Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tăng Bào

15/10/201807:51(Xem: 5453)
Tăng Bào


httringhiem-qd
TĂNG  BÀO

Từ thế tục cho đến Tôn giáo, thậm chí có những hội đoàn, quân đội…đều có màu sắc, dáng kích sắc phục khác nhau. Nhìn vào phân biệt ngay là đoàn thể, tổ chức hay Tôn giáo nào, ngay cả trong một Tôn giáo còn có nhiều sắc phục khác nhau cho mỗi hệ phái, dòng tu…Tăng bào còn gọi là pháp phục, pháp y của Tăng sĩ nhà Phật.

Từ thời Đức Phật, gọi là y ca sa, người sau gọi là “áo giải thoát, còn gọi là Phước điền y”. Ca sa phát âm bời chữ kasaya, có nghĩa là màu sắc phai nhạt, hoại sắc, không phải là màu sắc chính thống rõ ràng, chứng tỏ sắc phục Tăng sĩ không sặc sở lòe loẹt của thế gian, mang tính đạm bạc giản dị, thanh thoát.

                                                      ***

Thời gian đầu thành lập Tăng đoàn, chư Tăng vẫn phải xử dụng y phục giống các tu sĩ ngoại giáo, để phân biệt tu sĩ của Cồ Đàm và tu sĩ các tôn giáo khác,vua Tần-bà-sa-la đề nghị với Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Theo Luật Tạng Đại Phẩm tập 2, “Vào lúc bấy giờ, các vị Tỷ kheo nhóm Lục sư mặc các y cà sa màu ngà voi chưa được cắt. Dân chúng phàn nàn, phê phán chê bai rằng: ‘Giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy’. Các vị đã trình sự việc lên Đức Thế Tôn, ngài dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, không nên mặc các y chưa cắt; vị nào mặc thì phạm tội dukkata.”

Nhân lúc, Phật và Anan đi giảng thuyết ởDakkhināgira, Ngài nhìn thấy ruộng lúa ở Magadha có hình vuông cách nhau bằng  đường bờ ranh đê, ngài liền bảo Anan theo mẫu ấy may y cho chư Tăng:   “Này Ānanda, ngươi có khả năng tạo nên các y có kiểu mẫu như thế cho các vị Tỷ kheo không? Bạch Thế Tôn con có khả năng.” Anan liền tạo mẫu theo lời dạy của Phật, Phật rất vừa ý và khen “A Nan Đa là người khéo léo, ngay cả trong lĩnh vực khâu vá! Một Sa môn đủ đức hạnh là người biết tự khâu vá mảnh y của mình, không để chỉ viềng bung ra, và không bao giờ bị chỉ trích là phí phạm vật dâng cúng của các hàng thiện nam tín nữ”.Phật nhớ lại trong quá khứ,“Chư Phật đều lấy hình thức thửa ruộng làm điều tướng của Y, từ đây về sau cũng phải y nhưvậy lấy hình thức này làm điều tướng của Ca Sa…”.gọi là Cát Triệt Y hay Điền Tướng Y tượng trưng cho sự tăng trưởng và phước lành, cũng gọi là pháp y.

Y ca sa của một tỳ kheo có ba loại: “ngũ y, thất y và đại y (25 điều). Y  không xử dụng gấm vóc lòe loẹt sang trọng, không dùng vải lông thú, tơ tằm để tổn hại sinh vật; chỉ cần vải thường thô sơ khỏi phí phạm của bá tánh.Do đó, trong Luật tạng ghi rằng: “Phật chế tam ycâu dụng, thô sơ ma bố, thú mao tàm khẩu hại vật thương từ, y khả bất giới dư?” 

Ba y gồm “tiểu, trung và đại”. Theo luật nghi Khất sĩ do tổ sư Minh Đăng Quang quy định, ba y gồm có y thượng mặc khi hành lễ hoặc đi ra khất thực, trung y là loại mặc ở trong và hạ y là mặc ở dưới.

Luật Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu gọi Ngũ y (pháp y 5 điều), gồm 5 mãnh, cả tấm y gồm 10 mãnh, cứ một mãnh dài ráp với một mãnh ngắn theo chiều dọc gọi là một điều.

