Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ra Đi và Trở Về

27/04/201809:06(Xem: 4733)
Ra Đi và Trở Về


duc the ton 2

RA ĐI VÀ TRỞ VỀ

Thích Tâm Tôn






Ra đi và trở về là hai mệnh đề rất rộng trong nhiều phạm trù của cuộc sống. Có thể hiều theo ý nghĩa chu kỳ hai chiều vận hành đến và đi hiện hữu trong phạm trù tuần hoàn thời gian, hay lẽ phân định khoảng cách gần- xa hai hướng trong phạm trù không gian hữu hạn, và có thể là lẽ tất nhiên phải trải qua của cả một đời người bởi hai điều sống- chết sẽ đi qua theo qui luật vô thường…. Nhưng có lẽ hơn hết, hiểu theo cách rất giản dị của nhà Thiền về ý nghĩa cuộc sống chính là tìm hiểu và thấy được của trải nghiệm, hay khám phá và Tuệ tri các pháp trong sự hiện hữu như chính là. Nếu ra đi là tìm kiếm, thì trở về chính là thấy được. 

Cụ bà gầy guộc ngày qua ngày vẫn ngồi bên gốc nhỏ của con đường xin ăn từng bửa lẻ. Ta vẫn ngày ngày chừng ấy thời gian ngang qua theo sự bôn ba của dòng người xuôi ngược. Những vô tình còn nhiều toan tính kéo xa ta với tình thương mà lẽ ra rất cần trang trải nhiều hơn mỗi ngày cho chính cuộc sống với những diễn tiến trước mắt này. Bất chợt một buổi sáng, em bé nhỏ trên đường theo mẹ đến trường xin được dừng xe để trao cho người ăn xin nửa phần ổ bánh mì mẹ vừa mua  mà lẽ ra em phải dùng hết cho buổi sáng. Bao chạnh lòng về một hành động rất nhỏ, nhưng mang một tâm hồn rất đẹp như được thức dậy sau đêm dài vị kỷ giữa dòng người hối hả cùng với sự dằn vặt trĩu nặng sâu thẳm nội tâm của bao suy tư. Thật sự ta đã bỏ lại rất nhiều điều mà lẻ ra rất cần nhiều lưu tâm giữa cuộc sống đầy thờ ơ này. Chính ta rất cần những gì ý nghĩa thật của cuộc sống đang trôi đánh thức mỗi ngày để những điều tích cực không bị ngủ vùi bất động không cơ hội hồi sinh. "Sứ mệnh”  hai từ nghe to tát quá với những gì rất nhỏ bé mà thường ngày ta vẫn chưa thể làm được một cách chân thật vốn dĩ, thua xa sự hồn nhiên với việc làm của em bé dành cho cụ bà ăn xin giữa gốc nhỏ ồn ào. 

Mõi chúng ta  đều đã đi qua cuộc đời này trong giới hạn nhất định nào đó. Và phần lớn cuộc sống ấy, hoặc là chủ động hoặc là bị động luôn cố hướng tới như chỉ có những gì ở phía trước mới là đích nhiệm màu. Những giá trị chân thật nhất vẫn thường hiện hữu trong những điều dung dị nếu tận dụng được sự kiểm nghiệm chân thành. Có khi nét đẹp sâu thẩm bao la vô cùng cũng hiện hữu gần gũi ngay giữa cuộc sống quanh ta. 

