Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mặt Tích Cực Của Sự Sợ Hãi Trong Vấn Đề Tu Tập Hành Đạo

26/07/201821:41(Xem: 7490)
Mặt Tích Cực Của Sự Sợ Hãi Trong Vấn Đề Tu Tập Hành Đạo
MẶT TÍCH CỰC CỦA SỰ SỢ HÃI TRONG VẤN ĐỀ TU TẬP HÀNH ĐẠO
Quang Minh
con co ta 1 (1)
Hành giả tu đạo nên khởi tâm sợ hãi. Vì sợ hãi chính là nguồn gốc của mọi nếp tốt, là đạo hạnh của người thiện lương, là nẻo về của ý thiện lành, là nhân của không tạo tác nghiệp bất thiện.
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào? 
Sự sợ hãi về quy luật nhân quả, báo ứng trả vay. Trong đó nghiệp là chủ tạo tác bao nhiêu việc bất thiện, khi đó nghiệp sẽ tác động làm chủ thể tạo tác bị quả báo tương ứng với nhân đã làm. Vì biết quả báo sẽ tới nếu làm việc bất thiện nên hành giả tu tập sợ hãi nhân quả, không làm việc bất thiện mà kéo theo khổ lụy phiền não bởi luân hồi nhân quả trả vay. Vì sợ nhân quả nên phát tâm tu hành làm việc thiện lánh việc dữ, vì sợ nhân quả nên hành vi ứng xử, ngôn từ lời nói, ý niệm khởi lên đều chơn chánh, thiện lành sẽ đưa tới quả an vui hạnh phúc. Vì sợ nhân quả mà con người sống tốt với nhau, vì sợ nhân quả mà làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận tránh điều bất thiện mà nghiệp báo nhân quả sẽ là việc chịu tội báo phiền não đau khổ mà chính mình tự chịu do việc làm xấu của mình đưa lại. 
Sự sợ hãi luân hồi sinh tử. Mỗi lần luân hồi là mỗi lần chết đi và sống lại trong một hình hài hoàn toàn mới mà trí nhớ và ký ức hoài niệm quá khứ tiền kiếp không còn nhớ, những gì có đều quên sạch ( trừ một số rất ít còn nhớ quá khứ tiền kiếp của mình). Khi đó mình lại bắt đầu chuỗi sinh hóa của kiếp người hay vật đầu thai mà sống trong đời với cái thức mang tập khí quá khứ, nhưng khi quên lại làm lại từ đầu, khi quên thì bao công sức tu học lại làm lại, khi quên thì cuộc sống mơ hồ không rõ ràng, và sợ nhất khi quên thì dễ rơi vào đường dữ do bị lôi kéo dẫn dụ của thực tại khác trước, của bạn xấu, môi trường mới không tốt đem lại. Sự sợ hãi luân hồi kéo theo sự sợ hãi về cái chết, khi mà trong cuộc đời vô thường thì cái chết là chướng ngại cho sự tu tập và hành đạo. Cái chết có hai dạng là thuận tự nhiên chết về già và chết bất đắc do bệnh, tai nạn...làm cho người tu hành phải bỏ dở giữa chừng, bỏ việc hành trì và hoằng hóa độ sinh. Sự sợ hãi luân hồi, cái chết giúp hành giả tu tập ý thức được sự sống quý giá thế nào, thân thể là phương tiện tu tập hành đạo. Như đức Phật từng ví thân người khó được như nắm lá trên tay, còn mất thân người như lá cây cả khu rừng. Để mới biết được thân người rất khó, không chấp thân nhưng hãy trọng thân, coi đó là phương tiện mà tu tập đạo pháp, bởi biết đâu khi chết thì thân này hoại và thân người thay bằng thân vật khác thì hối tiếc không kịp tháng ngày không tu tập mà chỉ tạo tác những nghiệp bất thiện mà giờ phải chịu đọa đày. Ở đây còn có sự sợ hãi cái chết thông qua sự nghĩ quẩn về vấn nạn tự tử, khi điều bất như ý trong cuộc sống xảy ra, mà nghĩ quẩn tìm tới cái chết mà nhờ sự sợ hãi về cái chết, sự sợ hãi nhân quả, sự sợ hãi vì mất người thân, không còn thấy người thân, sự sợ hãi khi biết nếu nghĩ quẫn làm bậy đó sẽ làm đau thương mẹ cha, bạn bè, hàng xóm thì giảm nguy cơ tự tử không đáng có. Sự sợ hãi sẽ kéo lại sự chán sống của biết bao người đau khổ. Hay như sự sợ bị tai nạn, chết chóc sẽ làm cho những người tham gia giao thông biết sợ mà không phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn giao thông. Hay như sự bệnh thì ắt sẽ có động lực mà tập thể dục thể thao, ăn uống tiết độ, sinh hoạt đúng giờ...Hay có khi người tu sợ đọc kinh không thuộc bị thầy quở trách mà lo học tu chăm chỉ...
