Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống để làm gì?

31/03/201807:10(Xem: 6944)
Sống để làm gì?


Phat thuyet phap 9

Sống để làm gì?



Sống để gặt những gì mình đã gieo và gieo tiếp việc thiện, tích cực tu tập để tiến hóa, có những tái sinh ngày càng tốt hơn, cuối cùng đạt quả vị giải thoát, đi đến chấm dứt sinh tử luân hồi. Đạo Phật tóm gọn trong mấy chữ nhân quả, thiện ác mà thôi.

+ Chúng ta có tái sinh, có kiếp trước và kiếp sau không?

Có rất nhiều câu chuyện trên khắp thế giới về những người chết đi sống lại kể về linh hồn, những người nhớ về kiếp trước của mình như những vị Lạt Ma Tây Tạng, nhà ngoại cảm giao tiếp với linh hồn để tìm được rất nhiều ngôi mộ, v.v

Con người được sinh ra từ những nghiệp tốt và xấu mà mình đã gieo từ vô số kiếp. Trong đời này ta buộc phải nhận quả. Để giảm thiệt hại từ những quả xấu và tăng cường quả tốt thì cần phải làm lành lánh dữ việc xấu dù nhỏ cũng không nên làm còn việc thiện dù nhỏ mấy cũng cố gắng làm. Phật nói số người được tái sinh làm người hoặc chư Thiên (thần thánh) nhiều như 2 cái sừng trên đầu con bò, còn số người sinh vào cõi khổ (rơi vào địa ngục, hóa thành quỷ đói, ma, súc sinh, atula - vị thần hiếu chiến) thì nhiều như lông con bò vậy.

+ Tu tập như thế nào?

Tu tập là tập sửa đổi từng chút một những suy nghĩ, lời nói, hành động của mình. Cái nào thiện thì làm, không thiện thì không làm. Làm việc thiện tâm sẽ an, vui, có phước báu. Bất thiện sẽ bất an, lo lắng, lương tâm cắn rứt, bị quả báo. Gieo nghiệp thiện lành là công việc chính của chúng ta + làm giàu đời sống tâm linh để có điểm tựa trong cuộc sống.

Học về những kiến thức tâm linh giúp ta phân biệt đâu là thiện đâu là bất thiện. Đúng và sai của chân lý nhiều khi rất khác với đúng sai của xã hội. Ví dụ xã hội xem điều hòa kinh nguyệt, nạo phá thai là hợp pháp nhưng về mặt tâm linh đó là hành động giết người.

+ Nhân quả là gieo cái gì gặt cái đó chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

+ Có thể gặt ngay lập tức nếu hành động gieo quá mạnh hoặc đủ duyên ví dụ đánh người khác thì bị đánh lại ngay, trồng rau vài mươi ngày là ăn được, v.v

+ Gặt sau một thời gian như trồng xoài, măng cụt vài năm mới có quả, kẻ giết người nhiều chục năm sau mới bị bắt, v.v

+ Gặt ở những kiếp sau: người hay phá thai tái sinh ở cõi nào cũng bị giết ngay trong trứng nước, bị giết nhiều lần. Người thích câu cá cho vui sinh ra bị sứt môi, hở hàm ếch. Người ham mê bia rượu tái sinh bị kém trí tuệ, thiếu sáng suốt. Người có nghiệp sát nặng tái sinh dễ bị dị tật từ trong bụng mẹ, v.v

Có người đời này sống không tốt mà lại có phước là do hưởng phước từ những đời trước còn hành động họ gieo hiện nay thì từ từ mới gặt.

+ Trong mỗi con người đều có phần thiện (người) và bất thiện (con) song song tồn tại. Người tốt có phần thiện mạnh hơn phần bất thiện.

Người xấu trong một khoảng thời gian nào đó phần bất thiện nổi trội nên gây tội nhưng tâm con người luôn luôn thay đổi, nếu người xấu nhận ra mình sai, biết hối lỗi, sửa đổi, bỏ ác theo thiện thì có khả năng trở thành người tốt. Vì vậy không nên nhìn nhận một người nào đó cố định là xấu hay tốt hoàn toàn.

Để trở thành người tốt ta nên giữ ít nhất là 5 giới cơ bản của Phật giáo:

  1. Cố ý tránh xa việc giết người và động vật
  2. Cố ý tránh xa việc trộm cắp
  3. Cố ý tránh xa việc tà dâm
  4. Cố ý tránh xa việc nói dối
  5. Cố ý tránh xa việc uống rượu và các chất gây say.

+ Giới không phải là điều ngăn cấm mà là thành trì ngăn chúng ta đừng đi vào đường ác, là rào cản cho chúng ta khỏi rơi vào vực sâu tội lỗi. Giới là tình thương của chư Phật đối với chúng sinh vì Phật nhìn ra nguyên nhân của khổ nên khuyên ta không nên làm điều bất thiện - có khả năng gây đau khổ cho ta. Càng giữ nhiều giới thì càng an lạc. Càng khép mình vào khuôn khổ càng tránh được tâm phóng dật (tâm buông thả, chạy theo dục vọng).

