Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng tôi học Kinh Hoa Nghiêm ( 08)

10/04/201313:55(Xem: 8109)
Chúng tôi học Kinh Hoa Nghiêm ( 08)

Học Kinh (08)

Chúng Tôi Học Kinh Hoa Nghiêm


Tâm Minh ghi

---o0o---

Thân kính tặng Anh Chị Em Áo Lam


Nếu Duy Thức đối với ACE chúng tôi đã là một ‘khu rừng’ thì Hoa Nghiêm lại hơn thế nữa: đó là một khu rừng có trang bị ‘bát quái trận đồ’ bởi vì đi vào rồi mà ‘lớ xớ,’ không biết phương vị, thiên văn, địa lý v..v.. thì lạc luôn vào ‘mê hồn trận’ trong đó, không thể tìm lối ra được .

Thật vậy, từ trước đến nay ACE chúng tôi chưa từng học qua cuốn kinh nào dài bằng Hoa Nghiêm, mới ngó thấy đã sợ rồi: này nhé, bộ Kinh gồm 40 phẩm, ‘gói’ lại trong 4 tập, mỗi tập dày trên dưới 1000trang: tập I từ phẩm 1 đến P.21; tập II từ P.22 đến P.26; tập III từ P.27 đến P.38 và tập IV chỉ gồm 2 phẩm 39 (Nhập Pháp Giới) và 40 (Nhập Bất Tư Nghì Giải thoát); riêng P. 39 là chiếm hơn 800 trang rồi! Về tài liệu, ACE chúng tôi không có tài liệu nào ngoài bản dịch của Thầy Trí Tịnh và Thiền Luận Suzuki (Tập III, Thầy Tuệ Sỹ dịch). Chính vì vậy chúng tôi phải tìm đọc trước cả mấy tháng và phân công đặc biệt người nào phải ‘đi sâu’ (nghĩa là đọc kỹ để thuyết trình trước Chúng hay ‘giải đáp từ ngữ’ nếu có ai thắc mắc vì chưa đọc tới). Ngoài ra, buổi học đầu tiên sẽ lượt qua cái ‘dàn bài đồ sộ’ của Hoa Nghiêm và quyết định sẽ học chung những Phẩm nào.

Hôm nay là buổi học đầu tiên về Hoa Nghiêm. Cả Chúng quyết định sẽ học Hoa Nghiêm trong nhiều buổi, chia thành những vấn đề, và học cho xong từng vấn đề này chứ không phải xong một buổi. Những vấn đề đưa ra là: 1. Giảng nghĩa đề Kinh 2. Sơ Lược về Triết Lý Kinh Hoa Nghiêm 3. Phẩm 39 Nhập Pháp Giới. 4. Những bài học về Toán và Khoa Học hiện đại rút ra từ Kinh Hoa Nghiêm. Như vậy, ngoài Phẩm 39 chúng tôi sẽ phải đi vào các Phẩm 5 Hoa Tạng Pháp Giới, Phẩm 12 Hiền Thủ, P.27 Thập Định, P.30 A Tăng Kỳ, P.33 Bất Tư Nghì, P.36 Phổ Hiền v..v..

Bây giờ là bắt đầu đi vào Giảng nghĩa đề Kinh và ý nghĩa những thuật ngữ thường gặp trong Kinh.

Trước khi tiếp xúc với cái khô khan của từ ngữ, chúng ta hãy nghe Suzuki (qua Thầy Tuệ Sỹ) giới thiệu về thế giới ‘bừng sáng’ của Hoa Nghiêm : ‘ . . . .Chúng ta được đưa lên tận dải ngân hà tinh đẩu, Thế giới không trung xưa nay vốn ngời sáng. Màu hắc ám của rừng Thệ Đà (Jetanana) nơi trần gian, vẻ phàm tục của đám cỏ khô thiết toà sư tử hẳn là đức Thích Tôn đang ngự thuyết pháp, một bọn ăn mày lam lũ đang nghe Kinh trong cái thực tại không bản ngã- tất cả đều hoàn toàn tan biến hết ở đây. Khi Phật nhập vào một thứ Tam muội (Samãdhi) nào đó, cái túp lều ngài đang ngự đột nhiên trải rộng đến tận cùng bờ mé của vũ trụ; nói khác đi, chính vũ trụ được hòa tan vào thể tánh của Phật. Vũ trụ là Phật, Phật là vũ trụ. Và đây không phải duy chỉ là sự dàn trải của khoảng chân không hay khô héo rút thành một nguyên tử; bởi vì, có kim cương lát đất, có lưu ly, có châu ngọc gắn lên những hàng cột, những rào dậu, những tường bao, chúng lấp lánh phản chiếu lẫn nhau. . .’

