Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Xả

03/09/201809:38(Xem: 4834)
Hạnh Xả

Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (7)

                                                                            HẠNH XẢ

Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời.

Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo.

Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.

Trên các bàn là trà, trái cây, bánh kẹo. Các bức tranh của sư Pháp Hạnh đươc trưng bày công phu, ánh sáng chiếu vào từng bức làm tôi thấy an lạc và nhẹ nhàng vô cùng. Phòng khách rất ấm cúng và bình an.

Tôi bước chậm để ngắm tranh. Bỗng nhớ đến bữa dược thăm triển lãnh tranh của sư Pháp Hạnh năm trước. Đó là ngày 12/6/2015, tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội với tiêu đề “Cõi lặng mênh mông" của sư Pháp Hạnh. Bữa đó chúng tôi được thưởng thức hơn 60 bức tranh. Còn hôm nay, quãng với gần 30 bức tranh, cũng của sư Pháp Hạnh nhưng chỉ có chúng tôi, những cư sỹ tại gia, một số bạn hữu khá ít(mà phần nhiều là doanh nhân và các bạn tri thức).

Tôi thả mình vào tranh. Ngắm tranh. Vậy thôi. Như những lần ngắm tranh tại các bảo tàng của Moscow, Saint Peterbourg, Paris, New York, London hay Hà Nội, Sài Gòn,...

Nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị, nguyên là tổng giám đốc công ty Hiệp Hưng, nguyên là Phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội nhìn thấy tôi và mời ngay vào bàn trà. Chúng tôi uống trà trong bình an. Chầm chậm thưởng trà.

Rồi tôi tranh thủ mang các thắc mắc của mình ra với sư cô. Trước mặt tôi giờ đây là một sư cô đầy an lạc, khác xa nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị của những năm trước. Khác lắm. Khác về nụ cười, về cử chỉ, về thần thái.

Thì ra, hôm nay sư cô quyết định tặng tất cả những bức tranh rất đặc biệt của sư Pháp Hạnh mà trước đây doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã thỉnh. Thì ra những người hôm nay có mặt tại đây để nhận tranh tặng hoặc chia vui với sự kiện đặc biệt này.

Mọi người đến đông dần. Những người tôi quen và cả những người chưa quen. Cả những người thân và chưa thân. Nhưng ai ai cũng có những bước đi khoan thai, nhẹ nhàng. Hầu như những người có mặt đều là những người tu, có tâm thiện lành.

Bàn trà của chúng tôi cứ người đến và người đi. Đến để tham gia một vài câu chuyện. Đi để ngắm những bức tranh mà lát nữa thôi sẽ được về các ngôi nhà khác nhau.

Tôi uống trà và trong tâm chỉ thấy một thông điệp rất ngắn gọn “Chỉ là để cho đi. Cho đi mà không mong cầu nhận lại, không giữ cho riêng mình.”

Tôi như ngồi trong thế giới của yêu thương. Tôi như nghe thấy những âm thanh vi diệu từ những bức tranh quanh mình nói ra thông điệp. Rằng hãy sống trong thế giới yêu thương và với một tấm lòng để gió cuốn đi muôn nơi.

Sư cô ra tiếp khách. Tiếp những vị khách mới đến. Ra để giới thiệu một số bức tranh. Ra để xác định những bức tranh nào tặng cho ai.

Thì ra mỗi vị khách có mặt tại buổi gặp gỡ hôm nay tự chọn một bức tranh của sư Pháp Hạnh mà mình thích nhất, hợp với mình nhất. Bức tranh người chọn sẽ thuộc về mình trong ít phút nữa.

Tôi cứ ngồi yên trong bình an, uống trà và hòa mình trong hạnh xả của sư cô. Tôi được mời đến và nói thật là không biết hôm nay có sự kiện tặng tranh này. Tôi ngồi để có bình an và cảm nhận mà thôi.

Rồi sư cô đến hỏi tôi đã chọn bức tranh nào rồi để gắn tên vào. Tôi thật tâm muốn nhường cho các vị khách quý và những người bạn thân thiết nhất của sư cô. Nhưng sư cô đã ra khu vực giữa và chọn cho tôi một bức. Sư cô hỏi tôi có ưng không.

Tôi cũng không nghĩ mình đủ duyên để nhận quà của sư cô hôm nay. Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ mình đủ phước để nhận tranh của sư Pháp Hạnh. Bức tranh mà chính sư cô, nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị của những năm xưa chọn và tặng cho tôi, dĩ nhiên phải là rất tuyệt vời rồi.