+ Giới có giới thô và giới vi tế. Ví dụ ta không giết ai nhưng khi thấy người ác bị giết ta tán thành thì cũng có cộng nghiệp sát rồi. Giữ giới không nói dối thì cũng không nên nói lời đâm thọc, lời gây chia rẽ, lời phỉ báng, lời phù phiếm, v.v

+ Không chỉ giữ giới mà còn cần hành giới như đang làm gì thì làm tốt việc đó, làm có trách nhiệm, làm những nghề chân chính tránh nghiệp sát (như bác sĩ nạo phá thai, nghề giết mổ gia súc, gia cầm), cứu giúp người và động vật, bố thí, cúng dường, nói lời an ủi người khác, v.v

+ Đỉnh cao của hành giới là thành giới. Chỉ cần thành tựu 1 trong 5 giới cũng giúp chúng ta trở thành 1 vị Thánh, có thần thông và chắc chắn tái sinh lên cõi Trời. Theo “Cuộc đời và di huấn của bà DIPA MA”: bà là một cư sĩ Ấn Độ chỉ giữ 5 giới nhưng đạt được thần thông trong đời này. Bà dạy Thiền cho những người nội trợ và họ thực hành thiền nhập thế - thiền ngay trong sinh hoạt hàng ngày để có sự an lạc. Mẹ Teresa đã được phong Thánh vì lòng bác ái (tình yêu rộng khắp – lòng từ bi) của bà - cống hiến cả đời cho những người nghèo khó. Nicholas Winton – người anh hùng thầm lặng cứu thoát hơn 600 đứa trẻ ra khỏi Đức Quốc xã. Ông được nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ ở tuổi 94. Người lãnh đạo Tiệp Khắc trao cho ông vinh dự cao nhất, trạm xe London tạc tượng của ông, thậm chí một hành tinh trong vũ trụ được đặt theo tên ông! Ông đã hành hạnh Bồ Tát cứu vớt chúng sinh và chắc chắn rằng ông sẽ tái sinh lên cõi Trời.

+ Con người sinh ra trong cõi dục (ham muốn) nên ai cũng có xu hướng làm biếng, làm ít mà thích hưởng nhiều (tiền bạc, yêu đương, được khen, ăn uống và ngủ). Nếu chỉ muốn đủ ăn đủ mặc đủ sống thì là bình thường nhưng nếu muốn quá nhiều, dư ra, tích trữ thì lại là tham. Vì tham nên ta làm nhiều hơn, có nhiều hơn để thỏa mãn những ham muốn của mình.

+ Ai biết hài lòng với cái mình đang có thì có thể dừng lại hưởng nhàn J

+ Nếu muốn nhiều mà không đạt được sinh mệt mỏi, chán nản, bực tức, sân hận, v.v có thể phát tác ra bên ngoài đối với người khác hoặc quay ngược vào trong tâm là buồn bã, tự ti, ghen ghét, đố kỵ, thất vọng, v.v là những trạng thái, tâm trạng có hại cho cơ thể, đỉnh cao là trầm cảm và tự sát (vì bị phụ tình, vì thất bại trong công việc, v.v).

+ Có người nghĩ rằng kiếp này sống khổ thì chết đi để khỏi khổ, kiếp sau sẽ tốt hơn nhưng thật sai lầm vì chết với tâm sân hận sẽ tái sinh làm ma bị những cảnh tượng đau khổ trước khi chết lặp đi lặp lại trong tâm mãi cho đến khi nào nhận ra là mình đã sai lầm mới có thể siêu sanh được. Thân người khó có được mà không biết quý trọng thì đến khi nào mới lại được làm người ?!

Ta thường dính mắc, muốn níu giữ những gì mình ưa thích như tiền, đồ vật quý, nhà cửa, người yêu, mạng sống, v.v nên khi chết thường hóa thành ma mà không siêu thoát được.

Mỗi người như một con nhện giăng tơ. Mỗi vòng tơ là một mối quan hệ, một dính mắc.  Khi vòng nào đứt thì bị rúng động, chảy máu cho đến chết.

Nếu khi chết được thiêu, đem tro cốt vào chùa, mỗi ngày được nghe Kinh, nghe giảng Pháp đến khi nào nhận ra những sai lầm của mình, buông bỏ được thì mới có khả năng siêu thoát.

Tại sao bạn đến với Phật Pháp?  Phật độ tùy duyên. J

+ Phật Pháp như một nhà thuốc miễn phí, ai đang đau khổ (có bệnh về tâm) muốn chữa bệnh thì đến, tùy theo bệnh gì mà lựa thuốc phù hợp với mình. Chư Tăng và chư Ni là những vị bác sĩ, tùy duyên mà mình gặp bác sĩ giỏi hay dở.

+ Đi chùa nghe Pháp phần nhiều là phụ nữ vì phụ nữ nhẹ dạ và chịu nhiều đau khổ nhưng phụ nữ cũng rất dễ tu vì giàu tình cảm, vị tha, biết hy sinh vì người khác. Hãy xem những người sống bên cạnh là ruộng phước của mình, gieo xuống hạnh phục vụ để những thiện lành của mình có cơ hội trổ sinh.