Trung y  mặc ở trên. Y này gồm 7 mảnh nên còn gọi là y thất điều, cả tấm y gồm 21 miếng, cứ 2 miếng dài thì 1 miếng ngắn ráp lại thành một điều.

Đại y  là đắp ngoài của chư tăng. Y này gồm 9 mảnh nên còn gọi là y cửu điều. Cả tấm y gồm 27 miếng, mỗi hàng hai miếng dài một miếng ngắn ráp lại gọi là một điều. Luật tạng cũng quy định, tùy theo cấp bậc và đạo hạnh mà chiếc y Tăng-già-lê có thể có từ 9 đến 25 điều. Những vị càng đạo cao đức trọng càng có tấm y Tăng-già-lê nhiều điều.

Cũng theo Phật Giáo Bắc truyền, thì Y Ca Sa có 3 bậc: Thượng, Trung và Hạ, chia thành chín phẩm:

- Bậc Hạ: từ y 9 điều đến 13 điều. Ba y này mỗi điều có 2 khoản dài, 1 khoản ngắn.

- Bậc Trung: có y 15 điều đến 19 điều. Ba y này mỗi điều có 3 khoản dài, 1 khoản ngắn .

- Bậc Thượng: từ 21 điều đến 25 điều.

Ba y này, mỗi điều có 4 khoản dài, 1 khoản ngắn. Y 25 điều tức là Y Bá nạp, vì trong 4 khoản dài, 1 khoản ngắn, tính ra có trên 100 miếng vải nhỏ nối ráp lại, nên cũng là y Bá nạp .Như vậy, quan điểm Bắc truyền khác với nguyên thủy về ba y, vì Bắc truyền bên trong nội y mặc đồ vạc khách, đồ ngắn, ba y kia để đi ra ngoài, khi tiếp khách hoặc lúc hành lễ.

                                          ***

thichthiensieu

Khởi nguyên trước khi chế ra hình thức điều,chư Tăng nhặt vải từ nghĩa địa, từ đường cái, từ hố phân, từ giường trẻ, vải tẩy uế, vải từ chỗ tắm, vải trên đường về nghĩa địa, vải bị cháy, bị gia súc ăn, bị kiến ăn, bị chuột ăn, vải rách, vải làm cờ, vải bỏ từ điện thờ, y của nhà khổ hạnh, vải từ cuộc lễ, vải do thần thông biến hoá, vải gió bay, vải do thiên thần bố thí, vải trôi giữa biển, lấy một trong những thứ vải này vị ấy nên xé bỏ những mảnh rách nát, giặt sạch những mảnh lành lặn để làm thành một cái y, gọi là y phấn tảo. Hiện nay chư Tăngtại một số tu viện lớn ở Srilanka hay Miến Điện vẫn còn giữ được truyền thống đó.

Tại sao phải ba y? theo truyền thuyết, đức Thế tôn nhìn thấy một số chư Tăng có vị cuộn y đội đầu, kẹp nách, có vị thì cuộn y ở vai, có vị thì cuộn y ở hông, Phật liền hạn chế về y cho các Tỷ kheo. Vào một đêm mùa đông, tuyết sa rất lạnh, đầu đêm Thế Tôn đắp chiếc y nhập vào thiền có giác, có quán, đến lúc nửa đêm cảm thấy hơi lạnh, Thế Tôn bèn đắp thêm chiếc y thứ hai, nhưng đến cuối đêm, lại cảm thấy lạnh hơn, bèn đắp thêm chiếc y thứ ba. Thế rồi, ngài suy nghĩ: “Các đệ tử của Ta chỉ cần mặc ba y (ngày xưa Ấn độ tu sĩ chỉ đắp y mà không mặc ao như Bắc truyền) là đủ ngăn ngừa những khi quá lạnh, quá nóng, đề phòng muỗi mòng, che khuất sự hổ thẹn, không làm tổn thương đến thánh thể. Nếu ai không chịu nổi rét lạnh thì Ta cho phép đắp thêm những chiếc y cũ kĩ.”

Sáng sớm hôm sau, ThếTôn đi đến chỗ các Tỳ kheo Ngài chế giới mỗi Tỳ Kheo chỉ nên sắm và mặc ba Y: “Từ hôm nay trở đi, Ta cho phép các Tỳ kheo chỉ cất giữ chừng ba y. Nếu được vải mới thì may một y Tăng già lê hai lớp, một y Uất đa la tăng một lớp và một y An đà hội một lớp. Nếu ai không kham chịu lạnh thì Ta cho phép tùy ý xử dụng thêm những chiếc y cũ.”

