Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xúc động khi cảnh sát Mỹ mời người vô gia cư về đồn để ông thực hiện ước mơ… được tắm

20/02/201807:46(Xem: 6067)
Xúc động khi cảnh sát Mỹ mời người vô gia cư về đồn để ông thực hiện ước mơ… được tắm
Xúc động khi cảnh sát Mỹ mời người vô gia cư về đồn để ông thực hiện ước mơ… được tắm

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com-thumbxuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com-thumb.jpg.jpeg

Ai trong chúng ta cũng có mong muốn biến ước mơ thành hiện thực. Có thể bạn đang mơ về một chuyến du xuân nơi vùng núi bao la ngày Tết hay ước mơ có được một cái tết đoàn viên thật đầm ấp và no đủ. Nhưng ở ngoài kia, cũng có những người chỉ mong ước giản dị thôi, … được một lần tắm táp sạch sẽ, rồi cắt tóc, cạo râu. 

Ước mơ ấy là của một người đàn ông vô gia cư, sinh sống tại thành phố Rome thuộc New York (Hoa Kỳ). Ở xứ sở cờ hoa, những người vô gia cư có lẽ là những người nghèo khó nhất trong xã hội. Họ không nhà, không cửa. Ban ngày dựa vào sự thương tình của những người qua lại để kiếm bữa cơm khi đói, kiếm điếu thuốc, ly cà phê nóng trong những ngày trời lạnh giá. Ban đêm lại tìm một góc lạnh nào đó để vùi mình trong chiếc túi ngủ cũ mèn, hay những tấm bìa carton rách nát. Và cứ thế, cuộc sống của họ nằm trọn trong men bia, trong những ánh mắt trách cứ, hay thương hại của những người qua đường. Lặng lẽ đấy nhưng cũng đầy những sóng gió trong lòng.

Là người vô gia cư đối với một số người giống như một phong cách sống cá nhân. Nhưng với đa số, đó không phải là một sự lựa chọn. Vì thế, họ cũng không có nhiều những lựa chọn cho riêng mình trong cuộc sống hàng ngày. Những sinh hoạt đơn giản nhất như tắm gội cũng trở thành một thứ xa xỉ. Bởi lòng tốt mà họ nhận được từ những người qua đường còn phải dành cho những bữa ăn sinh tồn. Đó cũng là lý do người vô gia cư nào cũng mang một thứ mùi đặc trưng, và một dáng vẻ nhếch nhác, đôi khi là bẩn thỉu.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_1

Bộ râu tóc của Booby đã khiến các nhân viên cảnh sát chú ý.

Booby, người vô gia cư, nhân vật chính rất may mắn của câu chuyện, cũng đang trong một tình cảnh như thế. Ông có bộ râu và bộ tóc khiến nhiều người phải chú ý. Chúng dài, và những bụi bẩn như đã trở thành một chất keo, khiến râu tóc ông bết dính lại với nhau. Không biết có phải vì vẻ ngoài đặc biệt này, mà một nhân viên cảnh sát của thành phố Rome (New YorK) đã tiếp cận ông.
Vui vẻ về đồn

Cảnh sát Aaron Page sau một hồi nói chuyện với người vô gia cư này đã nhanh chóng mời ông về đồn cảnh sát. Tuy nhiên, đây không phải là một cuộc tạm giam mà là một chuyến viếng thăm nhiều may mắn.
Trong cuộc trò chuyện diễn ra bên đường, sự tử tế và quan tâm của nhân viên cảnh sát đã làm ông già vô gia cư Booby cảm động. Ông đã mở lòng và chia sẻ với người xa lạ mang quân phục ấy cuộc sống lang thang của mình. Hơn thế nữa, Booby đã nhận được một cơ hội mà không phải người vô gia cư nào cũng có được. Đó là cơ hội được nói về ước muốn của mình.
Với Booby mong muốn lớn nhất bây giờ là được tắm rửa, cạo râu và thay một bộ đồ mới. Bởi ông không còn nhớ mình đã ở trong bộ trang phục này bao lâu rồi. Khi biết được nguyện vọng ấy của Booby, cảnh sát Page nhận ra rằng anh và những đồng đội của mình có thể biến giấc mơ này thành sự thật.
Ngày hôm sau, cảnh sát Aaron Page quay lại tìm ông Booby. Anh ngỏ lời mời và ngay lập tức người vô gia cư vui vẻ theo anh về đồn cảnh sát.
Ở đây, những người không quen biết ấy đã để ông Booby tắm rửa thoải mái với nước ấm, và xà bông. Cuối cùng, sau bao tháng ngày, ông cũng được tận hưởng cảm giác sạch sẽ ấy. Nhưng không chỉ dừng lại ở đây, các nhân viên cảnh sát còn khiến ông bất ngờ hơn khi họ mang tới cho Booby rất nhiều những món quà. Mọi người đều mong muốn giúp ông có được cảm giác sạch sẽ một cách trọn vẹn.
Niềm vui trọn vẹn
Anh Aeron Page đã cùng các đồng đội tìm nhiều những quần áo cũ nhưng còn sạch sẽ và lành lặn để dành tặng ôn Booby. Họ còn mang tới cho ông rất nhiều tất sạch. Với số quần áo này, ông Booby có thể thay đổi cho phù hợp với thời tiết.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_2

Những nhân viên cảnh sát ân cần giúp người vô gia cư thay đồ.
Cảnh tượng được chụp lại trong sở cảnh sát lúc ấy khiến nhiều người dùng mạng cảm động. Những nhân viên cảnh sát không chỉ tặng quà, họ còn tặng ông cả sự quan tâm, khi giúp Booby thay quần áo và sau đó là cắt tóc và cạo râu.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_3

