Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường Thuật Ngày Tu Học Và Lễ Phật Đản, Pl. 2562 Tại Chùa Hương Sen - Perris

08/06/201820:22(Xem: 6298)
Tường Thuật Ngày Tu Học Và Lễ Phật Đản, Pl. 2562 Tại Chùa Hương Sen - Perris

TƯỜNG THUẬT

NGÀY TU HỌC VÀ LỄ PHẬT ĐẢN, PL. 2562

TẠI CHÙA HƯƠNG SEN - PERRIS

 

Chiều - Thứ Sáu –ngày 25, tháng 5, năm 2018

          Hôm nay là Thứ Sáu, trời chiều tự dưng dịu nắng, cái nắng thật ấm áp của chiều cuối Xuân hòa lẫn với những làn hơi ấm của vùng núi tạt đến. Mặc dầu đâu đó vẫn còn vương một chút hơi lạnh từ cơn gió của vùng biển San Diego của miền cực Nam California thổi về, như hòa nhập vào tâm hồn của những người con Phật chúng tôi về đây (Lake  Perris) cảm thấy thật hân hoan và vui mừng. Vì hôm nay chúng tôi về đây là để Tu Học và tham dự Đại Lễ Phật Đản, PL 2562 do chùa Hương Sen tổ chức. Đó là cơ hội để cho tôi về đây dược gặp Ni Sư và các Sư Cô của chùa để cùng nhau, tâm sự, chia xẻ những buồn vui, những nổi niềm ưu tư, trăn trở về Đạo Phật cũng như để choTâm Tường tôi có cơ hội để học hỏi từ Ni Sư và các Sư Cô ở chùa, thì đó cũng là một buổi hội ngộ rất chi ư là thú vị và bổ ích.

          Sau hơn một (01) giờ lái xe…  (vì là lần đầu, đường xa nên Tâm Tường không thể lái xe được và phải nhờ Sư Cô Viên An chở) từ Quận Cam về đây Lake Perris---vì là chiều thứ Sáu của một “long weekend” nên bị kẹt xe”), chúng tôi (Sư Cô Viên An, Tâm Tường cùng các chị Phật Tử của chùa Hương Sen) cũng về đến chùa. Chúng tôi xuống xe và nhìn đồng hồ thì đã 10:00 giờ tối, vậy mà cũng đã khuya rồi, tôi nghĩ vậy.

Tam-Tuong-000 

Phật tử tu học thứ bảy và tác giả đứng phía bên phải ngoài cùng

 

           Tôi thả bộ đi một vòng chung quanh chùa để được hít thở cái không khí trong lành của rừng núi và cũng để tham quan cảnh chùa luôn,  và ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi thì đây là một địa điểm rộng rãi, rất thuận lợi và quá đẹp cho những kỳ trại của tổ chức Gia Đình Phật Tử và cho những lần Tu học dài hạn về cả hai phương diện phong cảnh và địa thế: nhưng mà rất tiếc vì chùa còn quá thô sơ;  thiếu mọi  phương tiện;  Nhưng biết phải làm sao khi Ni Sư là một vị nữ Tu Sĩ đây..?!

            Mãi nghĩ ngợi mông lung, rồi cũng trong bất chợt đó, tôi nhớ là mình đã chưa vào vấn an Ni Sư, tôi vội vàng đi vào chánh điện và may là được gặp Ni Sư đang trò chuyện với các Phật Tử. Thật bất ngờ, vì Ni Sư quá trẻ, trẻ hơn cả sự tưởng tượng của tôi…vì qua giọng nói và những lời giảng của Ni Sư mà chúng tôi được lãnh giáo, tôi cứ tưởng Ni Sư cũng trên “lục tuần”, ai ngờ… Và mặc dầu mới gặp lần đầu mà Thầy Trò chúng tôi rất thân thiện,  cứ ngở như đã quen biết từ lâu lắm rồi. Sau khi vấn an sức khoẻ và trò chuyện với Ni Sư; Ni Sư bảo chúng tôi đi kiếm gì ăn tối rồi đi nghỉ và sáng mai phải thức dậy sớm để tụng kinh “công phu khuya”.  Tôi  xin phép Ni Sư và đi theo một Sư Cô trẻ để được ăn tối (khuya thì đúng hơn).

          Có lẽ vì đi đường mệt hơn nữa tôi vừa mới nhổ răng hôm Thứ Năm cho nên “răng bị đau nhức” vì vậy mà tôi không ngủ được.  

……………………………………….

