Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sông Hằng dòng sông linh thiêng của Ấn Độ

29/04/201820:08(Xem: 11144)
Sông Hằng dòng sông linh thiêng của Ấn Độ

Sông Hằng dòng sông linh thiêng của Ấn Độ

(Thích Nữ Giới Hương chuyển Việt ngữ từ Ganga- India’s River of Life, Rupider Khullar)

Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được tôn thờ như một nữ thần hoặc như là một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới.

01song-hang-an-do
Mặt trời mọc trên Sông Hằng – 15/12/2017

Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu những người không thể đếm được đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và quăng tro người chết. Rải rác dọc bờ sông là những thành phố, những trung tâm hành hương cổ với vô số những đền tháp. Những sự kiện lịch sử quan trọng của vùng đất Ba-la-nại dọc bờ sông Hằng này là sự thăng hoa của nền văn minh Ấn Độ, là bức tranh toàn cảnh của di sản văn hóa Ấn Độ. Trong nhiều thế kỷ, Ấn Độ được thừa nhận như là một vùng đất thần thoại phong phú về trí tuệ, thần bí và lãng mạn. Chính điều thần diệu này mà hàng loạt những tác phẩm thần thoại, cánh cửa của một trong những nền văn minh cổ nhất được ra đời.

02song-hang-an-do
Dịch giả Giới Hương trên Sông Hằng 15/12/2017

Sông Hằng đã chảy 2.469 cây số từ nguồn đến biển theo những sông nhánh hoặc sông lớn, một triệu km2, gần một phần ba địa lý Ấn Độ. Dọc bên bờ là những thành phố cổ như Hardwar, Allahabad, Varanasi, Patna và Calcutta, với Delhi và Agra trên những sông nhánh của nó, sông Yamuna. Xuất phát từ dãy núi tuyết Hi-mã-lạp-sơn trắng xoá đến vùng châu thổ trong vịnh Bengal, sông Hằng là một dòng chảy của đời sống và được tôn thờ như nữ thần thiêng liêng khi vùng châu thổ trong vịnh Bengal, sông Hằng là một dòng chảy của đời sống và được tôn thờ như nữ thần thiêng liêng khi Sông Hằng bắt đầu chuyến hành trình của nó từ một nơi rất xa, hẻo lánh của dãy Garhwal Himalaya. Người ta gọi nó là Devabhoomi, vùng đất của các thần, một cảnh thần tiên của những rừng thông xanh mướt, dọc theo các sườn núi dốc cheo leo và lèo lách xuyên qua các dãy đồi trùng điệp, khách chiêm bái có thể đến được đền thờ Gangotri, để thấy sông Hằng.

03song-hang-an-do
Bến tàu nơi Sông Hằng-15/12/2017

Từ đền thờ Gangotri đi khoảng 20 km, khách sẽ đến đỉnh Gaumukh cao 4500 mét từ mặt biển nơi mà sông Hằng nổi lên, rồi từ từ lan rộng và hòa cùng với sông băng Gangotri Glacier. Glacier là dòng sông băng tuyết dài gần 32 km, rộng 1 cây số bao phủ chung quanh với những đỉnh núi tuyết và mây trắng. Ở đây, có những hang tuyết kết thành những tràng hoa với những trụ băng từ sông tuyết nổi lên với vô số hình thù cao thấp khác lạ rất đẹp và như những vị cổ đức nói có thể nó nổi lên từ tóc của thần Si-va.

04song-hang-an-do
Ban mai nơi sông Hằng

Sông Hằng trắng và xanh thẵm đã chảy ào ạt, bắn tung tóe lên những tảng đá và những lớp tuyết cứng tích lũy lâu năm, từ Gaumukh dài 19 cây số, cao 3182 km, nằm ngang Gangotri (bắt nguồn từ Ganga và Uttri hoặc rơi xuống) nơi mà sông Hằng được tin là từ trời mà rơi xuống.

