Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng tôi học Duy Thức (6)

10/04/201313:56(Xem: 7192)
Chúng tôi học Duy Thức (6)

Chúng tôi học Duy Thức
(tiếp theo)

Tâm Minh


Thân kính tặng ACE Áo Lam


Sau khi được giới thiệu ‘bề ngoài ‘ của căn nhà Duy Thức, chúng tôi tiến sâu thêm một chút vào bên trong ; bắt đầu bằng bài kệ :

‘Anh em 8 chú một chàng si . . .

Làm chủ trong nhà Đệ Bát Y ‘

Thì ra thức thứ 8 mới là ‘ Ông Chủ’ Hôm nay ACE chúng tôi quyết ‘ làm quen ‘ với Ông Chủ A lại Da thức này ( và nhắc nhở nhau rằng, ng chủ’ hay ‘người bán hàng’ v.v.. đều là biểu hiện của ‘Tâm’ hết đó nha ! J J !!)

Thức thứ 8 ( còn được gọi là Tàng thức hay A lại Da thức ) đưọc xem là thức căn bản của mọi hiện tưọng . Tàng= kho chứa - Thức này chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con ngưòi và là nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần ; bởi vì như đã biết : thức thứ 7 là Mạt na đã đem các pháp hiện hành huân chứa vào cái ‘kho’ vô tận này.

Khái niệm A Lại da thức là cơ sở của Duy Thức Tông, qua đó người ta giải thích sự hiện hữu của ‘cái gọi là con người ’ - ‘cá nhân’, cái mà Mạt na chấp là ‘cái Ta’ hay ‘ cái Tôi’ vậy. Tất cả những ghi nhận của mắt, tai, mũi, lưỡi, tất cả những việc làm của thân , miệng, ý ( gọi chung là nghiệp : thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp ) đều được tích lũy trong A Lại Da Thức , dưới hình thức ‘ những hạt giống’ , đợi nhân duyên đầy đủ sẽ ‘hiện hành’ Nói cách khác, khi các hạt giống đang ngủ yên trong Tàng thức thì gọi là Nhân, khi đầy đủ các trợ duyên ,nó hiện khởi ra thì gọi làQuả .Ví dụ : trong tâm thức chúng ta luôn có những hạt giống thiện và bất thiện , khi gặp thuận duyên sẽ hiện khởi ngay - như những hạt giống của sân hận, giận dữ - nếu gặp thuận duyên ( bị ai chọc tức, khiêu khích, mắng chưởi, đánh đập v..v..) thì những hạt giống đó sẽ hiện hành ngay ( đỏ mặt, giận dữ, phản ứng , đánh đập hay mắng chưởi lại v..v..) những hành động mới hiện hành này lại gây ra những hạt giớng mới, những chủng tử mới của nghiệp, lại được huân vào Tàng thức v..v. . tạo ra cái vòng lẩn quẩn , tiếp tục tạo tác và chịu sự chi phối của nhân quả luân hồi . Những hạt giống tư tưởng trong A Lại da thức cũng như mầm mống của hạt giống trong cây chanh chẳng hạn : hoa chanh và trái chanh tuy chưa xuất hiện nhưng nó đã có tiềm tàng trong cây chanh , chỉ chờ hội đủ thời gian, sự tưới tẩm, bón phân , thời tiết v..v. thì sẽ đơm hoa kết trái mà thôi . Ngoài ra Nhất Thiết hữu Bộ còn gọi hiện tượng này là Căn bản thức nghĩa là các hạt giống tâm thức giống như biểu hiện của sóng & nước ( sóng và nước là một, sóng luôn hiện hữu trong nước - không có nước thì không thể nào có sóng được )

Về đặc tính của A Lại Da thức, Mạt Na thức và 6 thức kia, có bài tụng cho dễ nhớ như sau ( bài Việt dịch của thầy Thiện Hoa ) :

Hằng thẩm tư lương ngã tương tùy ( Hằng xét đo lường theo chấp ngã

Hữu tình nhật dạ trấn hôn mê Hữu tình ngày đêm bị mê muội

Tứ hoặc bát đại tương ưng khởi 4 hoặc, 8 đại chung nhau khởi

Lục chuyển hô vi ‘nhiễm tịnh y’ 6 thức gọi là ‘nhiễm tịnh y’ )

