Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Cải Vàng Bên Sông Ni Liên - Ấn Độ

29/04/201819:01(Xem: 8591)
Hoa Cải Vàng Bên Sông Ni Liên - Ấn Độ

HOA CẢI VÀNG BÊN SÔNG NI LIÊN - ẤN ĐỘ

Thích Nữ Giới Hương

NGỠ NGÀNG VẺ ĐẸP

Bồ-đề-đạo-tràng, nơi nổi tiếng với Tháp Đại Giác – Đức Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền giác ngộ, dọc bên bờ kia sông Ni-liên vào những ngày đầu mưa xuân, cuối đông tháng 12 cũng là mùa hoa cải vàng rực nở khắp cánh đồng.
Mua-hoa-cai-vang-o-Bo-De-Dao-Trang-0000

Ni Sư Giới Hương và nữ sinh bên cánh đồng hoa vàng ngày 14/12/2017

Vào mùa bội thu hoa này rất nhiều lễ hội văn hóa được tổ chức tại đây, nhiều nhà làm phim đến lấy cảnh, dân làng tập trung hái cắt hoa ép làm dầu ăn hay mù tạt (chất xanh xanh cay như ớt)…và nhảy múa mừng mùa gặt hái, du khách dừng chân tham quan, ngắm hoa và ghi hình lưu niệm. Chỉ sắc vàng hoa óng ả cũng đã điểm trang cho dân làng một sắc thái mới, huống nữa là hoa đã đem về nguồn lợi nhuận sinh sống cho dân, cho nên hoa là niềm vui, niềm khát khao, hy vọng, hạnh phúc và hữu ích vô giá cho người.
Mua-hoa-cai-vang-o-Bo-De-Dao-Trang-0001

Theo Tự điển Bách Khoa Wiki, tên khoa học của cải dầu là Brassica napus, một loài thực vật có hoa trong họ Cải. Loài này được trồng chủ yếu để thu hạt lấy dầu, đây là nguồn dầu thực vật lớn thứ 3 trên thế giới. Dầu cải được dùng làm nhiên liệu diesel, hoặc làm Diesel sinh học, dùng trong hệ thống sưởi, hoặc pha với dầu hỏa chưng cất để chạy động cơ mô tô. Dầu cải được xem là nguồn sản xuất diesel sinh học ưa chuộng khắp châu Âu, chúng chiếm khoảng 80% nguyên liệu, một phần là do hạt cải dầu sản xuất ra dầu nhiều hơn trên một đơn vị diện tích đất so với nguồn dầu khác, chẳng hạn như đậu nành, nhưng chủ yếu là do dầu canola có điểm Gel thấp hơn đáng kể so với hầu hết các loại dầu thực vật khác. Ước tính có khoảng 66% tổng nguồn cung dầu hạt cải trong Liên minh châu Âu dự kiến ​​sẽ được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học trong năm 2010-2011. Brassica napus hiện được đồng với một hàm lượng phân chứa nitơ cao, và việc sản xuất lượng phân N2O có khả năng sinh ra một lượng khí nhà kính gấp 296 lần khả năng gây ấm lên toàn cầu của CO2. Ước tính có 3-5% nitơ đã dùng làm phân bón cho Brassica napus được chuyển thành N2O.

Trung Quốc, Ấn độ và Châu Âu là các nước trồng cải dầu từ rất lâu đời và hiện vẫn đang là các nước có diện tích trồng cải dầu lớn nhất khu vực vì diện tích đất đai rộng. Ở Việt Nam, hạt cải được thu mua với giá 15.000 đồng/kg để làm nguyên liệu sản xuất dầu ăn, mù tạt. Sắc hoa nở rộ duy trì được khoảng 3 tuần, nên du khách hay tranh thủ chụp để có những bức tranh vô giá tràn trề sức sống này... Vào mùa này, tại núi Sapa, Hà Bắc, Thái Bình Đắc Lắc (Việt Nam); Vân Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Trùng Khánh, Quý Châu (Trung Quốc), Bồ Đề Đạo Tràng, Gaya, Alahabad, Balanai, Kolkata (Ấn độ) và nhiều đồng quê hay dọc đường cao tốc của Berlin, Đức, Pháp, Ý,  Anh Quốc… nơi trồng bạt ngàn những cánh đồng hoa cải vàng đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho nhiều du khách trong và ngoài nước. Hoa cải đã đóng góp lớn cho nền văn chương, thơ ca và âm nhạc. Nhiều nhà thơ và nhạc sĩ đã lấy thảm hoa cải dầu vàng rực là cảm hứng sáng tác thơ nhạc.

