Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển Tập Thầy Tôi - My Master

01/06/201822:09(Xem: 16015)
Tuyển Tập Thầy Tôi - My Master
My-masterYou can buy this book here on Amazon; Bạn có thể mua ở đây.

Thay Lời Nói Đầu

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni
Kính thưa quý Pháp hữu
C
húng con/em là Tâm Thường Định hôm nay có một Phật sự, kính trình và thỉnh nguyện quý Ngài và quý anh để tiếp tâm lực và bút lực. Trong khi nghiên cứu luận án của mình, chúng con/em nhận thấy có nhiều bài rất hay và sâu sắc rải rác về “Thầy Tôi”. Đây là những hành trạng “độc nhất vô nhị” của Ân sư quý Thầy/Cô, quý anh/chị. Chúng con/em nhận thấy rằng đây không phải là Ân sư riêng của quý Thầy/Cô, quý anh/chị mà là Ân sư của tất cả chúng ta. Quý bậc Tiền nhân là những bài học vô giá từ thân giáo đến tâm giáo và là tấm gương sáng cho nhiều người.
Những bài viết về “Thầy Tôi” luôn viết với tấm lòng và trái tim chân thành của chính mình. Những vị Cao Tăng Thạc Đức với công hạnh và hành trạng và những gì quý giá nhất cần phải được ghi lại thành sử liệu để cho hàng hậu học biết về cội nguồn của mình và học hỏi noi theo. Vì thế, nay con phát nguyện làm một Tuyển tập “Thầy Tôi”. Chúng con nhận thấy rằng đây là những truyền thống tốt đẹp, đặc thù, siêu việt và là tinh hoa Phật giáo nói chung, và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Chúng con/em xin thành kính tri ân tất cả quý tác giả đã gởi bài trong tuyển tập này:
Ôn Thích Thắng Hoan, Ôn Thích Tín Nghĩa, Ôn Thích Thái Hoà, Ôn Thích Như Điển, Ôn Thích Phước An, Ôn Thích Nguyên Siêu,Venerable Thích Ân Giáo, Thượng tọa Thích Tâm Hạnh, Thượng tọa Thích Minh Dung, Thượng tọa Thích Từ Lực, Chúng đệ tử Sư Ông Làng Mai, Ni sư Thích Nữ Thuần Tuệ, Sư Cô Thích Nữ Hạnh Chi, Huệ Trân, Diệu Trân, Tâm Huy – Huỳnh Kim Quang, Tâm Quang – Vĩnh Hảo, Nguyên Giác – Phan Tấn Hải, Nguyên Thọ – Trần Kiêm Đoàn,Thị Nghĩa – Trần Trung Đạo.
Nguyện hồi hướng công đức này đến với mọi người và mọi loài đều được an lạc.
Tâm Thường Định – Bạch Xuân Khoẻ cẩn bút.

Thủ phủ Sacramento, mùa Xuân 2015.

Lời Giới Thiệu (Tác phẩm Thầy Tôi)

