Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người hành thiền bằng 1 chân và trọn cả trái tim

20/08/201818:51(Xem: 5458)
Người hành thiền bằng 1 chân và trọn cả trái tim

Người hành thiền bằng 1 chân và trọn cả trái tim

Tôi bất ngờ gặp bác ở khóa thiền của thầy trò  chúng tôi tại Khánh Hòa. Bác vẫn vậy, vẫn đi với 1 chân. Bác vẫn thế, tích cực tham gia các khóa thiền. Đây là lần thứ 3 tôi thấy bác là một thiền sinh chăm chỉ và cần mẫn hành thiền. Tôi kính trọng bác vô cùng và lấy đây là tấm gương lớn muốn kể cho những ai thực sự muốn học và thiền hàng ngày.

Lần này, tôi thấy bác thư giãn hơn, bình an hơn. Tôi để ý khuôn mặt của bác trong các bữa thiền ăn. Tôi theo dõi mỗi bước chân của bác khi thiền hành. Chỉ còn một chân nhưng hầu như bác không bỏ sót thời khóa nào. Phải có trái tim lớn và ham hành thiền bác mới tích cực đến vậy.

Tôi nhớ rằng khuôn mặt bác của lần đầu gặp ngày trước khắc khổ hơn nhiều. Tôi cứ băn khoăn về khuôn mặt ấy. Nhưng lần nay, bác thư giãn hơn hẳn, nụ cười tự nhiên hơn nhiều, mà bác cười cũng nhiều. Lần này bác thảnh thơi lắm. Tâm bác như mở rộng ra, càng ngày càng mở rộng thêm ra.

Hóa ra bác đến từ Gio Linh tỉnh Quảng Trị. Hóa ra bác đã mất 1 chân trong chiến tranh. Một chiếc chân của bác đã để lại nơi chiến trường năm 1973 tức 2 năm trước khi đất nước thống nhất. Câu chuyện bác mất chân cũng đáng để tôi và mỗi chúng ta suy ngẫm nhiều và dài. Chiến tranh thật phi lý. Chiến tranh thật dã man. Chiến trang thật thảm khốc. Chiến tranh đầy dối trá.

Ngồi nghe bác kể câu chuyện oan nghiệt của năm xưa mà tôi thấy lòng như xát muối. Rồi bác đã vượt qua hoàn cảnh ấy. Hình như khi phải đối mặt với những điều tồi tệ nhất, bác đã làm hết khả năng, đã cố gắng hết sức để rồi những điều tốt đẹp đã đến sau đó. Và cả hôm nay nữa.

Nói thật là tôi đã thấy bác 2 lần trong 2 khóa thiền nhưng chưa bao giờ hỏi tên. Thiền sinh đông lắm. Tôi đã từng chụp bức ảnh bác đi thiền hành rất đẹp và up lên facebook. Ai cũng khen ngợi. Nhưng đến lần này tôi mới biết bác là Phạm Đình Ngọc. Một cái tên thật đẹp. Một con người ham thiền đến thú vị.

Kết quả sau mỗi khóa thiền của bác phải tốt lên nhiều, hiệu quả trong cuộc sống lắm thì bác mới bắt xe từ Quảng Trị vào tận Khánh Hòa để hành thiền cùng thầy trò chúng tôi thế này chứ. Vui mừng vô cùng. Có những thiền sinh như thế này quý giá lắm.

Tôi ngồi quan sát bác uống trà trong giờ nghỉ. Tôi như thấy bác thưởng thức từng hớp trà với cả tâm hồn mình. Chỉ cần thấy cảnh này thôi cũng đủ làm tôi bình an. Những việc làm đơn giản như việc thưởng thức ly trà của bác Ngọc làm cho cuộc sống của nhiều người khác trở nên tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Ít nhất là đối với những ai mà chứng kiến bác hành thiền. Hay ít nhất là nhận ra khuôn mặt an lành của bác ngay trong lúc thưởng trà này.

