Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 13

08/04/201819:33(Xem: 4802)
Bài 13
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (13)
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 57'

HỎI VÀ ĐÁP

 

HỎI: Ngài nghĩ mục tiêu thật sự của đời sống là gì, và đó là khi một người đi theo con đường tâm linh và hoạt động xã hội thành tựu hạnh phúc lớn nhất?

 

ĐÁP: Mục tiêu của đời sống? Tôi nghĩ đó là một câu hỏi huyền bí thì thích hợp hơn. Tôi nghĩ có những câu trả lời khác nhau phù hợp với những khái niệm triết lý khác nhau. Nếu quý vị tin tưởng tôn giáo có khái niệm về Thượng Đế hay đấng tạo hóa, thế thì tôi nghĩ quý vị nên hỏi Thượng Đế về mục tiêu của đời sống chúng ta là gì.

 

Và theo những tôn giáo vô thần như Phật giáo, Kỳ Na giáo, cũng như một bộ phận của phái Số Luận, vốn không có khái niệm về đấng tạo hóa nhưng là sự tự sáng tạo, có luật nhân quả, rất giống với thuyết Darwin. Ba tôn giáo vô thần này phát triển chỉ ở xứ sở này – không ở nơi khác. Do vậy, tôi tin tưởng mục tiêu của đời sống là hạnh phúc. Lý do đơn giản – không có gì bảo đảm cho một tương lai tốt đẹp, nhưng chúng ta sống trong hy vọng, chúng ta hy vọng cho những gì tốt lành. Nếu một người nào đó hoàn toàn mất hy vọng, thế thì chính thái độ ấy làm ngắn lại tuổi thọ của chúng ta, và trong trường hợp tệ hại nhất, quý vị có thể đi đến tự sát. Do vậy, chúng ta sống còn trên căn bản của hy vọng – điều gì đó tốt lành. Cho nên tôi có thể nói mục tiêu của đời sống chúng ta là để sống một đời sống hạnh phúc.

 

Tính chất tinh thần – đời sống tâm linh – như tôi đề cập trước đây, có thể sống trong hai trình độ. Một là trình độ thế tục, không có đức tin tôn giáo. Trong phạm vi thế nhất của đạo đức luân lý, không đụng chạm gì đến tôn giáo, đời sống tinh thần có nghĩa là săn sóc niềm hòa bình tinh thần của chúng ta. Đó là một trình độ tâm linh. Thế nên một cách tự nhiên, tài sản, tiền bạc hay nhẫn kim cương sẽ không mang đến niềm hòa bình nội tại của chúng ta, chỉ là ảo tưởng mà chúng ta cảm nhận, “Tôi giàu sang, tôi hạnh phúc.” Nhưng nếu chúng ta hôn chiếc nhẫn của ta, chiếc nhẫn ấy không có khả năng trả lời tình cảm của chúng ta. Những con chó, con mèo, nếu chúng ta biểu lộ sự ân cần, tình cảm – chúng thậm chí có khả năng để đáp lại tình cảm của chúng ta. Cho nên đời sống căn cứ trên giá trị vật chất, vốn không có năng lực để cho chúng ta tình cảm, chỉ là ảo tưởng.

 

Chúng ta là những sinh thể sống. Chúng ta phải tiếp nhận tình cảm liên tục, chỉ như thế thì đời sống mới trở thành đầy đủ ý nghĩa nhiều hơn, nhiều hạnh phúc sâu xa bên trong hơn. Vì vậy, nói về những giá trị nội tại này là tính chất tinh thần - tâm linh. Không nói về kiếp sống tới, không nói về niết bàn, giải thoát, thiên đàng, Thượng đế, đấng tạo hóa, không. Một cách đơn giản, sống một đời sống hạnh phúc với niềm hòa bình nội như thế nào – đó là lối sống tinh thần – tâm linh. Tôi thích thế đó.

 

HỎI: Theo ngài, những giá trị quan trọng nhất là gì có thể gây ấn tượng sâu đậm đến bất cứ người nào, và làm thế nào chúng ta đạt được? Chúng ta đã nói về giáo dục. Những giá trị quan trọng khác nào chúng ta có thể tác động trong chính chúng ta?