Tôi đã xem qua tác phẩm kí sự rất hay tên A Walk In The Woods (Chuyến Cuốc Bộ Trong Rừng) của kí giả  Bill Bryson được Ken Kwapis chuyển thể thành phim. Sau hai thập kỷ sống ở Anh, Bill Bryson quay trở về Mỹ, nơi ông quyết định rằng cách tốt nhất để gắn mình với quê hương và những cảm nhận chân thật  hồn nhiên nhất là  thực hiện chuyến bộ hành tiến vào rừng Appalachian Trail cùng với một trong những người bạn thân nhất của ông tên Stephen. Đặc biệt, trong chuyến du hành của hai người, các ông không bỏ qua bất cứ một điều nhỏ bé nào mà hai ông bắt gặp được. Từ những điều nhỏ có những cuộc đối thoại giữa hai ông già giống như hai cậu bé tóc bạc biết triết lí về cuộc sốngTônbằng những suy nghĩ của cả một cuộc đời chín mùi những từng trải theo cách hết sức mộc mạc hồn nhiên. Hai ông đã trượt chân kéo nhau ngã xuống suối. Trong khi bò lồm cồm dưới nước với hai ba lô ướt đẫm sau lưng, hai ông vẫn nói nhau rằng: ôi thật khoan khoái.  Stephen thắc mắc: Tại sao cuộc sống của hai chúng ta xem như quá đủ rồi, lẽ ra cuộc đời của ông và tôi đơn giản là giờ nghĩ đến chiếc Volvo, chứ đâu cần phải đi thế này. Thật ra chúng ta cần gì chứ?  Bill Bryson trích câu nói của một nhà triết lí tên John Muir nào đó: "đôi khi con người cần phải lấy một ổ bánh mì cất vào bao tải rồi nhảy qua hàng rào chắn sau lưng”. Blii Bryson cho rằng: không phải vì sự hoàn hảo bên trong hàng rào, mà là ông ta có lí do của mình. Stephen tiếp lời: thật ra ông là con thú bị giam cầm muốn trở về khu rừng sống lại một chút. còn tôi là con nợ chưa trả nổi số nợ còn lại. Cả hai ồ cười thật thoả chí. Stephen có ý nhắc lại: tại sao hai chúng ta tới đây? câu trả lời là: tại ông không có việc gì tốt hơn để làm. Thế mà khi Stephen hỏi: ông thấy có hạnh phúc không? Bill Bryson ngạo nghễ hỏi lại: Câu hỏi kiểu quái gì thế? và ngay lúc đó, trước mắt họ lại hiện ra cảnh những ngọn núi trùng điệp thật đẹp khiến cả hai đều thấy thoả chí lạ kì. Và từ đó họ có thể khám phá những lớp trầm tích huyền bí có lịch sử hàng triệu triệu năm. Có một điều rất đặc biệt trong câu chyện của hai ông. Stephen là người có thói quen uống rượu và rất thích những cảm giác hưng phấn với những gì từ rượu mang đến. Ông đã giấu chai Whisky trong ba lô suốt chặng hành trình đã qua mà người bạn đồng hành không hề biết. Rồi đến lúc Ông cần lấy nó ra và tâm tình với người bạn của mình khi ý chí chủ quan của ông đủ mạnh để chiến thắng những cảm giác thường tình. Tôi mang theo nó để nhắc tôi sẽ không dùng đến nó nữa trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Và người bạn đã tin ông làm được điều đó. Ông nhờ người bạn mở nấp chai rượu và tự tay đổ chai rượu. Một câu chuyện rất đẹp về lòng tự tin, ý chí, và sự giải thoát thật sự tự tại từ chính những thứ tưởng chừng như là hệ luỵ mà ta không thể vượt qua được.

Cách đây không lâu, Hoà Thượng Nhất Hạnh đã trở về Huế-quê hương Ngài được sanh ra và tiếp nhận mạch sống cả nghĩa đạo lẫn đời, như thực hiện một điều kì diệu trở về với những gắng kết tâm tình sâu thẳm. Sự thôi thúc của lẽ sống tự nhiên được tăng thượng bởi nội tâm giàu chất liệu mới có thể gắng kết một cách trọn vẹn những hiện hữu lại với nhau. Đó là lí do tại sao Hoà thượng Nhất Hạnh cuối cuộc đời mong được trở về với đất mẹ để cho đôi chân gầy guộc của mình đã một đời hành cước khắp nơi, được tiếp xúc thêm một lần nữa với tình thương của hồn quê hương vô tận nuôi dưỡng trong mạch sống của mình. Một con người thân bịnh phải ngồi trên xe, thế nhưng khi Ngài chạm đôi bàn chân trên lòng đất mẹ đã thể hiện lên tất cả sức mạnh của sự vững chãi đầy thanh thoát từ sâu thẳm tâm thức kiên định. Một sự trở về không chỉ có giá trị său sắc mang nét đẹp văn hoá cội nguồn, mà còn chính là chuyến trở về thể nghiệm đủ cả nét đẹp văn hoá tâm linh với chính Ngài và cho tất cả chúng ta. Con người của văn hoá dân tộc được thể hiện  giản đơn như thế, thiền sư của văn hoá tâm linh giải thoát được thể hiện nhẹ nhàng trong việc làm mang ý nghĩa tinh tế là thế, chứ cần đâu những logo cố sức trang hoàng nhuệch nhoạc được gắng đâu đó khoe khoang mới thể hiện được những gì của giá trị. Thật xúc động cho ai được chứng kiến sự tiếp xúc diệu kì ấy giữa một nơi chứa đủ nội hàm của sức sống được thực hiện bởi một hiện hữu với những tương quan hình thành nên sự hiện hữu đó như hai năng lượng lạ thường biểu hiện trong một gắng kết. 

