vậy, báo chí nếu không đem lại sự hòa ái tin yêu giữa những người Phật tử, giữa người với người, không đem niềm vui đến cho độc giả mà chỉ đem phiền não, thị phi..v..v.. thì tờ báo đó mất tác dụng truyền bá Phật pháp rồi.

Về bản thân, nếu chúng ta k hông phân biệt rõ phương tiện và cứu cánh trong các hành động của thân, miện ý trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể bị sa vào lầm lỗi. Ví dụ có anh chị bảo rằng uống rượu mà không say sưa là được, uống rượu, khiêu vũ ..v...v... là để xã giao. Trong xã hội ngày nay không tránh được việc xã giao, thù tiếp trong công việc làm ăn ..v..v.. được. Điều này có thể đúng nhưng chúng ta phải luôn tỉnh thức để biết lúc nào là cần thiết xử dụng nó như một phương tiện và lúc nào ta đã sa đà vào sự phóng dật đam mê không thể rút chân ra được. Điều này chỉ có ta biết mà thôi. Xin hết sức cẩn trọng !.

Trong phẩm này có nhiều câu kinh, kệ thật là hay, không thể không nhớ hoài được và nhờ vậy chúng ta dễ thuộc, dễ áp dụng, ví dụ như:

Chư pháp tùng bổn lai (Các pháp xưa nay)

Thường tự tịch diệt tướng (Thường tự vắng lặng)

Câu này nói lên cái ý nghĩa thật độc đáo: đó là mỗi lá cây ngọn cỏ đều dạy cho ta về vô thường vô ngã và tánh không của vạn pháp. Chúng ta không chỉ đến chùa mới nghe được Phật pháp vi diệu mà từng chiếc lá cành hoa...v...v... đều giảng nói Phật pháp nếu chúng ta biết ngắm nhìn và biết lắng nghe. Thật vậy, nhìn một cành hoa ta thấy rõ trùng trùng duyên, khởi. Cái hoa là tổng hợp của nước, ánh sáng, đất, gió, không khí, mặt trời..v...v... đó là chưa kể công người trồng, tưới, mưa gió thuận hòa. Thầy Nhất Hạnh thường khen bài thơ của Quách Thoại vịnh bông hoa thục dược như sau:

Đứng yên ngoài hàng giậu,

Em mĩm nụ nhiệm mầu

Lặng nhìn em kinh ngạc

Và thoảng nghe em hát

Lời ca em thiên thu

Ta sụp lạy cúi đầu.

Thầy nói người thi sĩ trẻ này đã nắm bắt được thực tại nhiệm mầu. Thật vậy, chính bây giờ và ở đây chúng ta có hạnh phúc, chúng ta có an lạc, chúng ta có cái đẹp tuyệt đối chứ không cần tìm ở đâu xa. Nếu chúng ta biết nhìn, chúng ta sẽ thấy, biết lắng tai thì sẽ nghe những âm thanh vi diệu từ thiên nhiên quanh ta trong một buổi bình minh, một buổi hoàng hôn hay ngay cả trong cái tĩnh mạch của một buổi trưa Hè. Do đó, trong khi đi dạo ta có thể thực hành Thiền, giữ tâm yên, lời yên, chúng ta học tập được rất nhiều điều từ thiên nhiên mặc dù thiên nhiên không bao giờ nói gì cả. Điều này còn có thể chữa lành hay bồi dưỡng cái tâm quá mệt mỏi của chúng ta nữa.Hai câu này không chỉ chúng ta thấy hay mà người xưa cũng thấy hay nữa, chẳng thế mà một vị thiền sư đã dùng để mở đầu cho một bài thơ của mình:

Chư pháp tùng bổn lai

Thường tự tịch diệt tướng

Xuân đáo bách hoa khai (Xuân đến trăm hoa nở)

Hoàng Oanh đề liễu thượng (Oanh vàng ca liễu thắm)

Vị thiền sư này cũng thưởng thức thiên nhiên với tâm thanh tịnh thực tại rất đơn giản ở trước mặt như hoa xuân đua nở và chim chóc ca hót. Tâm của thiền gia an lạc, thanh tịnh, không vướng mảy may phiền não.

Ngoài ra trong khi học phẩm này chúng tôi được nhắc nhở về 3 thứ ngoại đạo.