 

Thứ Bảy –ngày 26, tháng 5 năm 2018 –  Ngày Tu Học

          Qua lời dạy của Ni Sư, sáng nay tôi thức dậy sớm, để cùng tụng kinh Lăng Nghiêm với mấy Sư Cô, xong thời kinh thì “nhà bếp” đã gọi xuống ăn điểm tâm để còn đi công quả trang trí…

          Sau bữa điểm tâm, chúng tôi “ai lo viếc nấy”… Nào là quét dọn sân chùa, trang trí chung quanh chùa và nào là và sắp xếp bàn ghế,  kinh sách lại đâu vào đó cũng như trải bồ đoàn để chuẩn bị cho ngày đầu của buổi lễ…đó là ngày Tu Học.

          Đúng 8:00 giờ Tứ chúng tề tựu trước chánh điện để chuẩn bị Cung Đón Ni Sư lên ban bài pháp nhũ nói về ý nghĩa của ngày Tu Học. 

          9:00 giờ Tứ chúng Trì Chú Đại Bi (108). Qua đó Ni Sư đã giảng cho Tứ chúng biết về sự công hiệu của việc Trì Chú Đại Bi đối với người Phật Tử như thế nào….và ngày Tu học sẽ đem những lợi lạc rất nhiều cho chính thân tâm của người con Phật và cũng để cúng dường lên Đức Từ Phụ nhân ngày Đản Sinh của Ngài.

          Đúng 10:00 giờ, Đạo Tràng trang nghiêm để Cung Đón Thượng Tọa hướng dẩn cho buổi Tu học hôm nay.  Sau những tiếng niệm Phật vừa dứt, Ni Sư đã giới thiệu đến Tứ chúng Thượng Tọa Thích Minh Tuệ - Viện Chủ chùa Viên Quang,  Ohio, và là Giảng Viên Đại học Vạn Hạnh, Thầy  sẽ hướng dẫn cho tứ chúng buổi Tu Học hôm nay.

          Chúng tôi chào đón Thầy bằng những tràng pháo tay và Thầy mỉm cười từ tốn

          -Hôm nay Thầy có duyên là được Ni Sư mời về đến để cùng Tu Học và dự Lễ phật Đản với qúy Phật Tử của chùa Hương Sen, và trong dịp nầy Thầy sẽ giảng cho quý vị bài Pháp thoại với  đề tài Tám (8) Pháp: Phạm hạnh, Trí túc… Vậy qúy Phật tử có vui không.?

          --Dạ, vui …Tứ chúng đồng cất tiếng…

Vậy thì Thầy bắt đầu và sau ba lần niệm hồng danh A Di Đà Phật, Tứ chúng đều im lặng để lắng nghe lời giảng của Thượng Tọa: Pháp thứ 1 đến Pháp thứ 8 gồm:

                    1.Trí Tuệ: Chọn môi trường, minh Sư và bạn tốt

                    2.- Học Hỏi : Tìm học qua Quý Chư Tôn Đức, Tăng, Ni và qua các bậc Thiện Trí Thức của Phật giáo

                    3.- Thân – Tâm: Luôn giữ thanh tịnh, trang nghiêm  và an lạc

                    4.- Giới: Luôn phải giữ đúng những giới luật mà người học Phật đã nguyện

                    5.- Nghe nhiều: Pháp xuất thế gian (kinh, sách Phật và những lời giảng của các diễn giả Phật giáo).

                    6.- Tu Chứng: Phải thường xuyên Tu học,  cũng như phải luôn hành trì những điều mà mình đã học được.

                    7.- Lời nói: Học hạnh ái ngữ và lắng nghe nghĩa là luôn nói và lắng nghe  những lời lợi ích, những điều đúng với sự thật.

                    8.- Quán chiếu về Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức (Ngã pháp, chấp pháp).

          Và với những lời giảng thật mạch lạc, rõ ràng Thượng Tọa đã cho Tứ chúng  những dẫn chứng thật xác thực để từ đó tứ chúng đã nắm bắt và hiểu được ý nghĩa cũng như sự công dụng của 8 Pháp.

          Đúng 11:30 cúng ngọ  và tiếp theo là  tất cả Chư Tăng ni và Tứ chúng dung bữa cơm trưa. Đặc biệt trong buổi cơm trưa hôm nay Ni Sư đã giới thiệu đến Thượng Tọa, Ni Chúng và Phật Tử sự hiện diện của :

                   Giáo Sư Hồng Quang

                   Thầy Tâm Hòa và Phu nhân

                   Bác Sĩ Bùi Hào và toàn thể Phật Tử vùng Perris đến tham quan chùa.

          Và sau đó Giáo Sư Hồng Quang cũng như Thầy Tâm Hòa sẽ có những bài “nói chuyện” với tứ chúng.

