Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày-tiếp-nối của Sư Ông Nhất Hạnh (bài viết của Sư Cô Huệ Trân, do Thượng Tọa Nguyên Tạng diễn đọc)

15/10/201817:06(Xem: 11338)
Ngày-tiếp-nối của Sư Ông Nhất Hạnh (bài viết của Sư Cô Huệ Trân, do Thượng Tọa Nguyên Tạng diễn đọc)

ngay ket noi su ong nhat hanh-3
Ngày-tiếp-nối của Sư Ông Nhất Hạnh

Bài viết của Thích Nữ Huệ Trân
Diễn đọc: Thích Nguyên Tạng




 

           Thưa Thầy,

Mỗi lần, khi chợt nghĩ đến Thầy, tâm con lại khởi ngay lên 2 tiếng “Thưa Thầy”. Tự nhiên như thế. Có lẽ, vì nghĩ đến Thầy nên con muốn thưa Thầy những điều con đang nghĩ chăng?

            Từ gần hai thập niên nay, con đã nhiều lần âm thầm “Thưa Thầy” như thế, kể cả thời gian mười năm trước đó, dù chưa được diện kiến Thầy nhưng nhờ được đọc sách Thầy viết mà con có niềm tin là khi con cần nương tựa, cần dìu dắt, con “thưa” thì thế nào Thầy cũng “nghe” thấy.

            Vì sao con có niềm tin này ư? Há chi phải biết vì sao! Cảm nhận được như vậy đã là quá đủ, quá hạnh phúc cho con!

            Thưa Thầy,

            Con chỉ là một đứa con nuôi của Thầy, từ ngày 17 Tháng 2 năm 2008, là ngày con chính thức được thọ giới Sa-Di-Ni.

            Ôi, sao con lại để cái mặc cảm là con nuôi, khi lần đầu đến An Cư Kiết Đông 2007 – 2008, trong Đại Giới Đàn Thanh Lương Địa tại Làng Mai, con đã được Thầy “hiểu và thương” như bao con ruột của Thầy, nghĩa là như bao thầy cô trong tăng thân. Có lẽ, dù tình thương trong Thầy bao la không phân biệt nhưng trên thực tế, con vẫn tự biết con chỉ là đứa con, xuống tóc ở một ngôi chùa phương xa và thỉnh cầu được đến thọ giới tại Đại Giới Đàn ở Làng Mai, Pháp quốc. Lời thỉnh cầu của con được chấp thuận. Và đó là hạnh phúc lớn lao đối với kẻ xuất gia muộn màng như con mà còn đủ duyên được tiếp xúc với một pháp môn đang tải đạo vào đời trên khắp hoàn vũ.

            Từ giữa tháng 11 năm 2007, những ngày đầu bỡ ngỡ với không gian, thời gian và cách hành trì đầy chánh niệm và tỉnh thức của tăng thân trong từng phút giây, trong mọi địa điểm, đã khiến con cực kỳ rúng động.

            Có một nơi chốn như thế này giữa cõi ta-bà nhiều uế trược ư?

su ong lang mai

            Trong mùa An Cư Kiết Đông này, Thầy giảng kinh Kim Sư Tử Chương cho đại chúng. Thành phần đại chúng thì hầu như đủ mọi quốc tịch nên Thầy cứ tuần tự, khi ở thiền đường Nước Tĩnh, Xóm Thượng vừa giảng bằng Pháp-ngữ thì buổi kế tiếp ở thiền đường Hội Ngàn Sao, Xóm Hạ sẽ giảng bằng Việt-ngữ và khi xuống đến thiền đường Trăng Rằm, Xóm Mới thì Thầy sẽ dùng Anh-ngữ mà thuyết giảng. Nơi đâu cũng có hệ thống chuyển âm trực tiếp qua 2 ngôn ngữ do chính quý thầy cô Làng Mai phụ trách nên đại chúng dự thính như đang được nghe thẳng từ Thầy. Duy-tuệ-thị-nghiệp hiển lộ nơi đây, tự nhiên, nhẹ nhàng, mà thấu đạt, như lời Thầy từng nhắc nhở, là nghe pháp thoại phải như đón cơn mưa, tắm đẫm đất-tâm, chứ đừng nghe như lấy chậu, hứng để dành mà không biết để dành làm gì!

            Trước mỗi buổi thuyết giảng, quý thầy cô thường chậm rãi đi lên pháp tòa bằng địa hình vòng cung hai bên trái, phải. Sau khi an vị, Thầy thỉnh một tiếng chuông. Tăng thân đồng cất tiếng tụng Bát Nhã Tâm Kinh bằng Anh-ngữ hoặc Pháp-ngữ, rồi niệm Quán Thế Âm bằng Việt-ngữ.

