Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về bức ảnh cụ già đón Phật lay động cộng đồng

05/06/201815:27(Xem: 8369)
Về bức ảnh cụ già đón Phật lay động cộng đồng

Về bức ảnh cụ già đón Phật lay động cộng đồng

Bức hình của về cụ bà đứng chắp tay khi đoàn rước Phật từ chùa Diệu Đế (TT-Huế) đi ngang đã lay động hàng triệu trái tim. Sau khi đăng hình ảnh này trong chùm ảnh Phật đản xứ Huế, mọi người đã chia sẻ rất nhanh.

Khác với hình ảnh xứ Huế đón Phật đản như bảy đóa sen, diễu hành xe hoa, đi bộ rước Phật... hình ảnh cụ bà mà tác giả người Huế đã gọi bằng cái tên là Mệ một cách mộc mạc thân thương. Mệ gầy còm, ống quần bên cao bên thấp đứng chắp tay hướng ra phía đoàn rước Phật, bên cạnh là chiếc giỏ xách đi chợ cùng chiếc nón lá. 

Phat-Dan-2018-Ba-cu-Hue
Ảnh của Nguyễn Đình Chiến, anh đặt tên bức hình là “nhất tâm đảnh lễ” - vài ngày qua, bức hình được cộng đồng mạng sử dụng rất nhiều với cảm xúc đẹp về lòng hướng Phật tự nhiên của một mệ xứ Huế 

Bức hình lấy được tình cảm của người xem có lẽ bởi một sự tự nhiên. Nếu như cũng một mệ già như thế đứng bên đường nhìn dòng người tất bật qua lại chắc gì người xem đã rung động. Biết đâu người ta còn thương mệ như thương một người già neo đơn khổ cực.

Mệ đứng chắp tay hướng về phía đoàn rước Phật là hành động rất tự nhiên và chân thành.

Phật giáo đến với chúng sanh không phân biệt chủng tục, màu da, đảng phái, Phật giáo đến với chúng sanh bằng một tinh thần vô ngã và không ép buộc. Cũng có lẽ vì thế mà chúng sanh đến với Phật một cách rất tự nhiên và chân thành nhất.

Phật giáo Huế thấm vào tầng sâu nhất của tâm hồn người dân Huế. Khi tất cả đều đổ dồn về hình ảnh trang nghiêm của đoàn rước Phật thì Nguyễn Đình Chiến quan sát thấy mệ bằng một sự rung cảm tự nhiên.

CTV Giác Ngộ trao đổi với Chiến - tác giả bức ảnh, anh nói rằng, đơn giản là mình thấy rằng, khi về già, con người ta thường tìm đến với những giá trị tâm linh, tìm đến với tôn giáo, với đức tin mà người ta theo. Có thể trong một nghìn lẻ một lý do nào đó, người ta chú tâm đến tôn giáo mình nhiều hơn khi đã trải qua những biến cố của chính cuộc đời mình và nhận chân ra những giá trị tinh thần, tâm linh.

Khi cộng đồng chia sẻ và kèm những dòng cảm nhận đã vô tình đẩy hình ảnh tự nhiên và chân thành này sang nhiều tầng ý nghĩa khác. Nói về điều này, Nguyễn Đình Chiến tâm sự rằng, người ta làm mình khó xử khi họ share (chia sẻ) và đưa suy nghĩ của họ vào tấm hình, nhiều khi giải thích khổ tâm lắm.

Chiến đã đặt tên bức hình là “nhất tâm đảnh lễ” - bởi trong anh và trong mệ cũng như những người con Phật khác đang chân thành hướng về Phật đản, hướng về đoàn rước Phật.

Chiến đã chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình rằng, mình đã đặt tên là “nhất tâm đảnh lễ” là vậy: một lòng hướng về Phật, đoàn rước Phật.

“Những ngày này mọi người hay hướng về Phật đản và quý thầy cũng lo làm Phật sự, phục vụ chánh đạo mà thôi. Mình đọc rất nhiều comment và xem rất nhiều caption share và mình thấy rằng con người ta thường hay lấy cái chuẩn mực hạnh phúc của bản thân để suy luận ra các hoàn cảnh khác. Như vậy là không nên, biết đâu mệ như vậy mệ cảm thấy hạnh phúc thì sao, mỗi cá nhân là một câu chuyện khác nhau về nội dung, mình mong mọi người nghĩ đơn giản thôi!”, Nguyễn Đình Chiến trải lòng.

