Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lục độ Ba-la-mật-đa

07/06/201810:07(Xem: 7107)
Lục độ Ba-la-mật-đa

Lục độ Ba-la-mật-đa


Gs Nguyễn Vĩnh Thượng

 lotus_7

             Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo. Paramita có nghĩa là “đi qua bờ bên kia” tức là bờ của giác ngộ, của không còn sợ hải, của an nhiên tự tại, của an bình. Chúng ta đang ở bên bờ mê, bờ của khổ đau, của giận dữ, và đầy căng thẳng; chúng ta muốn đi qua bờ bên kia với nhiều điều tốt đẹp hơn, vui sướng hơn, hạnh phúc hơn.

              Trong Phật pháp, Lục độ Ba-la-mật-đa gồm có 6 pháp tu như sau:

1.-Bố thí Ba-la-mật-đa (Srt. dana paramita, Av. Perfection of giving/ generosity):

                Bố thí là hiến cho, chia sẽ, cung cấp. Pháp bố thí có 3 loại:

                            a.- Tài thí là cho bằng tiền của, cơm ăn, áo mặc, công sức . . .
                            b.- Pháp thí là đem sở học, sở đắc của mình mà hướng dẩn, giáo dục, khuyên răn về đạo làm người . . .
                            c.- Vô uý thí là giúp mọi người bớt sợ hải, bớt lo âu bằng lời nói hay bằng việc làm, bằng cách lắng nghe lời tâm sự để cho người khác vơi bớt nỗi lo âu, nỗi sợ hãi.
                  Bố thí Ba-la-mật-đa vừa làm lợi ích cho người, vừa làm lợi ích cho mình.

                  Khi chúng ta nhìn một người đang gặp khổ sở với một tình thương, chúng ta hãy lắng nghe lời người ấy tâm sự, chúng ta sẽ thông cảm hoàn cảnh khó khăn của người ấy, chúng ta sẽ thông cảm nỗi khổ đau của người đó. Lòng thông cảm đó giúp cho người ấy vơi nỗi khổ. Ngay cả chính chúng ta, nếu có người thông cảm hoàn cảnh chúng ta với một tình thương chân thật, chúng ta sẽ cũng cảm thấy hạnh phúc. Lòng thông cảm ấy như là một đóa hoa đang hé nụ, hoa sẽ nở đẹp đẻ về sau. Những chướng ngại của cuộc đời chẳng khác nào như những đợt sóng của đại dương, sóng có thể bồng bềnh, trồi lên rồi sụt xuống, nhưng nước vẫn là nước. Sóng rồi cũng có lúc êm. Chúng ta vẫn là chúng ta, mặc cho các chướng ngại dồn dập, chúng ta sẽ vượt qua các chướng ngại, chúng ta sẽ chiến thắng các chướng ngại, lòng chúng ta sẽ chiến thắng sự sợ hãi. Đây là điều hạnh phúc. Cho nên chúng ta cần bố thí lòng không sợ hãi cho người khác. Đây cũng là sự thực hành “trí tuệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa” bằng sự thông cảm khi người khác đang gặp cảnh ngộ khó khăn.

2.-Trì gìới Ba-la-mật-đa (Srt. Shila Paramita, Av. Perfection of morality/ discipline/ precepts training)
      Trì giới là giữ giới luật. Giới luật là những điều cấm làm và không nên làm nhằm bảo vệ nhân cách đạo đức của hành giả. Những việc không nên làm thì phải quyết định không làm. Những việc nên làm thì phải đem hết khả năng ra để làm.


       Trong nhà Phật, giới luật được đặt ra tùy theo địa vị của từng nhóm người:

                         -Hàng Phật tử tại gia có 5 giới; trong trường hợp đặc biệt còn có thêm các giới như Bát quan trai giới, Thập thiện giới.
                         -Hàng Sa-di có 10 giới.
                         -Hàng Tỳ-kheo có 250 giới.
                         -Hàng Tỳ-kheo Ni có 348 giới.

3.-Nhẫn nhục Ba-la-mật-đa (Srt. Kshanti Paramita, Av. Perfection of patience/ bear/ capacity to receive) là sự chịu đựng mọi nhục nhã, mọi trở ngại qua thời gian để vượt qua nỗi thống khổ thì mới có thể đạt được thành công.

4.-Tinh tấn Ba-la-mật-đa (Srt. Virya Paramita, Av. Perfection of effort/ energy/ diligence):
      Tinh là chuyên ròng, tấn là siêng năng. Tinh tấn là tinh chuyên và cần mẫn.
      Hành giả phải luôn luôn phấn khởi, không lùi bước trước những chướng ngại trong cuộc đời cũng như trong việc tu học để đi tới chỗ thành công, đi tới chỗ chứng đắc. Hành giả không được chểnh mảng, không được chán nản, không được thối chí; đứng trước các trở ngại hành giả như người chèo thuyền ngược dòng sông, hành giả phải nổ lực hết sức để chèo chống con thuyền đi đến bến bờ.
       Tinh tấn đòi hỏi hành giả phải có ý chí và nghị lực để hổ trợ việc vượt qua các chướng ngại.