 

ĐÁP: Một cách căn bản chúng ta là những tạo vật xã hội. Mỗi thành viên, tương lai và sự tồn tại của họ phụ thuộc vào cộng đồng. Chúng ta như những con ong, hay kiến, vốn không có tôn giáo, không hiến pháp, không tổ chức chính quyền, không lực lượng cảnh sát, nhưng chúng làm việc với nhau, đơn giản do bởi sự thúc đẩy sinh học để sống còn. Vậy thì chúng ta cũng là những tạo vật xã hội. Bất chấp nếu một con người đơn độc là rất năng lực, nhưng đời sống của người ấy, sự tồn tại căn bản, lệ thuộc vào toàn thể cộng đồng. Đây là một sự thật.

 

Và chúng ta phải có một nối kết gần gũi với cộng đồng như căn bản của tương lai chính ta. Vì một đời sống hạnh phúc, chúng ta cần có một sự quan tâm cho sự cát tường của người khác. Cảm nhận quan tâm ấy vốn thật sự mang lại kết hợp mà tôi thường gọi là thái độ tình cảm. Vậy nên, quý vị thấy, chúng ta cần một cảm nhận cộng đồng hay thuộc về nhau. Đó là nguồn gốc căn bản của tình cảm chúng ta. Và đó là một nhân tố then chốt cho việc là một tạo vật xã hội, cho nên tôi thường nói về nó.

 

Dĩ nhiên niềm tin tôn giáo là chuyện cá nhân. Nhưng toàn thể loài người cần loại cảm nhận cát tường ấy của cộng đồng. Tôi nghĩ, thời xưa, mỗi xứ sở hay cộng đồng không ít thì nhiều là độc lập. Ngày nay, tương xứng với những vấn đề kinh tế và môi trường và nhiều nhân tố khác, toàn thể gần 7 tỉ người trở thành chỉ một gia đình nhân loại, một cộng đồng. Ngày nay, không chỉ những quốc gia nhưng thậm chí các lục địa là liên hệ hổ tương một cách sâu đậm.

 

Theo thực tế ấy, chúng ta phải có khái niệm của “toàn thể thế giới là một bộ phận của tôi.” Khái niệm của thế kỷ-cũ là “chúng ta và họ.” Nhưng khái niệm ấy đã phân biệt “chúng ta” với “họ”, và trên căn bản ấy, có bóc lột, tổn hại, ngay cả chiến tranh. Trong thực tế ngày nay, mỗi người là một bộ phận của bạn, một bộ phận của tôi, một bộ phận của một ‘chúng ta’ vĩ đại. Cho nên khái niệm chiến tranh là lỗi thời. Miễn là chúng ta có một cảm nhận chân thành về ý tưởng cho sự cát tường của người khác, thì không có khái niệm của giết hại, không có khái niệm về trộm cắp, không có cơ sở cho ngược đãi, ngược đãi tình dục hay hãm hiếp, hay nói láo hay lường gạt. Cho đến khi chúng ta vẫn có một cảm nhận quan tâm cho sự cát tường của người khác, thì tất cả những hành vi tiêu cực của thân thể và lời nói sẽ không ảnh hưởng chúng ta – không có chỗ cho những hành vi tiêu cực này. Cho nên tôi cảm thấy, cho dù một người có tin tưởng những giá trị sâu sắc nào đó hay không, nhưng ở trình độ thực tập nếu người ấy tuân theo những sự thực tập vì tỉnh thức, thì người ấy sẽ trở thành một người thật sự nhạy cảm và qua cách đó người ấy có thể xây dựng một thế giới hạnh phúc hơn. Đây là nền tảng tin tưởng của tôi.

 

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài nói về hòa bình và phúc lợi xã hội. Câu hỏi của tôi là, chủ nghĩa tư bản liên hệ với phúc lợi xã hội như thế nào, và chủ nghĩa tư bản đóng vai trò gì đặc biệt sau sự suy thoái toàn cầu?