          Sau bữa cơm trưa Tứ chúng được  tịnh nghị

           2:00 giờ Tứ chúng Trì Tụng Chú Đại Bi (108 biến)

          Đúng 3:00 giờ Tứ chúng trang nghiêm trước chánh điện để nghe bài thuyết trình với chủ Đề: Thiền và Sức khoẻ  - do Giáo Sư Hồng Quang trình bày.

          Qua cách trình bày sinh động và chiếu slideshow 30 bức ảnh minh họa, Giáo Sư Hồng Quang trình bày chúng ta biết “tọa thiền” đúng cách và nhất quán thì rất lợi lạc không những cho Tâm mà cả Thân ta cũng có phần lợi lạc nhất là nhờ Thiền mà có những người đã trị được những bệnh tật “nan y” mà nhiều lúc (thầy, thuốc đều đã bó tay). Từ những sự học hỏi và nghiên cứu của Giáo Sư; ông đã khuyên chúng ta nên cố gắng “hành thiền” để hầu mong cho thân tâm, an vui và mạnh khoẻ.

          4:300 Mông Sơn Thị Thực  - tiếp theo là dược thực.

          Đúng 6:00 giờ tứ chúng trang nghiêm trước chánh điện để nghe bài giảng với chủ Đề: Trách nhiệm xiển dương Phật pháp, do Thầy Tâm Hòa chia sẻ.

          Thầy đã nêu rõ trách nhiệm của những Tu Sĩ: Chư tôn Đức Tăng Ni- trong việc hoằng dương Đạo pháp như thế nào để cho những người Phật tử muốn học Phật  hiểu rõ và có hưng phấn để tìm tu học Đạo cũng như các Phật Tử và những vị Cư Sĩ Phật giáo phải luônn sát cánh và hộ trì quý Tăng Ni trong việc hoằnng dương Đạo pháp  - Thầy đã cho dẫn chứng:

                   Ngũ Thánh đồng tâm khai tịnh độ

                   Thất Chúng hợp lực hộ đạo tràng.

          Thật là rất sâu sắc và đầy ý nghĩa của một sự  tương trợ giữa Tu Sĩ và Phật Tử vậy. Tiếp theo Thầy củng giảng giải cho tứ chúng biết được ý nghĩa của “Ba trong một” nghĩa là “Ba giai đoạn trong một đời”:

                   Một - Từ khi sinh ra cho đến lúc chết

                   Ba: 1.- Chưa gặp Đạo, 2.- Gặp Đạo và 3.- Biết Đạo

          Với ý nghĩa đó chúng ta cũng đã hiểu được thế nào là An Bần Thủ Đạo. Thật là một bài pháp thật đầy ý nghĩa.

          Sau bữa cơm chiều và nghỉ giải lao

          Đúng 8:00 giờ tối, tứ chúng tề tựu trước chánh điện và chuẩn bị làm lễ Phật.

          10:00 giờ Tịnh chỉ.

          Trong suốt một ngày Tu Học với một chương trình dày đặc, không có thời giờ để nghỉ ngơi.

Tam-Tuong-001

            Mãi cho đến giờ nầy, trong giờ tịnh chỉ…Tâm Tường mới “tranh thủ” thời gian nầy để đi tìm hiểu cuộc sống và sư Tu tỉnh của quý Sư Cô trong chùa  hầu mong góp thêm phần “linh hoạt” cho bài viết nầy vậy.

 

Và…bổng nhiên ký ức của tôi trở về với quá khứ xa xưa của tuổi trẻ khi tôi còn sinh hoạt ở Gia Đình Phật Tử Quảng Thiện (Quảng Trị)…Phải làm sao mà quên được những kỷ niệm của thời xa xưa ấy, khi mà chúng tôi là những chàng thiếu niên đã được đi tu học phải thức khuya, dậy sớm để mà tụng niệm, tu tập.v.v…Thật vất vả, cực nhọc cũng không ít, mà vui nhộn, nghịch phá cũng hơi nhiều, không ai bằng được.

           Nhớ lắm, nhớ trong cơn nắng ban mai của một buổi sáng đầu hạ, sao mà chẳng dịu mát chút nào hết vì nắng đã bị ảnh hưởng của luồng gió miền núi nóng gắt.

          Và cũng vui… vui như một cậu học trò mẫu giáo mới lần đầu tiên được đẫn đến trường học vậy.