1/ Ngoại đạo thật

2/Ngoại đạo mạo danh đạo Phật: tu theo ngoại đạo nhưng dán nhãn hiệu đạo Phật.
3/ Học Phật pháp thành ngoại đạo: hiểu lầm Phật pháp, ý của mình mà nói là ý của Phật, Tổ ..v...v... như vậy tưởng là truyền bá đạo Phật , kỳ thực là truyền bá ý của mình. Họ chấp lời nói của Phật, của Tổ, cho là thật, không biết đó chỉ là phương tiện. Đức Phật gọi hạng thứ ba này là sư tử trùng, vì chính họ sẽ tiêu diệt Phật pháp.

Một bài học khác nữa là gần gũi và cúng dường vô số chư Phật. Thế nào gọi là được gần gũi và cúng dường vô số chư Phật ? Đây cũng là ngôn ngữ biểu tượng của Pháp Hoa. Vì thọ lượng của chư Phật là vô cùng vô tận, chúng ta làm sao gần gũi và cúng dường vô số chư Phật trong một kiếp phù du ở cõi Ta Bà này được ? Nhưng nếu ta an trú trong tâm Phật bất sinh, xa lìa ngã chấp, ngã sở (chấp có TA và CỦA TA), luôn tỉnh thức tránh tất cả các điều ác, làm tất cả điều lành, giữ tâm ý trong sạch, không truy tìm quá khứ, không mơ ước tương lai, luôn an trú trong hiện tại, hằng ngày luôn luôn nhớ nghĩ điều thiện, giữ gìn chánh niệm, không khởi tà niệm..v...v... thì đó là ta đã gần gũi và cúng dường vô số chư Phật vậy. Nói tóm lại, gần gũi và cúng dường chư Phật có nghĩa là gần gũi với Phật tánh thanh tịnh của chính mình.

Một bài học quý nữa là vềthật tướng của các pháp.Chúng ta thường gặp phiền não khổ đau vì chúng ta méo mótrong cách nhìn, cách nghe ..v...v... chúng ta không thấy được thật tướng của các pháp. Nếu chúng ta nhìn một vật, một người với tâm Phật bất sinh của mình, nhìn mà không phân biệt lớn nhỏ, cao thấp, xấu đẹp thi không bao giờ chúng ta gặp phiền não, đau khổ. Nếu chúng ta biết nghe với tâm bình đẳng, không để cho cái ngả của ta vướng vào, sao cho cái nghe cứ vẫn là cái nghe thuần túy, cái thấy chỉ là cái thấy thuần túy.... thì ta sẽ thấy vạn pháp vốn bình đẳng, ta hiểu được ý nghĩa của không dơ, không sạch, không thêm không bớt, không thường không đoạn, không sanh không diệt.... là như thế nào. Đức Phật nói đó là nhìn sự vật theo cái nhìn của chư Phật. Theo Thập Như Thị: tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả ...báo.... Còn chúng ta , chúng ta luôn phân biệt, đặt tên, phê phán. Ví dụ núi thì cao, đồi thì thấp, sông thì sâu, hồ thì cạn..v...v.... Nhìn người thì phân biệt người nước này, nước nọ, châu này, châu kia, màu da vàng, trắng, đỏ đen....., người này dễ thuơng, người kia dễ ghét, người này đẹp người kia xấu..v..v... từ đó phiền não khổ đau tranh chấp sẽ kéo theo sau. Thật vậy, nhìn mọi vật với cái thấy của tâm phân biệt nhỏ hẹp của mình thì thật là hạn chế; nếu chúng ta biết quay về với tự tâm thanh tịnh, nhìn mọi vật theo tướng của nó, tánh của nó, bản thể của nó, lực dụng của nó..v...v... thì ta thấy được tính bình đẳng không hai của mọi sự mọi vật trên đời, không bị hạn chế bởi tâm địa hẹp hòi, so sánh đo lường, tính toán, phân biệt... của chính chúng ta nữa, mà trái lại thấy được tính cách phong phú, đa dạng và vi diệu của vạn pháp vậy.