Trong nhiều kinh đức Phật dành nhiều lưu tâm khuyên các thầy Tỳ Kheo: "Này các Tỳ Kheo, các thầy hãy ra  đi mỗi người một ngã. Hãy vì sự tốt đẹp của nhiều người”. Đây đích thực là cách ra đi theo ý nghĩa trở về.  Và đọc qua kinh Du Hành, nói về hành trình nhiều tháng cuối cuộc đời của đức Phật, càng thấy hình ảnh đức Phật thân thương như thế nào qua những điều hết sức dung dị và đẹp biết bao trong ý nghĩa trên.

Ngoài 80 tuổi, đức Phật thực hiện một chuyến đi nhiều tháng với hành trình 13 xứ sở lớn nhỏ là điểm sáng tột cùng của cuộc đời Ngài. Trên suốt hành trình trải qua ấy , bao nhiêu khó khăn về hoàn cảnh và những biểu hiện giới hạn của báo thân nếu được liên tưởng thì đủ cả bao chướng ngại. Nếu đắn đo cho điều đó, chắc chắn hành trình lịch sử ấy không tô thêm nét đẹp cuộc đời đức Từ Phụ của chúng ta như lịch sử ghi nhận. Những đoạn kí sự ấy được ghi chép khá rõ trong nhiều tình huống xãy ra lúc bấy giờ trong kinh Du Hành.  Có khi đức Phật phải chịu khát vì A nan quan sát thấy: “Vừa rồi có năm trăm cỗ xe lội qua khúc trên sông làm nước đục cả. Chỉ có thể dùng rửa chân, không thể dùng uống được.” Có khi phải chịu đói vì ở những nơi hoang vu và thiếu thốn để thực hiện pháp khất thực, đức Phật dạy các thầy Tỳ-kheo: “Đất này đói kém, khất thực khó khăn, các ngươi nên chia thành từng nhóm, tùy theo chỗ quen biết, hãy đến Tỳ-xá-ly và nước Việt-kỳ mà an cư ở đó để có thể không bị thiếu thốn. Ta một mình cùng với A-nan an cư ở đây.”

Đức Phật thực hiện hành trình trong hoàn cảnh tuổi tác và sức khoẻ như thế chắc hẳn không phải vì mục đích thưởng ngoạn. Từ đầu duyên khởi của chuyến đi đối với Ngài là cả một sứ mệnh rất lớn là cứu vãn hai quốc gia Ma Kiệt Đà và Bạt Kỳ thoát nguy cơ chiến tranh. Và khi những gì cần làm đã được làm xong, sự tự tại dung dị của một nhà du khất vẫn mặt cho hiện tướng thân bịnh của tuổi xế chiều hành hạ, Ngài vẫn tựa chân dưới những gốc cây nơi rừng sâu để ngỉ ngơi phục hồi sức khoẻ rồi tiếp tục thực hiện cho hành trình tiếp theo. Thường tựa lưng dưới gốc cây, Đức Phật  bảo A-nan: “Ta đau lưng quá, hãy sửa chỗ ngồi.”

A-nan đáp: “Vâng”. Rồi dọn một chỗ ngồi. Như Lai nghỉ ngơi. A-nan lễ chân Phật, rồi ngồi sang một bên.