          Sau một hồi trò chuyện với các Sư Cô trẻ, tôi nhận thấy tuy các Sư Cô  làm việc vất vả nhưng trên khuôn mặt, nhưng làn môi của các Sư Cô vẫn luôn nở nụ cười thật tươi, thật hồn nhiên; Thật đúng là, dù ở vào thời gian, không gian nào…và ở vào môi trường nào đi chăng nữa thì những con người con Phật cũng trải lòng mà nhận lãnh trách nhiệm là luôn cố tu học và trao truyền giáo pháp của đức Từ Phụ đến cho nhân thế, hầu mong giúp cho họ hiểu và tu để mong thoát khổ.  Tôi từ giả và “bách bộ” một vòng quanh chùa…để “lượm lặt” tin tức và viết bài tường thuật về  hai ngày Tu Học và Lễ Phật Đản ởchùa Hương Sen…

          Và tuần tự những khái niệm khác biệt cứ in vào tâm trí tôi…. Và một điều đáng ghi nhớ là quảng đường nầy tôi cũng đã từng lái xe qua mỗi khi đi Las Vegas, tôi vẫn thấy bình thường, nhưng hôm nay lòng cảm thấy rộn ràng và vui hẵn lên.

          Đúng vậy, vì những lần trước xe tôi chỉ chạy qua thôi, nhưng hôm nay không phải mình chỉ dừng lại mà còn phải về đây với chùa với Ni Sư để lo cho ngày Lễ Phật Đản,  mà còn phải ở lại đây những hai (2) ngày đêm và (ăn chay, nằm đất nữa) thì làm sao mà lòng tôi không cảm thấy nôn nao và vui cho được chứ.  Đúng,  tôi nôn nao lắm vì mình về đây là để Tu học và dự Lễ Phật Đản Sinh chứ không phải đi trại như những lần trước như đã nêu ra ở phần trên là sáng hôm nay (thứ Bảy – ngày 26 tháng 5 năm 2018) là ngày Tu Học

………………………………………………………

 

 

 Chủ Nhật – ngày 27 tháng 5 năm 2018 –  Ngày Lễ Phật Đản, PL2562

          Đang ngon giấc trong canh ngủ muộn về sáng, đâu đây tiếng chim muông của rừng núi hoang vu líu lo bất chợt nghe tiếng vọng từ đại hồng chung (mà từ trước chúng ta đã không bao giờ từng nghe) tiếng chuông lúc 5:45g sáng báo cho chúng  (vì đây là chùa Ni) tỉnh thức và chuẩn bị cho “Công Phu khuya”. Thật là một sự bất ngờ và là một điều thú vị cho chính tác giả viết bài nầy (dù rằng là một Huynh Trưởng đã sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử lâu năm, và cũng đã từng tham dự qua nhiều khóa Tu Học, những kỳ Trại, nhưng đều đi chung với tổ chức với đoàn thể. Vì thế cho nên không có những cái ấn tượng và những cảm nghĩ sâu sắc đầy đạo vị như sáng hôm nay ở nơi nầy lại rộn lên tiếng trong người của Tâm Tường tôi một niềm bang khuâng xúc cảm lạ. Đó chính là tiếng chuông đầy vi diệu để hầu thức tỉnh cho những tâm hồn đang lạc lối hãy mau tìm về với chốn Thiền môn yên tỉnh nầy  để mà Tu Tâm, Sữa Tánh hầu tránh bớt những nghiệp chướng của đời. Tiếng hồng chung cũng đã đánh thức tất cả những Phật Tử trong chùa phải thức dậy để mà chuẩn bị cho công việc mà mình đã nhận lảnh hầu hoàn thành sớm và chuẩn bị cho đúng giờ hành Lễ chính….

          Hôm nay ai đến chùa cũng thấy lòng mình rộn lên một niềm vui. Cảnh chùa đã thay đổi hẳn để tưởng niệm ngày Đức Phật Thích Ca Thị Hiện Đản Sanh Cứu Khổ Độ Sanh. Cờ Phật giáo ngũ sắc giăng khắp nơi trong sân, ngoài ngõ, dọc hàng rào và chung quanh chùa. Những lá cờ rung rinh theo làn gió nhẹ khiến cho khung cảnh càng thêm sinh động. Thêm vào đó một vườn Lâm Tỳ Ni được dựng lên trước cổng chùa, trưng bày đúng theo kinh sách ghi lại lịch sử sự ra đời của Thái Tử Tất Đạt Đa sơ sinh đi bảy bước, mỗi bước nở một hoa sen. Tay chỉ trên trời tay chỉ xuống đất, rồi nói: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn". Chung quanh có Hoàng Hậu Ma-Da cùng các người hầu và cũng có chư thiên hiện ra rải hoa cúng dường. Phật tử đi qua khu vườn lâm tì ni này đều dừng lại, lấy cell phone ra hay giơ cái máy chụp hình lên chụp vài tấm ảnh làm kỷ niệm. Khung cảnh trang nghiêm và lạ mắt đó đã nhiếp tâm bà con Phật tử trước khi bước vào chánh điện dự lễ. Đúng 09:00 giờ tất cả Phật Tử trong chùa chuẩn bị đề chào đón Quan khách và quý Phật Tử trong vùng Perris và vùng phụ cận đến tham dự ngày Đại lễ phật Đản Phật Lịch 2562

