Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xúc động khi cảnh sát Mỹ mời người vô gia cư về đồn để ông thực hiện ước mơ… được tắm

20/02/201807:46(Xem: 7671)
Xúc động khi cảnh sát Mỹ mời người vô gia cư về đồn để ông thực hiện ước mơ… được tắm
Xúc động khi cảnh sát Mỹ mời người vô gia cư về đồn để ông thực hiện ước mơ… được tắm

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com-thumbxuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com-thumb.jpg.jpeg

Ai trong chúng ta cũng có mong muốn biến ước mơ thành hiện thực. Có thể bạn đang mơ về một chuyến du xuân nơi vùng núi bao la ngày Tết hay ước mơ có được một cái tết đoàn viên thật đầm ấp và no đủ. Nhưng ở ngoài kia, cũng có những người chỉ mong ước giản dị thôi, … được một lần tắm táp sạch sẽ, rồi cắt tóc, cạo râu. 

Ước mơ ấy là của một người đàn ông vô gia cư, sinh sống tại thành phố Rome thuộc New York (Hoa Kỳ). Ở xứ sở cờ hoa, những người vô gia cư có lẽ là những người nghèo khó nhất trong xã hội. Họ không nhà, không cửa. Ban ngày dựa vào sự thương tình của những người qua lại để kiếm bữa cơm khi đói, kiếm điếu thuốc, ly cà phê nóng trong những ngày trời lạnh giá. Ban đêm lại tìm một góc lạnh nào đó để vùi mình trong chiếc túi ngủ cũ mèn, hay những tấm bìa carton rách nát. Và cứ thế, cuộc sống của họ nằm trọn trong men bia, trong những ánh mắt trách cứ, hay thương hại của những người qua đường. Lặng lẽ đấy nhưng cũng đầy những sóng gió trong lòng.

Là người vô gia cư đối với một số người giống như một phong cách sống cá nhân. Nhưng với đa số, đó không phải là một sự lựa chọn. Vì thế, họ cũng không có nhiều những lựa chọn cho riêng mình trong cuộc sống hàng ngày. Những sinh hoạt đơn giản nhất như tắm gội cũng trở thành một thứ xa xỉ. Bởi lòng tốt mà họ nhận được từ những người qua đường còn phải dành cho những bữa ăn sinh tồn. Đó cũng là lý do người vô gia cư nào cũng mang một thứ mùi đặc trưng, và một dáng vẻ nhếch nhác, đôi khi là bẩn thỉu.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_1

Bộ râu tóc của Booby đã khiến các nhân viên cảnh sát chú ý.

Booby, người vô gia cư, nhân vật chính rất may mắn của câu chuyện, cũng đang trong một tình cảnh như thế. Ông có bộ râu và bộ tóc khiến nhiều người phải chú ý. Chúng dài, và những bụi bẩn như đã trở thành một chất keo, khiến râu tóc ông bết dính lại với nhau. Không biết có phải vì vẻ ngoài đặc biệt này, mà một nhân viên cảnh sát của thành phố Rome (New YorK) đã tiếp cận ông.
Vui vẻ về đồn

Cảnh sát Aaron Page sau một hồi nói chuyện với người vô gia cư này đã nhanh chóng mời ông về đồn cảnh sát. Tuy nhiên, đây không phải là một cuộc tạm giam mà là một chuyến viếng thăm nhiều may mắn.
Trong cuộc trò chuyện diễn ra bên đường, sự tử tế và quan tâm của nhân viên cảnh sát đã làm ông già vô gia cư Booby cảm động. Ông đã mở lòng và chia sẻ với người xa lạ mang quân phục ấy cuộc sống lang thang của mình. Hơn thế nữa, Booby đã nhận được một cơ hội mà không phải người vô gia cư nào cũng có được. Đó là cơ hội được nói về ước muốn của mình.
Với Booby mong muốn lớn nhất bây giờ là được tắm rửa, cạo râu và thay một bộ đồ mới. Bởi ông không còn nhớ mình đã ở trong bộ trang phục này bao lâu rồi. Khi biết được nguyện vọng ấy của Booby, cảnh sát Page nhận ra rằng anh và những đồng đội của mình có thể biến giấc mơ này thành sự thật.
Ngày hôm sau, cảnh sát Aaron Page quay lại tìm ông Booby. Anh ngỏ lời mời và ngay lập tức người vô gia cư vui vẻ theo anh về đồn cảnh sát.
Ở đây, những người không quen biết ấy đã để ông Booby tắm rửa thoải mái với nước ấm, và xà bông. Cuối cùng, sau bao tháng ngày, ông cũng được tận hưởng cảm giác sạch sẽ ấy. Nhưng không chỉ dừng lại ở đây, các nhân viên cảnh sát còn khiến ông bất ngờ hơn khi họ mang tới cho Booby rất nhiều những món quà. Mọi người đều mong muốn giúp ông có được cảm giác sạch sẽ một cách trọn vẹn.
Niềm vui trọn vẹn
Anh Aeron Page đã cùng các đồng đội tìm nhiều những quần áo cũ nhưng còn sạch sẽ và lành lặn để dành tặng ôn Booby. Họ còn mang tới cho ông rất nhiều tất sạch. Với số quần áo này, ông Booby có thể thay đổi cho phù hợp với thời tiết.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_2