Theo thần thoại Hindu, sông Hằng là con gái của dãy núi tuyết Hi-mã-lạp-sơn và cô con gái ấy được vua Bhagirath (hậu duệ của vua Sagara thuộc triều đại Ayodhya) thuyết phục sông đi xuống đồng bằng. Sáu mươi ngàn vị tổ của vua Bhagirath đã bị thánh Kapil Muni trong cơn giận dữ đã đốt họ thành tro. Và vị vua đau khổ đã cầu xin sông Hằng với dòng nước thánh của mình có thể cứu vớt linh hồn của họ khỏi kiếp đọa đày vĩnh viễn. Tuy nhiên sợ rằng nếu sông Hằng từ cõi trời lao thẳng xuống trong một thế nước chảy quá cuồn cuộn, xối xả có thể phá hủy tất cả mọi thứ trên đường khi sông chảy ngang. Vì vậy, vua Bhagirath đã thuyết phục thần Si-va làm yếu đi dòng nước lũ đó bằng cách bắt sông chảy qua mớ tóc rối của thần.

Sông Hằng cũng đã từng được gọi là sông Ba nhánh, từ trời chảy xuống đất rồi ra biển. Truyền thuyết đã xác nhận sự hiện diện của những trụ băng treo từ những bức tường tuyết ở Gaumukh và dân chúng tin đó là tóc của thần Si-va, mặc dù sau này huyền thoại lại cho rằng nguồn của con sông Hằng như là ngón chân cái của bàn chân trái của thần Vishnu (vị thần bảo quản của đạo Hindu).

Khi đi gần 2500 km để đến biển, sông Hằng đã mang rất nhiều tên. Ở Gangotri, sông được gọi là Bhagirathi khi nó bắt đầu chảy như thác đổ xuống đồi. Bên bờ phải của sông Bhagirathi giữa những núi đá chồng lên núi đá đã bị nước và băng làm phẳng đi là một ngôi đền nhỏ thờ nữ thần sông Hằng với xung quanh là những cây thông trên núi Hi-mã-lạp-sơn suốt năm phủ đầy tuyết trắng. Trong chánh điện của ngôi đền có thờ hai tượng, một là sông Hằng và hai là sông Bhagirathi, sông Hằng được mô phỏng qua hình người bằng tượng makara (saurian). Tảng đá nền mà trên đó đền Bhagirath Shila được xây và người tin rằng chính hòn đá này thánh Bhagirath đã tự hành xác để sám hối vì đã lỡ cho sông Hằng từ trên trời giáng xuống. Dọc theo con đường của một ngọn đồi khác, sông chảy vào Bhagirathi để dâng cao lên. Ở nơi này, khách hành hương gọi sông là Prayags. Từ hồ Gauri phía dưới đền Gangotri, Bhagirathi tiếp tục chảy cuồn cuộn qua đá với tốc độ rất lớn cho đến khi tới đèo Bhaironghati, nơi mà nó gặp nhánh sông Jadganga cách sông băng Gangotri 8 km. Xuôi dòng tại Dharali 15 km, nằm ở ngả ba của Bhagirathi và Kshirganga là một ngôi đền tưởng niệm Vishveshwar, một hóa thân của thần Si-va. Một phần đền này hiện nay bị chìm ở trong phù sa, mặc dù một phần phù sa đã được xúc đổ đi, nhưng du khách không thể đi vào được.