Quả thật hình ảnh về mệ mang nhiều ý nghĩa đọng lại khi mùa Phật đản đi qua. Vấn đề chúng ta nhìn nhận hình ảnh bằng một sự chân thành như chính tấm lòng chân thành và tự nhiên của mệ. Không biết ai trong cộng đồng mạng khi xem bức hình này nhớ đến câu chuyện bà già ăn mày nghèo khó dùng hết số tiền xin được để mua dầu cúng Phật; không biết có ai nhìn thấy mệ như nhìn thấy hình ảnh bà mẹ già nghe tin con trở về đã vội vã đến nỗi mang dép ngược ra mở cửa đón con không!

Sự chân thành sẽ đọng lại, sự chân thành khiến hành động đẹp hơn rất nhiều. Đừng đem những chuẩn mực của mình để làm khuôn mẫu cho người khác. Bồ-tát giữa đời thường vẫn ở khắp đó đây.

Phan Chi Nguyên

 CHIẾC GIỎ XÁCH CỦA MỆ

Con thật xúc động về bức hình của mệ xứ Huế đứng chắp tay với tất cả tấm lòng thành kính của người con Phật . Đúng , hình ảnh đó đã lay động lòng con . Con viết bài thơ này để kính dâng đến mệ .

Chiếc giỏ xách của mệ
Cùng chiếc nón bài thơ
Mệ chắp tay cung kính
Hình ảnh thật đơn sơ .

Mộc mạc và giản dị
Bên cạnh đoá hồng sen
Mặc đèn hoa lộng lẫy
Hình ảnh mệ đẹp thêm .

Mệ nào có hay biết
Giữa trời đất thênh thang
Khắp trong cộng đồng mạng
Nhiều cảm xúc tràn lan .

Nhìn thân mệ gầy yếu
Mặt đen đuốc sâu thâm
Mộc mạc mà cao rộng
Hạnh phúc đến từ tâm .



           Dallas , 6-6-2018

               Tánh Thiện

 

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2015(Xem: 7525)
Tâm linh là sự kiện phi vật thể, đối lập với duy vật. Hầu hết các tôn giáo đều mang tính chất tâm linh; tín ngưỡng tâm linh của các tôn giáo không thuần nhất, tùy trình độ, căn cơ và khuynh hướng của mỗi loại tín ngưỡng mà có chánh tín và tà tín.
07/05/2015(Xem: 14242)
(Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết-bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn Độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.) - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng giáo hội của Đức Tôn Sư trong sạch, quý báu, cao thượng lắm phải chăng? - Tâu, vâng. - Trong giáo hội ấy, tất cả Tăng chúng và Ni chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng?
06/05/2015(Xem: 8678)
Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế. Đó là lý do tại sao chúng ta dễ dàng liên hệ với đời sống qua các câu chuyện hơn là những lý thuyết trừu tượng. Và đó cũng là lý do mà thầy Ajahn Brahm - tu sĩ người Anh, Tu viện trưởng rừng thiền Bodhinyana và là Giám đốc hội Phật học Tây Úc - chọn cách giảng dạy, trình bày pháp thông qua những câu chuyện.
01/05/2015(Xem: 8835)
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?
01/05/2015(Xem: 30506)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
30/04/2015(Xem: 12895)
Quán Âm Tình Vô Lượng Mẹ về với những yêu thương Dịu dàng trên sóng trùng dương Mẹ về Mắt buồn xót cõi đời mê Dáng Từ phủ khắp sơn khê .. Mẹ ngồi Con tim Mẹ chứa cõi đời Lắng sâu như lượng trùng khơi dạt dào Tình Người vời vợi trăng sao Đường trần bóng Mẹ ngọt ngào chở che..
30/04/2015(Xem: 8434)
Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.
27/04/2015(Xem: 12071)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
27/04/2015(Xem: 7596)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
26/04/2015(Xem: 12389)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm 20 tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm. Hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng trong đó có ngài Ajahn Mun, một vị thiền sư nổi tiếng và được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Ajahn Mun. Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu, Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia sẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của mình cho những người đến sau. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: "Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xả bỏ tất cả. Sự vật thế nào, hãy để y như vậy". Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng, 1992 ở Wat Pah Pong, tỉnh Ubon Ratchathani.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]