Rõ ràng, thế giới Hoa Nghiêm không phải là thế giới mà chúng ta có thể đi vào với cái tâm phàm tục, với tham sân chấp ngã thường tình. Chúng ta, vì vậy, không chỉ phải ‘tắm rửa sạch sẽ’ trước khi học Hoa Nghiêm mà cái chính là còn phải ‘thanh tịnh tâm ý’ tập trung tư tưởng, chuyển hoá tư duy ... thì mới có thể phần nào lĩnh hội được giáo lý Hoa Nghiêm vậy, như lời Thầy nói tiếp: ‘Sự tập thành của Hoa Nghiêm (Gandavyũha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của người Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật. Như thế, khi học Hoa Nghiêm, cái cốt yếu nhất cần phải biết, bấy giờ Phật không còn là một kẻ sống trong thế gian có thể nhận ra giữa những giới hạn của thời gian và không gian.Tâm thức của ngài không phải là cái tâm trí phàm tục bị bắt buộc chìu theo cảm quan là luận lý. Cũng không phải là một sản phẩm của tưởng tượng thi vị sáng tạo nên những hình ảnh riêng tư và những phương pháp đề cập đến những sự vật cá biệt.’

Đề Kinh Hoa Nghiêm nói một cách đầy đủ gồm có 7 chữ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’. Chỉ nội trong 7 chữ này đây chúng tôi cũng học được rất nhiều rồi !J J !

Theo đại sư Thanh Lương Trừng Quán, vị Tổ thứ 2 của Tông Hoa Nghiêm, thì định nghĩa của 7 chữ này như sau:

Đại = thể tánh, bản chất, biểu thị cho ‘Thể đại.’ Đại ở đây không có nghĩa ‘lớn’ (đối với ‘nhỏ’); Đại ở đây là ‘Bất tư nghì giải thoát cảnh giới’ cũng là ‘chân tâm’ ‘tự tánh’ 'Phật tánh’ là ‘bản lai diện mục’ v..v.. vốn sẵn có trong mỗi chúng sanh; chỉ khác về mặt hiện tướng: tâm chư Phật thì bao la như hư không còn tâm chúng sanh thì nhỏ xíu, hẹp hòi ích kỷ.Vì vậy, Phật thì tự do tự tại, ra vào trong thong dong trong 3 cõi để cứu chúng sanh, còn chúng sanh thì phải theo sự dẫn dắt của nghiệp lực mà trôi lăn trong 3 cõi 6 đường. Đó cũng chính là lý do Phật bảo: ‘ta là Phật đã thành, các ngươi là 'Phật sẽ thành’ vậy.

Phương = biểu thị cho ‘Tướng Đại’ Phương có 2 nghĩa là ‘chánh’ và ‘pháp’ :

‘Chánh’là mục tiêu tu tập không sai một mảy may- hoàn toàn đúng với lời dạy của chư Phật .