                                                   ***

Sau khi chế tác các “y điều”, Tăng Huy ký giải thích: “Trong ruộng chứa nước, sanh trưởng mầm lúa, lấy gạo nuôi dưỡngthân mạng, còn Pháp Y là ruộng bởi thấm nhuận nước Tứ Tư Lương:

 1. Phước Đức Tư Lương, tức thiện căn của việc Bố thí, Trì giới.v.v…hành 5 Pháp trong Lục Độ.

2. Trí Đức Tư Lương, tức do tu tập pháp thứ 6 trong lục độ, hành trì pháp chánh quán cho nên đắc được diệu trí.

 3. Tiên Thế Tư Lương, do kiếp trước tu tập tích tụ thiện căn cho nên đời nầy có đầy đủ phước trí trang nghiêm.

 4. Hiện Pháp Tư Lương, do công năng tu tập ở đời này mà được phước trí đầy đủ. Làm tăng trưởng mầm Tam Thiện (tức vô tham, vô sân, vô si, nhân đó mà sanh vô lượng thiện pháp) lấy các pháp đây làm chất dinh dưỡng để nuôi lớn Pháp Thân Huệ Mạng.

Nhuộm y thành màu ca sa là không còn giữ được màu sắc chính, đã được nhuộm bằng nước do các vỏ cây giã ra, đặc biệt là từ gỗ và vỏ cây mít băm vụn, đun trong nồi, biên thành màu hoại sắc.Nghĩa là không xanh vàng đỏ trắng đen…Xưa kia do lượm vải chắp vá nên sắc màu không đồng nhất, vì thế không nhất thiết phải nhuộm như sau này. Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: “Áo Cà Sa do nơimàu sắc mà được gọi tên như vậy, tiếng Phạm gọi đủ là Ca-La-Sa-Duệ. Xứ này gọi là không chánh sắc”. Trong Tứ Phần Luật dạy: “Tất cả các màu thuộc chánh sắc đều không được dùng làm màu của áo Ca Sa, màu của áo Ca Sa dược dùng là màu hoại sắc…”. Trong Nghiệp Sớ ghi: “Màu của Ca Sa được định vào thời Lương Võ Đế, dùng màu đỏ thêm vào mực đen cho ngã sắc thành nâu, đây là màu hoại sắc của Đạo phục Tăng Ni.”. 

Về sau, xã hội hòa nhập, giao lưu trên thế giới, tùy tập quán khí hậu thổ nhưỡng mà chiếc áo cà-sa cũng phần nào cải cách, từ cách may cho đến màu sắc để phân biệt hệ phái tông phong của mỗi quốc gia. Ở Ấn Độ và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy nhuộm y nâu, đỏ bầm; ở Việt Nam, Trung Quốc y cà sa nhuộm các màu vàng đậm vàng tươi; ở Hàn Quốc y cà sa nhuộm màu lam; ở Nhật Bản y cà sa nhuộm màu đen hay nâu đen (màu trà); ở Tây Tạng, y cà sa nhuộm màu nâu đỏ…

Do giá trị của Tăng bào mà có nhiều định nghĩa khác nhau trong giáo luật Bắc truyền như:Y Ca Sa còn gọi là Giải thoát phục,là ly nhiễm phục.

Kinh Hiền Ngu Phật dạy: “Ca Sa là áo xuất thế”. Kinh Như Huyễn Tam Muội Phật dạy: “Ca Sa là Y Vô cấu, còn gọi là Y nhẫn nhục, Y Liên hoa vì không nhiễm bùn nhơ, Y Tràng tướng vì không bị tà ác làm cho khuynh ngã, Y Điền tướng vì khi người nhìn thấy không sanh tâm ác, Y Tiêu sấu vì người đắp y này có thể diệt trừ các phiền não, còn gọi là Y Ly trần, Y khứ uế.