05song-hang-an-do
Cờ phướn tại Sông Hằng

Ngược dòng cách Rishikesh khoảng 50 km, hai thượng nguồn chính của sông Hằng là Bhagirathi và Alaknanda hợp nhất tại Devprayag thành một dòng và sông này được gọi là sông Hằng. Snana (nghĩa là tắm) và Yagna (nghĩa là cúng tế) được cử hành rất linh đình ở ngả ba sông và Devprayag được công nhận là một trong những Prayags (nơi hiến tế thiêng liêng nhất). Từ đây, tín đồ cũng có thể thực hiện cuộc hành hương tới đền Kedarnath trên núi cao 3560 mét và Badrinath cao 3030 mét. Đền Kedareshvara thờ thần Si-va tại Kedarnath, có thờ Jyotirlinga (trụ đá được xem như là biểu tượng của thần Si-va) thứ chín (trong mười hai thần). Sông băng phía trên Kedarnath là nguồn của sông Mandakini thiêng liêng mà sông này sẽ nối với sông Alaknanda. Cách Kedarnath 168 km, thị trấn Badrinath nằm ở bờ tây của sông Alaknanda trong một thung lũng rộng gần 2 km, có hai núi lớn là Narparbat và Narayanparbat. Tại đây có ngôi đền Badrinath do triết gia Shankara thế kỷ XIX xây dựng và để tưởng nhớ đến thần Badrinarayan, một hóa thân của thần Vishu. Tuy nhiên, kiến trúc hiện nay là được trùng tu mới đây thôi.

06song-hang-an-do
Thần Shiva nơi ghềnh Sông Hằng

Từ Devprayag tới Rishikesh có vô số thác ghềnh, tung tóe bọt trắng xóa khi chúng đổ thẳng đứng từ trên cao xuống, cùng với nhiều núi thông, rừng sồi dày đặt ở hai bên bờ đá. Rishikesh tọa lạc ở thung lũng trên cao với nhiều cây cối rậm rạp của sông Hằng là một mớ hỗn độn các đền, bãi tro và các bãi hỏa thiêu, một nơi dành cho các sadhu (tu sĩ), yogi (người luyện yoga) và guru (những vị có chức sắc trong đạo Hindu) tu tập.

Ở Devprayag, sông Bhagirathi đến từ phía tây của dãy đồi Garhwal gặp sông Alaknanda để chảy xuống phía đông. Trước đó dọc con đường để đến Badrinath, sông Mandakini hòa vào sông Alaknanda. Từ Devprayag kết hợp với những dòng nước của ba con sông này để trở thành sông Hằng hùng dũng và linh thiêng. Một dòng nước khổng lồ chảy xiết dữ dội lao sầm xuống những đèo dốc đập vào những tảng đá mòn, sủi bọt ngược vào những ngọn đồi hai bên rồi đổ vào một dòng nước ầm ầm tuôn chảy. Nhìn sự di chuyển nhanh lẹ của con sông, chúng ta có thể hiểu tại sao thần Si-va đã tặng mái tóc rối bời của ngài cho sông Hằng để giảm sức chảy nhanh mạnh của con sông thiên nhiên này.

Lúc sông Hằng đến rặng núi Siwalik, dưới chân dãy Hi-mã-lạp-sơn là cách nguồn Gaumukh 480 km. Tại Haridwar thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, sông Hằng đã rời dãy Hi-mã-lạp-sơn để đến thăm các vùng đồng bằng phía bắc Ấn Độ rồi chảy ngang qua một số vùng nóng nhất trên thế giới. Thật là đặc biệt đối với chặng còn lại, vì dòng sông thường có nhiều thay đổi đột ngột ở các bờ sông bị xói mòn và rồi lại xuất hiện ở những dòng mới khác, vì thế thường bị thất thường hoặc có những trận lũ lụt dữ dội đôi khi kéo dài cả nhiều tuần. Những tàn tích của những thành phố và làng mạc cổ xưa trên những bờ trước đó là bằng chứng cho sự thay đổi thất thường của sông.