            Lần đầu được có mặt trong không gian đó, con đã xúc động đến rơi lệ. Con không phân biệt được là tăng thân đang tụng hay đang hát. Con chỉ cảm nhận giòng suối âm thanh đó tuyệt vời quá! Suối không chỉ chuyên chở Tâm Kinh trong không gian thiền đường, mà Tâm Kinh như đã và đang bay ra khỏi những khung cửa kính mờ sương, bay lên những vòm cây phủ tuyết trắng, bay xa, bay cao mời gọi mặt trời ….  

            Mở đầu buổi thuyết giảng như thế, trong khung cảnh đầy nghệ thật và thiền vị của ánh nến lung linh, bình hoa nhỏ, thư pháp xúc tích …. nhất nhất đều đơn giản, nhưng là sự đơn giản của chiều sâu tâm linh và nghệ thuật. Từ đó, tâm hồn đại chúng đã nhẹ nhàng được mở ra mà không hay; bởi cánh cửa này nhẹ quá! khéo quá! Như người đang men theo những lối mòn trong rừng, bất chợt tới bìa rừng thì thấy cánh đồng hoa bát ngát gọi mời…

            Bước chân nào mà không hân hoan cất lên, và bước tới.

            Thưa Thầy,

            Cũng trong mùa An Cư Kiết Đông đó, con bất ngờ chứng nhận được phần nào lời Thầy dạy khi thiền hành. Con còn nhớ, đó là ngày Thầy giảng bằng Pháp-ngữ, ở thiền đường Hội Ngàn Sao, Xóm Hạ. Thầy nhắc nhở là khi thiền hành, nếu đặt được chánh niệm vào bước chân thì ta có thể đi như Bụt đi, dù ta đang có khổ đau trong lòng.Hãy ôm ấp nỗi đau mà đi trong an lạc. Hãy để nỗi đau đi cùng ta, với thiên nhiên quanh ta là linh dược. Có thiên nhiên cùng đi, ta sẽ bước được những bước thảnh thơi cho tổ tiên, cho ông bà, cho cha mẹ, cho người ta thương và cả người không thương ta ….

            Đó cũng là ngày giỗ Cha của con.

            Trên đường thiền hành ngập lá phong rơi, đại chúng thong dong theo bước chân Thầy.

            Trên cao, mặt trời đã lên. Mây xanh. Và gió nhẹ.

            Trong con, dù đang ôm ấp niềm đau nhớ Cha nhưng mặt trời vào trong con vẫn bừng sáng!

            Đây rồi! Đúng như lời Thầy từng dạy. Hãy biết đón thiên nhiên vào cùng ta để thiên nhiên với ta là bạn. Những hàng cây khẳng khiu mùa đông, những chiếc lá đang rơi, những bông hoa dại đang nở …. nếu ta biết đón nhận, chúng đều là những yếu tố có thể xoa dịu niềm đau.

            Ngay khi cảm nhận được như thế, thẳm sâu trong trái tim con bỗng thầm thì tiếng vọng: “Cha ơi, con đang bước cho Cha đây! Con cũng đang bước cho Mẹ! Con cũng bước cho Ông Bà và Tổ Tiên …”

            Khi đoàn thiền hành theo dấu tay Thầy, dừng lại, con vẫn cảm nhận bàn chân mình còn ấm hơi Cha.

            Thưa Thầy,

            Có phải vừa rồi con không chỉ bước cho Cha, mà còn được bước cùng Cha?

            Con đã nhặt một lá phong, trên bãi cỏ Thầy ngồi uống trà hôm đó. Con đã ép khô, và viết xuống đó 3 chữ “Tạ ơn Thầy”.

           

su ong lang maisu ong lang mai-2


Một lần thiền hành trong ngày dành cho xuất sĩtại nội viện Phương Khê, Thầy dừng lại, ngồi nghỉ trên một chiếc võng xanh bắc ngang hai thân cây. Chúng con đều hạnh phúc ngồi quanh Thầy. Bất ngờ, Thầy lấy trong túi áo lạnh ra, một trái chanh nhỏ xíu, mầu vàng, đưa về phía con và nói: “Thầy cho Huệ Trân trái chanh này. Đây là trái chanh nhưng không phải để ăn đâu. Trái chanh này là thuốc đó, để ở trong túi, lâu lâu lấy ra ngửi cho khỏe. Giữ được 7 ngày thôi.”