Chúng ta thấy rất rõ, đi đến xứ sở nào hình ảnh đức Phật ngồi dưới gốc cây hoặc Ba Lăng, hoặc Am bà bà lê ( Cây Xoài), hoặc cây Xà đầu, cây Sala….Đây là hình ảnh tiêu biểu của nét đẹp xuyên suốt cuộc đời một hành giả du phương hoàng đạo đúng nghĩa. Khi đến ngoài Thành Ba Lăng Phất đức Phật ngồi dưới gốc cây Ba lăng, những người dân của làng thấy Ngài liền đến đảnh lễ và xin cúng dường. Đặc biệt, sau khi đêm tàn buổi sớm, Ngài lại chọn nơi thanh vắng để ngồi trải nghiệm không gian nơi đây. Đến đâu đức Phật luôn thể hiện một nhà quan sát mọi vấn đề như tìm những điều kì diệu trong mọi sự hiện hữu để tuệ tri mọi thực tại như thật với chính nó. Một sự kiểm chứng không bỏ sót bất cứ một thực tại nào của bậc giải thoát hoàn toàn không còn sự tinh tế nào hơn. Ở đây sự kiểm chứng thực tại  về địa lí và những điều thâm bí được thực hiện cũng thường được đề cập từ nơi đức Phật với những nơi Ngài dừng chân chứ như nhà phong thuỷ học. Ngài phân tích rất chi tiết những điều tốt đẹp của địa thế nơi này thông qua cuộc trò chuyện với A Nan: “Người tạo ra thành này rất hợp ý trời. Lúc đêm đã tàn, trời vừa sáng, Ta đi tới chỗ thanh vắng, bằng thiên nhãn, xem thấy các Đại Thiên thần mỗi vị phong thủ đất đai nhà cửa riêng, các trung thần, hạ thần cũng phong thủ đất đai nhà cửa. A-nan! Nên biết chỗ đất đai nhà cửa nào được Đại Thiên thần phong thủ, ai ở đó tất được an lạc nhiều ; còn chỗ trung thần phong thủ thì hàng trung nhân ở; chỗ hạ thần phong thủ thì hạ nhân ở và công đức nhiều ít cũng tùy theo chỗ ở ấy.

“Này A-nan, chỗ này là chỗ hiền nhân ở, kẻ bán buôn qui tụ, phép nước đúng đắn không dối ngụy. Thành này rất tốt, được mọi nơi suy tôn, không thể phá hoại. Lâu về sau nếu có bị phá chăng chỉ do ba việc; một là bị nước lớn, hai là bị lửa lớn và ba là bị người trong thông mưu với người ngoài phá hoại được thành này.” -Tuệ Sỹ dịch 

Những bước chân Ngài dừng lại và đi qua đều lưu lại những giá trị rất đẹp trong lòng cho những ai được hạnh duyên gặp Ngài. Những dấu ấn tốt đẹp ấy còn lưu lại những gì mà hàng ngàn năm nay vẫn còn sinh động trong thế giới đầy biến động này. 

Bấy giờ, sau thời  pháp tại Ba Lăng Phất, Đức Thế Tôn liền rời khỏi chỗ, đại chúng hầu quanh đưa Ngài trở về. Đại thần Vũ-xá đi theo sau Phật, nghĩ rằng: "Hôm nay, nhân Đức Sa-môn Cù-đàm đi qua cửa thành này, ta hãy gọi cửa này là cửa Cù-đàm. Bến sông mà Phật sang ngang, được đặt tên chỗ đó là bến Cù-đàm."

Đức Thế Tôn ra khỏi thành Ba-lăng-phất, đi đến bờ sông. Lúc ấy, trên bờ sông có nhiều người, trong số đó có người thì dùng thuyền, có người dùng bè, có người dùng phà mà sang sông. Đức Thế Tôn cùng đại chúng chỉ trong khoảnh khắc, như lực sĩ co duỗi cánh tay, đã đến cả bên kia sông.

