Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Không Phải Đi Tìm (Viết về Khóa Tu Học 2018 của Ni Giới tại Chùa Huê Lâm, Boston, USA)

29/10/201813:25(Xem: 8582)
Hạnh Phúc Không Phải Đi Tìm (Viết về Khóa Tu Học 2018 của Ni Giới tại Chùa Huê Lâm, Boston, USA)

Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (10)
HẠNH PHÚC KHÔNG PHẢI ĐI TÌM

(Viết về Khóa Tu Học 2018 của Ni Giới tại Chùa Huê Lâm, Boston, USA)



Niềm vui vỡ òa với một tràng pháo tay lớn của hành khách, đã kết thúc chuyến bay. Cuối cùng chúng tôi cũng đáp xuống phi trường Boston, nhìn qua cửa sổ máy bay một không gian yên bình, Boston ngập tràn trong sắc màu xanh mát, có nhiều cây xanh và những con người thân thiện mang theo nụ cười với tấm lòng hiếu khách tặng cho người  phương xa, tôi đã quên hết cái mệt sau một chuyến bay dài 6 giờ.

 

Đây là lần đầu tôi đến Boston. Xúc cảm trong tôi khó tả. Hoàng hôn tím đang từ từ buông xuống, ánh tà dương lặn dần về phía sau những đồi núi, khiến cho người ta dễ có những cảm xúc bồi hồi. Thêm vào Boston với đầy lá vàng chín mộng đủ màu thật thú vị. Hoàng hôn khiến con người ta rơi vào một thoáng tĩnh lặng . Nhưng chắc hẳn ai đã từng một lần đứng lại trong khoảnh khắc nầy, cảm nhận nó bằng đôi mắt và trái tim, sẽ thực sự không muốn bỏ qua để khám phá vẻ đẹp của Boston.

 

Trước mắt tôi là một buổi chiều sương mờ mờ bao phủ khắp mọi nơi, dọc theo các con đường làng quanh co dẫn lối về Chùa Huê Lâm. Xe  chạy len lỏi qua những bìa rừng phong ngút ngàn. Sương phủ trên mặt hồ phẳng lặng, sương đọng trên những lá phong, sương và mây hòa vào nhau tạo nên bức họa đẹp của thiên nhiên.

 

Ngôi Chùa Huê Lâm dần dần hiện ra ẩn mình dưới những tàn cây cổ thụ, không gian nơi đây trầm lắng lạ thường, khiến ta có thể nghe thấy cả bước chân trên những chiếc lá khô xào xạc, những tiếng chim thánh thót trong  rừng phong. Bất chợt cảm thấy lòng có chút cảm xúc muốn ghi lại khoảnh khắc nầy, bởi sự rung cảm của mùa Thu đang đến. Thương cảm cho từng chiếc lá rơi trong gió thu, từng cánh hoa tả tơi, tan tác, mặc cho gió trời thả sức cuốn trôi. Những chiếc lá khô rơi suốt thu dài như trong một chiều  thoáng qua mắt ai. Nhưng lá sẽ không bao giờ mất, lá ngủ yên trong lòng đất, rồi lá sẽ nẩy mầm khi mùa Xuân trở lại.

 

Rồi gió lại thổi qua những ngọn cây, thoang thoảng, đó là những giây phút làm người ta lắng lại, thấy lòng mình chùng lại, dịu dàng, nhẹ nhàng và êm đềm. Thật khác xa với những thành phố ồn ào, bận rộn. Trong suy nghĩ của tôi lúc nầy Boston là một thế giới hoàn toàn khác hẳn. Xin tạ ơn thiên nhiên và những con người dễ thương đã cho tôi giây phút tuyệt vời nầy.

 “Lời kinh cầu từ xa vọng lại. Thiền đường lặng lẽ với thiêng liêng. Lời kinh Sám hối chiều nay …..Vơi đi một áng mây mù trong tâm.”