Họ tặng ông một bộ đồ mới thơm tho và sạch sẽ.
Tình trạng tóc của Booby rất tồi tệ nên việc tới một thợ cắt tóc có thể mất thời gian và khiến ông ngại ngùng. Với kinh nghiệm của mình, các nhân viên cảnh sát đã trở thành “nhà tạo mẫu tóc” trong chốc lát. Họ giúp Booby nhìn thấy rõ hơn khuôn mặt của mình trong gương. Sau khi cạo râu, các nhân viên còn phát hiện ra vết thương trên mặt ông và giúp ông chăm sóc nó.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_4

Đích thân những nhân viên cảnh sát đã cắt tóc cho Booby.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_5

Họ còn giúp ông cạo râu và chăm sóc vết thương trên má.
Trước khi để Booby ra về, các nhân viên đã cẩn thận để những bộ quần áo mới vào một chiếc túi xách. Người đàn ông vô gia cư ấy khi ra khỏi đồn cảnh sát vẫn chưa hết bất ngờ vì những điều mà mình vừa được nhận. Các nhân viên cảnh sát không thể tặng ông một chỗ ở, hay một công việc để ổn định cuộc sống. Điều đó không nằm trong quyền hạn của họ. Nhưng những nhân viên ấy, họ đã làm cho ông tất cả những gì có thể. Điều đáng quý nhất đó là vẫn có ai đó mong muốn lắng nghe ông và làm điều gì đó để ông cảm thấy hạnh phúc hơn.

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_6

Diện mạo hạnh phúc của Booby sau khi ra khỏi đồn cảnh sát.
Trong cái vội vã của cuộc sống hiện đại này, bạn có bao giờ tự hỏi, những phép màu trong những câu chuyện cổ tích có bao giờ là có thật? Liệu có phép màu nào biến được bí ngô thành cỗ xe đẹp đẽ, biến bộ quần áo rách thành một bộ đồ khiêu vũ lộng lẫy?

xuc-dong-khi-canh-sat-my-moi-nguoi-vo-gia-cu-ve-don-de-ong-thuc-hien-uoc-mo-duoc-tam-congdonghoaky-com_7

Các nhân viên cảnh sát tặng ông một túi chứa những bộ quần áo để thay.
Câu trả lời phải chăng nằm thật rõ ràng trong câu chuyện này. Bà tiên trong câu chuyện của lọ lem có đũa phép, còn các nhân viên cảnh sát của Mỹ này, phép thuật của họ là gì?Phải chăng chính là “sự cảm thông” và một ước nguyện muốn giúp người khác có được cuộc sống tốt hơn

Nguồn ảnh: City of Rome, NY Police Department
Hải Đường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2013(Xem: 8004)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
25/12/2013(Xem: 9684)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 9831)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
25/12/2013(Xem: 8911)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
25/12/2013(Xem: 7952)
Trong mọi thế giới mà mọi dân tộc ngày càng dễ gần gũi với nhau nhờ những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, thì văn hoá Tây phương có thế mạnh để thâm nhập vào đời sống của người dân trên khắp mọi châu lục, đặc biệt về tôn giáo và lối sống. Ngày nay Kitô giáo đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới, từ đó các lễ nghi và s
24/12/2013(Xem: 6449)
Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton (The Dharma Primary School, in Brighton), Vương quốc Anh, cung cấp nền giáo dục trọn vẹn bắt nguồn từ chánh niệm - giúp trẻ em phát triển sự sáng tạo, sự đồng cảm, tự nhận thức và sự tự tin. Trường Tiểu học Phật pháp ở Brighton là trường tiểu học duy nhất ở Anh cung cấp một nền giáo dục dựa trên giá trị Phật giáo. Ngôi trường tư thục này mở cửa cho trẻ em từ 3-11 tuổi thuộc tất cả các tín ngưỡng tôn giáo và các nền văn hóa, cung cấp một nền giáo dục chất lượng kết hợp với giáo lý Phật giáo nhằm hỗ trợ sự phát triển của chánh niệm, từ bi và trách nhiệm xã hội.
24/12/2013(Xem: 9056)
Hãy thử nghĩ xem bạn đã bao lần tự nhủ như thế này, “Phải chi tôi đừng nói những lời như thế,” hay “Nhìn nét mặt, tôi biết những lời tôi nói đã xúc phạm đến bạn.” Những lời nói không khéo, những lời nói quá đáng mang đến cho ta bao phiền não. Khi nói dối, chúng ta bị lộ tẩy.
24/12/2013(Xem: 10197)
Trong một buổi giảng trước khóa lễ Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm tổ chức tại quận Cam (Orange County, Los Angeles) ngày 22 tháng 10-2012, pháp sư Trang Trí đã giới thiệu cuốn sách Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật. Nói về nhân duyên biên soạn cuốn sách ấy, pháp sư cho biết: Trước kia, Ngài đã thấy rất nhiều người niệm Phật vô cùng tinh tấn nhưng tới phút cuối cùng không buông xuống nổi,
23/12/2013(Xem: 7466)
Tôi có một câu chuyện muốn nói cho quý vị nghe. Chuyện này cũng với tinh thần chỉ Ông chủ chứ không có gì lạ. Một sáng, khi xả thiền ra tôi có tuyên bố với một số người rằng: "Tôi quả thực là con ngỗng chúa biết uống sữa, lọc nước chừa lại". Câu nói đó quý vị nghe lạ đời phải không? Ðây là câu nói của các Thiền sư Trung Hoa thời xưa. Lúc trước tôi học tôi tu, đọc câu đó tôi cũng biết
23/12/2013(Xem: 5691)
Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu , vì Phật giáo không phải là “ một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên ”. Phật giáo không kêu gọi sự tin tưởng mù quáng nơi những ngưới tin theo .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567