Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lên núi Kanuki học Phật với người Nhật

14/11/201820:57(Xem: 7710)
Lên núi Kanuki học Phật với người Nhật

Họp VN Nhật 2
Lên núi Kanuki học Phật với người Nhật

Cách thành phố Mishima không xa có một ngọn núi không cao nhưng rất đẹp. Đó là núi Kanuki. Từ đây có thể ngắm núi Phú Sỹ rất tuyệt vời. Chính tôi đã một lần đi thiền hành lên đây, lên tận đỉnh, trèo lên 2 đài quan sát rất cao, cao nhất, để phóng tầm mắt về 4 hướng. Nhất là ngắm Phú Sỹ lúc buổi chiều. Hôm đó đã rất ấn tượng đối với tôi. Thật khó quên.

Ở lưng chừng núi có một ngôi chùa nhỏ mà khi hỏi người Nhật ở đây gọi là temple. Tuy nhiên trên thực tế là một tháp thì đúng hơn. Vì không có chánh điện, không có bạn thờ Phật, không có thiền đường. Tôi đã từng ngồi thiền ở đây và rất bình an. Không biết có năng lượng nào của núi này, tháp này kéo tâm tôi về đây ngồi thiền, uống trà ngắm thiên nhiên sáng nay nhỉ.

Tôi có mấy học trò ở gần đây. Thầy trò quyết định thiền leo núi.  Buổi sáng 5 thầy trò đeo ba lô, mang trà và nước sôi. Kèm đệm ngồi thiền và tấm nệm mỏng. Rồi thả bước nhẹ nhàng từ bến tàu gần nhất, ga Numazu đến núi Kanuki. Quãng đường quãng 3km đi bộ thiền hành sớm mai thật là tuyệt vời.

Rồi chúng tôi đến chân núi để leo lên.  Núi Kanuki không cao. Chúng tôi leo lối tắt, dốc đứng để có trải nghiệm cảm khác đi đường mòn ay đường bằng phẳng. Khi có 1 chút nguy hiểm, 1 chút khó khăn là lúc chúng ta chánh niệm tốt nhất. Vậy nên khi đưa các học trò thiền hành nhất là các học trò mới tôi hay tìm những đường khó đi 1 chút.

Đang giữa chưng thì trời đổ mưa. 5 thầy trò tôi vội trèo nhanh trong chánh niệm lên đến ngôi tháp. Đến nơi thì trời mưa to. May quá.

Ngay trước tháp là có một ngôi nhà. Đây  là quán bán hàng. Chúng tôi vào trú mưa. Người hơi ướt một chút. Chúng tôi chỉ dám đứng gọn một góc để không ảnh hưởng đến quán bán hàng. Trên núi này đây là quán duy nhất.

Tự nhiên bác chủ quán ra kéo ghê mời chúng tôi ngồi. Ôi. Bác tốt quá. Quan sát tôi thấy 1 tay trái bác đã bị liệt nhưng chân vẫn đi tốt. Tôi bắt đầu nói chuyện với bác.

 

Thì ra bác đã 75 tuổi mà trông còn quá trẻ, quá khỏe. Bác bảo ngày nà cũng tự lên đây bán hàng. Sáng đi tối về. Quán thì tôi chỉ thấy có mấy chai nước và kem. Quán không có một ai ngoài chúng tôi. Chúng tôi mua mấy chai nước ủng hộ bác. Bác vui lắm.

Bác kể về ngôi tháp này. Rằng được xây dựng để tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh. Tôi khuyên bác nên thiền. Bác bảo chưa thiền bao giờ và không biết thiền. Bác chỉ lễ Phật thôi. Bác cũng không niệm Phật, không tụng kinh. Thế là tôi tranh thủ nói bài pháp ngắn “Lễ Phật là một cách tu”.

Đại loại rằng cứ nhất tâm là tốt. Đại loại cứ hướng tâm đến Phật với tâm thanh tịnh là tốt. Đại loại ở trên núi này cạnh tháp thờ Phật cứ tập giữ tâm thanh tịnh, bất động, thanh thản, an lạc và vô sự là tốt. Đại loại rằng phước của bác rất lớn mởi ở nơi thờ Phật thế này và trên núi cao, không khí trong lành thế này. Và bác nên lạy Phật nhất tâm. Nên thực tập mỗi ngày và bất cứ khi nào có thể. Không quày lạy Phật được thì đứng lchắp tay, cúi đầu lạy phật.

Rồi tôi bắt chuyện về những bức ảnh bác treo quanh tưởng. Nhất là các bức ảnh hoa đẹp, núi Phú Sỹ rất đẹp. Cuối cùng là câu chuyện về những chú gà.

Bác yêu gà lắm. Yêu gà nên nuôi gà. Nuôi gà nhưng không bao giờ ăn thịt gà. Nuôi để làm cảnh. Nuôi để nghe gà gáy. Nuôi để làm bạn. Trên núi này làm bạn với gà thật là tuyệt vời.

Rồi tôi ngồi cạnh bác. Tôi ngồi chơi cạnh bác. Vì bác không ngồi xếp bằng được nên tôi cũng ngồi cạnh mép tấm phản có trải chiếu. Ngồi giống bác. Tôi bảo bác để 2 chân lên đùi. Thả lỏng toàn thân. Buông thư toàn thân. Theo dõi hơi thở.

Rồi tôi để bác ngồi như vậy. Còn tôi chuyển sang ngồi kiết già. Cứ vậy chúng tôi ngồi bình an theo dõi hơi thở cùng nhau được vài phút.