Dòng nước xanh nâu của sông Hằng nổi lên từ dãy đồi Shivalik và bước vào vùng đồng bằng bắc Ấn Độ ở Rishikesh. Nơi đây sông Hằng trở nên điềm đạm hơn khi nó bắt đầu lan tỏa trải rộng ra khắp đồng bằng. Tại Rishikesh, sông hoan nghênh chào đón những người tìm cầu sự an lạc nội tâm. Những nhà truyền giáo và tu sĩ đã tìm đáp án cho nhiều vấn đề tu tập tâm linh nơi bờ sông thiêng. Cầu treo Laxman Jhoola bắt qua sông là để đánh dấu nơi thần Laxman đã chịu hành hình suốt 100 năm vì làm thương tổn đến vị đạo sĩ guru (người có uy tín lớn trong cộng đồng người Hindu). Sông này có nhiều cá thiêng và thường tụ tập bên bờ sông để ăn những thực phẩm do khách hành hương bố thí.

Xuôi dòng xa hơn nữa là thị trấn của những đền thờ Haridwar và sông Hằng đã bắt đầu trưởng thành chảy nhẹ nhàng, từ tốn, điềm đạm chứ không còn là một dòng sông trẻ trung, sôi nổi và ào ạt nữa. Tại Haridwar, ba ngôi của đạo Hindu (Phạm thiên [Brahma], thần Vishu và Si-va) được tôn thờ và ở trên gò cao của bãi hỏa thiêu Kar-ki-Pauri quan trọng nhất là có những dấu vết của bàn chân thần Vishu. Thị trấn này toàn là những đền thờ, bãi hỏa thiêu, tín đồ chiêm bái, tu sĩ Bà-la-môn và khách du lịch rất đông.

07song-hang-an-do
Đền tháp dọc sông Hằng 15/12/2017

Ở Haridwar, sông Hằng bắt đầu rút nước sông từ nguồn nước chính đến Doab, vùng đông cư dân ở giữa sông Hằng và sông Yamuna. Nước sông Hằng ở Haridwar được xem là thánh thiện và lấy để dùng trong những buổi lễ thanh tịnh. Haridwar còn có tên gọi khác là Gangadwar – cổng của sông Hằng, bởi vì sông Hằng bắt đầu từ đây bước vào đồng bằng. Chính nơi đây nhiều khách hành hương đến tắm. Họ chứa đầy nước thiêng sông Hằng vào cái vại bằng đồng và lúc trời vừa chạng vạng là thời điểm của cầu nguyện (aarti), những âm thanh của cồng, chiêng, trống, xà cừ dội lại trầm bổng và khi đó những chung nến nhỏ sáng lung linh trên mặt lá được từ từ thả nổi trên mặt nước sông Hằng.

Ở Haridwar, họ cúng sông Hằng với những ngọn nến hoặc đèn dầu thắp sáng ở mỗi đêm suốt trong những buổi lễ. Lúc trời vừa chạng vạng, những tu sĩ đi bộ tới dòng sông thổi kèn tù và, đánh chuông, tụng kinh, đốt hương, thắp đèn… Những ngọn đèn lung linh trên mặt nước ánh lên những màu sáng rực và lung linh. Mỗi đĩa lá khô bằng bàn tay là một ngọn đèn trôi bồng bềnh rất nhiều trên mặt nước cho tới khi sông Hằng lấp lánh như là cô vũ nữ được trang điểm bằng những châu báu, bằng những rừng thuyền con chở nến lung linh.

Từ Haridwar đến Allahabad, thượng nguồn sông Hằng chảy từ từ vào đồng bằng. Gần Kanauj, dòng Ramganga chảy vào sông Hằng và hai dòng này cùng chảy một hướng về Kanpur. Dọc bên bờ có những cây đa, mù tạc, rừng xoài, hạt lanh màu tía, hạt kê, lúa mì và mía đường cùng với những tàn tích của những kiến trúc cổ đại và dọc đường đi rất nhiều con sông khác hòa nhập vào làm cho trong dòng nước mạnh mẽ hơn. Sông Jamuna ở Allahabad, sông Gomti ở Varanasi, sông Ghagra, Sone và Gandak ở Bihar… chính những dòng sông nhỏ này đã bày tỏ lòng kính trọng đối với nữ thần sông Hằng bằng cách hợp nhất vào một với ngài.