 

ĐÁP: Đó là một câu hỏi khó. Bạn nên nghiên cứu. Một cách cá nhân, trong năm 1954 – 55, tôi đã ở Bắc Kinh vài tháng, học hỏi chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội. Tôi đã rất thích thú với nền kinh tế Mác xít. Nó nhấn mạnh về sự phân phối

bình đẳng, vậy đó là một luân lý đạo đức đúng đắn; trái lại chủ nghĩa tư bản chỉ đơn giản nói về tăng trưởng lợi lộc. Do thế vào lúc đó, tôi đã nói với giới cầm quyền Cộng sản Trung Hoa rằng tôi muốn tham gia Đảng Cộng sản Trung Hoa. Ngay cả bây giờ, như những lý thuyết kinh tế - xã hội được quan tâm, thì tôi là một người Mác-xít. Không công khai, không bí mật – tôi luôn luôn rõ ràng về điều này.

 

Nhưng rồi thì, bây giờ ở Trung Hoa, dĩ nhiên, chủ nghĩa xã hội Mác xít chân thật không còn nữa. Ngày nay, giống như Đảng Cộng sản Trung Hoa không có lý tưởng cộng sản. Nó là chủ nghĩa cộng sản-tư bản – điều gì đó rất mới. Tôi đang tự hỏi, các đảng cộng sản Ấn Độ. Tôi nghe nói rằng một số lãnh tụ của những người cộng sản hay Mác-xít có một lối sống rất trưởng giả trong đời sống cá nhân của họ.

 

Do vậy, như lý tưởng xã hội chủ nghĩa chú ý đến những quan tâm của đại đa số quần chúng, kể cả giai cấp thợ thuyền, những người nghèo khó; điều này là rất đúng. Tuy nhiên, trước khi mọi thứ tha đổi, cả Trung Hoa và Liên Xô trước đây, trong lãnh vực kinh tế, đã là những quốc gia ở trong tình trạng trì trệ. Cho nên những sức mạnh năng động như chủ nghĩa tư bản cũng cần thiết. Tôi nghĩ giải pháp tốt nhất là một loại điều chỉnh nào đó – tôi không biết. Khi những quốc gia Đông Âu mới mẻ được độc lập, ngay sau sự sụp đổ của Liên Xô, tôi đã viếng thăm

Czechoslovakia theo lời mời của Tổng thống Havel lúc ấy – gần như là người khách ngoại quốc đầu tiên đến quốc gia ấy. Tôi đã nói vào lúc ấy, như tôi phát biểu bây giờ, rằng những quốc gia Đông Âu này nên nghiên cứu thêm và đưa ra một hệ thống chính trị tổng hợp mới, lấy điều gì đó từ chủ nghĩa xã hội và điều gì đó từ chủ nghĩa tư bản. Nhưng không ai tiếp nhận lời đề nghị một cách nghiêm túc; và những quốc gia này cũng đi theo hệ thống tư bản chủ nghĩa phương Tây bây giờ. Vì thế tôi không biết. Đó là quan điểm của tôi, nhưng tôi không có một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi của bạn. Hãy nghiên cứu hơn nữa là cần thiết trong sự quan tâm ấy.

 

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, thật là danh dự lớn khi ngài hiện diện ở đây. Câu hỏi tôi là, trong một thế giới nhìn vào bên trong những thứ gá ghép kỷ thuật và mạng lưới xã hội, ngài nghĩ vai trò nào của nghệ thuật, văn hóa, và âm nhạc?

 

ĐÁP: Thật sự, tất cả những gì tôi nói là một bộ phận của văn hóa hòa bình và bất bạo động. Cũng thế, tôi nghĩ rằng, cung cách nghệ thuật – họa vẽ hay âm nhạc hay những bản nhạc nào đó – có thể mang một thông điệp nào đó và là trung gian rất năng lực.