Tôi ngồi xa ngắm nhìn khuôn mặt rắn rỏi của bác Ngọc mà thấy mình đang rất hạnh phúc. Chắc chắn rằng những gì xảy ra với bác đã hình thành nên khuôn mặt này, tính cách này. Chính những vất vả và số phận khắc nghiệt đã tạo nên một bác Ngọc ấy. Và chính thiền đã làm bác thay đổi. Việc tham gia các khóa thiền và hành thiền đều đặn và đúng cách đã tạo ra bác Ngọc của ngày hôm  nay.

Cuộc đời bác Ngọc đã hoàn toàn thay đổi từ khi bác biết đến thiền. Chắc chắn là thế. Nhờ thiền mà bác có được ngày hôm nay. Nói một cách khác, nếu không biết đến thiền, có lẽ cuộc sống  của bác không thể bình an như thế này. Bác đã thay đổi cuộc đời chính mình và bao người xung quanh nữa đấy.

Thật thú vị rằng khóa thiền mà tôi may mắn có bác Ngọc bên cạnh diễn ra ngay khi chương trình “Cất cánh” số 5với chủ để “Thay đổi để đổi thay” vừa mới phát trực tiếp trên VTV6 mà tôi là bình luận viên. Hôm đó có 3 câu chuyện tự thay đổi mình của 1 giám đốc nhà hát, 1 ca sỹ trẻ và 1 cán bộ đam mê bảo vệ môi trường. Quả thật nếu chương trình này diễn ra sau khóa thiền, chắc chắn tôi sẽ giới thiệu với bạn xem truyển hình về câu chuyện của bác Ngọc.

Trong tâm tôi lúc này đang vang vọng một câu nói rất ấn tượng mà tôi không nhớ của ai nữa. Rằng rất  ít người có thể làm được những việc vĩ đại nhưng ai cũng có thể làm được những việc nhỏ với trái tim vĩ đại. Bác Ngọc đã tham gia các khóa thiền, đã đang sống bình an và hạnh phúc bên con cháu, đã đang sống rất bình dị nhưng tràn ngập yêu thương. Thật là một tấm gương lớn.


Bác Ngọc thiền sinh 1 chânBác Ngọc thiền sinh 1 chân 4Bác Ngọc thiền sinh 1 chân 2


Tôi ngồi và nghĩ về Đức Phật. Ngài thật là vĩ đại khi đã tự mình tìm ra con đường thoát khổ. Ngài đã hết khổ và còn hướng dẫn cho chúng ta bớt khổ, giảm khổ và từng bước tiến đến giác ngộ và giải thoát. Nếu không có Đức Phật thì cuộc đời bác Ngọc (và cả của tôi nữa) không biết sẽ như thế nào.

Bạn biết không, trong các buổi nói chuyện hay giảng bài của tôi, không ít bạn trẻ luôn phàn nàn rằng các em chẳng có gì để cho đi. Vì các em còn trẻ. Rằng các em còn ít tiền. Câu chuyện của bác Ngọc biết đâu giúp em nào đó giật mình. Nếu các em chỉ cần làm những điều giản dịnhất để giảm nhẹ gánh nặng của người khác đã là cho đi nhiều lắm rồi. Chỉ cần các em sống đức hạnh đã là cho đi rất nhiều rồi. Chỉ cần em làm gương tốt thì đã cho đi lớn lắm rồi.

Và bạn ạ, 17h00, thứ 7, ngày 25/08/2018 này, tôi và tác giả Lê Thanh Minh sẽ ngồi cùng chia sẻ với các bạn về chuyến hành hương mới đây của chúng tôi về đất Phật tại Ấn Độ và Nepal trong vòng 2 tuần lễ. Những gì chúng tôi mới chứng kiến thôi, mới cảm nhận thôi sẽ được sẻ chia với các bạn tại Hội sách Hà Nội trong công viên Thống Nhất. Chúng tôi quyết định làm việc này để cho đi bằng cách sẻ chia. Có lẽ chúng tôi cũng học bác Ngọc để cho đi bằng trái tim mình.