Sự sợ hãi tham, sân, si vì đó là tam độc trong tâm là cuội nguồn của việc tạo nghiệp bất thiện, chiêu cảm quả báo luân hồi sinh tử. Sự sợ hãi tham, sân, si giúp hành giả chuyển hóa tham, sân, si thành giới , định, tuệ là ba pháp ấn của sự giải thoát nội tâm yên vui. Sự sợ hãi của luyến ái, chấp thủ, chấp trước trong sự tham đắm tài, danh, sắc, thực, thùy giúp người tu tập hành đạo nhận thức được đó là nguồn gốc của nghiệp báo mà không làm điều gì phi pháp. 
Sự sợ hãi là bức tường ngăn cách việc làm thiện với bất thiện. Sợ làm điều xấu, sợ làm điều sai trái mà chịu nhân quả, sợ sự vô thường trong kiếp sống nhân sinh sự vô thường của mối quan hệ có khi có rồi không mà trân trọng phút giây hiện tại bên nhau...Và làm gì cũng phải nghĩ đến hậu quả thì đó là sự sợ hãi nhân quả nghiệp báo thông qua sự tạo tác nghiệp mà ra. Và người hành đạo hãy lấy sự sợ hãi làm pháp ấn tạo phương tiện tu tập và hành trì đạo pháp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2012(Xem: 11256)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôn và các loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
10/12/2012(Xem: 11497)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
08/12/2012(Xem: 6342)
Bài này sẽ tập trung nói về đề tài, một vài cách tiếp cận các nguồn nghiên cứu Phật học Anh ngữ. Và qua đây, thử khảo sát một vài thắc mắc thường gặp. Đặc biệt, chúng ta sẽ dò tìm dấu tích Kinh Kim Cương, một kinh căn bản của Tổ Sư Thiền, trong Tạng Pali.
06/12/2012(Xem: 8257)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
04/12/2012(Xem: 7154)
Một hôm, một Thiền sư phải qua sông. Sư bước lên một chiếc đò của một cô lái đò xinh đẹp. Sau khi thuyền cặp bến, cô lái thu tiền từng ngườì như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
02/12/2012(Xem: 6535)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh để đi đến sự sáng tỏ hoàn toàn của tâm thức.
01/12/2012(Xem: 7892)
Lời giới thiệu — Đây là một trong bốn tiểu luận của Tỳ kheo Bodhi trong cuốn “Facing the Future” viết năm 2000 tại Tích Lan. Tỳ kheo Bodhi, thế danh là Jeffrey Block, người Hoa Kỳ, sinh năm1944. Đại sư đã đến với Phật giáo năm 1965, khi lần đầu tiên gặp Hòa thượng Thích Minh Châu tại khuôn viên trường Đại học Madison, tiểu bang Wisconsin, trước khi đến học cao học tại Claremont, California. Đại sư đã thuật lại cuộc gặp gỡ này trong bài viết “LẦN ĐẦU TIÊN TÔI GẶP MỘT NHÀ SƯ“→ đã được đăng tải trong Vườn Đào.
27/11/2012(Xem: 7644)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: - Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
23/11/2012(Xem: 9337)
Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
22/11/2012(Xem: 7684)
Haibạn thân mến, Trước hết tôi xin mạn phép được gọi hai người là những người bạn của tôi. Thiết nghĩđã là con người thì tất cả chúng ta đều là bạn hữu với nhau, có phải thế haychăng? Tin các bạn vừa quyết định tạm thời chia tay để sống xa nhau khiến tôi bànghoàng và lòng buồn vô hạn. Dù chỉ là một người bạn thế nhưng tôi cũng cảm thấyđau lòng, huống chi con cái và những người thân chung quanh thì chắc là họ sẽcòn đau lòng hơn nhiều lắm !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]