 

Tôi không nghĩ con người đang đánh mất hấp dẫn trong văn hóa. Chỉ sau buổi thuyết giảng sáng, một người phóng viên Ấn Độ đã hỏi tôi về môn bóng chày  (cricket): “Ai sẽ thắng cúp thế giới?” Vậy thì người ta đang xem những thứ thể thao này. Và rồi những loại âm nhạc khác nhau – tôi nghĩ hàng triệu người thật sự đang biểu lộ sự hấp dẫn trong đó. Chính tôi không có thích thú gì; tôi không thích thú trong âm nhạc; tôi không thích thú trong bất cứ môn thể thao nào. Dĩ nhiên, khi còn trẻ, tôi chơi bóng bàn hay vũ cầu, nhưng bây giờ không còn nữa. (Cười) Dĩ nhiên, những thứ này, tôi cảm thấy, là một bộ phận quan trọng trong đời sống của chúng ta. Và trong lúc đó, tôi cũng có cảm giác rằng nếu chúng ta nếu chúng ta quá lệ thuộc vào việc hài lòng với âm nhạc hay biểu diễn, thì chúng ta đang lãng phí những năng lực nội tại của chúng ta. Chúng ta rốt cuộc bị lệ thuộc sâu nặng vào những nhân tố bên ngoài cho niềm hòa bình bên trong. Nếu quý vị làm như vậy, rồi thì quý vị chỉ vui vẻ cho đến khi nào âm nhạc hay hình ảnh hiện diện, và khi những thứ này không còn hiện hữu chung quanh thì chúng ta cảm thấy trống vắng và chán nản.

 

Trái lại, niềm hòa bình nội tại đạt được không lệ thuộc vào những kinh nghiệm cảm giác mà hoàn toàn sử dụng năng lực tinh thần, vì thế cho dù có một tiện nghi bên ngoài hay không, chúng ta sẽ luôn luôn hòa bình và hạnh phúc. Đó là những gì tôi cảm nhận. Đây là tại sao những người sống đơn độc tại những nơi vắng vẻ xa xôi lại vẫn có thể cảm thấy rất hạnh phúc – không có âm nhạc, không tv, không gì cả nhưng qua sự thiền tập nội tại hay những sự thực tập khác để có niềm hòa bình nội tại mênh mang. Ngày, đêm, và tháng trôi qua như thế ấy. Dĩ nhiên, tiện nghi bên ngoài là rất tốt, nhưng quá lệ thuộc vào những thứ này là không tốt. Đây là điều mà tôi cảm thấy.

                                                             

HỎI: Chào buổi trưa thưa Đức Thánh Thiện. Trong thế giới ngày nay của toàn cầu hóa và tiến bộ kỷ thuật, có phải lớp trẻ Ấn Độ nên đi theo và hoàn toàn nương dựa vào những truyền thống Ấn Độ như được ngài đề cập, như việc học hỏi những trường ca Mahabharata và Ramayana, và chúng tôi nên phối hợp những triết lý tốt nhất của phương Tây và các triết lý Ấn Độ nhằm để lớn mạnh và phát triển chứ?

                                                                              

ĐÁP: Tôi có viễn tượng rằng kỷ thuật – bây giờ phổ quát – vốn đến từ phương  Tây. Kỷ thuật cung cấp cho chúng ta sự thoải mái vật chất. Ấn Độ cũng cần những thứ ấy, đặc biệt ở những vùng xa xôi. Tôi luôn luôn có cảm nhận mạnh mẽ rằng sự chuyển hóa thật sự của Ấn Độ phải xảy ra ở nông thôn Ấn Độ; không phải ở những công  trình xây dựng nào đó, các hảng xưởng nào đó, và những tiện nghi hiện đại nào đó ở Bombay, Hyderbad, Allahabad, hay Bangalore. Dĩ nhiên những nơi này là quan tâm quốc gia, là quan trọng; nhưng sự thay  đổi thật sự phải xảy ra ở những vùng nông thôn xa xôi. Điều đó là rất, rất quan trọng.