Phép màu tuyệt diệu nhất là sự thay đổi tự trong tâm mỗi chúng ta. Trong con mắt tôi, bác Ngọc là một con người tuyệt vời, là một thiền sinh tuyệt vời. Tôi tin rằng, bạn cũng thế. Chỉ có điều bạn tuyệt vời ở một góc khác, một cách khác mà thôi.

À mà thêm nữa, ngoài đời người gọi bác Ngọc với cái tên thân mật là bác Chín. Khi chia tay, bác bảo tôi, cứ đến cầu Vĩnh Hội hỏi ông Chín là thế nào cũng tìm ra nhà bác. Bác muốn mời tôi và bạn nữa, về thăm nhà bác. Tôi chắc rằng đây là một ngôi nhà tràn ngập yêu thương./.

 

Hà Nội – Đà Nẵng – Huế - Nha Trang – Bình Dương - Sài Gòn – Hà Nội 2018

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Công ty sách Thái Hà
(xem bài cùng tác giả)



 Bác Ngọc thiền sinh 1 chân


MỘT TÂM HỒN VĨ ĐẠI


Kính cảm ơn Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ bài viết về bác Phạm Đình Ngọc, một thiền sinh với cả một tâm hồn vĩ đại.

Tuổi bác cao mà cuộc đời không nhỏ
Sống yêu thương bằng trọn cả con tim
Dù một chân nhưng cứ mãi hành thiền
Thật cao cả một tâm hồn vĩ đại.

Đường bác đi thật nhẹ nhàng thư thái
Ngát cõi lòng qua tâm thức lắng trong
Như ngọc viên tròn sáng cả hư không
Giữa mây trắng thong dong đầy thú vị.

Tôi cảm nhận một con người dũng khí
Nhìn bác cười trong trạng thái bình an
Thể hiện thêm cả gương mặt nhẹ nhàng
Sống hạnh phúc qua cuộc đời thiền tập.

Dallas Texas, 20-8-2018
 Tánh Thiện
(xem bài cùng tác giả)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2012(Xem: 16168)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
06/04/2012(Xem: 8217)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thức và chuyển hóa tâm linh...
06/04/2012(Xem: 9713)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
04/04/2012(Xem: 6816)
Trong truyền thống Khổng giáo, quan hệ giữa thầy và trò được coi trọng hơn giữa cha mẹ và con cái, và người thầy được xếp vị trí chỉ sau nhà vua mà trên tất cả mọi hạng người trong xã hội. Khổng giáo đã nâng vai trò người thầy lên một tầm mức quan trọng, và qua lịch sử truyền thừa của mình, tinh thần đó đã được phản ánh một cách rõ nét. Phật giáo không phân cấp khinh trọng các mối quan hệ như Khổng giáo. Theo Phật giáo, mỗi mối quan hệ đều có tầm quan trọng riêng của nó, và một con người để hình thành nên nhân cách và tài năng hẳn có sự chi phối từ nhiều phía: cha mẹ, thầy giáo, môi trường xã hội và chính cả bản thân người đó.
04/04/2012(Xem: 6167)
Phật hóa gia đình là trách nhiệm chung của nền văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý Phật tửnam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìnnăm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trao dồi rèn luyện đạo đức cá nhân, xây dựng nếp sốnggia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi ích xã hội và hộ trì Tam bảo với tinh thầnđạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam.
04/04/2012(Xem: 7443)
Mối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo… Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.
03/04/2012(Xem: 14406)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
03/04/2012(Xem: 15580)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
31/03/2012(Xem: 11485)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
31/03/2012(Xem: 7547)
Để phục vụ bữa ăn sáng và trưa cho khoảng từ ba ngàn đến tám ngàn người ăn thì quả thật là điều khó có thể tin được, nếu bạn không tận mắt chứng kiến, tận tay mình làm. Mặc dù chỉ là đồ chay nhưng khối lượng công việc thì quả thật khổng lồ. Ngoài các Sư Thầy còn có khoảng vài chục người làm công quả ở tại chùa phải dậy từ ba giờ sáng, có khoảng vài chục người thay vì ngồi trên chùa nghe giảng pháp thì họ đã tình nguyện xuống bếp để phục vụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]