Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thanh Tịnh Tâm - Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm

11/08/201817:27(Xem: 7361)
Thanh Tịnh Tâm - Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm

THANH TỊNH TÂM
Làm Sao Một Vị Tu Sĩ Phật Giáo Với Văn Bằng Tiến Sỹ Trong Tâm Lý Học Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm
Thich-dao-quang

Không có gì lạ lắm cho sinh viên hậu đại học (cao học và tiến sỹ) về sự căng thẳng. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2012 của Đại học nổi tiếng Berkeley, California, cho thấy rằng 45% sinh viên hậu đại học báo cáo có một vấn đề khủng hoảng cảm xúc hoặc liên quan đến căng thẳng trong việc học. 

Mặc dù họ không thể làm cho những căng thẳng trong cuộc sống biến mất, họ có thể kiểm soát cách họ phản ứng với những cảm thọ đó như thế nào. Đối với Tiến sĩ Quyền Hồ (tức là Tu sĩ Thích Đạo Quảng), ra trường năm 2017, một Tăng sĩ Phật giáo đang sống ở Baton Rouge, Louisiana, người đỗ bằng tiến sĩ về Tâm lý học từ trường Đại học Walden, giải pháp có thể tìm được bằng sự sọi thấy vào nội tâm của mình. Năm 1994, sau khi định cự tại Hoa Kỳ từ một ngôi làng nhỏ tại Việt Nam, Thầy Thích Đạo Quảng đã và đang cống hiến cuộc đời của mình để giúp đỡ  người khác tìm thấy sự bình an và hạnh phúc thông qua Thiền chánh niệm.

"Thiền chánh niệm là một phương pháp giúp cá nhân ý thức về những suy nghĩ, cảm xúc, cảm thọ, và cảm giác vật lý của mình trong thời điểm hiện tại mà không phán xét và không có phản ứng liền," Thầy giải thích như vậy; Người cũng được học trò của mình gọi bằng "Thầy", có nghĩa là vị Thầy cố vấn tâm linh, Thầy nói tiếp, "Mọi người ai cũng đều có thể thực hành pháp môn chánh niệm này."

Thông qua các nghiên cứu của mình, Thầy Thích Đạo Quảng tìm cách đưa triết học Phương Đông và Phương Tây gặp gỡ trong hòa hợp và tương đồng. "Xã hội hiện đại khiến nhiều người khó có thể nhìn vào nội tâm chính họ", Thầy tâm sự. "Tôi tin rằng những người có cơ hội thực hành thiền chánh niệm có thể đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống nội tâm và cuộc sống bên ngoài."

Sau khi hướng dẫn một nhóm bệnh nhân mà Thầy dùng thiền như là phương thức trị liệu tại một trung tâm cai nghiện ở địa phương, Thầy Thích Đạo Quảng có cảm hứng để tập trung luận án của mình về việc thực hành thiền chánh niệm cho những người nghiện ngập. "Họ càng thực hành và suy ngẫm về bản thân, họ càng thấy rằng giá trị cuộc sống của họ không phụ thuộc vào cảm xúc, cảm thọ và nhận thức của mình. Nó còn hơn thế nữa. Những người nghiện ngập tìm thấy ý nghĩa thực sự cuộc sống của chính họ bằng cách nhìn xa hơn những thách thức mà họ đã trải qua," Thầy giải thích.

"Dựa trên sự tự báo cáo của những người nghiện ngập, họ có được sự bình an trong tâm hồn, tự tin hơn, tự nhận thức và tự điều chỉnh chính mình. Đó là cải thiện kỹ năng đối phó của họ," Thầy nói tiếp. "Họ càng luyện tập càng nhiều, thì càng có lợi ích."

Thầy Thích Đạo Quảng hướng dẫn khoảng 60-75 người trong khoá thiền mỗi tuần tại Chùa Tam Bảo ở Baton Rouge, Thầy giúp họ đưa chánh niệm thành thói quen vào đời sống hằng ngày, và làm cho nó ngày càng đơn giản hơn.

Thầy nói rằng những khoảnh khắc bình thường trong mỗi ngày, chẳng hạn như lái xe hoặc ăn trưa, có thể là cơ hội để suy ngẫm và thực hành. "Tôi gọi đó là thiền định không chính thức, hay là chánh niệm thân mật," Thầy nói thêm. “Trong cuộc sống hàng ngày, khi bạn đang làm điều gì đó, hãy nhận thức được suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của bạn. Ví dụ, khi bạn đang ăn, chỉ tập trung vào thưởng thức những gì bạn đang ăn. Hãy đặt điện thoại di động của bạn xuống. Đặt sách của bạn qua một bên. Hãy tắt tivi đi. Chỉ cần hiện hữu với chính bản thân mình."   

Thầy sử dụng chánh niệm để đối phó với căng thẳng trong cuộc sống của chính mình. "Chúng ta phải học cách chấp nhận stress / căng thẳng ở mức độ hợp lý. Tôi không mong đợi là chúng ta hoàn toàn không có căng thẳng - điều đó không thực tế," Thầy nói.