Pháp : là phương pháp; phương pháp để thành Phật, phương pháp chứng quả. Y theo phương pháp này mà tu thì nhất định có thể khế nhập ‘Nhất Chân Pháp Giới’, Thiền Tông gọi là ‘minh tâm kiến tánh’

Quảng = biểu thị cho ‘Dụng đại’ Dụng cũng có hai nghĩa là ‘bao trùm’ và ‘biến khắp’

‘Bao trùm’ là tâm lượng bao trùm thái hư

‘Biến khắp’ là biến hiện khắp pháp giới (chữ ‘biến’ này hiểu theo nghĩa mà chúng ta thưòng nghe ‘ . . . biến pháp giới quá hiện, vị lai chư Phật); hay trong ‘chu biến pháp giới’ - trong Nhân có Quả, trong Quả có Nhân hay ‘Nhân bao trùm biển Quả, Quả thấu triệt nguồn Nhân . . .

Thể, Tướng và Dụng tuy 3 mà 1 tuy một mà 3. Sự tạo tác khởi tâm động niệm của chư Phật hay của chúng sanh cũng đồng biến khắp pháp giới. Vì vậy chúng ta phải cẩn trọng không chỉ trong lời nói, việc làm mà cả với từng niệm khởi lên trong tâm ta. Đoạn ác tu thiện chính là khi khởi tâm động niệm cũng không rời ba đặc tính chí thiện của Tâm vừa nêu trên ( Đại-Phương - Quảng).

Phật:là Phật đà = Giác - Tự giác, Giác tha, giác hạnh viên mãn (ACE chúng tôi không khai triển nhiều về chữ ‘Phật’ nữa)

Hoa:Hoa được dụ cho nhân đại (quả đại là Phật) tiêu biểu cho Pháp. Hoa có 2 nghĩa :

Hoa= là biểu thị cho Lục độ vạn hạnh của Bồ tát. Một hạnh là tất cả sáu hạnh (ví dụ trong bố thí ba la mật bao gồm cả trì giới, nhẫn nhục, thiền định, tinh tấn v..v..)

Hoa= trang nghiêm các tướng = hoa đức hạnh= hoa trí tuệ (hoa đức hạnh & trí tuệ là loài hoa đẹp nhất, không tàn phai)

Người tu hành trang nghiêm thân tâm mình bằng từ bi và trí tuệ chứ không dùng hương hoa xông ướp như thường tình.

Nghiêm:biểu thị cho Trí đại, tức trí huệ chân thật. Dùng công đức trang nghiêm của tự thân để trang nghiêm Phật pháp, nghĩa là bằng công phu tu tập của bản thân, chân chính thực hành công hạnh để có thể ‘thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ’ (sở dĩ thế giới này loạn động, chúng sanh khốn khổ, ấy là tại chúng ta tu hành chưa rốt ráo, hay nói theo ‘ngôn ngữ Hoa nghiêm’ là: vì không khế nhập Đại Phương Quảng, nên không thể chứng đắc Phật Hoa Nghiêm vậy !J J !!)

Kinh:biểu thị cho Giáo đại (giáo học rộng lớn) Trong phẩm Nhập Pháp Giới sẽ học sau này, Thiện Tài Đồng Tử đã theo học với khắp các vị thiện tri thức (53 vị) về mọi lĩnh vực, các vị thầy này ở đủ mọi tầng lớp trong xã hội; giáo dục Phật giáo là một nền giáo dục rộng khắp mà đối tượng là tất cả chúng sanh trong các cõi nên muốn thực hành Bồ tát đạo để giáo hoá chúng sanh thì phải học suốt đời vì biển học mênh mông.

Bài học hôm nay có lẽ là bài ngắn nhất trong 4 bài học về Hoa Nghiêm. Đến đây là xong phần giảng nghĩa đề Kinh & ACE chúng tôi đưa ra những bài học cho tự thân như sau:

1) Thế giới của Hoa Nghiêm là thế giới của ánh sáng, ánh sáng của trí tuệ và tình thương, vì vậy chúng ta học kinh Hoa Nghiêm cũng phải chuẩn bị mình như thế nào mới có thể hiểu được ngôn ngữ của thế giới này, thế giới của hàng Bồ tát, trong đó không có mặt tham ái, chấp thủ.