( 4 hoặc = 4 căn bản phiền não : Si, Kiến, Mạn, Ái ; 8 đại = 8 món tùy phiền não)

Chi ly hơn một chút, Bát thức qui cũ tụng cũng có nói thêm :

Thức thứ 8 có Hằng mà không Thẩm xét

Thức thứ 7 ,vừa Hằng lại vừa Thẩm xét

Thức thứ 6 , có Thẩm xét mà không Hằng

5 Thức trước ,không Hằng và không Thẩm

( đối với ACE chúng tôi, chữ khó ở đây là Hằng và Thẩm . Hằng = permanent, always = luôn luôn (có mặt 24/24) ; Thẩm = khảo sát, thẳm sát, lo nghĩ, tư lượng, lo nghĩ ,tính toán v..v..= reflecting )

Các bài tụng cũng nói rằng tính chất của Tàng thức là vô phú và vô ký ( vô phú = không bị vây bủa, ngăn che ; vô ký = không bị chi phối bởi thiện hay ác ) . Sự hiện hữu của nó trôi chảy như dòng sông ( hằng chuyển như bộc lưu) ,không thể nói là thường hằng hay đoạn diệt.

Buổi học hôm nay đưa đến cho ACE chúng tôi những bài học sau :

1) Sự huân tập đóng vai trò thật quan trọng trong đời sống chúng ta . Những điều mắt thấy tai nghe, những hành động của thân, miệng, ý v..v.. đươc cất kỹ vào Tàng thức chờ ngày xuất hiện ; vì vậy chúng ta phải rất cẩn trọng trong việc tu tập của chính bản thân và giáo dục đàn em , con em của chúng ta . Về bản thân, chúng ta phải năng tưới tẩm những hạt giống thương yêu hiểu biết , từ bi, trí tuệ , tinh tấn v..v.. vì chúng là những hạt nhân khi đủ nhân duyên sẽ đơm hoa kết trái an lạc , hạnh phúc ; và tìm cách diệt những hạt giống sân hận , tham lam, ích kỷ như người làm vườn chăm chỉ tưới cây ,bắt sâu, bón phân cho những cây lan, khóm hồng ,cây cam cây quýt và xịt thuốc để diệt cỏ dại vậy . Sâu ăn hại cây , cỏ dại chiếm đất làm cây khô héo hay giết chết cây v..v. là những chủng tử xấu, cần phải đề phòng, đừng để chúng được ( hay ‘bị’) huân vào A Lại da Thức, vì khi đủ duyên ,chúng sẽ hiện khởi thành những hành vi tội lỗi, lời nói độc ác, có năng lực làm hại mọi người và hại cả bản thân mình .

2) Đối với các em, chúng ta phải là những gương tốt , đừng ‘ làm một đường nói một nẻo’ đừng thất hứa với các em, đừng dạy các em những thói quen xấu ( cờ bạc, rượu chè, mánh mung, ăn nói bậy bạ , nói xấu lẫn nhau, mất đòan kết, la mắng hay dùng những lời không đẹp với nhau v..v..- ở đây chúng ta có rất nhiều điều cần tự cảnh giác mình , vì không thể kể hết được) . Chúng ta dạy các em Phật Pháp, Chuyên Môn, Trò Chơi , tiếng Việt v..v.. qua những lời hay ý đẹp , đó là chúng ta đã huân vào Tàng thức của các em một vườn hoa trái tương lai sẽ đơm bông kết quả , như trao tặng các em một hành trang tinh thần quí giá của Anh Chị HTr. /GĐPT trước khi các em vào đời.