Để kết thúc Phẩm Phương Tiện, chúng tôi nhờ Th. ngâm một bài kệ cũng bát đầu bằng câu Chư Pháp tùng bổn lai thường tư tịch diệt tướng, mà chúng tôi đã được thuộc từ lâu mặc dù không ai biết của tác giả nào:

Các pháp xưa nay thường vắng lặng

Tâm sanh Niệm khởi cảnh liền sanh

Nghe chuông tỉnh thức lìa cơn mộng

Thể nhập chơn tâm diệu đức hằng.

--- o0o ---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2024(Xem: 822)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu này là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức trong giai đoạn cần khổ tu hành. Cũng vậy, những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & ý nghĩa lớn đối với những mảnh đời khốn khó..
29/02/2024(Xem: 2125)
Một trong những Phúc Lành cao thượng! Bạn biết chăng? May mắn lớn nhất của cuộc đời, chẳng phải nhặt được tiền, cũng không phải trúng số, mà là bạn gặp được những người có thể dẫn bạn đi đến 1 nền tảng cao hơn. Thật ra hạn chế sự phát triển của bạn, không phải là trí thông minh hay học lực, mà là các mối quan hệ trong cuộc sống, mối quan hệ trong công việc.
27/02/2024(Xem: 691)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Dân gian VN ta có câu: ''Lễ lạy quanh năm, không bằng tạo Phúc rằm tháng giêng?'' Vì sao thế? Vì ngày mùng 1 là ngày đầu tháng nhưng đêm lại tối đen; còn ngày Rằm lại có trăng sáng sủa. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng giêng nên người ta mới rủ nhau tạo phúc. Cùng trong ý niệm đó, xin chia sẻ với chư vị thiện pháp Rằm Thượng Nguyên tại quê nhà, qua lời tường trình của Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN!
16/02/2024(Xem: 884)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm Năm hết Tết đến rồi, trong tâm tình : ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'' của người con Phật, vào hôm qua (05 Feb 24) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
07/02/2024(Xem: 887)
Tại Bịnh Viện Ung Thư, Phân Khoa Nhi Đồng, Cô Giác Ngọc Phước, trao Tịnh Tài của Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas, tận giường bịnh cho các em đang được điều trị tại đây, đóng tiền Hóa & Xạ Trị.
03/02/2024(Xem: 927)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 THIỀN SƯ TRẦN NHÂN TÔNG ĐÃ NHẮC NHỞ GÌ... (HT. Thích Phước An), trang 4 BÊN THỀM CHÂN NHƯ (thơ HT. Thích Thắng Hoan), trang 5 DUYÊN SANH TỨC VÔ SANH (Nguyễn Thế Đăng), trang 6 MỘT THOÁNG TRONG MƠ HIỆN TRỞ VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 16
01/02/2024(Xem: 926)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. '' Ngào ngạt hương Xuân dẫu tại xứ Người không mất gốc Lung linh ánh lửa dù xa quê cũ chẳng quên nguồn.'' Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ và tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ gọi là: '' Của Ít Lòng Nhiều ''..
17/01/2024(Xem: 702)
Thiết nghĩ là Phật Tử chân chánh hoặc người yêu mến đạo Phật, người tham gia buổi lễ Phật Giáo. Lúc chư Tăng Ni bắt đầu thọ trai thì mình cất cái máy quay đi. Bản thân tôi, tôi thấy ăn miếng cơm không yên khi ngồi mà cái máy quay chỉa vào người. Đó là bất lịch sự cái đã chưa nói đến chuyện gì. Riết hồi ngó kỳ cục quá sức. Chúng ta cập nhật hình ảnh buổi lễ cúng dường thì khi kết thúc phần nghi lễ mình cũng đi ra ngoài nhường không gian lại. Nói cho cùng thì lúc đó cũng là buổi ăn cơm trong chánh niệm nhưng cũng khó tránh ….!!
18/12/2023(Xem: 1193)
Hiểu thêm về chữ Tu Tu dưỡng hiểu theo một cách giản dị là: Tâm đừng nghĩ bậy, thân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy, người có tu thì lòng phải ngay thẳng. Không lừa mình, dối người, gạt trời cao, có ở một mình cũng phải thận trọng. Ở nơi đông người, phải giữ miệng, khi ở một mình phải phòng tâm. (Đại Sư Hoằng Nhất)
18/12/2023(Xem: 1210)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567