2) Từ đây mỗi khi nói đến ‘Hoa’ ta nghĩ đến Hoa Nghiêm và mấy câu thơ trong hai bài kệ Cắt Hoa và Cắm hoa của thầy Nhất Hạnh :

‘Hoa là vị Bồ tát,

Làm đẹp cho cuộc đời’

Và :

‘Trang nghiêm Tịnh Độ

Nơi cõi Ta Bà

Đất tâm thanh tịnh

Hiển lộ ngàn hoa’

3) Trong thể tánh Chân Như không có chủ thể và đối tượng, không có ‘ta’ hay ‘chúng tôi’ vì ‘ta’ cũng chính là ‘chúng tôi’: một là tất cả, tất cả là một; một ‘sát na’ cũng là ‘thiên thu bất tận’ và một hạt cát cũng là tam thiên đại thiên thế giới; tất cả ‘những điều kỳ diệu’ này tất nhiên là ‘mắt trần và lòng trần’ không thể thấy và cảm nhận được, bởi vậy phải mở rộng con mắt trí tuệ và mở rộng lòng mình ra (từ bi). Đó chính là ý nghĩa hai chữ ‘bừng sáng’ đặc tính của thế giới hoa nghiêm vậy.

4) Trong thể tánh Chân Như, chỗ nào cũng có Phật, Phật và chúng sanh có sự tương cảm nhiệm mầu, như lưới Trời Đế Thích phản chiếu ánh sáng làm hiển bày ra vô số Phật và Bồ tát, nơi nào cũng có Phật và Bồ tát sẵn sàng lắng nghe và cứu chúng sanh thoát khổ. Nếu chúng ta mở được con mắt từ bi và trí tuệ ra thì một lúc nào đó, ở một nơi nào đó, ta có thể cũng có khả năng cứu khổ những người quanh ta bằng tình thương nơi chính mình.

5) Bước vào thế giới Hoa Nghiêm tức là vào một thế giới không có quá khứ và vị lai, chỉ có Hiện tại ( = ‘hiện tại miên viễn’)- cảnh giới tối cao của Thiền. Chúng ta có biết bao nhiêu bài học về cuộc đời của một vị Thiền sư: ngài đi vào cuộc đời như một người bình thường, làm ăn chăm chỉ như chúng ta, ‘không khoa trương hoạt cảnh Hoa nghiêm ra ngoài, mà để nằm trọn vẹn trong mình, chỉ có Phật mới nhận ra ngài.’

Những bài học đầu tiên về Hoa Nghiêm của ACE chúng tôi là như vậy. Mong rằng lần học kế tiếp chúng tôi cũng có thể tiếp nhận Hoa Nghiêm như lần đầu, không bị ‘choáng ngợp’ vì giáo lý ‘trùng trùng duyên khởi’ của bộ Kinh đặc biệt này.