5.-Thiền định Ba-la-mật-đa (Srt. Dhyana Paramita, Av. Perfection of medication/ concentration):
        Thiền định là suy niệm, là tập trung tư tưởng vào một đối tượng. Thiền định giúp nội tâm không bị quay cuồng bởi ngoại cảnh. Thiền định giữ tâm thức hành giả an nhiên tự tại trước những phong ba của cuộc đời. Nói khác, thiền định là phương pháp tu hành giúp thân và ý an bình qua sự thực hành đếm hơi thở, qua những bước đi bộ thoải mái, qua những lúc ngồi thư giản và tập trung vào điều tốt lành.

       Tập trung tư tưởng vào người mà ta thương yêu và muốn giúp đở. Người ấy đang chịu khổ đau và gặp hoàn cảnh trở ngại, chúng ta thông cảm hoàn cảnh của người đó rồi tập trung vào những điều gì mà chúng ta có thể giúp đở người ấy.

6.-Trí tuệ Ba-la-mật-đa (Srt. Prajna Paramita, Av. Perfection of Wisdom/understanding)

         Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa là một trí tuệ siêu việt, có công năng giúp hành giả thấu hiểu mọi sự vật, mọi sự kiện để có khả năng “ vượt qua bờ bên kia”, bến bờ của giải thoát, của giác ngộ, của an bình. Như đã biết, Phật giáo Đại thừa gọi Prajna Paramita là “Mẹ của chư Phật” (the Mother of all Buddhas). Tất cả những gì tốt đẹp, những gì thánh thiện đều được phát sinh từ Đức Mẹ Prajna Paramita.

       Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa  đồng nghĩa với chánh kiến trong Bát Chánh Đạo. Trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa  là một trí tuệ không còn phân biệt nhị nguyên, không còn phân biệt chủ thể và đối tượng. Đây là một trí tuệ siêu việt.

 

Kết luận : Trong sáu pháp tu Ba-la-mật-đa, chúng ta không thể nào nói pháp tu này hơn pháp tu kia. Cả 6 pháp tu hòa quyện lẫn nhau. Do đó khi thực hành một pháp tu này thì phải vận dụng 5 pháp tu kia  để cùng hổ trợ và giúp chúng ta thực hành pháp tu đó được thành tựu viên mãn. Khi thực hành một pháp tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa một cách thâm sâu thì có nghĩa là chúng ta thực hành và phát triển tất cả 6 pháp tu cùng một lúc. Như khi thực hành pháp tu “Bố thí” thì chúng ta cũng thực hành pháp tu “thiền định” để tập trung vào việc bố thí, chúng ta phải dùng pháp tu “trí tuệ” để thông cảm hoàn cảnh người được bố thí . . .

             Sáu pháp tu Prajna Paramita không khó, chúng ta hãy bắt tay vào thực tập ngay bây giờ. Trong khi thực hành 6 pháp tu này thì chúng ta sẽ cảm thấy thân tâm an bình, hạnh phúc ngay. Sáu pháp tu sẽ thay đổi thân tâm của chúng ta, vì thế cho nên khi chúng ta gặp chuyện buồn rầu, khổ sở, căng thẳng, đang giận dữ, đang sợ hãi thì hãy đừng ở lại bờ bến khổ nạn mà phải đi vượt qua bờ bên kia, bến bờ của giải thoát, của an bình, không còn sợ hãi, không còn giận dữ nữa.

Toronto, 05 June 2018.

Nguyễn Vĩnh Thượng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2020(Xem: 4957)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 4978)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5405)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 4833)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4126)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
21/12/2020(Xem: 7370)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
20/12/2020(Xem: 5955)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5371)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
19/12/2020(Xem: 6119)
Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam (Tib: ཐུགས་ དམ་).
19/12/2020(Xem: 5275)
Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan, thủ đô Thimphu, Bhutan. Hôm thứ Năm, ngày 10 tháng 12 vừa qua, cả hai Nghị viện Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính, biến Vương quốc Himalaya nhỏ bé trở thành quốc gia châu Á mới nhất thực hiện các bước, nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các mối quan hệ đồng giới. Trước đó, mục 213 và 214 của bộ Luật Hình sự Vương quốc Phật giáo này quy định xu hướng “Tình dục trái với tự nhiên”, được hiểu rộng rãi là đồng tính luyến ái – không được phép.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]