+ Nhiều khi mình biết bệnh, biết thuốc nhưng thuốc đắng quá mình không thích uống ví dụ ta khó tập Thiền vì khi Thiền mình chỉ quan sát những điều khởi sinh chứ không thọ hưởng được gì. Thiền nhạt như ăn cơm với rau luộc mà không thêm muối, nước chấm hay ớt vì vậy không hấp dẫn.

+ Những ham muốn của con người  rất mạnh mẽ nên dù biết không tốt vẫn rất khó thay đổi. Ví dụ dùng máy tính trong thời gian dài sẽ làm mắt mỏi và mờ nhưng rất khó dứt ra khi đang xem 1 bộ phim nhiều tập hoặc truyện dài hấp dẫn. Ai cũng biết hút thuốc lá có khả năng bị ung thư phổi nhưng mấy ai bỏ được. Bởi vậy, chiến đấu với chính những ham muốn của mình thật là khó.

+ Tu tập đúng thì khỏe mạnh, an lạc, khá giả, hạnh phúc hơn.

Phân biệt hỷ thiện và hỷ tham:

+ Hỷ thiện: niềm vui khi làm việc tốt, khi cho đi thì nhẹ nhàng, an lạc.

+ Hỷ tham: vui nhiều, bùng nổ, muốn niềm vui kéo dài như khi trúng số hoặc khi đội bóng mình ủng hộ chiến thắng. Vui kết hợp với tâm phóng dật có thể phát sinh những hành động quá khích.

+ Đôi khi thấy mình tiến được 1 bước rồi lại thụt lùi 5-6 bước. Cho nên lúc nào cũng phải tự nhủ bắt đầu lại, bắt đầu lại. Không bao giờ là muộn để sửa đổi. Ta không thể thay đổi thế giới, xã hội, gia đình mà chỉ có thể thay đổi chính bản thân mình mà thôi.

+ Mong rằng mọi người đều có định hướng sống đúng đắn, có quyết tâm và sức mạnh để chiến thắng những thói hư tật xấu của chính mình để ngày càng tiến hóa nhé! J

27/3/2018

 Võ Thị Anh Thi

Ý kiến bạn đọc
01/04/201806:56
Khách
* Bài viết dựa trên những kiến thức về VI DIỆU PHÁP do SƯ CÔ TÂM TÂM giảng dạy.
31/03/201801:06
Khách
Có một số chỗ để mặt cười :) nhưng bị biến dạng thành chữ J. Xin quý vị thứ lỗi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2015(Xem: 7369)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16904)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9319)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10548)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9454)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
03/09/2015(Xem: 23974)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
01/09/2015(Xem: 6943)
Khi ở trong ngôi nhà Nhật, sống với người Nhật trên đất nước Nhật và, được chủ nhà mời đi tắm, khách mới ngỡ ngàng nhận ra: Người Nhật không chỉ có “cung đạo”, “kiếm đạo”, “trà đạo”, “võ sĩ đạo”…, mà còn có “tắm đạo”! Cơm chiều xong khách được chủ nhà trao cho một cái túi vải lớn hơn bàn tay, thêu hoa văn xinh xắn, đầu túi có dây gút, bên trong có cái khăn tay, tuýp kem đánh răng nhỏ, bàn chải và một hộp bằng đầu ngón tay cái đựng chút chất dẻo màu hồng. Chủ nhà còn trao tận tay khách bộ Yukata (giống Kymono nhưng mỏng hơn dành mặc mùa Hè), hướng dẫn cách mặc, rồi giúp khách bới tóc gọn gàng. Nhìn mình tươm tất trong gương, khách thưa: “Chúng ta đi tiếp khách à?”. Chủ thân thiện: “Hây, mời khách đi tắm tập thể ạ.”. Điếng hồn chưa!
28/08/2015(Xem: 9670)
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốn và quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đề chính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu. Sự kiện này đã gây ra một số phẫn nộ trên mạng; thật ra đây không phải là việc khó làm. Một số lập luận rằng tu sĩ Phật Giáo phải hoàn toàn tránh xa lãnh vực chính trị. Tuy nhiên, việc tăng sĩ tham gia vào chính trị không có gì là khác thường. Ở Thái Lan, có một đạo luật dành cho Tăng đòan. Tăng sĩ nước này đã từng tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Dường như không có trường hợp tăng sĩ Thái Lan biểu tình đấu tranh cho quyền lợi của bất cứ ai khác .
21/08/2015(Xem: 7370)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
15/08/2015(Xem: 9869)
Đây là cuốn sách thứ 4 của cư sỹ sau 3 cuốn trước “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm”, “Hạnh phúc thật giản đơn”. Cuốn sách là những trải nghiệm thật trong cuộc sống và công việc của ông.Mong rằng mỗi bài viết trong cuốn sách này giúp bạn đọc nhận ra gì đó mới mẻ, có thể là chiếc gương để soi lại chính mình.Và biết đâu ngộ ra được một chân ý cũng nên.Xin trân trọng giới thiệu lời mở đầu của chính tác giả cho cuốn sách mới xuất bản này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]