 

Dâng lời cầu nguyện đến cho những sinh linh đã khuất với âm thanh đầy hùng lực của Sư Như Bảo và đại chúng chiều nay. Ta có thể không thấu nhận hết được những điều đã qua, đã nằm sâu dưới bao nhiêu lớp đất, nhưng ta sẽ khởi lên những câu kinh như lời cầu nguyện thẳm sâu, chỉ mong hàng vạn linh hồn được nghỉ yên, được lắng nghe thêm những khúc ru thương yêu đời đời. Để rồi nhận ra mình tỉnh hơn bao giờ hết giữa những lựa chọn, giữa những bước chân, giữa những xốn xang mong nhớ xa xôi về chốn nào đó đã mất đi.


Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (2)
Ni Sư Như Bảo (cầm micro,Phó Trụ trì Chùa Huê Lâm, Boston và cũng là Trưởng ban tổ chức Khóa Tu Học)

 

Cho nên đi giữa cuộc đời ngắn ngủi nầy. Nếu được yêu thương là điều tốt đẹp, yêu thương người khác cũng lại như thế. Có người để nương tựa là một sự hạnh phúc cho ta, được người khác nương tựa lại cũng là hạnh phúc.

 

Cuộc đời mỗi người lớn lên không thể vắng bóng của tình yêu thương, cũng giống như cá không thể tách rời nước.Trong sự yêu thương có mang tất cả năng lượng cần thiết cho sinh mệnh. Cho dù có già có gục ngã, đừng bao giờ quên mỉm cười với những người yêu quý mình. Luôn hy vọng  người  với người hãy yêu thương nhau và bản thân mình. Trong từng khoảnh khắc của cuộc đời, tốt hay xấu, tất cả đều là một phần của cha mẹ ban tặng. Cho nên trong cuộc đời ngắn ngủi nầy hãy làm những việc mà mình thật tâm mong muốn thực hiện.

 

 

Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (4)

             Ni Sư Tâm Chánh ( Trụ Trì Chùa Huê lâm Buston)

 

Hiểu và đồng cảm với ban tổ chức Chùa Huê Lâm, luôn duy trì khóa tu học hàng năm cho huynh đệ ở khắp các tiểu bang trên đất nước Hoa Kỳ. Tất cả những việc làm này đều với một mong muốn làm sao cho đệ huynh tại hải Ngoại kết nối cùng nhau, vượt qua những gian khó bằng một niềm tin và điểm tựa tâm linh vững chắc, để giáo pháp của Đức Thế Tôn được ươm mầm và  ban rải vào tâm thức sưởi ấm cho bao trái tim còn lạc lối.

 

Tổ chức được khóa tu học hàng năm bằng bao tâm huyết của Quý Ni Sư và hàng tín đồ Phật Tử Chùa Huê Lâm. Khóa tu học và An cư là một nhân duyên thù thắng để cho những người con Phật tìm về trao dồi đạo hạnh… để tình yêu thương ngày thêm rộng lớn.

 

 

Sáng nay phóng tầm mắt về những ngọn núi xa xa, những hàng phong ngập nắng mà còn là của ngàn sắc, của sương giăng mây phủ. Nơi mà chỉ đến một lần đã khiến ta bịn rịn chẳng muốn rời xa. Những hàng phong rì rào trong gió… Thiên nhiên đã tiếp thêm một chút năng lượng lành tươi mát cho mọi người bắt đầu một ngày mới an bình.

 

 

Năm nay là một phước duyên lớn cho khóa Kiết thu của chúng tôi là có sự hiện diện của Ni Trưởng Như Đức. Ni Trưởng Như Nguyện. Ni Sư Như Huệ. Ni Sư Như Thủy. Ni Trưởng Hạnh Huệ. Ni Sư Minh Liên. Ni Sư Thanh Lương…

Phần lớn qua lời dạy của quý Ni Trưởng là chúng tôi được trau dồi Giới Luật và cách điều phục tâm. Lời dặn dò ân cần ngày cuối khóa tu học của Quý Ni Trưởng, ban rải đến chúng tôi đầy bao thâm tình như những người mẹ hiền dìu dắtcon trẻ đi từng bước. Kết thúc mười lăm ngày tu học với bài kệ:

 

Qua sông chung một chuyến đò

Còn có duyên đời trước

Mười lăm ngày Kiết thu

Hẳn có duyên nhiều đời.