08song-hang-an-do
Lung linh ánh nắng sáng

Ở thành phố Allahabad, sông Hằng nhập vào sông nhánh lớn nhất Yamuna. Thần thoại Saraswati cho rằng hai con sông nhập vào nhau được gọi là Triveni Sangam. Vào tháng Magh (tháng 1 và 2) âm lịch, đạo Hindu coi là một điều kiết tường để được tắm ở sông Sangam và Magh Mela tổ chức ở đây mỗi năm kéo dài đến một tháng. Mỗi 12 năm, Magh Mela trở thành Kumbh Mela. Đây là buổi lễ đầy ý nghĩa ở thành phố Allahabad này. Vào những dịp này Allahabad chuyển thành một nơi tụ hợp vô cùng to lớn, hàng trăm ngàn khách hành hương, tu sĩ và du khách đã tập trung bên bờ sông Hằng trong một khối lượng đại chúng với nhiều màu da và chủng tộc. Dòng người bất tận đã bước xuống sông và ngâm mình trong dòng nước vào những ngày lễ kiết tường để mong rửa sạch những tội lỗi của họ. Vừa tắm, họ vừa lấy tay đựng nước sông rồi ngữa mặt lên trời trân trọng uống. Những trái cây, bông hoa và sữa được thả nổi trên dòng nước thánh Sangam. Lễ Kumbh Mela trở thành một thế giới vi mô của Ấn Độ nơi mà những phụ nữ vùng Rajasthani ở Ghagras, điểm trang với những châu báu vàng bạc đi bộ bên cạnh những người Ta min (người gốc Nam Ấn Độ và Tích lan) trong y phục trắng nguyên thủy và Bengali hỗn độn trong những chiếc khăn choàng lụng thụng với những chiếc mũ khít đầu và cổ chỉ để hở mặt. Những khu chợ mọc lên như nấm để phục vụ nhu cầu cho những buổi lễ này. Thật là một quang cảnh nhộn nhịp và sinh động.

Bây giờ sông Hằng dẫn đầu các con sông ở Ba-la-nại. Đây là thành phố đã tin yêu và kính trọng sông Hằng tột bậc và đây cũng là một trong những thành phố cổ nhất thế giới. Ở Ba-la-nại, tất cả những đường hẻm ngoằn ngoèo đều dẫn đến sông Hằng. Đây là một thành phố ca ngợi và tôn sùng thần Si-va và được gọi là thủ đô tôn giáo của Ấn Độ với những ngôi đền, tháp, bãi tro, bãi hỏa thiêu, những thềm nền xây nhô ra bờ sông và mọc dài dọc theo bờ. Hơn 2000 năm qua, mọi người đến đây để nghiên cứu, học hỏi, cầu nguyện, tìm giác ngộ và cuối cùng để chết. Nơi đây nước sông Hằng lên xuống đột ngột và khi sông Hằng dâng lên suốt trong mùa mưa, hầu hết thành phố đền đài dọc bờ sông đều bị tràn ngập.

Qua nhiều thế kỷ, bên bờ sông Hằng đã xây nhiều nấc thang bằng đá (gọi là Ghat) để bước xuống bờ nước sông. Ba-la-nại có 80 bãi hỏa thiêu. Những bãi hỏa thiêu dọc sông Hằng là xuất hiện đầu tiên. Vào buổi sáng những tiếng chuông ‘leng keng’ của những ngôi đền bắt đầu rung và vang lên, tín đồ Hindu mặt hướng về phía đông đối diện sông để cầu nguyện lâm râm:
Ganga Cha Yamune Chaiva
Godavari Saraswati
Narmade Sindhu Kaveri
Jale Asmin Sannidhim Kuru.

(Sông Hằng, sông Yamune, sông Chaiva
Sông Godavari, sông Saraswati
Sông Narmade, sông Sindhu, sông Kaveri
Lành thay! Khi nước của các con sông này hoà hợp vào nhau).