Và ý nghĩa vô cùng của chuyến đi này đã mở ra rất nhiều cuộc hội ngộ mang đầy ý nghĩa đẹp cả chủ thể hoàng pháp là chính đức Phật và đối tượng được giáo hoá trên hành trình Ngài đi qua.  Không bỏ sót lại bất cứ một ai dù là kỷ nữ hay một cụ già. Và một sự xác nhận rất chân thành như phai phá hết mọi trầm tích khi đánh giá về sự tác đông của vô thường với xác thân Ngài nhưng không chi phối được tinh thần giải thoát của một hành giả hoàn mãn hạnh nguyện.  "Ta nay đã già rồi, tuổi đã đến tám mươi rồi. Cũng như cỗ xe cũ kỹ, nhờ phương tiện tu sửa mà có thể đi đến nơi. Thân ta cũng vậy, nhờ sức phương tiện còn hơi duy trì được tuổi thọ, tự lực tinh tấn mà nhẫn chịu sự đau nhức này. Không suy niệm tất cả tưởng, khi nhập vô tưởng định, thân an ổn, không có não hoạn.

Thật sự "sức định, thân an ổn, không náo loạn" ấy nơi đức Phật được kiểm chứng rõ ràng nhất qua những lời di giáo được xem như bản di chúc bất hủ, một di sản tinh thần vô giá của những gì cho hạnh giải thoát được thực hiện giữa rừng sâu nơi đêm khuya thanh vắng, ngay trong giờ phút Ngài trở về với bản thể Chân Như. Chắc chắn đó chỉ có thể  từ một nhân cách sống đầy đủ sự chân thật, đầy đủ sự kiểm nghiệm về mọi giá trị , và đặc biệt tự thân giải thoát hoàn mãn mới thể hiện đủ ý nghĩa ra đi và trở về tuyệt đẹp đến như thế. 

 






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2011(Xem: 13786)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
03/08/2011(Xem: 10273)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
03/08/2011(Xem: 6301)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
02/08/2011(Xem: 16547)
Cần tảo Già lam địa Thời thời phước huệ sanh Tuy vô tân khách chí Diệc hữu thánh nhơn hành. Dịch nghĩa: Siêng năng quét sạch đất chùa Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh Tuy ngày không có khách lành Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây.
02/08/2011(Xem: 4744)
Giáo lý của đạo Phật tuy rất sâu xa mầu nhiệm nhưng cũng vô cùng thiết thực, gần gũi; tuy nói tánh không, giải thoát, nhưng cũng không rời sự sống của muôn loài; tuy nói hành thiền, quán tịnh, nhưng nhất cử nhất động cũng đều vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bậc chân tu giác ngộ từ xưa nay chưa từng nghĩ đến việc lìa khỏi chúng sinh phiền não để riêng mình được phần giải thoát. Chính đức Phật Thích-ca cũng từng thị hiện trải qua biết bao khó nhọc, suốt bốn mươi chín năm không một phút nghỉ ngơi để rộng truyền Chánh pháp khắp nơi.
02/08/2011(Xem: 4674)
Tiếp nối mạch chương trình Bố tát, Quá đường tập trung và sinh hoạt thảo luận của Chư Tăng tại Thừa Thiên Huế. Chiều ngày 30.6. Tân Mão (30.7.2011) tại Văn phòng Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi hội thảo, tọa đàm lần thứ 5 mùa an cư 2011 với vấn đề đưa ra thảo luận lài “Cảnh giác mọi âm mưa chia rẻ nội bộ Phật giáo và xâm thực Phật giáo”
01/08/2011(Xem: 10950)
Đã có một thời tôi không biết Phật pháp là gì? Trong ký ức tuổi thơ của mình, Phật pháp là những quyển sách ố vàng, vằn vện những chữ tôi không đọc được, hoặc có đọc được vẫn là những âm tự bí ẩn, xa lạ. Tôi không hề có hứng thú để tìm hiểu về Phật giáo cũng vì những lẽ đó. Nhưng rồi do duyên lành, tôi được những đạo hữu quen và không quen giới thiệu những quyển sách đọc được về Phật pháp. Những quyển sách đã khai tâm cho tôi, đã dẫn tôi những bước chập chững đến với kho tàng Phật pháp. Tôi hiểu ra rằng, Đức Phật đã có đến hàng vạn pháp cho mọi người tùy theo căn cơ của mỗi người.
31/07/2011(Xem: 8278)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
30/07/2011(Xem: 9853)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
27/07/2011(Xem: 7735)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm. Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567