3) Bài học thứ 3 là dựa vào tính chất của Tàng Thức ( vô phú, vô ký), ta thấy rõ Tàng thức rất thụ động, nó không phân biệt tốt xấu ; nó thuần túy là ‘cái kho chứa,’ vàng bạc châu báu, bông hoa thơm tho v..v.. cũng chứa, mà rác rưởi hôi tanh dơ bẩn cũng chứa hết ; cho nên Tàng thức không thể đóng vai trò giải thoát khỏi những tập khí ô nhiễm v..v.. được . Vì thế vai trò lảnh đạo để ‘vượt ngục’ sinh tử luân hồi chính là vai trò của Ý thức. Chỉ có ý thức - cái thường linh hoạt suy nghĩ bao la vũ trụ đó- suy nghĩ tốt lành cũng nó mà suy nghĩ xấu ác cũng nó . Chính nó đồng thời có thể gieo vào Tàng thức những hạt giống (chủng tử) thánh thiện tốt lành, vừa ‘kiểm điểm, góp ý, phê bình’ để chuyển hoá ‘bệnh’ si mê chấp ngã cuồng dại của Mạt na. Bởi vậy dù tu theo pháp môn nào, chúng ta cũng thấy ‘bí quyết ‘ vẫn là ‘cột cái Ý lại’ như cột con trâu lòng đừng cho nó chạy tứ tung phá hại lúa mạ của người khác vậy - Muốn tu hành có kết quả, ta phải làm chủ Ý.

4) Bài học thứ 4 là về cái mà chúng ta thường gọi là ‘nghiệp’ . Nghiệp là gì ? Nghiệp có phải là một hình phạt từ trên trời rơi xuống hay 1 tai họa ‘vô cớ’ dính vào ta hay không ? Không, nghiệp là những hành động có tác ý của thân, miệng, ý đã được huân vào trong Tàng thức như những chủng tử, đợi có đủ cơ duyên thuận tiện sẽ xuât hiện như một cái quả vừa đủ thời gian để chín muồi. Đức Phật cũng dạy : ‘ Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp; nghiệp là quyến thuộc, là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra. Như thi hào Nguyễn Du cũng được xem như am hiểu Phật Pháp khi Ông viết ( trong truyện Kiều) :

‘Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẩn trời gần trời xa’

để nói lên trách nhiệm của con người trước luật Nhân Quả : gieo lúa thì được gạo, gieo hạt cam thì hái trái cam, gieo gió thì gặt bão v..v..không thể nào gieo hạt cam mà đòi có trái bưởi được.

5) Bài học thứ 5 là về tinh thần giáo dục Phật giáo nói chung, tinh thần giáo dục trong GĐPT nói riêng. Chúng ta thấy rất rõ sự tiến triễn tâm lý con người phát triển từ bên trong mà ra chứ không phải chỉ từ sự thúc đẩy bên ngoài mà có. Thực tế cho thấy các trẻ em cùng cha mẹ, hưởng 1 cuộc sống vật chất và tinh thần như nhau nhưng tính tình có thể rất khác nhau, thậm chí hai anh / chị em song sinh có khi tính tình cũng không giống nhau. Vì vậy giáo dục phải lấy đứa trẻ ( con người) làm khởi điểm, phải căn cứ trên tâm lý của nó chứ không phải là của người dạy nó, tâm lý này không phải là cố định, theo đúng mẫu mã nào, mà là luôn luôn biến đổi, chuyển hoá không ngừng . Vì thế chúng ta, những người HTr. GĐPT cần phải theo kịp tinh thần giaó dục tự chủ, tự giác, năng động, sáng tạo v..v.. một nền giaó dục có tính cách đánh thức con người, và trả con người về cho chính nó ( như chúng ta thường nghe chư Phật chư Tổ bảo ‘ đi tìm bản lai diện mục ‘ ) mà đức Phật đã dạy cho đệ tử của ngài cách đây gần ba ngàn năm .

6) Bài học cuối cùng của ACE chúng tôi hôm nay lại cũng là một bài về ‘ thuật ngữ ‘ DTH hay là vấn đề ‘chữ một’ : đó là 3 chữ ‘ cảnh’ , ‘tánh’ và ‘lượng’

***Cảnh: có 3 cảnh : tánh cảnh:là tự thân của thế giới thực tại khách quan (the realm of things in themselves) Tánh= bản chất ; cảnh= đối tượng

Vậy tánh cảnh= bản chất của đối tượng = bản chất của thế giới thực tại khách quan đới chất cảnh: là hình ảnh về một thực tại nào đó trong tri giác của ta = ảnh tượng được nương vào và sinh bởi tánh cảnh = cảnh đuợc mang theo, được phản ánh từ thực tại ( ví dụ khi ta thuơng hay ghét một người nào đó thì hình ảnh của người ấy trong lòng ta là hình ảnh được sáng tạo bởi tâm thức chứ không phải hình ảnh của người ấy trong thực tế ; nói các khác, đó là hình ảnh đã bị ‘ méo mó’ qua suy diễn của tâm phân biệt , vì vậy Thiền quán dạy ta buông bỏ những đới chất cảnh ( ảo ảnh) để thể nhập vào tánh cảnh .