                Khi mang về, con hỏi sư cô cùng phòng thì được sư cô chỉ rõ thêm: “Loại chanh này trồng quanh nội viện Phương Khê, hương của nó là một vị thuốc giúp hơi thở dễ điều hòa, thông khí quản. Sư Ông thương, mới cho biết loại chanh này đó. Thỉnh thoảng em cầm lên hít nhẹ, thở sâu. Khỏe lắm đó!”

            Ôi, những món quà hạnh phúc, những món quà tình thương mà chỉ một  mùa An Cư đầu tiên, đứa con nuôi phương xa cũng cảm nhận được biết bao ân cần, bi mẫn.

            Vì đã được thọ giới Sa-Di-Ni cùng với gia đình Cây Lê nên An Cư Kiết Đông từ giữa Tháng 11 năm 2009 đến Tháng 2 năm 2010, con lại được về Làng dự Đại Giới Đàn Thủy Tiên để thọ giới Thức Xoa Ma Na và sau cùng là Đại Giới Đàn Lắng Nghe, Mùa An Cư 2010 – 2011 để thọ Đại Giới Tỳ-Kheo-Ni.

            Ba mùa An Cư Kiết Đông, được cùng tu tập và sống trọn vẹn trong tình thương của Thầy, của tăng thân, con âm thầm tưới tẩm những hạt mầm tuyệt hảo đó trong hồ-tâm, để ngăn ngừa và chống chỏi với bão giông còn tràn ngập trong cõi tạm này. Lời Thầy khuyên khi con đảnh lễ Thầy, trước hôm rời Làng, con vẫn khắc ghi. Đặt nhẹ tay lên đầu con, Thầy nói nhỏ: “Về bên đó, ráng tu cho giỏi nghe con. Bớt xem báo chí, tránh nghe tin tức thị phi. Chỉ tu và giúp những người khổ đau đang cần giúp”.

            Con chắp tay, cúi đầu “Dạ” khi nước mắt chợt rơi trên búp tay sen.

 

            Từ đó, con chỉ được gặp lại Thầy những lần Thầy sang Hoa Kỳ hoằng pháp. Đặc biệt là những khóa tu tại TV Lộc Uyển, tỉnh Escondido, miền Nam California.
su ong lang mai-3

            Thưa Thầy,

            Từ ngày bất ngờ Thầy bị đột quỵ khi đang trị bệnh tại bệnh viện ở tỉnh Bordeaux, vào tháng 11 năm 2014, Thầy không còn đăng đàn thuyết giảng nữa. Nhưng từ đó tới nay, những khóa tu thường xuyên ở mọi địa danh trên khắp thế giới mà Làng Mai thường tổ chức, đã vẫn tiếp tục, như chưa từng ngừng trệ. Thầy đã chứng kiến được sự tiếp nối mầu nhiệm tràn đầy uy lực và năng lực mà Thầy đã tận tụy trao truyền bao năm cho đàn con.

            Nếu con nhớ không lầm thì không phải sau khi bị đột quỵ Thầy mới nhìn thấy sự tiếp nối, mà khoảng đầu tháng 9 năm 2009, tại YMCA, công viên Estes, tiểu bang Colorado, dự trù có một khóa tu với chủ đề “One Buddha is not enought” (Một vị Bụt thì không đủ) Thầy nhận lời hướng dẫn. Nhưng khi sắp đến giờ lên xe Bus từ tiểu bang Massachusetts để ra phi trường đi Colorado, các thầy cô trong tăng thân tháp tùng mới biết là Thầy không cùng đi.

            Đây là lần đầu tiên trong quá trình hoằng pháp từ nhiều thập niên, Thầy đã bất ngờ không có mặt. Sự việc bất ngờ và bất thường này có thể làm rúng động một số sư cô, sư chú trẻ, nhưng Thầy trấn an là, không có Thầy, sẽ vẫn có khóa tu.

            Sự cố này, chỉ một số thầy cô lớn được biết, để kịp chuẩn bị những gì cần làm. Đó là ở khóa tu trước đó một tháng, Thầy đã ho ra máu! Các bác sỹ nghiêm trọng yêu cầu Thầy nhập viện. Thầy đã nhẹ nhàng nhưng cương quyết bảo rằng, chờ hết khóa tu rồi mới nhập viện. Và Thầy hoàn mãn khóa tu đó, đúng như chủ đề: “Bình An, Hạnh Phúc, Hy Vọng”.

            Không ai biết Thầy bệnh và đáng lẽ phải nhập viện!