09song-hang-an-do
Chim trời nơi sông Hằng Ba-la-nại

Rồi có người đi thuyền đến đền Dasaswamedha, hoặc đi xuống và lên dọc theo chiều dài của thành phố để ngắm những kiến trúc phức tạp uy nghi cổ xưa của đền đài bên dòng sông này.

Khi mặt trời mọc, tiếng gợn sóng lăn tăn với những tiếng hổ phách, bạc chạm nhau, những chiếc thuyền với những vị tu sĩ Hindu ngồi bên dưới chiếc dù tròn, có người đứng trong lòng sông với nước ngang ngực chắp tay lên đầu mặt hướng về phía đông, tiếng kinh kệ ngâm nga vang rền cho đến mặt trời mọc. Ở trước sân đền đầy những chiếc thuyền bỏ neo, chỗ khác những người giặt quần áo đang phơi quần áo ướt trên những tảng đá to, trong khi những người khác như bãi hỏa thiêu Manikarnika đang mồi lửa củi để thiêu tử thi. Ở Ba-la-nại, sông Hằng là con sông linh thiêng và cổ nhất được xem như là bức tranh toàn cảnh vô tận của sống và chết. Giống như một vị nữ thần, sông thật đẹp, tốt bụng và cũng vô tư ngắm nhìn những chiến thắng và chiến bại của chúng ta với sự thanh thản yên lặng.

Có nhiều nghi lễ tắm trong sông để gội bỏ những trần cấu, phiền não. Ngâm mình vào dòng nước thánh sẽ rửa sạch tội lỗi những người sống và bảo đảm sự giải thoát cho người chết. Nó cũng tượng trưng cho shakti hoặc là năng lực của nguyên lý phái nữ trong đời. Mỗi ngày là một ngày đặc biệt ở Ba-la-nại với những nghi lễ đặc thù. Chẳng hạn, ngâm mình trong nước sông Hằng ở trước nhiều đền và nhiều thời điểm khác nhau để được ban phước, đặc biệt suốt trong các ngày lễ. Giống như vậy, mỗi sáng được xem là thời gian tốt nhất để tắm trong nước sông Hằng với những tia nắng đầu tiên của mặt trời chiếu sáng xuyên qua đám mây ở vừng đông. Khi mọi người tắm trong nước sông Hằng thánh thiện, họ đã lấy tay bụm nước lại và chúi tay rót đổ xuống nước như là một sự trân trọng cúng dường. Tắm trong sông Hằng là ý nghĩa thiêng liêng và văn hóa đã có từ nhiều thế kỷ. Nó là chất tẩy rửa các tội lỗi như người mẹ bảo vệ che chở và thanh tịnh hóa cho tất cả.

Sau khi tắm trong nước thiêng liêng của sông Hằng, rửa sạch tất cả các phiền não trần cấu, họ cảm thấy như được hòa hợp với thần thánh. Những người phụ nữ tắm bên bờ sông và trở lại những bậc thang của đền thờ để phơi của chiếc sari trong cơn gió mát thổi mạnh của bờ sông. Họ tin rằng ngay một giọt nước sông Hằng cũng có thể làm cho toàn bộ sông và biển cả trở nên thiêng liêng. Sông Hằng có thể rửa sạch và làm thanh tịnh tất cả những tội lỗi của họ trong nhiều kiếp.

Trước khi sông Hằng vào tiểu bang Bihar, nó đã nhập vào con sông lững lờ Gomati. Những nhánh sông khác của sông Hằng như Ghaghara, Gandak, Bagmati và Kosi đã thường xuyên bị thay đổi, để lại thành những cái hồ và đầm lầy ở phía bắc Bihar. Đây là những con sông lâu năm. Từ đây gần 480 km, sông Hằng đã cung cấp một phương tiện vững chắc cho tàu bè qua lại.
Dòng sông chảy qua những đồng bằng của tiểu bang Bihar, những thành phố như Patna, nơi mà có một lần vua A-dục đã chọn Pataliputra (Ba-sấc-ly-tử / Hoa Thị thành) làm thủ đô hùng vĩ của mình. Bihar là nơi Đức Phật giác ngộ, nơi mà Mahavira – vị tổ sư thứ XIV của đạo loã thể hành đạo và cũng là trung tâm cho những triều đại lớn an trú.