 

lời dạy của Quý Ni Trưởng như giọt cam lồ cứ từng giọt, từng giọt rót vào tâm thức của chúng tôi. Nên từ sâu thẳm trong tâm thức, luôn biết cái gì là đúng đắn, đáng làm và cái gì không nên làm. Khi một hành giả chân chánh trong giới luật, không thể đầu hàng trước sự cám dỗ, không bị lòng tham, sân hận và các thú vui chinh phục. Không tự chế ngự, thu thúc bản thân, một khi đã làm những việc không chân chánh, ta tự hại mình và hại người. Khi làm hại người là ta đã tự làm hại mình, bởi vì không có cách nào làm hại người mà không bị hậu quả xấu cho chính bản thân mình cả. Điều đó là không thể. 

 

Khi ta sống trong khuôn khổ của giới luật ta sẽ thấy mình có pháp lạc mỗi ngày, ta không thấy lo âu sợ hải bất cứ điều gì, lòng từ bi trong ta ngày thêm  rộng lớn, xứng đáng được nhận sự tin tưởng và không làm tổn thương lòng kính trọng của mọi người đối với ta. Ta cảm thấy mình đầy tự tin, xứng đáng với những điều tốt đẹp trên đời, điều đó rất quan trọng. Một hành giả xuất gia không thể sống thiếu hàng rào bảo vệ của giới luật, nếu không ta sẽ không thể trở thành sứ giả của Như lai.

Hiện tại bây giờ và ở đây có thể thênh thang đi giữa cuộc đời. Tăng thân là nơi mà chúng ta cần phải tìm về nương tựa. Xin chắp tay tạ ơn Đức Thế Tôn và các bậc Thầy đã cho chúng con niềm tin và sức mạnh để vui sống từng ngày.

 

.

“Về đi lữ khách đường xa lắm. Cát bụi sầu thương vướng đã nhiều

Thảnh thơi ngủ yên trong lòng Đạo cả. Để hồn thơ ấu được nâng niu.”

 
Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (3)

Ni Sư Như Tấn ( Trong ban điều hành Chùa Huê Lâm  Buston)

 

Sự sống từng ngày trôi qua, để nhận rõ bản chất của tâm, một khi tâm lệch lạc mất phương hướng … Tà tâm luôn hiện hữu thách đố với hành giả. 

Hướng về tâm linh, ở bên trong mỗi con người đều có những đức tính tốt đẹp như tâm từ ái, lòng bi mẫn, chánh niệm và sự bình an của tâm hồn. Ta đã có sẵn những hạt giống đó và mong muốn chúng nẩy mầm, lớn mạnh. Cuộc đời rất ngắn, rất nhanh, rồi ta sẽ đi qua cuộc đời, khi nghĩ đến tuổi tác của ta ở đây, chỉ còn lại đôi chút thời gian nữa là đã xong một đời người. Nếu có chánh niệm, tỉnh giác trước giờ lâm chung, chúng ta có thể nghĩ xem mình đã làm được những gì trong cuộc đời nầy. Có cái gì trong đời ta thấy thực sự mãn nguyện không. Nếu hành giả thực sự có một đời sống trong sạch trong giới luật.  

 

Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (18)Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (17)Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (16)Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (15)Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (14)Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (13)Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (11)Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (9)Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (7)Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (6)Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (5)Khoa An Cu 2018 tai Chua Hue Lam (1)

 Ni Su Tam VanNi Su Tam Van 2

 

Chánh niệm là điều kỳ diệu, sẽ đưa ta đi về hướng cao thượng. Biết sử dụng điều ấy một cách hiệu quả nhất cho đời mình, thì ta có thể thành tựu được một điều gì đó giúp mình và giúp đời.