            Nhưng sau đó là khóa tu tháng 9 thì các bác sỹ không nhượng bộ nữa. Họ hộ tống Thầy nhập viện ngay. Thầy biết không thể chần chờ sự điều trị lâu hơn nên đã họp các thầy cô lớn trong ban giáo thọ để trách nhiệm thay Thầy trong khóa tu kế tiếp. Thầy đã hoan hỷ nói: “May thay, đây cũng là cơ duyên để Thầy biết Thầy đã có tiếp nối chưa”.


ngay ket noi su ong nhat hanhngay ket noi su ong nhat hanh-2


            Thưa Thầy,

            Từ mấy năm nay, sự tiếp nối mầu nhiệm đã như giòng sông cuồn cuộn xuôi chảy chưa từng ngưng nghỉ. Sông qua nơi nào, đều để lại phù sa mầu mỡ nơi đó, cho đất mầu kết trái nở hoa làm đẹp cho đời. Sự tiếp nối kỳ diệu mà bất cứ ai có chút quan tâm đều dễ dàng thấy được, là sự tiếp nối đó luôn được nuôi dưỡng bền bỉ, chăm sóc cẩn thận, nhẹ nhàng từ những sư em, sư chị, tới sư anh …. Tình thương như những móc xích đan vào nhau, cứ tiếp nối từng giọt nước hòa vào giòng sông, thì tất nhiên, sự tiếp nối sẽ là đại dương vô cùng vô tận, giông bão nào mà ngăn được trùng khơi.

            Thưa Thầy,

            Hẳn là Thầy đã an tâm, nhìn đàn con nương nhau, tự tin và vững chãi bước trên con đường đã chọn lựa để hiến dâng và phụng sự.

            Nhìn hình ảnh Thầy an lạc ngồi trên xe lăn về thăm quê hương, con cảm kích khi thấy rõ là dù thầm lặng, Thầy vẫn đang trao truyền biết bao năng lượng và phước báu cho bất cứ ai được diện kiến Thầy trên các nẻo đường Thầy đi qua.

Con đã không dằn được lòng, để không chia sẻ trong một buổi pháp đàm tại khóa tu “Mở lối yêu thương”trên tu viện Lộc Uyển trong tháng 9 vừa qua. Lời con chia sẻ cùng gia đình Cây Bông Sứ, thầy Pháp Đăng chủ tọa, như vầy:

            Thầy ngồi trên xe lăn       

            Tâm-từ lặng lẽ rải

            Đường thiên lý khôn ngăn

            Thể hiện bao mẫn ái

            Từng vòng xe lăn chậm

            Trên nẻo đường quê hương

            Muôn người nô nức nhận

            Suối nguồn Hiểu và Thương

            Vô-môn-quan rộng mở

            Vô-ngôn thuyết diệu-ngôn

            Pháp-thân truyền pháp-giới

            Ba-la-mật dung thông

            Thầy đi như Thầy đến

            Thầm lặng mà âm vang

            Từng vòng xe lăn chậm

            Mà vượt núi băng ngàn

            Chuyển luân chưa từng nghỉ

            Với thời gian, không gian …

 

            Thưa Thầy,

            Con kính mừng Ngày-Tiếp-Nối của Thầy.

            Thầy còn mãi với chúng con.Như đã 26 thế kỷ, Chư Bụt vẫn còn đây, trong tiếp nối vô thỉ, vô chung, bất sanh, bất diệt ….

TN Huệ Trân

Đứa con nuôi phương xa của Thầy

 

                       

           

           

           