 

Mới đây tôi đã ở Jaipur, gần Jaipur – tại trường Barefoot College. Ở tại trường college ấy, những dân làng già mù chữ - chủ yếu là những bà mẹ - tập luyện về việc làm năng lượng mặt trời và những thứ như vậy. Những thứ này thật là tuyệt vời. Rồi thì cũng thế gần Nagpur, nhiều năm trước, tôi đã thăm viếng Tiến sĩ Ramdev. Cũng vậy, trong một vài trường hợp, tôi đã thăm viếng những vùng thôn dã xa xôi ở Kerala và Gujarat. Tôi nghĩ  một số ít người thật sự làm việc ở nông thôn – trong giáo dục và trong một số việc thủ công – đang làm một thứ gì đó thật rất cần thiết. Do bởi chúng, Ấn Độ cũng tiếp nhận lợi ích từ việc phát triển lớn hơn trong lãnh vực kỷ thuật. Hệ thống trang trại phải cơ giới hóa, bằng khác đi thì thật khó để nuôi dưỡng mọi người. Dân số đang gia tăng, nhưng đất đai không thể mở rộng.

 

Trong lúc đó, như tôi đã đề cập trước, nền văn hóa Ấn Độ là ngang hàng với nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa – so sánh một cách lý thuyết về nguồn gốc ba nền văn minh này, tôi nghĩ nền văn minh Ấn Độ có những quan điểm triết lý phức tạp hơn về tâm thức. Cho nên đây là kho tàng không chỉ của Ấn Độ mà của cả thế giới, và phải được bảo tồn. Sự phát triển vật chất, vốn cho chúng ta những thoải mái vật chất, và sự phát triển tâm linh, vốn cung cấp cho chúng ta sự thoải mái tinh thần – hai thứ này phải được phối hợp. Do thế, các bạn phải phối hợp kỷ thuật phương Tây và giáo dục hiện đại cũng như bảo tồn những giá trị truyền thống hàng nghìn năm của quý vị. Quý vị có một vai trò đặc biệt và một trách nhiệm đặc biệt. Bất cứ cách nào tôi có thể phụng sự quý vị - tuy nhiên tôi có thể hổ trợ quý vị như một học trò của đạo sư quý vị - đó là bổn phận của tôi. Bất cứ cách nào.

 

HỎI: Thế giới mới đây đã thấy một sự sở hữu toàn cầu thâu tóm trong tay của một ít nhà thương gia tham lam. Tuệ trí cổ truyền làm thế nào hổ trợ để vượt thắng khuyết điểm này trong những lãnh đạo thương mãi hiện tại và tương lai?

 

ĐÁP: Những thương gia cũng đến từ xã hội. Nếu chúng ta xây dựng một xã hội vốn chỉ nói đến những giá trị vật chất, thì những người đến từ xã hội đặc thù ấy tự nhiên sẽ chỉ nói về những thứ vật chất. Do vậy, chúng ta cần một sự thay đổi nào đó trong cấp độ nền tảng. Bây giờ ở phương Tây, một số nhà giáo dục đang thật sự đặt vấn đề về sự tồn tại của hệ thống giáo dục. Một vài thập niên trước, số người tôi chú ý trong những thương gia cho thấy một sự quan tâm về tâm linh hay sự hòa bình nội tại và rất thấp. Bây giờ ngày càng có nhiều người trong giới thương gia làm như vậy. Và đôi khi họ tổ chức những buổi nói chuyện của tôi về các giá trị nội tại.

 

Tôi nghĩ một số công ty lớn của Ấn Độ bây giờ cũng đi theo xu hướng này. Điều đó cũng rất tốt. Mỗi người không thể là  một thương gia, nhưng cùng lúc, chúng ta không nên quên về căn bản cát tường của xã hội. Và đặc biệt, tôi hy vọng, chúng ta hãy chú ý hơn về hệ thống giáo dục và những điều kiện kinh tế ở vùng nông thôn. Tôi nghĩ truyền thông cũng có trách nhiệm cung cấp tin tức cho mọi người không chỉ về các giá trị tiền bạc mà về những giá trị khác nữa, vì thế những thương gia này thỉnh thoảng được nhắc nhở rằng họ cũng phải bệnh, phải già, và rồi cuối cùng họ phải ra đi. Bất chấp nhà tỉ phú lớn như thế nào đi nữa, thì tiền bạc của họ sẽ vẫn ở ngân hàng. Họ không thể mang nó đi theo họ - chỉ tâm thức họ mà thôi.