 

Nếu ta hiểu được rằng cuộc đời thật ngắn ngủi, thời gian thật đáng quý, nếu ta có hiểu biết về giáo Pháp, thời gian sẽ còn trở nên đáng quý hơn nhiều. 

 

Ta hãy làm ngay những gì cần làm hôm nay, ta không thể biết mình có còn sống đến ngày mai nữa hay không. Ngay hôm nay, ngay bây giờ, làm ngay những việc cần làm, và cố gắng hoàn thành nó.

 

Từ những lời giảng dạy Phật Pháp của Quý Ni Trưởng, trao truyền bằng những kinh nghiệm tu luyện của tự thân trải qua bao gian khó cho đến bây giờ, vì lòng bi mẫn, vì an lạc, vì hạnh phúc và tinh thần tu học, Quý Ni Trưởng chẳng từ nan vượt nửa vòng trái đất, miễn sao Phật pháp được tưới tẩm đến tận tâm thức của người con Phật.Trên con đường thênh thang đi về hướng giải thoát không thể thiếu các bậc Thầy hướng dẫn.

 

 

Màn sương mờ ảo vào sớm mai trở nên lung linh, huyền ảo, đẹp như chính cái vẻ sơ khai mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây. Sáng nay mây giăng lưng chừng núi. Lời thanh thoát của Sư Cô Huệ Ý vang vọng giữa đêm khuya với bài kệ:

 

Pháp thân tỏa sáng buổi ban mai. Tỉnh tọa lòng an miệng mỉm cười.

Ngày mới nguyện đi trong tỉnh thức. Mặt trời trí tuệ chiếu muôn nơi.

Ngưỡng mong đại chúng nhất tâm chánh niệm.

 

 

Thức tỉnh tất cả và thức tỉnh những tâm thức còn mộng mị. Vô cùng thiêng liêng như một bài kinh cầu nguyện mỗi ngày, đó là tất cả đều khơi động trong tâm thức những xúc cảm thật an yên, có lúc bật dậy trong tâm thức của cái sơ tâm trinh nguyên, giúp ta chuyển hóa tâm thức dễ dàng, giúp ta tư duy lắng xuống những ảo tưởng của trần thế. Sự sáng suốt trong tâm thức, giúp ta trông thấy bản chất đích thực của hướng đi, trên đường tu tập với Giáo Pháp của Đức Phật, ta sẽ bước vào cuộc chiến tâm thức như một cuộc phiêu lưu bất tận. Ý thức được điều đó, đã giúp ta biết nhìn thật sâu vào lời dạy của các bậc Thầy, đi vào thật sâu trong tâm thức của chính ta, bởi vì chỉ có nơi đó ta mới có thể tìm thấy một sự yên lặng tuyệt đối, một sự dừng lại đích thực … Sẽ giúp trái tim từ ái của ta cũng rộng mở hơn, bản ngã của ta cũng nhỏ hơn, khi tiếp xúc với những thứ quanh ta sẽ có thêm niềm an lạc và năng lượng lành.

 

 Sáng nay lại phóng tầm mắt về những ngọn núi xa xa với những hàng phong đang rì rào trong gió.Ta có thể thả mình dọc theo lối vào  những con đường nhỏ lượn quanh và nghe tiếng suối chảy róc rách, hồ nước lặng như tờ giữa khoảng không. Chùa Huê Lâm yên bình, nơi  đây  là một trong những lý do khiến tôi và mọi người đã yêu lại càng yêu hơn những cây phong. Cái hồn của mùa Thu mang đến những cảm xúc tuyệt dịu. Khi đến ta sẽ thấy yêu thương và trân quý với hai từ Huê Lâm dễ thương.