Tháng mùa này, hoa cải trôi sông

Triền đê đã nhuộm vàng, yêu biết mấy

Gió cuối đông, lùa ngang ai có thấy

Cải vàng bay khắp muôn lối đi về?

 

Màu vàng kia để ai mãi si mê

Thả hồn mình theo ngàn hương, gió nội

Lòng bâng khuâng cho bước chân thật vội

Giang cánh tay, đón hoa cải – mùa về...

(Đăng Hồng)

Nhiều hãng phim lớn của Bollywood cũng lấy cảnh vườn hoa cải vàng rực làm nền cho phim của mình như phim Dilwale Dulhania Leyayenye (1995) do hai diễn viên bậc A của Ấn độ đóng là nữ diễn viên Kajol và nam diễn viên Shah Rukh Khan.

 Mua-hoa-cai-vang-o-Bo-De-Dao-Trang-0002

Dưới ánh nắng của mặt trời, những khói bếp quyện trên mái nhà lá, đàn trâu thanh bình gặm cỏ, giữa bạt ngàn hoa cải vàng rực đong đưa lên xuống theo từng đợt gió, đỉnh tháp Đại giác – nơi Đức Thế Tôn giác ngộ ẩn hiện xa xa nổi bật uy nghiêm tôn kính. Thật là bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Năm nay, thật hy hữu đủ duyên chiêm ngưỡng hoa cải vàng bên sông Ni Liên:

Hoa cải dầu bên sông Ni Liên

Nở vàng sáng điểm tô đài Giác ngộ.

 

Viết tại cánh đồng cải vàng, Bồ đề đạo tràng, Ấn độ

Cuối đông, ngày 17/12/2017

Thích Nữ Giới Hương

([email protected])
Mua-hoa-cai-vang-o-Bo-De-Dao-Trang-0003

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2014(Xem: 9830)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
08/09/2014(Xem: 7633)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
08/09/2014(Xem: 10089)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
06/09/2014(Xem: 13126)
-Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ. “ Câu thơ “ Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhật ma” rồi hóa điên.
06/09/2014(Xem: 12776)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
05/09/2014(Xem: 8408)
Cho dù dòng đời cứ mãi ngược xuôi, nhưng con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời, một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.
04/09/2014(Xem: 7332)
Nghĩ cũng đã hơn năm năm rồi gần như Mẹ không đi chùa. Tuổi đã trên chín mươi, vai gầy vóc hạc, tuy vẫn còn minh mẫn hằng ngày an vui với pháp Phật, bầu bạn với thi ca, nhưng hai chân Mẹ đã yếu đi rất nhiều, Mẹ chỉ luẩn quẩn trong căn phòng nhỏ, ra vào với những bước ngắn trong phạm vi ngôi từ đường rêu phong cổ kính…
03/09/2014(Xem: 7091)
Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính thế nào đi nữa ! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của con người và nhiều sinh loại khác.
03/09/2014(Xem: 8232)
Hạnh nguyện của chư Phật, Bồ-tát là đi vào cuộc đời để cứu độ chúng sinh. Vì thế, xưa kia Tôn giả A-nan sau khi giác ngộ liền phát nguyện mạnh mẽ: Đời đau khổ con thề vào trước, Dù gian nguy chí cả không sờn. Bồ-tát Địa Tạng cũng nguyện vào địa ngục cứu độ chúng sinh, nên ngài phát nguyện trước Đức Phật: “Khi nào trong địa ngục không còn chúng sinh thì con mới thành Phật.”
03/09/2014(Xem: 10216)
Hằng đêm, chúng ta thường tụng bài kệ khai kinh: Phật pháp rộng sâu khó nghĩ bàn Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu Nay con thấy nghe xin trì tụng Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Nghĩa nhiệm mầu ấy nay được Hòa thượng Thánh Nghiêm trình bày rất ngắn gọn, súc tích nhưng rất dễ hiểu và dễ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con chưa có duyên tu, nhưng lại có may mắn được tiếp xúc và thực hành lời dạy đó. Mới nhận ra mình như có được những viên ngọc sáng trong bầu trời Phật pháp. Thật an lành và hạnh phúc biết bao khi chúng con được tiếp xúc với Pháp, với chư Hiền thánh Tăng để nhận rõ chân tâm và gieo trồng những hạt giống từ bi, trí huệ những hạt giống của tình thương yêu và sự hiểu biết đến muôn loài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]