10song-hang-an-do
Dịch giả Giới Hương và mặt trời mọc 15/12/2017

Bước vào tiểu bang Bengal, dòng sông đã đi gần cuối của chuyến du hành của mình. Ở đây cảnh vật bắt chéo nhau bởi những dòng sông và con suối rồi tất cả cùng hướng chảy về biển. Từ từ di chuyển với nhiều phù sa, con sông như to lớn lên với đầy những chiếc thuyền câu cá, uốn cong với những bãi đất lầy thoai thoải. Hai bên bờ với những hàng dừa, lá cọ và cánh đồng lúa chín. Những ao nước sáng long lanh bởi những hình bóng của những túp lều tranh màu rạ xung quanh, những phụ nữ mềm mại mang những bình vại nước bằng đồng thau dựa sát vào hai bên eo hông nhỏ nhắn của họ.

Tại nay, có những con sông khác như Padma và Brahmaputra cùng chảy vào với sông Hằng. Sông màu xanh với những rừng đước nơi mà biển mặn đã đến biến thành đầm lầy và có bóng của những con cọp vằn trong rừng già Sunderban.

Ở Calcutta, sông Hằng được gọi là Hooghly nơi mà tàu từ vịnh Bengal đến đậu. Nơi đây đã có lần là đồn đóng đô của vua nước Anh.

Rồi bấy giờ sông Hằng như mệt mõi chảy vào hòn đảo Sagardwip, nơi mà lễ Gangasagar Mela được tổ chức vào mỗi mùa đông. Tro của ông bà tổ tiên của vua Bhagirath được nói là làm thanh khiết nơi đây. Đại dương mênh mông đã chào đón con sông kiệt sức hòa nhập vào cơn sóng của mình. Con gái của núi tuyết Hi-mã-lạp-sơn hùng dũng bây giờ đã hòa vào lòng biển cả đại dương mênh mông.

11song-hang-an-do
Dịch giả và Chim trời ở Sông Hằng 15/12/2017

Có nhiều con sông trong thế giới mà chúng to lớn hơn sông Hằng. Trong đất nước Ấn Độ, sông Brahmaputra và Indus thì dài hơn sông Hằng, nhưng không có sông nào có được đặc tính thiêng liêng như sông Hằng và được coi thiêng liêng nhất giữa bảy con sông thiêng của Ấn Độ. Nhiều hơn con sông là những người sống dọc theo sông Hằng và hàng triệu người đã đến thành phố thiêng liêng của sông Hằng để được ngâm mình trong dòng nước thánh thiện đó. Sông Hằng đã góp mặt trong đời sống người dân Ấn Độ. Sông Hằng là một phần lịch sử, thần thoại, truyền thuyết và truyền thống dân gian của Ấn Độ. Có những vương quốc nhấp nhô ẩn và hiện bên bờ sông Hằng, những nhà truyền giáo và nhà thơ ngồi bên dòng nước chảy.

Đây là một dòng sông linh thiêng và vĩ đại của Ấn độ.

(Thích Nữ Giới Hương chuyển Việt ngữ từ Ganga- India’s River of Life, Rupider Khullar, Subhadra Sen Gupta, Heritage Series, Mumbai, 1996)
([email protected])

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2021(Xem: 6393)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6417)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 5569)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 3900)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
27/01/2021(Xem: 3993)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
27/01/2021(Xem: 4762)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4771)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5136)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
22/01/2021(Xem: 5285)
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org
22/01/2021(Xem: 6564)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]