Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Tánh Trong Ta

15/02/201807:51(Xem: 6164)
Phật Tánh Trong Ta


hoa_mai_2

PHẬT TÁNH TRONG TA

(Nằm trong loạt bài viết về Đời Người và Định Hướng cho Tương Lai)


Hoa tươi đẹp trời xanh mây trắng lượn

Thấy rõ ràng mọi cảnh vật chung quanh

Không phân biệt nhưng thường biết rành rành

Luôn an tịnh nhiều nhiệm mầu diệu dụng

 

Phật tánh là vậy đấy!

Phật tánh,luôn rõ ràng, thường biết, gá vào đất sẽ cho muôn loài nương tựa và tùy theo giống mà sinh sôi, phát triển, lợi ích cho đời, gá vào nước sẽ cho sự mát dịu, lóng sạch, trong mát, ngon ngọt, nhẹ nhàng, nhuận trơn, vui vẻ hòa nhã, trừ đói khát, trừ bệnh hoạn và giúp khoan khái, gá vào gió sẽ cho sự mát dịu, chuyển động, nuôi sống muôn loài, gá vào lửa sẽ cho nhiệt, ánh sáng và kích thích sự tăng trưởng, biến chế thức ăn, uống.

Phật tánh gá vào mắt sẽ giúp ta thấy, gá vào tai sẽ cho ta nghe, gá vào mũi sẽ cho ta ngũi được mùi, gá vào lưỡi sẽ biết được vị, gá vào thân sẽ cho ta biết được sự xúc chạm và gá vào ý sẽ cho ta biết được mọi vật, muôn loài. Nói chung Phật tánh gá vào đâu, cũng cho ta sự lợi ích và thường biết. rõ ràng.

Mỗi chúng ta phải biết rằng:

“Hoa nở hoa tàn, chuyện thế gian

Người tu tự tại, cảnh thanh nhàn

Việc gì cần đến, thì ta đến

Như vậy trần gian, tức Niết bàn

 

Cuộc đời là “Như Thị, Như Thị”, là như vậy, như vậy. Buổi sáng mặt trời mọc lên, ánh nắng lan toả mang năng lượng đến cho muôn loài và hoa lá đua nhau khoe sắc, buổi chiều mặt trời lặn xuống, rồi hoa lá cũng úa tàn theo, đó là chuyện thường tình hằng ngày của thế sự.

Khi hoa nở tỏa mùi thơm, ta tỉnh dậy, mang trà ra uống, tận hưởng một không gian vô cùng lý tưởng, cũng như thưởng thức mùi hương tinh khiết của hoa lá đất trời trong sạch, và nhấm nháp hương vị của trà, mà không phán xét thì còn thú vị và sự an lạc nào bằng ?

Tại sao phải nuối tiếc chuyện vui, buồn quá khứ, hay mơ mộng hảo huyền chuyện tương lai, để rồi luôn nằm vắt tay lên trán, phải nhiều suy nghĩ, lo toan, mà ăn không ngon, ngủ không yên?Đánh mất đi giờ phút nhiệm mầu, tươi đẹp trong hiện tại!

Hoa nở không bảo ta vui, hoa tàn cũng không muốn ta buồn, nhưng đa số chúng ta đã đánh mất mình, quên mình sẵn có bản tâm hằng thanh tịnh, luôn hiện hữu ở bên trong, để chạy theo vật ở bên ngoài, phân biệt, hơn thua, rồi buồn vui, não phiền liên tục, làm cho cuộc đời lắm nỗi truân chuyên, nhiều phen lận đận.

Phật tánh là thể bất sanh, bất diệt, luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta, cụ thể nhất là ai ai cũng có thể biết bơi lội, hoặc chạy xe máy đạp được (Bicycle), nhưng nếu không chịu khó tập luyện, thì sẽ không bao giờ bơi hoặc chạy xe được. 

 

Đêm tối tưởng rằng không có sắc tướng gì, nhưng ta và người mù vẫn thấy màu đen, luôn hiện ra trước mắtkia mà.Không có tiếng trống đánh, chuông vang, nhưng ta vẫn có nghe tiếng chim kêu, gió thoảng, đâu đây mà !chứ đâu đợi đến lúc có tiếng trống, hay tiếng chuông ta mới nghe !Tánh nghevẫn luôn hiển hiện, nhưng nếu chúng ta mãi loạn động, lo lệ thuôc và chạy theo bên ngoài, cứ đợi có duyên mới thấy, mới nghe, thì không bao giờ biết, thấy được Phật tánh!