Rồi sư cô mời tất cả về phía giữa phòng khách. Sư cô hướng dẫn chúng tôi cầu nguyện. Cầu nguyện cho thế giới bình an, cho xã hội tràn ngập yêu thương. Sư cô hướng dẫn chúng tôi sám hối, sám hối với tất cả những tội lỗi do mình cố tình và vô tình gây nên. Sư cô giảng cho chúng tôi về hạnh xả. Tôi rất nhớ rằng hạnh xả là rất quan trọng, hạnh xả giúp chúng ta tu tập tinh tấn và có sự tiến bộ rất nhanh.


Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (6)Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (5)Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (4)Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (3)Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (2)Hanh Xa_TS Nguyen Manh Hung (1)


Bạn Lâm Tuệ có mặt tại đây và cũng rất hạnh phúc. Bạn tâm sự rằng khi một ai đó đến trái đất này mà không có ý định để lấy thứ gì cho bản thân mình thì họ là người cho đi mãi mãi. Bạn cũng chia sẻ thêm rằng sự thật là sẽ không một ai lấy được gì trong vòng luân hồi này, cho dù người ấy có sống trăm ngàn kiếp vẫn như vậy. Thật là thú vị.

Tôi thấy một doanh nhân khác là bạn Đinh Thu Hoài cũng chọn một bức tranh. Nhưng khi hỏi ra thì mới biết bạn ấy chọn cho một nữ doanh nhân khác rất yêu quý chị Hữu Nghị nhưng không thể có mặt hôm nay. Còn Thu Hoài thì không nhận bức nào cho riêng mình. Bạn Nguyễn Thanh Nga, cũng một người bạn thân thiết của sư cô đến từ Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội cũng không chọn và không nhận bất cứ bức tranh nào cho mình!

Chiều nay Hà Nội mưa. Mưa từ lúc tôi vừa đến nơi. Mưa cả buổi chiều. Tôi nhìn qua cửa sổ ra phía ngoài. Hồ Tây giăng mưa thu. Hình như đất trời cũng đang hòa cùng tâm xả của sư cô. Những bức tranh do sư Pháp Hạnh vẽ, từng triển lãm tại Mỹ, những bức tranh đầy năng lượng và an lành đã được trao tặng cho những người đủ nhân duyên trong buổi gặp ngày hôm nay.

Tôi chợt nhớ đến chia sẻ của sư Pháp Hạnh đại khái rằng cái đích của tu tập là hướng đến tự do. Mà tự do là buông bỏ. Nhưng không phải buông bỏ quá khứ, cũng không buông bỏ hiện tại. Buông bỏ những gì là tham sân si để rộng lòng tay đón nhận tương lai, đón nhận hiện tại một cách trọn vẹn nhất, không bị giam cầm bởi bất cứ chủ thuyết nào. Hôm nay sư cô thực hành hạnh xả, hạnh buông. Hai năm trước doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị xuất gia và hôm nay sư cô quay về để thực hành hạnh xả, để buông tất cả. Buông vật chất. Buông tham sân si.

Hôm nay tôi cũng nhận được tin nhắn từ một bạn trẻ khác từ Ninh Bình. Bạn trẻ này đã mang cả trăm cuốn sách đến trao tặng tới trường THCS Sơn Hà, huyện Nho Quan và trường THPT Nho Quan A tỉnh Ninh Bình trong buổi sáng ngày hôm nay. Thật đáng trân trọng và ý nghĩa. Lại chứng kiến một hạnh xả nữa, ở một góc độ khác, ở một nơi khác. Bạn trẻ này mong rằng sẽ lan tỏa tri thức và văn hóa đọc, truyền cảm hứng đến các thầy cô  giáo và gần 1.500 học sinh của hai trường và xa hơn nữa.

Tôi ngồi và nghĩ về hạnh xả. Xả là không chỉ khư khư nghĩ đến bản thân, mong cầu mọi thứ cho riêng mình. Hình như xả là cách bày tỏ tình yêu thương tuyệt vời nhất, là cách làm cho mình và người khác bình an nhất.

Tôi muốn thực hành hạnh xả mỗi ngày. Ít nhất tấm gương của sư cô hôm nay rất sống động với tôi. Ngày kia sư cô sẽ rời Hà Nội, quay lại Thái Lan, về với ngôi chùa nơi sư cô đang tu tập từ hơn 2 năm nay.