 

Cũng như hạnh phúc chỉ đơn giản là luôn xem trọng những gì nhỏ nhặt nhất của cuộc sống thường nhật. Như một ngày đẹp trời, nhìn những bông hoa đang nở, những nụ cười hiền hay cùng ai đó uống một tách trà, và  luôn  biết ơn trân trọng mọi thứ xung quanh, vì hạnh phúc sẽ đến từ những gì nhỏ bé và bình dị nhất. Một trong những cảm giác hạnh phúc nhất mà ta có được là làm điều gì đó khiến những người mình yêu quý vui vẻ và mỉm cười. Hy vọng những ngày qua huynh đệ hài lòng với tất cả những gì hiến tặng, chia sẻ những tâm huyết mà Ban tổ chức muốn gởi đến với chư huynh đệ, bằng một trái tim muốn cho mọi người có những ngày bên nhau thật sự an bình, đào luyện và dọn dẹp bớt những xáo động, rác rến trong tâm. Với tất cả huynh đệ chúng ta và mọi người từng ngày trôi qua với nhịp sống hối hả nên vẫn còn nhiều vọng động, luôn phải cần hoàn thiện, nó đến từ con tim chân thành để ngồi lại với nhau. Những hạnh phúc nó vốn dĩ đơn thuần và bình dị như thế đó, xin đừng đánh mất những khoảnh khoắc êm đềm trong gió thu đã về trên các nẻo đường của Boston …

 

Những cơn mưa phùn chợt đến chợt đi, không gian quanh ta dường như lắng đọng. Trời thu dịu nhẹ vàng phai trong gió, sương mờ lãng đãng giăng trên đồi núi miên man, lãng đãng và gợi buồn khi chìm khuất trong mưa. ta sẽ cảm nhận được chút dư vị an yên của cuộc sống.

 

Có mười bốn ngày bên nhau niềm vui và hạnh phúc mà chúng tôi có được là những bữa ăn trong im lặng, cũng không nói nhiều, có từng bước chân nhẹ chậm, để có cơ hội lắng nghe nội tâm và quay vào bên trong, tất cả đều phải chậm lại ….sau giờ thọ trai từng bước chân kinh hành trên Phật điện, lời tha thiết cầu nguyện đảnh lễ của Sư Chị Nguyên Bổn. Sư Chị Như Ngọc và Sư Chị Như Hạnh với câu  kinh: Nh nương Đức Phật thoát vòng trần lao...Lòng không trìu mến chuyện tình thế gian…
Cầu cho thần thức nhẹ nhàng…..Nội trong giây phút thảy đồng về …..

đã thổi vào tâm thức đại chúng luồng năng lượng an bình.

 

Đôi khi giữa bộn bề cuộc sống, ta không nhận ra bản thân đã lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức... vào những thú vui vô bổ. Nhiều lúc ta vội vàng chạy đua cùng thời gian mà quên cảm nhận những thay đổi, điều thú vị, hạnh phúc xung quanh ta. Cứ thế, ta vội vả làm, ăn, ngủ, và vội vả… sống.

Trên bước đường đi tìm giá trị của hạnh phúc, có người đã tìm được câu trả lời và không ít người tìm mãi mà không thấy, dần dần đi vào bế tắc, tuyệt vọng như đi vào con đường không tìm thấy lối ra.

 

Hạnh phúc đâu phải ở nơi nào đó xa xôi mà ta phải vất vả đi tìm, nó ở ngay những niềm vui rất đỗi bình dị trong đời sống thường nhật của mọi người.

Hạnh phúc không phải chờ ai đó ban phát mà nó nằm ngay trong cảm nhận, suy nghĩ và hành động của mỗi người.

 

Tôi hỏi một đệ tử nhỏ của tôi: “Hạnh phúc của con là gì?” và đệ tử của tôi  đã trả lời: “Hạnh phúc là mỗi khi đi học về được Sư Phụ ôm con vào lòng.

 Hạnh phúc là vậy đó, có rất nhiều những niềm vui nho nhỏ, dù nhỏ thôi nhưng cũng đủ để khiến ánh mắt ta lấp lánh niềm hạnh phúc. Hạnh phúc, đôi khi cũng chỉ đến từ những điều bình dị ấy.