 

Do vậy, hãy giáo dục, hãy nhắc nhở mọi người, hãy rèn luyện những nhà truyền thông. Những hệ thống giáo dục của chúng ta nên bắt đầu hướng dẫn chúng ta về đạo đức thế tục từ nhà trẻ cho đến trình độ đại học. Rồi thì, tôi nghĩ, cuối thế kỷ 21, cung cách suy nghĩ của con người có thể thay đổi.

 

Trích từ bài Ancient Wisdom and Modern Thougth

của quyền The Big Book of Happiness

Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, March 20, 2018

 

HỎI VÀ ĐÁP

 

HỎI: Có phải là tha thứ là quan trọng hơn trừng phạt hay không? Ngài đã đề cập trong bài giảng là nếu lớp trẻ không thể hiện bổn phận của họ một cách đúng đắn, thế thì ngài sẽ trừng phạt họ ngay cả sau khi ngài lên thiên đàng. Trong ánh sáng trí tuệ của lời tuyên bố này, có phải tha thứ là quan trọng hơn trừng phạt hay không?

 

ĐÁP: Tha thứ có nghĩa là mặc dù một việc làm sai lầm nào đó, quý vị sẽ không chấp giữ một cảm nhận xấu hay oán hận. Thay vì thế, quý vị nên có một cảm nhận chân thành quan tâm cho những ai đã làm sai. Điều đó, tôi nghĩ, là tha thứ. Trong lúc đó, cũng từ một cảm nhận chân thành quan tâm cho tương lai của họ, một sự trừng phạt nào đó có thể có kết quả tốt. Thí dụ, khi người Tây Tạng bị tra tấn, chúng tôi phát triển một sự quan tâm cho tương lai của những  người tra tấn họ. Theo khái niệm của nghiệp báo tâm linh, những ai đã tích tập nghiệp xấu sẽ đối diện những hậu quả cay đắng trong đời sống của họ. Mặc dù chúng tôi đối kháng lại sự kiểm soát của họ, nhưng về tinh thần chúng tôi vẫn thương cảm bi mẫn cho họ. Đó là sự thực hành của tha thứ.

 

HỎI: Tôi là một bác sĩ. Tôi làm mọi thứ để làm cho tôi là một con người tốt lành thể hiện như có lòng bi mẫn thương cảm và không quên lãng nhiệm vụ của tôi. Tôi an bình với chính tôi. Nếu tôi nhờ đến tâm linh trong việc thực hiện các nhiệm vụ của tôi thì việc đó có giúp tôi phát huy không? Nó có làm tinh thần tôi nâng cao hơn xa hơn không?

 

ĐÁP: Vâng, trong lãnh vực chuyên môn y tế thì ông nên làm bổn phận của ông với kiến thức và quan tâm chân thành cho sự cát tường của bệnh nhân của ông. Hành động lệ thuộc vào động cơ trên những cấp độ tinh thần, thân thể, và lời nói – nếu động cơ là tích cực, thì tất cả mọi cấp độ sẽ trở thành tích cực. Tôi nghĩ chí nguyện thứ nhất của tôi là để thúc đẩy giá trị nhân bản và đạo đức thế tục. Chủ nghĩa thế tục có nghĩa là chú ý tôn trọng đến tất cả mọi truyền thống và cũng đến tất cả những người không có tín ngưỡng. Một lần nọ, L. K. Advani đã nói với tôi rằng truyền thống nghìn năm được diễn tả bởi Charvaka phủ nhận Thượng đế và giáo pháp, nhưng tin trong sự tồn tại của thực tại. Tất cả những nhà tư tưởng tâm linh khác phê phán quan điểm ấy, nhưng vẫn xem ông như một hiền nhân (rishi). Đó là một dấu hiệu rõ ràng của sự tôn trọng. Tôi tin tưởng rằng bảy tỉ người không thể tất cả đều bình đẳng nghiêm túc về tâm linh. Đối với sự quan tâm cá nhân, đạo đức luân lý cá nhân hay giá trị nội tại, chúng ta phải gây ấn tượng sâu sắc với họ - đó là vì lợi ích của chính họ. Từ ái, bi mẫn, và tha thứ có nghĩa là được thực tập bởi cả những người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng. Một người cần duy trì sự trung thực, duy trì sự trung thực là một bộ phận tâm  linh.