 

Tam-Tuong-002

          Đúng 09:30 Tất cả Phật Tử hiện diện trang nghiêm Đạo tràng để Cung Thỉnh Thượng Tọa Thích Minh Tuệ  quang lâm  trước Phật đài để Ngài ban cho phật Tử một bài Pháp nhân ngày Lễ Phật Đản  chào đón quan khách đến tham dự ngày Khai Hội (khai mạc). Đúng 10:00 giờ Phật Tử Tâm Tường (MC của buổi Lễ) yếu cầu tất cả Phật Tử hiện diện yên lặng và hai tay chấp ngasy ngắn trước ngực chuẩn bị nghiêm trang để đón chào Thượng Tọa Thích Minh Tuệ (vị khách quý của chùa), Ni Trưởng Giới Hương (Viện chủ chùa Hương Sen - trưởng Ban Tổ Chức  buổi lễ Phật Đãn hôm nay) và Quý Sư Cô thuộc chùa Hương Sen,  cũng như chào đón quý vị Quan Khách Phật Tử xa gần đã đến dự ngày Đại lễ Phật Đản, PL 2562.

          Lễ Phật Đản đã được cử hành tuy đơn sơ nhưng rất trọng thể dưới sự chứng minh của Chư Tôn Đức Giáo Phẩm; như:               

          - Thượng Tọa Thích Minh Tuệ - Viện Chủ chùa Viên Quang – Ohi
            - Ni Sư Thich Nữ Giới Hương - Viện chủ chùa Hương Sen – Perris

và Sư Cô trú xứ chùa Hương Sen – Perris:

          - Sư Cô Thích nữ Liên Hiếu

          - Sư Cô Thích Nữ Nguyên Hiếu

          - Sư Cô Thích Nữ Viên Tiến

          - Sư CôThích Nữ Viên Chân

          - Sư Cô Thích Nữ Viên An

          - Sư Cô Thích Nữ Viên Trang

                    Ngoài ra cũng có sự tham dự của Các Phật Tử đồng hương trong vùng Perris và lân cận cũng như từ Orange và Los Angeles về tham dự trong buổi Lễ hôm nay.

          Sau khi tất cả Chư Tôn Đức và Quan Khách đã vân tập đông đủ buổi lể đã được bắt đầu với nghi thức chào cờ  Phật Giáo Kỳ và phút mặc niệm để tưởng nhớ các vị Tiền Nhân đã bỏ mình vì Quốc Gia Dân Tộc và các Thánh Tử Vì Đạo;.

          Tiếp theo là giới thiệu chương trình buổi lễ và Cảm Niệm về ngày Phật Đản Sinh của Phật Tử Tâm Tường.

          Kế đến là Diển văn khai mạc của Ni Sư Giới Hương (Trưởng Ban Tổ Chức- Viện Chủ chùa Hương Sen) Trong không khí trang nghiêm và lễ giáo của ngày Phật Đản, đạo tràng đã được nghe những lời quý báu của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương.  Ni Sư  đã nhắc lại đại sự nhân duyên của Đức Phật hiện ra nơi đời này là vì muốn chúng sanh Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến. Đức Phật duy nhất chỉ vì muốn cho chúng sanh biết được rằng tự thân của mỗi chúng sanh vốn đã sẵn có Tri Kiến Phật. Và Tri Kiến Phật cũng chính là Bản Thể Từ Bi và Trí Tuệ. Chỉ có loài người mới đủ khả năng và dễ dàng phát huy được Bản Thể Từ Bi và Trí Tuệ này. Cho nên, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lựa chọn cõi người để Thị Hiện Ra Đời. Với mong ước rằng tất cả chúng sanh nên sống đúng theo Bản Thể Từ Bi và Trí Tuệ để có được sự an lạc và từ đó sẽ có hoà bình chung cho nhân loại.