Lên núi Kanuki thăm tháp và gặp mưa. Thế là chúng tôi có cơ hội học Phật với bác người Nhật ở đây. Tôi có mấy học trò giỏi tiếng Nhật nên dịch giúp tôi để giao tiếp. Bác không biết tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng gì ngoài tiếng Nhật nên mấy cô cậu học trò là vị cứu tinh cho chương trình học Phật trên núi của tôi.

Chúng tôi ngồi pha trà và thiền trà ngắm mưa. Mời bác trà của chúng tôi nhưng bác bảo có trà riêng và đã pha sẵn rồi. Thế là ai dùng trà của người đó. Ngắm mưa. Thưởng trà. Rất đẹp và thanh bình. Không khí rất tinh khiết và trong lành. Thiền trà trên núi Kanuki  ngắm mưa cùng bác người Nhật lúc này thì quá tuyệt vời. Hỷ lạc tràn dâng!

Hôm nay chính các học trò của tôi cũng được học Phật. Bản thân các bạn thực hành thiền leo núi, thiền trà, thiền ngắm mưa đã rất tốt rồi. Nhưng khi các em dịch phần trao đổi của tôi với bác chủ quán là các bạn cũng đang nghe Pháp đấy. Nghe và học Pháp mà không biết mình học. Thế mới hay chứ.

Ngồi mấy tiếng đồng hồ mà trời vẫn mưa. Tôi cần phải về về đi Kyoto theo lịch từ trước. Tàu chạy lúc 17h chiều. Biết ý này, bác cho chúng tôi mượn mỗi người một chiếc ô. Hay thật, chẳng biết mình là ai mà dám cho mượn cả mấy chiếc ô. Chuyện này ở Việt Nam chắc khó gặp.

Bác người Nhật mà chúng tôi gặp và ngồi bên nhau mấy tiếng đồng hồ hôm nayhông tụng kinh, chẳng niệm Phật, không hành thiền, chỉ lễ Phật nhưng tâm Phật của bác quá lớn. Bác mới là 1 người con Phật đích thực!     

Học Phật và thực hành lời Phật dạy có nhiều cách khác nhau. Quan trọng là kết quả. Bác người Nhật thực hạnh lời Phật thật là tuyệt!

Rời núi Kanuki đi Kyoto mà tôi rất tiếc. Khi đến Kyoto nhất định tìm 1 lớp thiền, 1 nhóm thiền để cùng thiền. Có ai biết ở chùa nào hay tăng thân nào ở Kyoto hành thiền không ạ.

TS Nguyễn Mạnh Hùng. Chủ tịch công ty sách Thái Hà

Học Phật với bác người Nhật trên núi KanukiHọc Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 3Học Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 4Học Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 5Học Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 6Học Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 7Học Phật với bác người Nhật trên núi Kanuki 8


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2014(Xem: 17344)
Nữ ca sĩ Hà Thanh, cô nữ sinh Đồng Khánh ngày nào, người nổi danh với ca khúc Cô nữ sinh Đồng Khánh, vừa qua đời vào đúng ngày đầu năm mới - 1/1 (giờ địa phương, tức sáng 2/1 giờ Việt Nam) tại TP. Boston, Massachusetts (Hoa Kỳ) sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư máu.
26/12/2013(Xem: 8727)
Namo Sakya Muni Buddha Lord Buddha, our Father of all times, He is the one who sees all, hear all makes , creates and performs all this, without reveling display. Like the Holy Ones ,see the simplicity of life , for the Lord is the Light , the Invisible ,and only the light can see his one true face on the positive things of nature.
25/12/2013(Xem: 7738)
Giáng sinh là thời gian dành cho gia đình, khi các thành viên trong gia đình trở về nhà của họ. Dù ở đâu, chúng ta đều cố gắng tìm đường về nhà với gia đình. Cũng giống như kỳ nghỉ Tết trong văn hóa Việt Nam. Chúng ta trang trí ngôi nhà của mình và tìm cách làm cho nhà mình ấm áp và ấm cúng. Tất cả chúng ta đều khao khát có một ngôi nhà ấm áp và yêu thương,
25/12/2013(Xem: 11607)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
25/12/2013(Xem: 12293)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 11472)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
25/12/2013(Xem: 11594)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
25/12/2013(Xem: 9353)
Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và s
24/12/2013(Xem: 8722)
Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton (The Dharma Primary School, in Brighton), Vương quốc Anh, cung cấp nền giáo dục trọn vẹn bắt nguồn từ chánh niệm - giúp trẻ em phát triển sự sáng tạo, sự đồng cảm, tự nhận thức và sự tự tin. Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton là trường tiểu học duy nhất ở Anh cung cấp một nền giáo dục dựa trên giá trị Phật giáo. Ngôi trường tư thục này mở cửa cho trẻ em từ 3-11 tuổi thuộc tất cả các tín ngưỡng tôn giáo và các nền văn hóa, cung cấp một nền giáo dục chất lượng kết hợp với giáo lý Phật giáo nhằm hỗ trợ sự phát triển của chánh niệm, từ bi và trách nhiệm xã hội.
24/12/2013(Xem: 10397)
Hãy thử nghĩ xem bạn đã bao lần tự nhủ như thế này, “Phải chi tôi đừng nói những lời như thế,” hay “Nhìn nét mặt, tôi biết những lời tôi nói đã xúc phạm đến bạn.” Những lời nói không khéo, những lời nói quá đáng mang đến cho ta bao phiền não. Khi nói dối, chúng ta bị lộ tẩy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]