02 tháng 09 năm 18

TS Nguyễn mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2021(Xem: 5234)
Từ xa xưa, người Việt chúng ta đã ăn bí đỏ và xem bí đỏ là món quà thiên nhiên ban tặng giúp con người duy trì sức khỏe hằng ngày. Bí đỏ có vị ngọt, thơm ngon và tạo cảm giác no, giúp những gia đình nông dân nghèo cải thiện tình trạng thiếu lương thực trong những ngày giáp hạt. Bí đỏ là loại thực phẩm thường xuyên có mặt trong bữa cơm của người dân Việt Nam, nhất là ngươi Quảng Nam.
07/04/2021(Xem: 4333)
“Tướng” là cái gì?“Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.Còn “Giả Tướng” là cái gì? Chúng ta không phải thường ngày đã thấy đến như: hình tướng vuông, tròn, dài, ngắn; sắc tướng đỏ, xanh, đen, trắng; biểu tướng nhanh, chậm, cười, khóc; cho đến vô biểu tướngkhổ, vui, mừng, lo màkể cả con mắt xem không thể thấy.Đây không phải là “Tướng” trạng tồn tại nổi bậtđó sao?. Tại sao bảo đây là “Giả Tướng”?Đáp rằng: Nên hỏi “Giả Tướng” là gì?Giả là giả tạo không thật.
07/04/2021(Xem: 4102)
Hơn ba thập niên về trước, khi những đoàn người Việt nam rủ nhau tìm đường thoát hiểm, thoát khỏi địa ngục bằng mọi cách như hồi hương, đi bộ, băng rừng lội suối hoặc trên những con thuyền mong manh bằng đường biển. Dù số người đến được bến bờ ước đoán chỉ vào khoảng một phần ba số người đã rời bỏ nhà cửa, quê hương ra đi, họ vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để đánh đổi lấy sự tự do. Họ là những đoàn người Việt Nam cô đơn, không có lấy một phương tiện tự vệ.
05/04/2021(Xem: 7663)
Lễ cúng dường tại Chùa Tích Lan, Nhật Bản
05/04/2021(Xem: 4939)
Việc quân đội đã nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và một số lãnh đạo dân cử khác từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, không phải là lần đầu tiên các tướng lĩnh của xứ chùa tháp này can thiệp vào chính trị quốc gia. Quá khứ nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar đã từng giữ một vị trí chính trị nổi bật trong nước. Trong gần nửa thế kỷ, từ thập niên 1962-2011, quốc gia Phật giáo này đã liên tiếp dưới quyền các chế độ độc tài quân sự Myanmar.
03/04/2021(Xem: 5030)
Sự tàn phá bi thảm của các tượng Phật khổng lồ trên vách đá vùng Bamiyan, Afghanistan, được bảo tồn hơn 15 thế kỷ, được phát sóng trên toàn cầu, đã dẫn đến sự công nhận toàn cầu về sự cần thiết phải bảo vệ các di sản văn hóa đang bị đe dọa. Các hốc trống của các tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan, Afghanistan là lời nhắc nhở mãi mãi về nhiệm vụ của chúng ta trong việc bảo vệ di sản văn hóa, và những thế hệ tương lai sẽ mất đi nếu chúng ta không làm như thế. Ngày nay, những hốc đá này được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới như một phần của Di sản Thế giới “Cảnh quan văn hóa và các di tích khảo cổ học tại Thung lũng Bamiyan” (Cultural Landscape and Archaeological Remains of the Bamiyan Valley)
03/04/2021(Xem: 4367)
Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change” và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.
03/04/2021(Xem: 4610)
Vương quốc của người Java xưa - Mataram đã chứng minh được là có an ninh lương thực vững chắc, có thể duy trì nguồn lương thực sẵn có trong một thời gian dài. Điều này có thể được chứng minh từ các bức phù điêu được khắc ở Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng như phát hiện gần đây nhất về một kho thóc, khu vực chứa lương thực thời đó, ở khu vực Liyangan Site, Trung Java, Indonesia. Điều này đã được chuyển tải bởi Tiến sĩ Baskoro Daru Tjahjono, M.A, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ Bắc Sumatra, trong hội thảo khoa học do Trung tâm Khảo cổ học tổ chức tại Vùng đặc biệt Yogyakarta (Daerah Istimewa Yogyakarta, DIY) vào ngày 10/3/2021 với chủ đề “Ketahanan Pangan pada Masa Jawa Kuna” (An ninh lương thực trong thời kỳ người Java xưa). Các sự kiện được tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng người tham gia hạn chế.
31/03/2021(Xem: 16968)
Như bao đứa trẻ bình thường nhưng chúng được thừa nhận là tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng, ba ứng thân người Tây Phương chia sẻ với Andrea Miller về trải nghiệm khi lớn lên và cảm nghĩ hiện tại của họ về ngã rẽ thú vị của đời mình. Như những đứa trẻ Canada khác, Elijah Ary lớn lên tại Moreal với bố mẹ và hai người chị. Cậu bé thích chơi khúc côn cầu và lười học. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều khiến Elijah khác với các đứa trẻ khác là Elijah là tái sanh của một vị Lạt Ma.
31/03/2021(Xem: 5112)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]