Theo sách Phật chế Tỳ Kheo Lục Vật Đồ thì y cà sa có 12 tên gọi là: 1.Cà sa; 2.Đạo phục (áo của người tu hành theo đạo Phật); 3. Thế phục (áo của người xa rời thế tục); 4. Pháp y (áo theo đúng pháp quy định); 5. Ly trần phục(áo của người thoát tục); 6.Tiêu sầu phục (áo có khả năng tiễu trừ phiền não); 7. Liên hoa phục (áo như hoa sen không nhiễm bùn); 8. Gián sắc phục (áo không dùng năm màu chính để nhuộm); 9. Từ bi phục (áo của người thực hành đức từ bi); 10. Điền tướng y (áo theo hình thửa ruộng); 11. Ngọa cụ (dụng cụ để ngồi); 12. Phu cụ (dụng cụ dùng để đắp).

Do giá trị uy đức của chư Tăng xử dụng y, nên  đời sau để làm tăng giá trị của y tướng, nên, Kinh Bi hoa nói về 5 đức tính của y như:

1. Người thế tục nếu biết kính trọng cà-sa sẽ tiếp nhận được Tam Thừa (tức Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa),

 2. Thiên long nhân quỷ nếu biết kính cà-sa cũng đắc Tam thừa,

3. Quỷ thần và chúng sinh chỉ cần bốn tấc vải của chiếc áo cà-sa cũng được no đủ,

 4. Chúng sinh hằng tâm niệm về chiếc áo cà-sa sẽ phát sinh được lòng Từ bi,

 5. Giữa nơi trận mạc, nếu có được một mảnh nhỏ áo cà-sa và biết cung kính mảnh áo ấy cũng thắng trận.

Trong kinh Tâm Địa Quán thì nêu lên 10 lợi ích của chiếc y cà sa, đó là: Che thân khỏi thẹn ngượng; tránh ruồi muỗi, nóng rét; biểu thị các tướng của sa môn; sinh phúc cõi phạm thiên; nảy sinh bảo tháp tướng diệt mọi tội; màu không rực rỡ không làm nảy sinh lòng ham muốn; vĩnh viễnđoạn trừ phiền não; tiêu trừ tội lỗi, nảy sinh điều thiện; như nơi đất tốt có thể làm nảy sinh lòng bồ đề; như giáp trụ, mũi tên độc phiền não không làm hại được.


gioi dan-7gioi dan-6gioi dan 5gioi dan 4gioi dan 3gioi dan 2gioi dan 1gioi dan 0phuoc dien y

                                                      ***


Như vậy,phước điền y là Tăng bào, là đạo phục biểu thị cho nhiều đức tính và đức tướng giải thoát. “Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” – do tâm giải thoát nên biểu hiện tướng giải thoát, trong đó vật dụng của chư Tăng như y và bát cũng đơn điệu, giản dị.

Từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, ảnh hưởng tín ngưỡng bản địa và cung cách lễ nghi tôn giáo, phong cách Thiền đã mờ nhạt trước trào lưu lễ nhạc cung đình. Tăng bào phần lớn ảnh hưởng đình đám ma chay trở thành lễ phục sắc màu lòe loẹt. Áo hậu đôi tay lụng thụng như phẩm phục vua quan, pháp y là những mãnh vải lụa  gấm kết hợp màu sắc thế tục. Hình tướng gần giống áo mão cân đai triều phục, lễ nhạc không xa với âm điệu cung đình. Những bậc chân tu giữ đúng giới luật Phật chế ẩn thân nơi chốn non cao núi thẳm. Vì thế, tín đồ không còn biết đạo Phật chính thống là thế nào. Nhìn lại hình ảnh đức Thế Tôn và Tăng đoàn đầu trần chân đất –

Một bát cơm ngàn nhà,

Thân chơi muôn dặm xa,

Mắt xanh xem trần thế,

Mây trắng hỏi đường qua

(Đường xưa mây trắng - HT Thích Nhất Hạnh)