Nếu chúng ta không lo tu tập, lắng đọng tâm tư, và giữ tâm tư cho được thanh tịnh, thì Phật tánh không bao giở hiển lộ.

Khi nào chúng ta biết quay vào bên trong, quán chiếu và giữ tâm được an tịnh, thì lúc đó Phật tánh sẽ hiện rõ ràng, thấu thông tất cả, không việc gì là không biết, diệu dụng vô cùng. Cũng như dòng điện lúc nào cũng sẵn có trong khắp cả, bật contact đèn sẽ sáng, bấm nút máy quạt sẽ chạy, mở tivi sẽ xem được hình, nghe được tiếng, muốn sử dụng điều gì, đem ra cắm điện vào, sẽ cho ta nhiều tiện ích.

Ngọc ẩn trong đá, cũng như vậy, luôn giá trị và đẹp, nhưng nếu ta không biết khai thác mài dũa, biến thành những vật trang sức diễm kiều, thì Ngọc cũng thành vô dụng.

Phật tánh sẵn có trong mỗi người, như hòn Ngọc trong nước, nếu nước an tịnh, lắng đọng hết cấu uế, cặn bả, bùn nhơ thì lúc đó Ngọc hiện rõ ra, cho ta thấy và đem sử dụng tô đẹp cuộc đời, bèn nếu nước cứ chao đảo, động loạn liên tục, bùn nhơ không lắng đọng được, thì làm sao thấy và nhận lấy được Ngọc?

Đa số chúng ta bị duyên trần ràng buộc, nghiệp lực và vật chất kéo lôi, hướng ngoại tìm cầu, nên quên mất bản tâm (Phật tánh) luôn sẵn có trong ta, để từ đó thuận theo dòng vô minh mà sinh tử luân hồi.

Vậy chúng ta phải quay vào bên trong, tin vào Phật tánh đang sẳn có trong Ta, để mà chí thành lo tu tập miên mật, thường “hành thiền”, “trì chú”, “niệm Phật” “tụng kinh”… cho Tâm ta được an tịnh, thì Phật tánh sẽ hiển lộ, cũng giống như ta để yên, lu nước sẽ lắng đọng cặn bả, bùn dơ,lúc đó sẽ cho ta sự trong suốt.

Hay trong củi có lửa, nếu chúng ta cố tâm mài liên tục sẽ lấy được lửa, bèn nếu ta biếng lười, mài không được liên tục, hoặc bỏ dở nửa chừng thì sẽ không bao giờ có được lửa, y hệt như “gãi ngứa ở ngoài giày” có gãi mãi nhưng không bao giờ hết ngứa.

Ta làm với một tâm chí thành, kiên trì, trong sáng thì mới cảm ứng và thành tựu như ý.

Lâu nay Phật tánh và Công đức nằm tiềm ẩn ở bên trong, rất khó thấy, và nhận biết được, nên đa số chúng ta phải hướng ngoại tìm cầu, luôn chạy theo ở bên ngoài, lấy những thành tựu về vất chất, dễ thấy, dễ biết làm thành quả cho sự nghiệp tu tập, nên rồi phiền não, khổ đau vẫn luôn hiện diện.

Phật tánh nằm ở trong Tâm ta, chứ không nằm ở bên ngoài, do vậy “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” luôn soi sáng lại với chính mình qua “thiền tập” là nhiệm vụ chánh, có như vậy, mới không bị phiền não quấy nhiễu, hầu hoàn thiện được tự thân, tiến đến con đường giải thoát, giác ngộ. Lúc đó ta sẽ:

TỰ TẠI

Ngồi một chỗ, nhưng điều chi cũng biết

Ở một nơi, nhưng Pháp giới trong tay

Tu như thế mới tỏ rạng điều hay

Mới không phụ Tứ ân và đúng Pháp

Không lo nghĩ trở trăn cùng tính toán

Sống thong dong tự tại với thiên nhiên

Tâm vô sanh an lạc mãi hiện tiền

Đời là thế hằng tỏ bày hiển hiện

 

Phật tánh là tánh giác ngộ, rõ ràng thường biếtvà Pháp Phật rất nhiệm mầu, có khắp ở mọi nơi, là những phương thuốc thần diệu, chữa lành hết tất cả những phiền não, khổ đau của chúng sanh, nếu chúng ta có được niềm tin vững chắc, thực hành đúng pháp và liên tục với một tâm thương yêu đến mọi loài, vui tươi với tất cả và buông xả hết mọi duyên trần, chấp trước, thì sự an tịnh sẽ chuyển hóa được nội tâm, lúc đó Phật tánh hiển lộ, ta sẽ có được cuộc sống, đầy an lạc và nhiều lợi ích cho đời.