Những nhân viên cảnh sát ân cần giúp người vô gia cư thay đồ.
Cảnh tượng được chụp lại trong sở cảnh sát lúc ấy khiến nhiều người dùng mạng cảm động. Những nhân viên cảnh sát không chỉ tặng quà, họ còn tặng ông cả sự quan tâm, khi giúp Booby thay quần áo và sau đó là cắt tóc và cạo râu.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_3

Họ tặng ông một bộ đồ mới thơm tho và sạch sẽ.
Tình trạng tóc của Booby rất tồi tệ nên việc tới một thợ cắt tóc có thể mất thời gian và khiến ông ngại ngùng. Với kinh nghiệm của mình, các nhân viên cảnh sát đã trở thành “nhà tạo mẫu tóc” trong chốc lát. Họ giúp Booby nhìn thấy rõ hơn khuôn mặt của mình trong gương. Sau khi cạo râu, các nhân viên còn phát hiện ra vết thương trên mặt ông và giúp ông chăm sóc nó.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_4

Đích thân những nhân viên cảnh sát đã cắt tóc cho Booby.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_5

Họ còn giúp ông cạo râu và chăm sóc vết thương trên má.
Trước khi để Booby ra về, các nhân viên đã cẩn thận để những bộ quần áo mới vào một chiếc túi xách. Người đàn ông vô gia cư ấy khi ra khỏi đồn cảnh sát vẫn chưa hết bất ngờ vì những điều mà mình vừa được nhận. Các nhân viên cảnh sát không thể tặng ông một chỗ ở, hay một công việc để ổn định cuộc sống. Điều đó không nằm trong quyền hạn của họ. Nhưng những nhân viên ấy, họ đã làm cho ông tất cả những gì có thể. Điều đáng quý nhất đó là vẫn có ai đó mong muốn lắng nghe ông và làm điều gì đó để ông cảm thấy hạnh phúc hơn.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_6

Diện mạo hạnh phúc của Booby sau khi ra khỏi đồn cảnh sát.
Trong cái vội vã của cuộc sống hiện đại này, bạn có bao giờ tự hỏi, những phép màu trong những câu chuyện cổ tích có bao giờ là có thật? Liệu có phép màu nào biến được bí ngô thành cỗ xe đẹp đẽ, biến bộ quần áo rách thành một bộ đồ khiêu vũ lộng lẫy?

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_7

Các nhân viên cảnh sát tặng ông một túi chứa những bộ quần áo để thay.
Câu trả lời phải chăng nằm thật rõ ràng trong câu chuyện này. Bà tiên trong câu chuyện của lọ lem có đũa phép, còn các nhân viên cảnh sát của Mỹ này, phép thuật của họ là gì?Phải chăng chính là “sự cảm thông” và một ước nguyện muốn giúp người khác có được cuộc sống tốt hơn

Nguồn ảnh: City of Rome, NY Police Department
Hải Đường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2013(Xem: 13131)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
03/12/2013(Xem: 58250)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23773)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
29/11/2013(Xem: 13640)
Gần đây, sau ngày Giáo Hội ra mắt cơ quan TTTT Trung ương, hàng loạt vấn đề nhạy cảm phơi bày mang tính méo mó của một số báo chí nói về những tu sĩ Phật giáo.
27/11/2013(Xem: 50411)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
22/11/2013(Xem: 8598)
Lâu lắm rồi, tôi không dám đọc báo chí, không dám nghe radio, không dám bật TV. Ừ, thì cứ coi như mình đứng ngòai thời cuộc, tách xa thực tế. Nhưng biết làm sao khi thỉnh thoảng những tin tức vẫn từ một ngõ ngách nào đó của truyền thông đưa đến những tin đau lòng. Những tin như cha mẹ bán con, người người bán nhau dưới hình thức này hay hình thức khác. Rồi học trò đâm chém nhau, nữ sinh băng hoại, trẻ em tử vong vì thuốc dởm, v.v… Lại đến những hình ảnh thảm thương của những vụ thảm sát trong học đường, thảm sát trong khu vực buôn bán. Kinh khủng hơn là những cơn bão lũ, những trận cuồng phong, động đất. Đằng sau những tin đó, biết bao nhiêu cuộc đời cuốn xoay trong gió lốc!
21/11/2013(Xem: 10082)
Bão Haiyan đã đi qua, nỗi đau của người dân Philippines và cộng đồng thế giới vẫn còn đó. Bão Haiyan đã làm cho 3.600 người Philippines thiệt mạng và hàng trăm ngàn người phải sống trong cảnh đói khát, không nhà. Một mất mát quá lớn.
21/11/2013(Xem: 6473)
Tháng 9 năm 2013, Glen James, một người vô gia cư (homeless), sống ở một nơi cư trú dành cho người không nhà (shelter) ở Boston. Ông bất ngờ kiếm thấy một cái ba lô (backpack) ai bỏ quên trong một thương xá. Ông vẫy tay chặn một viên cảnh sát lại và trao cái ba lô lượm được cho viên cảnh sát. Cái ba lô trong đó có chứa $2,400 tiền Mỹ và gần 40,000 chi phiếu du lịch (traveler’s check) cùng với sổ thông hành và một số giấy tờ cá nhân khác.
12/11/2013(Xem: 21070)
Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]