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/12/2016(Xem: 7151)
Các thiền sư Phật giáo luôn nhắc nhở các đệ tử không được phát khởi vọng niệm ham muốn (tham), cho dù đó là “ham muốn được thành Phật”; không được phát khởi vọng niệm sân hận, cho dù đó là “sân hận người đã giết cha của mình”; không được phát khởi vọng niệm si mê (si), tin tưởng một cách mù quáng, cho dù đó là “tin tưởng vị thầy của mình”. Thamsân-si là ba chất độc gây đau khổ cho bản thân của chính mình và cho người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người Phật tử cũng còn phải thực tập để làm ngược trở lại những tiến trình của “tham-sân-si”. Thí dụ: Muốn tránh tánh tham lam (lấy vào), thì phải thực tập bố thí (cho ra); Muốn tránh “thù hận”, thì phải thực tập “hiểu và thương” bằng việc làm từ thiện; muốn tránh “si mê”, thì phải thực tập hơi thở chánh niệm, ý thức về lời nó
09/12/2016(Xem: 6790)
"Hoằng pháp thị gia vụ" đó là câu nằm lòng cho những trưởng tử Như Lai, khi bước chân vào đời. Mọi việc qua bốn oai nghi đều mang trọng trách: "Tác Như Lai sứ". Và khi hành động bất cứ việc gì cũng đều là việc Phật: "Hành Như Lai sự". Qua 35 năm thành hình một tổ chức Phật giáo thống nhất ba miền với các hệ phái, Phật sự từ đó cũng được đáp ứng tùy từng giai đoạn. Mỗi hệ phái, tông phong cũng được duy trì và phát triển chung với sự phát triển của Giáo Hội.
03/12/2016(Xem: 5563)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêmtại đảo quốc xinh đẹp này. Và cũng kỳ lạ, Omar Perez, một nhà thơ và là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Cuba – con trai của lãnh tụ du kích Che Guevara – đã trở thành một tu sĩ Thiền Tông.
03/12/2016(Xem: 6119)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng những nạn nhân từ các thảm họa của thiên nhiên, hoặc của con người gây nên. Có ai đã được gì sau chiến tranh và thiên tai? Có ai được hả hê sung sướng trên những bệnh tật, đói lạnh, xác người chết cứng, và nước mắt khổ đau của những kẻ sống còn sau một cơn hồng thủy, động đất, giông bão… hay sau một vụ oanh kích, nổ bom tự sát…?
09/11/2016(Xem: 10592)
Bài viết này [“Biểu nhất lảm Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo” (An Overview of the Buddhist Tripataka)] nhằm cung cấp một cái nhìn duyệt qua kho tàng Kinh điển Phật giáo từ ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni [khoảng 560 – 480 trước Công Nguyên (tr. CN)] còn tại thế cho đến ngày nay. Đạo Phật đã có một lịch sử trên 2.500 năm.
06/11/2016(Xem: 6890)
Lần nọ của nawm xưa, chúng tôi tham gia 1 khóa tu tại Packchong, Thái Lan. Theo quy định của bất cứ khóa tu nào, nam ở riêng và nữ ở riêng, bất kể là vợ chồng hay mẹ con. Tôi ở cùng 1 người đàn ông phương tây trong 1 căn phòng cho khoảng hơn chục Phật tử. Người đàn ông này khá ít nói, rất nhẹ nhàng, tham gia nghiêm túc các thời khóa.
05/11/2016(Xem: 8768)
Chúng ta đều biết, giáo dục là công trình quan trọng hàng đầu cho mọi nền phát triển của xã hội văn minh. Giáo dục xây dựng tính nhân văn cho một quốc gia và làm thành nhân cách sống con người cao quý, thiện lành, đẹp đẽ và hạnh phúc cho từng cá nhân trên hành tinh này. Đạo phật đã có một bề dầy 26 thế kỷ của công trình giáo dục,
05/11/2016(Xem: 8039)
Hồi còn nhỏ, còn trẻ tôi ít khi nghe đến từ ly dị, cả một cái làng Trại Mộ, cả một xóm Cỏ May (nơi tôi sinh trưởng và lớn lên) không hề nghe đến cặp vợ chồng nào ly dị. Thỉnh thoảng vợ chồng các chị gái có lục đục kình cãi thì mẹ tôi khuyên:"Vợ chồng cũng giống như chén bát trong sóng, khi đụng đến thì phải khua thôi, tụi con mỗi đứa nhịn nhau một chút thì sẽ yên cửa yên nhà". Mẹ khuyên chừng đó thôi, anh chị nghe theo và gia đình không còn xào xáo nữa.
03/11/2016(Xem: 14670)
Chấp ngã là từ nhà Phật. Chữ Ngã, từ Hán我 thuộc bộ qua戈. Qua戈có nghĩa là cái mác; dụng cụ của người lính lúc xưa. Ngã 我 gồm chữ qua戈 bên phải và chữ thiên bên trái 千. Ta là tất cả, trong ta luôn có nghìn con dao, cái mác. Cái ngã là ghê vậy đó. Chiến tranh thù hận cũng vì cái ngã.
01/11/2016(Xem: 6711)
Báo xuân Việt Báo Tết Bính Thân 2016, bài Huỳnh Kim Quang, “50 Năm Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ” có ghi lại việc Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đã thu nhận nhiều đệ tử người Mỹ và trở thành vị Sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Bài viết mới của Lệ Hoa Wilson kể về chuyến hành hương tới ngôi chùa mang tên “Thiên Ân”, do một đệ tử người Mỹ của Hòa Thượng Thiên Ân sáng lập trong hoang mạc. Lệ Hoa Wilson là một Phật tử, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, pháp danh Tâm Tinh Cần, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Ông bà có văn phòng Di Trú-Thuế Vụ tại Long Beach.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]