 

HỎI: Thân thể là độc lập, tâm thức cũng vậy. Khi thân thể tàn hoại, tâm thức cũng bị tàn hoại cùng với thân thể chứ? Nếu không, thì nó đi đâu?

 

ĐÁP: Quá khứ hàng nghìn năm qua, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên chủ đề ấy, và nhiều câu trả  lời đã được đưa ra. Bây giờ, đối với những ai tin tưởng Thượng đế là đấng tạo hóa, thì họ tin rằng tâm linh duy trì sau khi chết cho sự phán xét cuối cùng (cho dù người ấy xuống địa ngục hay lên thiên đàng). Tôn giáo Ấn Độ - kể cả phái Số Luận – là một hệ thống tư tưởng tin rằng Brahma là đấng tạo hóa. Họ cũng tin tái sanh và nghiệp. Tín đồ Phật giáo và  Kỳ na giáo không tin trong đấng tạo  hóa, bắt đầu hay kết thúc.

 

Hầu hết mọi tôn giáo ngoại trừ Phật giáo tin vào “bản ngã” (atma), vốn giống như linh thức (ghost) tồn tại ngay cả sau khi chức năng thân thể và tâm thức chấm dứt tồn tại. Phật giáo tin rằng trong một phức hợp của thân thể và tâm thức, và nhiều cấp độ khác nhau của mỗi thứ. Sau khi chết, ngay khi trái tim ngừng đập, trong một thời điểm ngắn não bộ ngừng hoạt động, nhưng một cấp độ của thân thể và cấp độ khác của tâm thức không ngừng hoạt động. Trình độ sâu xa nhất của tâm thức tồn tại ngay cả sau  chết. Tôi biết một vài trường hợp, thân thể vẫn tươi nhuận nhiều tuần sau khi chết. Các nhà khoa học hiện đại không có câu trả lời nào cho điều này. Sau ba mươi  năm thảo luận với những nhà khoa học, một số trong họ cho thấy sự thích thú trong chủ đề này và đang thí nghiệm. Sự giải thích của Phật giáo về trình độ sâu xa nhất của tâm thức và sự giải thích của Ấn giáo của bản ngã là rất giống nhau.

 

HỎI: Ngài đã đề cập một cách trung thực. Mọi người cho rằng trung thực, nhưng có sự định nghĩa riêng của họ. Theo ngài thì ngày nay định nghĩa về trung thực là gì?

 

ĐÁP:  Tâm thức con người rất phức tạp. Vì thế nó đưa ra nhưng sự diễn giải khác nhau về luân lý đạo đức. Người ta có xu hướng trung thực hơn khi đối diện với mèo và chó, vì nếu họ biểu lộ chân thành thật thà, rồi thì cảm nhận tình cảm được trao đổi lẫn nhau. Giàu sang hay nghèo khó, học vấn hay không, mọi người đều cần trung thực.

 

Triết lý Ấn Độ về tâm thức, theo Pali hay truyền thống Na Lan Đà là rất phong phú. Nếu một người là chân thật và trong sáng trong ý định của họ và tôn trọng người khác, thế thì sẽ không có chỗ trong tâm cho những tư tưởng như gian lận và lừa dối. Cội nguồn của chân thật là từ ái và bi mẫn. Một cấp độ của từ ái là sinh học, như tình yêu của bà mẹ, vốn là định kiến. Nhưng từ ái và bi mẫn nên được chia sẻ trong tất cả mọi người, ngay cả với kẻ thù của ta. Bất cứ hành động nào mang đến sự tin tưởng là trung thực.

 

HỎI: Có phải thái độ của con người là chúng ta không mãn nguyện với những gì chúng ta đã thành đạt trong đời sống. Điều này đưa đến việc xâm phạm đến những quyền của người khác và tạo nên sự bất hòa trong xã hội. Theo ngài thì chúng ta nên làm gì để duy trì sự toại nguyện và mang đến hòa bình và hòa hiệp trong xã hội?