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2020(Xem: 5496)
Afroza Khan Mita, giám đốc khu vực của Cục Khảo cổ học khu vực Khulna (DoA) cho biết, bố cục phế tích quần thể này bao gồm hai ngôi già lam tự viện Phật giáo và sân liền kề, với tổng cộng 18 phòng phức hợp bên trong, có thể là khu Tăng xá dành cho chư tôn đức tăng cư ngụ thời đó.
25/03/2020(Xem: 14314)
Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có một gia chủ trình thưa Đức Phật vì sao ngày nay làng mạc xơ xác, hạn hán, dịch bệnh, nhiều người mạng chung,... Đức Phật đã trả lời: "Này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ."
25/03/2020(Xem: 7504)
Vào năm 325 trước Công nguyên, Quốc vương của Macedonia, Alexandros Đại đế (Tại vị 336 - 323 TCN) đã chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay, và thông tin về Phật giáo đã đến với phương Tây từ đó. Nhưng sự việc đã diễn ra trực tiếp giữa Phật giáo và triết học phương Tây và tư tưởng tôn giáo chủ yếu là ở Vương quốc Ashoka Maurya (274-236 TCN).
24/03/2020(Xem: 4809)
Ni sư Thích nữ Đại An (Dae An - 大安) Sinh năm Canh Tý (1960) tại Jeonju, và tu học tại một cái Am nhỏ tên là Gukil-am trong khu vực Tổ đình Hải Ấn (Haeinsa) và tốt nghiệp từ trường đại học Phật giáo Bongryeong. Hinh 1: Ni sư Thích nữ Đại An (Dae An Sunim) thể hiện các món ăn truyền thống của Hàn Quốc trong một bữa ăn theo chủ đề “Hoa Sen”, bao gồm cơm lá sen, bánh củ sen và salad với nước sốt hạt thông.
24/03/2020(Xem: 5518)
Ngày 10/08/2015, Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc (Cục Văn vật) cho biết: “Quốc Bảo số 32 “Cao ly Đại Tạng kinh” Haeinsa (Hải Ấn Tự), còn được gọi là “Bát vạn Đại Tạng kinh” bởi số lượng bảng so với năm 1915 thì số lượng thống kê 81.258 tấm, hơn 94 bảng, tổng cộng là 81.352 bảng.
24/03/2020(Xem: 6131)
Theo báo cáo của một nhóm nhà Khảo cổ, cùng với sự hỗ trợ của Cục Chính trị và Quân đội Pakistan đã phát hiện tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, có đến khoảng 110 địa điểm di tích có liên quan đến Phật giáo thời cổ đại. Khoảng 30.000 nghệ thuật chạm khắc cổ xưa và chữ khắc có thể biến mất mãi mãi do việc xây dựng đập Diamer-Basha.
24/03/2020(Xem: 8986)
Cho đến hôm nay, đã hơn một ngày tuần sơ thất của cố ca sĩ Thái Thanh ( 1934 – 2020 ). Bà tên thật là Phạm Thị Băng Thanh( Để gần gũihơn xin phép được gọi bằng Bà), sinh ngày 5/8/1934, từ trần ngày 17/3/2020 tại Quận Cam, California, Hoa kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Tiếc rằng trong cáo phó của gia đình không có thông tin ngày giờ tẩn liệm và nơi an táng hoặc hỏa táng. Dù biết rằng bà ra đi giữa cơn đại dịch Covid 19, gia đình cũng tùy thuận miễn phúng viếng, nhưng những chi tiết đó giúp cho những người ái mộ phương xa có đủ thông tin để tưởng niệm và nhất tâm cầu nguyện cùng gia đình. Bài viết này cũng cố trông đợi cho đến ngày sơ thất hôm nay ( nếu gia đình có tổ chức cúng theo nghi thức PG ) mới có thể nói lên một vài cảm nhận về tiếng hát của bà, đặc biệt có ít nhiều liên quan đến Phật giáo chúng ta.
22/03/2020(Xem: 6755)
Kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta xử lý những trãi nghiệm cảm xúc qua từng giây, từng phút để có cuộc sống khỏe mạnh, xây dựng các mối quan hệ tích cực và đạt được mục tiêu mong muốn. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng hay vui tươi, lo lắng hoặc thích thú, chúng ta làm gì để kéo dài hoặc thu ngắn những cảm xúc này? Chúng ta làm gì để giữ lại những cảm xúc này hay chuyển đến một cảm xúc khác? Quan trọng là, từ góc nhìn của trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence), việc kiểm soát cảm giác liên quan đến việc chấp nhận rằng cảm giác đó đến và sẽ đi một cách tự nhiên, mà hầu như tất cả các cảm xúc đều như vậy. Vì thế chúng ta sẽ không cố níu giữ, phản ứng hoặc bị cuốn vào những cảm xúc đó.
21/03/2020(Xem: 5772)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức và quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
21/03/2020(Xem: 5814)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm . Thêm lần nữa, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức, Phật tử thiện hữu, tuần lễ vừa qua (15/3 2020) chúng tôi lại có dịp lên đường gieo hạt Từ tâm. Dẫu biết rằng việc làm của chúng ta cũng chỉ là việc ''lấy muối bỏ bể'' trong nỗi nghèo khó mênh mông của xứ này, nhưng thiết nghĩ điều đó không quan trọng, quan trọng là Tấm lòng san sẻ mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]