Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Xả

03/09/201809:38(Xem: 3627)
Hạnh Xả

Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (7)

                                                                            HẠNH XẢ

Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời.

Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo.

Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.

Trên các bàn là trà, trái cây, bánh kẹo. Các bức tranh của sư Pháp Hạnh đươc trưng bày công phu, ánh sáng chiếu vào từng bức làm tôi thấy an lạc và nhẹ nhàng vô cùng. Phòng khách rất ấm cúng và bình an.

Tôi bước chậm để ngắm tranh. Bỗng nhớ đến bữa dược thăm triển lãnh tranh của sư Pháp Hạnh năm trước. Đó là ngày 12/6/2015, tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội với tiêu đề “Cõi lặng mênh mông" của sư Pháp Hạnh. Bữa đó chúng tôi được thưởng thức hơn 60 bức tranh. Còn hôm nay, quãng với gần 30 bức tranh, cũng của sư Pháp Hạnh nhưng chỉ có chúng tôi, những cư sỹ tại gia, một số bạn hữu khá ít(mà phần nhiều là doanh nhân và các bạn tri thức).

Tôi thả mình vào tranh. Ngắm tranh. Vậy thôi. Như những lần ngắm tranh tại các bảo tàng của Moscow, Saint Peterbourg, Paris, New York, London hay Hà Nội, Sài Gòn,...

Nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị, nguyên là tổng giám đốc công ty Hiệp Hưng, nguyên là Phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội nhìn thấy tôi và mời ngay vào bàn trà. Chúng tôi uống trà trong bình an. Chầm chậm thưởng trà.

Rồi tôi tranh thủ mang các thắc mắc của mình ra với sư cô. Trước mặt tôi giờ đây là một sư cô đầy an lạc, khác xa nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị của những năm trước. Khác lắm. Khác về nụ cười, về cử chỉ, về thần thái.

Thì ra, hôm nay sư cô quyết định tặng tất cả những bức tranh rất đặc biệt của sư Pháp Hạnh mà trước đây doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã thỉnh. Thì ra những người hôm nay có mặt tại đây để nhận tranh tặng hoặc chia vui với sự kiện đặc biệt này.

Mọi người đến đông dần. Những người tôi quen và cả những người chưa quen. Cả những người thân và chưa thân. Nhưng ai ai cũng có những bước đi khoan thai, nhẹ nhàng. Hầu như những người có mặt đều là những người tu, có tâm thiện lành.

Bàn trà của chúng tôi cứ người đến và người đi. Đến để tham gia một vài câu chuyện. Đi để ngắm những bức tranh mà lát nữa thôi sẽ được về các ngôi nhà khác nhau.

Tôi uống trà và trong tâm chỉ thấy một thông điệp rất ngắn gọn “Chỉ là để cho đi. Cho đi mà không mong cầu nhận lại, không giữ cho riêng mình.”

Tôi như ngồi trong thế giới của yêu thương. Tôi như nghe thấy những âm thanh vi diệu từ những bức tranh quanh mình nói ra thông điệp. Rằng hãy sống trong thế giới yêu thương và với một tấm lòng để gió cuốn đi muôn nơi.

Sư cô ra tiếp khách. Tiếp những vị khách mới đến. Ra để giới thiệu một số bức tranh. Ra để xác định những bức tranh nào tặng cho ai.

Thì ra mỗi vị khách có mặt tại buổi gặp gỡ hôm nay tự chọn một bức tranh của sư Pháp Hạnh mà mình thích nhất, hợp với mình nhất. Bức tranh người chọn sẽ thuộc về mình trong ít phút nữa.

Tôi cứ ngồi yên trong bình an, uống trà và hòa mình trong hạnh xả của sư cô. Tôi được mời đến và nói thật là không biết hôm nay có sự kiện tặng tranh này. Tôi ngồi để có bình an và cảm nhận mà thôi.

Rồi sư cô đến hỏi tôi đã chọn bức tranh nào rồi để gắn tên vào. Tôi thật tâm muốn nhường cho các vị khách quý và những người bạn thân thiết nhất của sư cô. Nhưng sư cô đã ra khu vực giữa và chọn cho tôi một bức. Sư cô hỏi tôi có ưng không.

Tôi cũng không nghĩ mình đủ duyên để nhận quà của sư cô hôm nay. Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ mình đủ phước để nhận tranh của sư Pháp Hạnh. Bức tranh mà chính sư cô, nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị của những năm xưa chọn và tặng cho tôi, dĩ nhiên phải là rất tuyệt vời rồi.

Rồi sư cô mời tất cả về phía giữa phòng khách. Sư cô hướng dẫn chúng tôi cầu nguyện. Cầu nguyện cho thế giới bình an, cho xã hội tràn ngập yêu thương. Sư cô hướng dẫn chúng tôi sám hối, sám hối với tất cả những tội lỗi do mình cố tình và vô tình gây nên. Sư cô giảng cho chúng tôi về hạnh xả. Tôi rất nhớ rằng hạnh xả là rất quan trọng, hạnh xả giúp chúng ta tu tập tinh tấn và có sự tiến bộ rất nhanh.


Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (6)Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (5)Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (4)Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (3)Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (2)Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (1)


Bạn Lâm Tuệ có mặt tại đây và cũng rất hạnh phúc. Bạn tâm sự rằng khi một ai đó đến trái đất này mà không có ý định để lấy thứ gì cho bản thân mình thì họ là người cho đi mãi mãi. Bạn cũng chia sẻ thêm rằng sự thật là sẽ không một ai lấy được gì trong vòng luân hồi này, cho dù người ấy có sống trăm ngàn kiếp vẫn như vậy. Thật là thú vị.

Tôi thấy một doanh nhân khác là bạn Đinh Thu Hoài cũng chọn một bức tranh. Nhưng khi hỏi ra thì mới biết bạn ấy chọn cho một nữ doanh nhân khác rất yêu quý chị Hữu Nghị nhưng không thể có mặt hôm nay. Còn Thu Hoài thì không nhận bức nào cho riêng mình. Bạn Nguyễn Thanh Nga, cũng một người bạn thân thiết của sư cô đến từ Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội cũng không chọn và không nhận bất cứ bức tranh nào cho mình!

Chiều nay Hà Nội mưa. Mưa từ lúc tôi vừa đến nơi. Mưa cả buổi chiều. Tôi nhìn qua cửa sổ ra phía ngoài. Hồ Tây giăng mưa thu. Hình như đất trời cũng đang hòa cùng tâm xả của sư cô. Những bức tranh do sư Pháp Hạnh vẽ, từng triển lãm tại Mỹ, những bức tranh đầy năng lượng và an lành đã được trao tặng cho những người đủ nhân duyên trong buổi gặp ngày hôm nay.

Tôi chợt nhớ đến chia sẻ của sư Pháp Hạnh đại khái rằng cái đích của tu tập là hướng đến tự do. Mà tự do là buông bỏ. Nhưng không phải buông bỏ quá khứ, cũng không buông bỏ hiện tại. Buông bỏ những gì là tham sân si để rộng lòng tay đón nhận tương lai, đón nhận hiện tại một cách trọn vẹn nhất, không bị giam cầm bởi bất cứ chủ thuyết nào. Hôm nay sư cô thực hành hạnh xả, hạnh buông. Hai năm trước doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị xuất gia và hôm nay sư cô quay về để thực hành hạnh xả, để buông tất cả. Buông vật chất. Buông tham sân si.

Hôm nay tôi cũng nhận được tin nhắn từ một bạn trẻ khác từ Ninh Bình. Bạn trẻ này đã mang cả trăm cuốn sách đến trao tặng tới trường THCS Sơn Hà, huyện Nho Quan và trường THPT Nho Quan A tỉnh Ninh Bình trong buổi sáng ngày hôm nay. Thật đáng trân trọng và ý nghĩa. Lại chứng kiến một hạnh xả nữa, ở một góc độ khác, ở một nơi khác. Bạn trẻ này mong rằng sẽ lan tỏa tri thức và văn hóa đọc, truyền cảm hứng đến các thầy cô  giáo và gần 1.500 học sinh của hai trường và xa hơn nữa.

Tôi ngồi và nghĩ về hạnh xả. Xả là không chỉ khư khư nghĩ đến bản thân, mong cầu mọi thứ cho riêng mình. Hình như xả là cách bày tỏ tình yêu thương tuyệt vời nhất, là cách làm cho mình và người khác bình an nhất.

Tôi muốn thực hành hạnh xả mỗi ngày. Ít nhất tấm gương của sư cô hôm nay rất sống động với tôi. Ngày kia sư cô sẽ rời Hà Nội, quay lại Thái Lan, về với ngôi chùa nơi sư cô đang tu tập từ hơn 2 năm nay.

02 tháng 09 năm 18

TS Nguyễn mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 1890)
Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật. Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
25/03/2023(Xem: 1338)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền! Phải có tiền mới có nhà để ở, có tiền để mua sắm quần áo che thân, mua thức ăn nuôi dưỡng cơ thể, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà. Có tiền mới có xe để di chuyển đó đây. Người nào dư tiền lắm bạc mới bàn đến việc sở hữu của cải vật chất. Người không có tiền thì cuộc sống phải chịu thiếu thốn vất vả trăm bề.
22/03/2023(Xem: 1660)
NGƯỜI TU HÀNH CÓ NĂM PHÁP CẦN NÊN TRÁNH Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên răn, nhắc nhở và còn ngăn cấm, có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe lời dạy này thì con đường tu tập của chúng ta sẽ không đi đến đâu cả, uổng công, mất thì giờ, vô ích.
28/02/2023(Xem: 1436)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 2451)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 2325)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 2074)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 8195)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 1314)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 2626)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567