 

          Qua bài diển văn Ni Sư đã giảng giải về ý nghĩa của ngày Phật Đản Sanh. Sau đó Ni Sư cũng tỏ lời tri ân và đa tạ tấm lòng vô úy củaThượng Tọa Viện Chủ chùa Viên Quang – Ohio,  đã nể tình Ni Sư và sự thương tưởng Phật Tử ở nơi xa xôi cùng cốc nầy mà bỏ những thời giờ quý báu của Thầy hầu về đây để Chứng minh cho buổi Lễ hôm nay. Đó thật là một niềm thắng duyên lớn cho Ni Chúng và Phật Tử của chùa Hương Sen vậy. Và tiếp theo Ni Sư cũng cám ơn Quý vị Quan khách, quý Phật Tử đã không quản ngại đường sá xa xôi và trong cơn nắng của trưa cuối Xuân đã về đây để cùng chứng minh, tham dự ngày Lễ Phật Đản của chùa Hương Sen. Thật là hoan hỉ và khích lệ vô ngần để cho tứ chúng cùng tiến bước trên đường phụng sự và hoằng dương đạo pháp và luôn vững tâm, giữ niềm tin và chí nguyện  đã từng nuôi dưỡng.

          Sau đó là Đạo từ của Thượng Tọa Thích Minh Tuệ. Thầy  đã khuyên bà con Phật tử hãy cố gắng tu học, tu tập để thấm nhuần và tỏa chiếu tính ưu việt của bậc Đại Giác Thế Tôn, làm rực sáng tâm thức Phật trong đời sống hằng ngày. Thượng Tọa cũng cho Phật Tử biết rõ là Giáo lý của Phật Đà được  xây dựng trên nền tảng là lòng Từ Bi, với tâm nguyện xiển dương Chánh Pháp của Phật và cũng là nơi để Tăng Ni chúng và Phật tử có nơi nương tựa để tu học, tu tập và công quả. Vì vậy tinh tấn tu học, tu tập, hộ pháp cũng là để báo ân những Chư Liệt Vị Tổ Sư đã trọn đời cống hiến và  hy sinh cho Đạo  pháp, cho Dân tộc vậy.  Thượng Tọa đã thành kính tri ân sâu xa đến chư tôn thiền đức và đồng bào Phật tử xa gần đã nhiều năm nay ủng hộ ngôi chùa Hương Sen ngày càng khang trang hơn.  

          Trong lời đạo từ thật trang trọng Thầy đã cho chúng ta những lời giáo huấn sâu sắc và chân tình đã làm tăng thêm phần ý nghĩa của buổi Lễ và sự hưng phấn của tất cả Phật tử hiện diện.

          Đúng 11:00 giờ - Đại lễ Phật Đản, P.L. 2562  được  chính thức bắt đầu với đầy đủ Nghi Thức của lễ khánh đản. Sau phần tụng kinh lễ Phật -  toàn thể Chư Tăng ni và Phật Tử   cũng đã đi “kinh hành” niệm Bổn Sư một vòng chung quanh sân chùa và viếng lạy các tôn tượng Phật và Bồ Tát  thờ chung quanh chùa.

Tam-Tuong-003

          Chương trình đại lễ tiếp tục với nghi thức Mộc Dục (tắm Phật). Chư Tăng, Ni và tất cả  Phật Tử tuần tự mỗi người múc một gáo nước xối lên thân tượng Đức Phật sơ sinh. Ni Sư trụ trì đã ân cần mời từng Phật tử lên tắm Phật.

          12:00giờ  Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức và mời quý Phật Tử dùng cơm chay và thưởng thức chương trình văn nghệ mừng Phật Đản Sinh do nhóm văn nghệ sĩ Mây Ngàn hát cúng dường. Chương trình văn nghệ Phật Đản năm nay rất phong phú và hùng hậu với nhiều nam nữ ca sĩ Phật tử trổ tài hát cúng dường.

          Và sau đó là một buổi  Lễ rất chi là bất ngờ nưng cũng khá thú vị.Đó chính là Lễ Sinh Nhật của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương (Viện Chủ) và các em Phật Tử của chùa Hương Sen như Viên Bảo Sen (30 tuổi), Viên Bảo Vi (14 tuổi) và Viên Bảo Hoa (1 tuổi). Tất cả cùng hát bài Happy Birthday to Buddha, NS Giới Hương và 3 em Phật tử. Khách ở lại cùng chung vui, cắt bánh sinh nhật và dùng bửa cơm Chay đạm bạc với chùa.

---------------------------------------------------

          Tâm Tường tôi xin viết vài dòng cảm nghĩ của riêng mình về Lễ Sinh Nhật của Ni Sư như là một cơ duyên với riêng Ni Sư và các Sư Cô của chùa Hương Sen, để kính đa tạ những tấm lòng quý báu của Ni Sư đã luôn thương tưởng và hoan hỷ mời Tâm Tường về đây, nơi ngôi chùa vùng bán xa mạc nầy để tỉnh tâm “Tu học và dự Lễ Phật Đản.”