Hai chữ “Thầy tôi” mang nhiều ý nghĩa: Tình tự đời sống của hai Thầy trò; dạy người nhớ ơn và đền ơn; biết gìn giữ lễ nghĩa của sự dạy bảo; ý thức trưởng thành trên lãnh vực tinh thần và mẫn cảm trên chiều hướng suy tư của tâm thức. Do vậy, người chủ trương tập thành quyển “Thầy Tôi” là những cảm nghĩ vô cùng quý báu trên giá trị tình người, thâm trầm, sâu xa trên nếp sống đạo.
Những bài được ghi lại nơi đây, đều nói lên được tấm lòng của người đệ tử, người học trò một thời đã sống gần Thầy, được Thầy chỉ dạy, khuyến tấn tu tập cho đến hôm nay được trưởng thành, ấy là nhờ cái ân cái đức, cái tâm huyết mà Thầy đã hy sinh cho đệ tử. Chúng ta hãy chiêm nghiệm lời nói: “Đệ tử tầm Sư dị. Sư tầm đệ tử nan.” Thầy muốn tìm người học trò cho xứng đáng quả thật là khó. Khó ở chỗ là người học trò có cố công học hỏi? Có hiến dâng đời mình cho lý tưởng? Có đầy đủ phẩm hạnh để hướng thượng? Có đạt được những gì Thầy hoài vọng? Chừng ấy không thôi là đủ thấy khó rồi. Nhưng, trong tập “Thầy Tôi” dường như người học trò nào cũng dễ thương, cũng thành tựu một phần nào một thời Thầy dạy bảo mà không phụ lòng Thầy, không uổng phí sự nuôi dưỡng của Thầy.
Chúng ta thử tưởng tượng, “Thầy Tôi” trong đêm xách đèn đi thăm đàn con có ngủ ngon không? Giờ ăn nhà bếp có cho ăn đầy đủ không? Dù cảnh đời có cơ cực, có thiếu thốn, nhưng không lúc nào mà chẳng đầy những tô rau muống, những bát bí đỏ, những chén tương hột, bằng tình thương nuôi lớn đời con. Sáng “Thầy Tôi” vun luống rau muống, chiều đánh vồng khoai, bón phân, tưới nước; cần cù nhọc nhằn cũng vì đàn con, hàng đệ tử. Hình ảnh ấy đã in sâu trong lòng những người đệ tử trong tập “Thầy Tôi” mà chẳng thể phai nhòa, lãng quên theo năm tháng. Cho nên, chúng ta đọc “Thầy Tôi” là đọc lại những hành trạng mà một thời “Thầy Tôi” đã thể hiện qua nếp sống đạo đơn giản, dung dị, bình thường, nhưng phi thường, dị thường. Đó là bài học sống động, dẫu cho người đệ tử có học suốt đời, suốt kiếp cũng không học hết, học không thuộc, học không xong.
Đọc “Thầy Tôi” như đọc quyển Kinh Nhật Tụng, tụng hằng ngày, tụng hằng đêm, tụng suốt thời gian từ thời làm điệu cho đến hôm nay và luôn cả ngày mai. Một việc nhỏ của “Thầy Tôi” làm hằng ngày, ấy vậy mà chúng ta làm hoài mà vẫn chưa đạt được, vì chúng ta chẳng sống với nó thì làm sao thành tựu được. Chỉ một việc trông ra đơn giản, dễ dàng: “Thầy Tôi” mỗi buổi sáng, tay cầm ổ bánh mì, tay cầm gói đường nhỏ đi tìm ổ kiến cho chúng ăn, chỉ chừng ấy không thôi mà mình làm không được, và nếu có làm thì được đôi ba bữa rồi quên bẵng, làm đàn kiến đói meo. Hoặc mỗi sáng, nấu xoong cháo để nơi nhà Thiền, ai đi ngang, ghé ăn chén cháo, uống ly trà nóng rồi đi làm, đơn giản chỉ có thế mà “Thầy Tôi” làm suốt từ thập niên này sang thập niên khác không hề mệt mỏi, không hề bỏ lửng, bỏ mặc, vô tâm… còn chúng ta thì sao? Hãy tập làm theo “Thầy Tôi” để được thành tựu như “Thầy Tôi”. Người tập thành quyển “Thầy Tôi” mà cũng là người đặt tên cho quyển sách thật là có ý, để hiến dâng cho đời cảm nghĩ đẹp, tấm lòng đẹp, ý niệm đẹp… muôn thủa.
Đọc “Thầy Tôi” để thấy dung nghi “Thầy Tôi” khi ngồi nơi nhà Thiền, lúc tiếp bổn đạo Phật tử, hay làm Phật sự, bất cứ lúc nào cũng giữ được vẻ trang nghiêm, oai nghi tề chỉnh. Từng lời nói “Thầy Tôi” dạy người tu tập. Từng cử chỉ “Thầy Tôi” biểu hiện lòng Từ. Từng cái nhìn “Thầy Tôi” khoan dung, tha thứ. Ấy là tánh đức giáo hóa qua thân giáo, khẩu giáo, ý giáo của “Thầy Tôi”.
Những bài viết được kết tập trong quyển “Thầy Tôi” quả thật là những bài học vàng mà chúng ta phải học để có được tánh đức như “Thầy Tôi”, có được hành trạng như “Thầy Tôi” để sống với đời qua cuộc hành trình dài của kiếp người, nhiều sự bình an và hạnh phúc.
Đôi lời giới thiệu, kính mong các bậc Thiện trí thức miễn thứ cho những lời thô thiển mà đón đọc “Thầy Tôi” để cùng chia sẻ với những tấm lòng thuần hậu của người học trò đối với “Thầy Tôi” đây là ân đức vô cùng, thành kính đảnh lễ tri ân.
San Diego, ngày 21 tháng 04, 2015