                                                 ***

Thich Nhat Hanh8

Những bậc có chí hướng xuất ly tam giới mới chọn nếp sống “tam thường bất túc”, cuộc sống giản dị thanh bần.Tỳ kheo có 3 nghĩa: Khất Sĩ, Bố Ma, Phá Ác, thì pháp tướng là điều tiên quyết thể hiện chân tâm ly trần.PGVN ngày nay, chư Tăng ưu tư cho những pháp phục không đồng nhất, khó phân biệt trật tự giữa các giáo phẩm, các hệ phái…nên đã từng có những cuộc hội thảo đặt ra từ điền y đến pháp phục.Ngoài ba y mà Phật chế, nay có thêm pháp phục. Truyền thống PGVN xa xưa, “áo nhật” màu lam  các chú sa di thường mặc, “áo tràng” màu dà các thầy xử dụng chấp tác lao động hoặc đi ra ngoài.Áo hậu màu vàng và pháp y dùng để hành lễ.Như vậy ba y chỉ dùng cho lúc hành lễ, không như hệ phái Khất sĩ và Phật giáo Nam tông pháp y là vật bất ly thân.

Hòa Thượng Thích Thiện Siêu cho biết,trong Luật Nghi ghi rằng: "Phật chế ba pháp y là áo mặc duy nhất của Tăng đồ khi thọ giới và cũng để làm trang phục hoạt dụng thường ngày như hành lễ, thuyết pháp thọ trai, khất thực…, vì đó là y phước điền, y giải thoát trong giới đức tinh nghiêm biểu hiện sự trang sức, là lễ phục đẹp nhất của người tu sĩ Phật giáo" .

Trong đời sống hội nhập, PGVN không còn là ốc đảo biệt lập, vì thế nhiều yếu tố đặt ra, trong đó thống nhất về pháp phục mà sắc màu phước điền y là quan trọng; nhưng thật tâm mà nói, nếu chỉ chú trọng giải quyết về ngoại tướng gọi là thống nhất pháp phục thì khó mà thành công nếu không chú trọng khuyến giáo và nâng cao chí hướng xuất trần, có thế Phật giáo mới kềm hãm được những hành tung sa lầy thế tục. Hiện tượng pháp y không còn chế tác đúng với luật nghi,chẳng những thế lễ lộc cũng được một số nơi chế tác quá đà lạc sang thế tục hóa. Cũng từng có nhà sư giữ chức sắc nghi lễ trong GHPGVN hiện nay, làm tượng Phật bằng hàng mã để đốt như từng đốt hình nhân. Phật giáo đã đi quá xa nguồn cội thế sao? Chả trách họ đem kinh điển ra ngả giá cho mỗi tang ma đám cúng! Thế thì áo mão cân đai sắc màu thế tục múa lửa đình đám cũng chỉ làm trò mua vui chứ không còn là thể hiện nhân cách giải thoát của đệ tử Phật.

***

ht-thien-sieu

Phước điền y nguyên thủy, được phục hoạt bởi Tổ sư Minh Đăng Quang vào bán thế kỷ XX tại miền Nam Việt Nam, sau đó năm 1930, Phật giáo Nam Tông xuất hiện để hình ảnh Tăng đoàn đức Phật xa xưa tái hiện. Tuy Tăng bào nguyên thủy xuất hiện khá muộn tại Việt Nam so với Phật giáo các quốc gia Nam truyền, dẫu sao cũng còn lưu truyền giá trị để cho quần chúng hiểu được thế nào là một “giải thoát y – phước điền y” . Đức Phật khi xưa đã dạy:

 “Ai mặc áo cà sa

Tâm chưa rời uế trược

 Không tự chế, không thực

 Không xứng áo cà-sa”.

(Pháp cú, 9)

 “Ai rời bỏ uế trược

Giới luật khéo nghiêm trì

 Tự chế, sống chơn thực

Thật xứng áo cà-sa”.

(Pháp cú, 10)

 