          Và với “duyên” hội ngộ nầy, hôm nay nhân Sinh nhật của Ni Sư Tâm Tường, xin kính tặng Ni Sư bài th ơ…

          Mừng sinh nhật Ni Sư

                   Kính tặng

                   Ni Sư: Thích Nữ Giới Hương

                   Nhân sinh nhật của Ni Sư

 

Hôm nay mừng sinh nhật Ni Sư

Không quà, không bánh …mấy vần thơ

Pháp thể khinh an, tâm thường lạc

Đạo pháp trao truyền, bậc chân tu.

 

                                                      Hương Sen, ngày 27 tháng 5 năm 2018

 

                                                                    Tâm Tường - Lê Đình Cát

 

 Tam-Tuong-004

(từ trái sang phải: Giác Nguyệt, Viên Bảo Vi, Ns Giới Hương,

Hy Giang, VB Hoa và VB Sen)

 

Thật không ngờ như con đã từng thưa với ni Sư…Vì ni Sư đã chưa một lần biết Tâm Tường; nhưng Tâm Tường thì đã được may mắn gặp Ni Sư nhiều lần qua nhhững mùa Phật Đản của Giáo Hội ở Miles Square Park và con cũng đã có đến viếng chùa hương sen một lần với người bạn cách đây mấy năm…Hôm đó con đã “thấy cảnh sinh tình” và đã có cảm hứng làm một bài thơ; nhưng chưa kịp gởi đến ni Sư. Gần đây nhất trong tình cờ và âu cũng là “duyên”khi chúng con hân hạnh được Ni Sư nhận lời giảng dạy cho chúng con qua Đề Tài “Tư Tưởng Phật Giáo Ấn Độ”

          Và hôm nay chính ngay ở ngôi chùa Hương Sen này, con lại có một cơ hội làm MC của buổi đại lễ Phật đản. Ôi quá là hạnh phúc cho con…vì con không những được Ni Sư thương tưởng mà còn được Ni Sư tin tưởng giao cho con một trọng trách “làm MC” cho buổi lễ. Ôi đó phải chăng là một niềm hạnh phúc cho con  “tác giả của viết bài nầy”.

           Vậy thì xin Ni Sư cho con viết về những gì mà con đã từng nghĩ về Ni Sư về ngôi chùa Hương Sen nầy.

 

          Ni Sư là một vị Ni trẻ, nhưng rất năng động,  có kiến thức cao từ cả hai mặt “Thế gian và Xuất thế gian” , mặc dầu Ni có học vị cao, và biết thông thạo rất nhiều ngôn ngữ; nhưng Ni rất khiêm cung trong những lúc giao tiếp không nhũng với Quý Chư Tôn Đức Tăng, Ni trưởng thượng mà cả những Tăng Ni đồng lứa hoặc là thấp hơn cũng như với tất cả những Phật tử Ni Sư đều có cùng một cung cách cư xử thật vô cùng lịch sự, hòa nhã và độ lượng…

Nếu có ai hỏi…

          - Thưa Ni Sư…Tại sao với những tài năng Ni Sư sẵn có, Ni Sư không về những vùng phụ cận quanh khu Orange hoặc Los Angeles đông Phật tử để dựng xây một ngôi tự viện…mà ni Sư lại đến nơi ‘Sơn lâm, cùng cốc…khỉ ho, gà gáy nầy” mà xây chùa…thì Ni Sư chấp tay Mô Phật và trả lời.

          - Nếu mà …tìm về những nơi đó thì nơi đó nhiều chùa rồi, không cần Ni sư nữa…Sở dĩ Ni Sư tìm về vùng bán sa mạc đây là vì muốn đem Đạo về ở vùng sâu, vùng xa nơi chưa có chùa... thì khi đó mới “quý và cần”…

          Nhưng có một điều làm cho Tâm Tường  tôi  luôn luôn trăn trở.

          Thưa quý Đồng hương Phật tủ đó là chùa còn quá thô sơ, thiếu mọi tiện nghi, nếu muốn có được một ngôi chùa ấm cúng, khang trang và đầy đũ tiện nghi thì Ni Sư cũng sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và công của…Nhưng biết phải làm sao khi mà Ni Sư chỉ là một nữ tu sĩ?! 