Chùa Pháp Hoa – Nam Úc, những ngày đón mừng năm Mậu Tuất (2018)

Thích Viên Thành







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2020(Xem: 5408)
Tình hình Vũ Hán trong thời gian cực điểm, người dân thất vọng trước sống chết cận kề, kẻ nhảy lầu tự sát, người bung tiền xuống lầu khi thấy đồng tiền cả đời gom góp bằng công sức, giờ đây trở thành vô nghĩa khi sự sống không thể bảo về bằng đồng tiền.
02/04/2020(Xem: 5455)
Trong cuộc sống, cảm nhận buồn vui luôn vây quanh chúng ta; Buồn vui, tốt xấu, hên xui…đều là những hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, gặp thuận duyên chúng phát khởi.Cảm thọ đứng vị trí thứ bảy trong thuyết Mười hai nhân duyên, nó ở vị trí thứ hai trong năm uẩn tạo thành con người.
30/03/2020(Xem: 5402)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 7501)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
29/03/2020(Xem: 5427)
Afroza Khan Mita, giám đốc khu vực của Cục Khảo cổ học khu vực Khulna (DoA) cho biết, bố cục phế tích quần thể này bao gồm hai ngôi già lam tự viện Phật giáo và sân liền kề, với tổng cộng 18 phòng phức hợp bên trong, có thể là khu Tăng xá dành cho chư tôn đức tăng cư ngụ thời đó.
25/03/2020(Xem: 14151)
Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có một gia chủ trình thưa Đức Phật vì sao ngày nay làng mạc xơ xác, hạn hán, dịch bệnh, nhiều người mạng chung,... Đức Phật đã trả lời: "Này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ."
25/03/2020(Xem: 7419)
Vào năm 325 trước Công nguyên, Quốc vương của Macedonia, Alexandros Đại đế (Tại vị 336 - 323 TCN) đã chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay, và thông tin về Phật giáo đã đến với phương Tây từ đó. Nhưng sự việc đã diễn ra trực tiếp giữa Phật giáo và triết học phương Tây và tư tưởng tôn giáo chủ yếu là ở Vương quốc Ashoka Maurya (274-236 TCN).
24/03/2020(Xem: 4735)
Ni sư Thích nữ Đại An (Dae An - 大安) Sinh năm Canh Tý (1960) tại Jeonju, và tu học tại một cái Am nhỏ tên là Gukil-am trong khu vực Tổ đình Hải Ấn (Haeinsa) và tốt nghiệp từ trường đại học Phật giáo Bongryeong. Hinh 1: Ni sư Thích nữ Đại An (Dae An Sunim) thể hiện các món ăn truyền thống của Hàn Quốc trong một bữa ăn theo chủ đề “Hoa Sen”, bao gồm cơm lá sen, bánh củ sen và salad với nước sốt hạt thông.
24/03/2020(Xem: 5440)
Ngày 10/08/2015, Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc (Cục Văn vật) cho biết: “Quốc Bảo số 32 “Cao ly Đại Tạng kinh” Haeinsa (Hải Ấn Tự), còn được gọi là “Bát vạn Đại Tạng kinh” bởi số lượng bảng so với năm 1915 thì số lượng thống kê 81.258 tấm, hơn 94 bảng, tổng cộng là 81.352 bảng.
24/03/2020(Xem: 6048)
Theo báo cáo của một nhóm nhà Khảo cổ, cùng với sự hỗ trợ của Cục Chính trị và Quân đội Pakistan đã phát hiện tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, có đến khoảng 110 địa điểm di tích có liên quan đến Phật giáo thời cổ đại. Khoảng 30.000 nghệ thuật chạm khắc cổ xưa và chữ khắc có thể biến mất mãi mãi do việc xây dựng đập Diamer-Basha.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]