MINH MẪN

14/10/2018

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2020(Xem: 7235)
Trên lộ trình tu học, tìm hiểu Phật pháp, và tự đặt mình vào cương vị một người con Phật, đôi khi sự tự hào không chỉ hỗ trợ tinh thần vững tiến mà còn giúp thêm cho ý chí hanh thông, vượt qua nhiều chướng duyên, trong lý tưởng mình đã chọn. Trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều như hiện nay, kiến thức và sự tự hào ấy được chắp thêm nhiều đôi cánh thêm bay cao, bay xa.
28/08/2020(Xem: 7378)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Dươc Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Kính Bái Bạch Thượng Tọa Thích Tâm Phương, Tổng Vụ Trưởng TV Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTNHN tại UĐL-TTL, Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức, Thay mặt Ban Hướng Dẫn Gia Đinh Phật Tủ Việt Nam tại Úc Đại Lợi, chúng con cung kính cung thỉnh Thầy hoan hỷ quang lâm chứng minh buổi: Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện Nạn Nhân Covid-19 & Lễ Cài Hoa Hồng Nhân Mùa Báo Hiếu Qua trực tuyến: https://youtu.be/__xo5VCsy34 Vào tối Thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 năm 2020 lúc 23:00g Melbourne.
28/08/2020(Xem: 15418)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
28/08/2020(Xem: 12783)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.”
27/08/2020(Xem: 7181)
Trong gần nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Phật đã giảng dạy và hóa độ cho rất nhiều người thuộc nhiều thành phần, căn cơ và nguồn gốc khác nhau. Tùy cơ duyên mà Ngài sử dụng những phương cách giảng khác nhau để khai mở trí tuệ cho hàng đệ tử. Có khi Ngài dùng lời dịu dàng để khuyên răn. Có khi Ngài dùng các lý luận sắc bén để thuyết phục. Có khi ngài dùng những ví dụ, những ngụ ngôn. Có khi ngài dùng những định nghĩa. Cũng có khi Ngài dùng các ẩn dụ mạnh mẽ.
27/08/2020(Xem: 4720)
Tiến sĩ Phật tử Pierce Salguero là một tác giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, người hâm mộ và nhà phê bình Phật giáo & Y học Châu Á. Ông là Tổng biên tập Y học Châu Á: Tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế Y học Cổ truyền Châu Á; là Phó Giáo sư Lịch sử Châu Á & Nghiên cứu Tôn giáo; Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu Liên ngành.
26/08/2020(Xem: 7756)
Phần này bàn về cách dùng quan tiền và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ quốc ngữ và nước ngoài. Ngoài ra, một số nhận xét của người ngoại quốc khi dùng đồng tiền An Nam cũng cho thấy thực trạng của loại tiền này. Các phê bình này hầu như thiếu vắng trong tài liệu Hán, Nôm hay chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập hay khảo sát sâu xa.
25/08/2020(Xem: 10282)
Cư sĩ George Kinder được Quốc tế công nhận là Cha đẻ Phong trào Lập Kế hoạch Cuộc sống(*), ông được đào tạo tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ và đã thực hiện một cuộc cách mạng về tư vấn tài chính trong hơn 30 năm, bằng cách đào tạo hơn 3.000 chuyên gia tại 30 quốc gia trong lĩnh vực tài chính lập Kế hoạch Cuộc sống (the field of financial Life Planning). Ông thành lập Viện Kế hoạch Cuộc sống Kinder (the Kinder Institute of Life Planning) vào năm 2003 sau 30 năm làm nhà Hoạch định tài chính và Cố vấn thuế.
25/08/2020(Xem: 6346)
Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường. Họ cứ như một tiểu thuyết gia tài tình, uốn nắn nhân vật trong truyện với ngòi bút tinh xảo đầy quyền uy của mình thành một nhân vật như ý muốn: "Muốn sống được sống, muốn chết được chết và đặc biệt đang từ một Nữ Hoàng Đế mộ Đạo Phật trở thành một người phụ nữ dâm đãng, tàn ác giết người không thương tiếc". Nhân vật tôi muốn viết dưới đây là vị Nữ Hoàng Đế của triều đại Đường bên Trung Quốc: Võ Tắc Thiên, người đàn bà lừng danh kim cổ có một không hai trong lịch sử loài người.
25/08/2020(Xem: 6093)
(Ghi chú của người dịch: Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh. Bài này nêu ra hai phong cách: nhóm thứ nhất, những người dùng thiền chánh niệm cho các mục tiêu thế gian, và nhóm thứ nhì, những người có niềm tin Phật Giáo và dùng thiền chánh niệm cho lộ trình tu học giải thoát. Thiền chánh niệm hiện đang dùng cho nhiều mục tiêu trần gian, ở bệnh viện, trường học, quân đội… Thiền đưa tới nhiều lợi ích tới nổi nhiều tu sĩ các tôn giáo khác cũng Thiền tập và ứng dụng theo kiểu riêng của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]