          Từ ý nghĩ nầy tự dưng làm cho lòng tôi chùng xuống và “thương” cho Ni Sư, cho các Sư Cô và đồng hương Phật tử ở ở một nơi xa vắng như chùa Hương Sen nầy vậy…

          Đúng vậy, vì ở thành phố nầy quá xa với cộng động người Việt, vì thế cho nên Phật tử cũng quá ít…Đó chính là vấn đề nan giải cho Ni Sư và cho chùa…

          Mong rằng những người con Phật hảo tâm, những Phật tử “mạnh thường quân”  từ khắp mọi nơi hãy “thương” Ni Sư, hãy quan tâm đến chùa, thì may ra trong tương lai Hương Sen sẽ là một ngôi chùa khang trang có đầy đũ tiện nghi để cho những người con Phật Tử xa  gần cùng về đây để Tu Học…Mong lắm thay…

          Và nếu ai đó mà có “duyên” được tiếp chuyện với Ni Sư một lần và chỉ một lần thôi thì sẽ phải kính mến Ni Sư về cả ba mặt “Bi-Trí-Dũng” và tấm lòng khoan dung, độ lượng của Ni Sư vậy.

          Đó là tất cả những gì mà Tâm Tường đã có được “cơ may” hầu chuyện với ni Sư trong những lần vấn an Ni Sư…Và đó là những lời thật rất thật của Tâm Tường khi viết về Ni Sư và Chùa Hương Sen vậy.

          Buổi tiệc sinh nhật tuy được tổ chức trong bất ngờ và đơn sơ; nhưng rất thân mật, vui nhộn và hào hứng nhất là ai ai cũng muốn đến chụp với ni Sư một tấm hình để làm kỷ niệm và cũng là để “khoe” cùng  nhau và biết đâu đó chính là  một sự giao tiếp để cho bạn bè tìm hiểu và đến với ni Sư, với các Sư Cô và với chùa Hương Sen.

          Ngoài ra buổi Sinh nhật nầy cũng như một buổi sinh hoạt chung để chúng ta (phật Tử và các Ni Chúng của chùa) cùng nhau chia xẻ những “vui buồn trong hai (2) ngày – Tu học và Lễ Phật Đản) vì thế tất cả Phật tử đã có thiện ý tiếp tay với Ni Sư về Tiệc Chay gây quỹ sắp tới vào ngày 9 tháng 9 năm 2018 tại Nhà hàng Seafood World, Wesminster, để trùng tu và xây Chánh Điện chùa Hương Sen vậy…

 

 Tam-Tuong-005

          Nói đến chia tay, thì đây cũng là một trong những kỷ niệm (kỷ niệm lồng trong kỷ niệm) đáng nhớ, vì sau phần nghi lễ thật trang nghiêm; diễn văn với những lời thật từ tốn nhưng ý rất sâu sắc, Ni Sư  đã khen ngợi, tán thán công đức của đồng hương Phật tử hết lời, vì mặc dầu đang ở vào những ngày cuối của mùa xuân của rừng núi, cho nên vuơng những cơn nắng của mùa hạ, nhưng tất cả đều không lùi bước, không quản ngại mà vẫn hăng say làm việc trong một tinh thần thật hăng hái và hòa nhã, các anh chị em đã nêu cao tinh thần “Lục Hòa” cả trong lúc tu học  cũng như cách làm việc vậy…Đó là một điều mà người con  Phật chúng ta hằng mong cầu và đã có được…Và đó cũng chính là “Những Con Tim Cùng Một Nhịp của những người con Phật” trong hai ngày Tu học nầy vậy.

          Qua hai ngày ở chùa,  tất cả  chúng tôi ai ai  cũng mệt nhừ người ra hết nhưng trong sự mệt nhọc ấy, chúng tôi đã có rất nhiều kỷ niệm vui buồn với nhau và một điều mà riêng tôi vẫn nhớ mãi cho đến hôm nay; vì đó là một buổi hội ngộ đã để lại trong tâm tư tôi biết bao nhiêu là điều thú vị và cũng từ nơi đây, ở chốn  nầy tôi sẽ nhớ mãi những khuôn mặt thân yêu của những anh chị Phật Tử  xa quen trong đời làm  Phật-sự của tôi.

          Và chúng ta đã thực hiện được chí nguyện và lý tưởng của mình đã hằng mong ước từ lâu là tinh tấn bước hết con đường mà mình đã chọn là dấn thân, đó là  phục vụ cho Đạo Pháp và nhiệt tình đem những gì mà mình đã học hỏi được ở Quý Chư Tôn Đức Tăng, Ni, các bậc Tôn Túc, ở các người  đi trước để truyền đạt lại cho các đàn em sau nầy hầu mong hoằng dương Đạo Pháp và cố xây dựng Đạo, đem Đạo vào Đời...

 

                             Perris Lake, Chùa Hương, ngày 30 tháng 5 năm 2018

 

                                              Gia Trưởng GDPT Liên Hoa

                                                  Tâm Tường - Lê-đình-Cát

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 5889)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 10990)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7446)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8695)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 7194)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 10616)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 7614)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 6213)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 6663)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
20/10/2010(Xem: 7352)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com