 
Nguyên Siêu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2015(Xem: 9211)
Nicolas sinh năm 1989. Em còn trẻ, còn rất trẻ. Tương lai của em là phía trước. Những ngày này em thực hành thiền cùng chúng tôi tinh tấn lắm. Em rất hay chạy bộ vào rừng. Ngày nào em cũng chạy. Hôm qua em bảo tôi lập 1 nhóm các thiền sinh chạy gần quanh đây, chạy quãng một vài trăm km thôi để gắn kết hơn, để hiểu và thương nhau hơn, để cùng bên nhau. Tôi giật mình – thế là được thiền chạy đấy em nhỉ. Khi tôi hỏi trong những cuốn sách về thiền đã đọc, em thích cuốn nào nhất, em nói ngay đó là “Buddha teaching” của thầy Thích Nhất Hạnh. Em đọc lần đầu tiên năm 2006.
12/11/2015(Xem: 9339)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Chah trước một cử tọa gồm các tỳ kheo Tây Phương, các sa di và cả người thế tục, và đặc biệt là dành cho cha mẹ của một tỳ kheo người Pháp sang thăm con xuất gia ở Thái Lan vừa được thụ phong tỳ kheo. Buổi giảng được tổ chức tại ngôi chùa Wat Pah Pong của nhà sư Ajahn Chah trên miền bắc Thái, vào ngày 10 tháng 10 năm 1977.
12/11/2015(Xem: 11438)
Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi truyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
12/11/2015(Xem: 10658)
Chiều ngày 30 tháng 10 năm 2015 (18/09 năm Ất Mùi) tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ hành chính dâng Y Kathina do Phái đoàn Đại diện Quốc Vương Thái Lan cúng dường. Phái đoàn Đại diện Vương Quốc Thái Lan có ông Prả-chuộp Chằy-yả-xán - Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội hữu nghị Thái - Việt, Đại diện Quốc Vương Phu-mí-phôn Á-đul-yá-đệt và Hoàng gia Thái Lan; cùng các thành viên, các Phật tử Thái Lan tháp tùng trong phái đoàn.
12/11/2015(Xem: 8263)
"...Các con hy sinh một chút xíu, dễ thương một chút, nhẫn nhịn một chút xíu thì ngay trong đời sống này các con đang tập luyện một đức tính của ngọc." Hôm nay Thầy sẽ nói chuyện với các con về đề tài "Đá biến thành ngọc". Sao gọi là đá biến thành ngọc? Thầy mới đọc một cuốn sách và chính cuốn sách đó gợi ý cho Thầy buổi nói chuyện với các con hôm nay. Trong đó, tác giả đưa ra một hình ảnh rất bình thường, cụ thể về một hòn đá sỏi, lăn lóc vô tri giống như là một hòn đá màu xanh mà mình đi đạp thường ngày và không ai để ý tới nó.
11/11/2015(Xem: 9726)
Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau v.v...*
08/11/2015(Xem: 7198)
Một hôm, sau bữa ăn sáng, thầy Pháp Sứ hỏi tôi có bận gì chiều nay không. Tôi nói rằng không. Thế rồi thầy bảo “Quý thầy đợi chú lúc 15h ở bãi đỗ xe gần tăng xá”. Tôi gật đầu nhận lời.
07/11/2015(Xem: 9526)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Sumedho vào mùa kiết hạ năm 1994 tại ngôi chùa Amaravati do chính ông thành lập ở Anh Quốc. Ajahn Sumedho là một người Mỹ (tên thật là Robert Jackman), sinh năm 1934, và là đệ tử của vị đại sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1992). Ông hoằng pháp ở Anh từ năm 1977 và đã thành lập nhiều ngôi chùa tại Anh quốc.
07/11/2015(Xem: 8839)
Cách đây nhiều năm trong một chuyến công tác ở Moscow - Liên bang Nga, ông chú tôi, một quan chức trong ngành điện lực, sau cuộc hội thảo chuyên môn, giờ giải lao, một cán bộ cấp cao, một nữ phó tiến sĩ người Nga tâm sự: “Các anh may mắn hơn chúng tôi, các anh có niềm tin vào tôn giáo hay một thứ tín ngưỡng nào đó, còn chúng tôi, sau khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu tan rã, chỉ còn sự trống rỗng, hầu như chúng tôi chẳng biết tin vào điều gì bây giờ!”. Ở các nước phát triển, nhiều người tìm đến với Phật giáo vì đó là lối sống có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích thiết thực cho mình, cho người, cho môi trường..
06/11/2015(Xem: 12764)
Từ ngã ba trước trụ sở thị xã Ninh Hòa, rẻ về tay trái đi theo quốc lộ 26 hướng về Ninh Phụng, đi khoảng 3km đến quán Bảy Búa, rẻ phải theo hương lộ Ninh Phụng - Ninh Thân đi khoảng 500m nửa là đến chùa cổ tich Linh Quang (thôn Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]