Ví như khi viết luận án và bị cảm thấy choáng ngợp, Thầy tâm sự, "Tôi hít một hơi thật sâu, cười khẽ, và duy trì suy nghĩ tích cực, cho dù có khó khăn như thế nào đi nữa, tôi thầm nghĩ và tự nhắc mình, Tôi sẽ kết thúc nghiên cứu luận án này đúng thời điểm."

Nền tảng tu học và kinh nghiệm của Thầy Thích Đạo Quảng đã cho phép ông trở thành một nhà lãnh đạo tâm linh, nhà trị liệu và vị Thầy để giúp những người khác tìm thấy sự bình an, tĩnh lặng của Nội Tâm. "Tôi có cơ hội để đóng góp cho cộng đồng", Thầy nói. "Ở cấp độ cá nhân, tôi muốn thiết lập một con người gương mẫu cho các cháu của tôi, cũng như những thế hệ trẻ để họ đầu tư năng lượng và thời gian vào học vấn của mình. Nếu họ tập trung vào bản thân, họ có thể khám phá ra tiềm năng tuyệt vời nơi chính họ." 
Xuân Nhị / Bodhi - Bồ Đề Media lược dịch. Nguồn: Đọc thêm tại https://www.waldenu.edu/connect/newsroom/publications/articles/2018/02-spotlight-calming-the-mind#iYrYbel21BWsMVK7.99

CALMING THE MIND - How a Buddhist monk with a PhD in Psychology combines Eastern and Western philosophies to find inner peace

Graduate students are no strangers to stress. In fact, a 2012 study by University of California, Berkeley researchers showed that 45% of graduate students reported having an emotional or stress-related problem in the past year.

Although students can’t make the stresses of life disappear, they can control how they react to them. For Dr. Quyen Ho ’17, a Buddhist monk living in Baton Rouge, Louisiana, who earned a PhD in Psychology from Walden, the solution may be found by looking inside. Since arriving in the U.S. from a small Vietnamese village in 1994, Ho has dedicated his life to helping others find peace and happiness through mindfulness meditation.

“Mindfulness meditation is a technique through which an individual becomes aware of his or her thoughts, feelings, emotions, and physical sensations in the moment without judgment and without reaction,” explains Ho, known to his students as “Thay,” which means spiritual teacher in Vietnamese. “Everyone can practice it.”

Through his studies, Ho seeks to bring Eastern and Western philosophies into harmony. “Modern society makes it very challenging for most people to look inward into themselves,” he says. “I believe people who have a chance to practice mindfulness meditation can achieve a balance between the inner life and outer life.”

After leading a meditation therapy group at a local substance abuse treatment center, Ho was inspired to focus his dissertation on the practice of mindfulness meditation by substance-dependent individuals. “The more they practice and reflect on themselves, the more they see that the value of their lives does not depend on their feelings, emotions, and perceptions. It is more than that. They find the real meaning of their lives through looking beyond the challenges they have been experiencing,” he says.

“Based on their self-reported accounts, they gained more inner peace, self-confidence, self-awareness, and self-regulation. That’s improving their coping skills,” Ho continues. “The more they practice, the more they benefit.”

Ho leads groups of 60 to 75 people in meditation each week at the Baton Rouge Tam Bao Temple, but incorporating mindfulness into day-to-day routines can be much simpler.

He says that normal moments in each day, such as driving or eating lunch, can be opportunities for reflection. “I call it informal meditation, informal mindfulness,” Ho says. “In daily life, whenever you’re doing something, be aware of your thoughts, feelings, and sensations. For example, when you’re eating, just focus on enjoying what you eat. Put your cell phone away. Put your book away. Turn off the television. Just be with yourself.”

Ho uses mindfulness to cope with stresses in his own life, whether completing assignments on time as a student or dealing with unexpected duties as a monk. “We have to learn how to accept stress at a reasonable level. I don’t expect zero stress—that’s unrealistic,” he says.

But when thoughts of his dissertation made him feel overwhelmed, he says, “I would take a deep breath, smile, and maintain positive thinking despite how challenging it was, thinking, ‘I will finish this dissertation research at the right time.’”

His unique background has allowed him—as a spiritual leader, therapist, and teacher—to help others find inner peace. “I have the opportunity to contribute to the community,” Ho says. “On a personal level, I want to set a good example for my nephews and nieces as well as for the next generation to invest more energy and time into their education. If they focus on themselves, they may discover amazing potential.”

Nguồn: Read more at https://www.waldenu.edu/connect/newsroom/publications/articles/2018/02-spotlight-calming-the-mind#iYrYbel21BWsMVK7.99
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2015(Xem: 8353)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9314)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8896)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
13/09/2015(Xem: 7807)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7302)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16842)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9265)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10471)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9361)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
03/09/2015(Xem: 23870)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]