 

ĐÁP: Câu trả lời của tôi cho câu hỏi này là đạo đức thế tục. Giá trị vật chất có giới hạn, như một con người chỉ tham khát cho tự thân về nó, nhưng chỉ chạm trán với sự không thỏa mãn. Có một câu chuyện về một vị vua muốn thêm nữa. Nhưng mọi thứ liên hệ đến tâm thức, như kiến thức, không có giới hạn. Sau khi kinh tế toàn cầu sụp đổ, một người bạn kinh tế gia đã nói với tôi rằng không ai muốn bất cứ khủng hoảng nào, nhưng khủng hoảng cuối cùng là sự tự tạo của chúng. Lý do, ông nói là sự tham lam – loại tham lam đã làm người ta mù quáng. Tất cả là sự đầu cơ đã tạo ra những hoàn cảnh như vậy, không có ý nghĩa của thực tế. Cho nên toại nguyện đến từ một sự tiếp cận thực tiển. Nếu người ta nghĩ rằng đã có đủ mọi thứ, thế thì thái độ tinh thần của người ấy sẽ cho người ấy một tâm thức tĩnh lặng.

 

Tôi đã đùa với các người bạn thương gia của tôi rằng họ là những nô lệ của tiền bạc. Ở Moscow, Nga, một thương gia đã nói với tôi rằng ông muốn đến Los Angeles, USA, và trở lại Moscow trong chính ngày ấy – và tôi đã nghĩ, du hành quá nhiều, chỉ vì lợi nhuận? Lợi nhuận không lợi lạc về tinh thần hay vật chất cho con người. Nhưng ở trình độ quốc gia, những ưu tiên thay đổi. Có nhiều người nghèo ở Ấn Độ. Ngay cả những bệnh tật như chứng bại liệt được diệt trừ tận gốc rể (như tôi thấy trên đài BBC) nhưng những tiện nghi y tế vẫn nghèo nàn. Ấn Độ vẫn cần phát triển. Tôi đã dự một buổi hội họp nơi tôi đã nhận ra rằng có rất ít người nghĩ về tương lai. Họ nên ngưỡng mộ những lãnh tụ vĩ đại của Ấn Độ như Nehru và Gandhi những người đã bắt đầu với xu hướng bất bạo động cho sự tốt đẹp của mọi người.

 

HỎI: Ở Bhutan, người ta có một thống kê – tổng hạnh phúc quốc gia – đó là thống kê của sức khỏe và kinh tế của dân số. Ngài có muốn đề nghị nó đến những nhà chính trị đang ngồi kế bên ngài để thực hiện việc này như một thống kê cho Ấn Độ không?

 

ĐÁP: Thật rất dễ dàng đề nghị việc này, nhưng cho một sự phát triển thật sự thì nhiều việc cần đến, một cách chính yếu trong lãnh vực của giáo dục. Năm nay, Đại học New Delhi đang nghiên cứu vì vậy họ có thể làm đạo đức thế tục thành một bộ phận của hệ thống giáo dục. Nền giáo dục hiện đại thiếu điều gì đó định hình não bộ chúng ta, vì thế nó cần trải qua những thay đổi nào đó. Cùng với giáo dục, thì kinh tế cũng là một vấn đề quan trọng. Khoảng cách giữa giàu và nghèo là rất lớn đó là sai lầm một cách đạo đức.

 

Ở Dharamsala, gần một công trình xây dựng, tôi đã nói với một công nhân đến từ Chandigarh – một phụ nữ với con cái. Bà nói với tôi rằng không ai muốn rời xóm làng của họ nhưng họ cần việc làm. Sự chuyển hóa thật sự nên xảy ra trong những vùng làng quê xa xôi để giảm thiểu khoảng cách giữa giàu và nghèo.

 

Ẩn Tâm Lộ, Friday, April 6, 2018

Trích từ bài Healthy Body, Healthy Mind

của quyển The Big Book of Happiness

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2021(Xem: 6365)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6393)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 5541)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 3879)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
27/01/2021(Xem: 3970)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
27/01/2021(Xem: 4740)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4751)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5126)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
22/01/2021(Xem: 5271)
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org
22/01/2021(Xem: 6548)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]