độc ảnh cảnh :thế giới ảnh tượng chỉ có trong tâm thức chứ không có trong thực tế ( như trong giấc mộng ) ; cũng là một biểu hiện của Tàng thức A lại da

Trong 3 Cảnh này Tàng thức chỉ quan hệ với (hay duyên với) Tánh Cảnh

***Tánh:cũng có 3 Tánh là Thiện, Bất thiện và Vô ký (= trunbg tính= không thiện không ác) . Trong 3 tánh này, Tàng thức duyên với vô ký

***Lượng: là hình thái của nhận thức , cũng có 3 lượng :

Hiện lượng : trực giác ( nhận thức trực tiếp, không cần qua suy luận) . Trực giác có thể đúng hay sai , nếu đúng thì gọi là chân hiện lượng, sai thì gọi là tợ hiện lượng

Tỷ lượng: phải dùng đến suy luận . Cũng vậy, tỷ lượng có thể đúng ( = chân tỷ lượng) hay sai (tợ tỷ lượng)

Phi lượng : bao gồm tợ hiện lượng và tợ tỷ lượng

Trong 3 Lượng, Tàng thức chỉ duyên với Hiện lượng

Buổi học chấm dứt tại dây với lời nhắc nhở nhau nhớ học thuộc định nghĩa của 3 Cảnh, 3 Tánh và 3 Lượng , đừng có nhầm Tánh Cảnh với 3 Tánh đó nha !J J !! Có như vậy sau này nói đến các mối quan hệ của Mạt na với 3 Cảnh, 3 tánh và 3 Lượng mới hiểu và khỏi nhầm lẫn được .


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2023(Xem: 3469)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 4884)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 5365)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 3584)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 10719)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 2579)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 5542)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
16/12/2022(Xem: 3705)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & các làng ven quốc lộ từ Bodhgaya đi Varanasi, tiểu bang Bihar India .
10/12/2022(Xem: 6625)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa Tipitaka (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 17 trùng tụng Tipitaka theo thông lệ hàng năm. Lễ hội quan trọng năm 2022 này do Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức nên tất cả mọi trần thiết, trang hoàng đều do Ban tổ chức Hội trùng tụng Kinh tạng Pali VN thực hiện, nổi bật nhất là cổng chào với hình ảnh hoa tươi rực rỡ “Lưỡng Long chầu Pháp Luân” rất đẹp mắt, khiến ai ai cũng trầm trồ ngợi khen và tán dương công đức. Lễ hội trùng tụng Tipitaka năm nay có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như: Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International...Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 tháng 12 cho đến ngày 12/12/2022 là bế mạc, với gần 5000 người tham dự . Nguyện cầu tiếng kinh này vang vọng đến ba ngàn thế giới khiến chúng sanh vạn loài thảy đều nghe ba nghiệp từ đó được thanh tịnh. Và xin nguyện
03/12/2022(Xem: 3185)
Loạt bài "Tiếng Việt từ TK 17" đã đề cập đến một số cách dùng Hán Việt đặc biệt như sinh thì (~qua đời, chết), Kinh Tại Thiên, Kinh Tin Kính, Kinh Thiên Chúa, lịch sự, thượng hoà hạ mục, thượng phụ, trung phụ, hạ phụ, thượng đế, thiên chủ/chúa2 ...v.v…Phần 37 này bàn thêm về cách dùng một số từ Hán Việt thời LM de Rhodes đến truyền đạo: sự (~thờ) 事, thửa (~ sở) 所, kì 其, giao cảm 交感, tinh thần 星晨, đang/đương thì 當時, củ thủ 糾手, thiểu ngữ 少語. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]