 

Thứ hạnh phúc này, không phải vì vinh hoa phú quý, cũng không phải đến từ danh tiếng hay địa vị, mà chỉ là những tình yêu thương và thấu hiểu rất đỗi bình thường. Nhưng chính thứ hạnh phúc này, lại giống như một bông hoa đang nở, dù âm thầm lặng lẽ, lại đem hương thơm làm rung động cảm xúc nội tâm và cảm hóa lòng người.

 

Tuy nhiên, lại có những lời nói dù cố ý hay vô tình, lại làm phiền và chen ngang những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, khiến người ta không khỏi cảm thấy nhói lòng. Hạnh phúc cũng là nỗi niềm riêng tư của mỗi người. Có những điều ta nhìn thấy, trong mắt ta, cho đó là bất hạnh khổ đau, nhưng trong lòng người khác có khi lại là niềm hạnh phúc.

 

Vậy nên, đừng vô ý làm phiền hạnh phúc của người khác. Học cách chúc phúc, học cách vui cùng niềm vui của người khác, ta sẽ nhận thấy rằng cuộc sống nầy rạng rỡ những nụ cười.

 

Hạnh phúc mà tôi có được là tôi yêu cuộc đời nầy và tôi luôn trân quý những người bạn đồng hành mà tôi đã có duyên gặp gỡ, bởi vì họ là những người luôn nâng niu từng bước cho tôi đi tới. Thế nên, tôi rất cần những bước đi  thật chậm, lắng nghe suối nguồn hạnh phúc trong tôi lan rộng, nuôi dưỡng trái tim còn quá nhiều vụng về để luôn biết ơn điều ấy. Những lúc rảnh rỗi tôi thường uống trà và đọc sách, có những giây phút quý giá cho riêng mình khiến tâm hồn tôi thanh thản hơn, sống bao dung hơn, giúp tôi có một tinh thần thoải mái và tràn đầy năng lượng. Và Tôi  luôn biết ơn cha mẹ và gia đình đã cho tôi một tuổi thơ ngập tràn niềm vui. Khi đến với đạo tôi biết ơn các bậc Thầy và những ngườibạn đồng hành luôn cho tôi cảm giác an toàn. Nên mỗi sáng mai thức dậy tôi thường ngồi trong tĩnh lặng với lòng biết ơn vô hạn.

 

 Những ngày đi qua của khóa tu học huynh đệ chúng tôi được quý Ni Trưởng dạy dỗ và hướng dẫn, nên chúng tôi ai cũng gặt hái được nhiều thành quả. Sẽ là hành trang giúp chúng tôi những ngày đi tới. Chúng tôi sẽ trân trọng những gì mình có, biết cảm thông và chia sẻ với mọi người và mở lòng mình đón nhận. Đó chính là hạnh phúc thật sự mà chúng tôi không phải đi tìm.

 

Để lấp đầy biết bao khoảng trống thênh thang; để nuôi dưỡng tâm hồn giữa trời đất hiền hòa, thi vị biết bao và để tận hưởng bầu trời pháp vị sau cơn mưa trong veo, cao vợi, ngọt ngào. Thật trầm lắng và để lại những lưu luyến khó quên. Vô thường hợp tan, tan hợp với những cảm xúc đong đầy, những bâng khuâng đọng lại trong từng trái tim của chúng tôi và để lại những niềm hỷ lạc.

 

Giờ tọa thiền cũng là kết thúc, mười lăm ngày tu học được khép lại bằng những bước chân chậm rãi của đại chúng. Màn sương đêm chầm chậm phủ lên mọi vật, gió thu lùa vào se se lạnh, vài chiếc lá phong nhẹ rơi như đưa con người vào thứ cảm xúc lẫn lộn, an yên và trầm lặng.

Nam Mô A Di Đà Phật
Viết tại Chùa Huê Lâm Boston, USA  2018
Thích Nữ Tâm Vân




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2014(Xem: 8409)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 8271)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7673)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
28/10/2014(Xem: 8005)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9468)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 15058)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8637)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 13410)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
23/10/2014(Xem: 8921)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
23/10/2014(Xem: 10722)
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]