Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không bờ không bến

13/02/201810:50(Xem: 6382)
Không bờ không bến
Duc The Ton 9

Không bờ không bến
Lê Huy Trứ
 
Nên lưu ý, đường đời không đơn giản hai chiều như ta tưởng.  Cho nên, lúc khởi tâm tu hành đừng mong mọi sự như ý mà cầu cho những gì đến với ta dù sướng hay khổ, đến mau và qua mau.
 
Cái điều mà tôi muốn trình bày ở trên, nó đồng với ý tâm kinh dưới đây nhưng căn tánh thì trái ngược.
 
Như nhiều thiện tri thức đã y tâm kinh giải nghĩa, các Ngài dù có thể hiểu nhưng khó giải cho thấu đáo cho nên càng cố giảng càng thêm tối nghĩa, thiết tưởng tôi không cần phải làm cho nó thêm tối thui như mực nữa?
 
Theo tôi cái phương trình linear mantra này của Tâm kinh còn thiếu nhiều ẩn số.  Cái công thức hình học phẳng này chỉ đúng trong không gian 2 chiều.  Nó cần phải bổ khuyết cho phù hợp với trí tuệ của thế hệ bây giờ.
 
"Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha."
 
Đại khái, theo tôi hiểu, câu thần chú này được tin là sẽ giúp ta được vô úy trong lúc phải đương đầu với những khổ đau dồn dập nhất là khi đạt tới nhất niệm bất loạn.  Niệm cho đến lúc mà tinh khí thần hợp nhất, lư hỏa thuần thanh thì sẽ giác ngộ, vượt qua bờ mê biển khổ, vượt tới bến niết bàn, giải thoát.
 
Tuy nhiên, đạo Phật là đạo bất nhị thì làm gì có lằng nhằng nhị nguyên, bờ này để bắt đầu vượt biên và bến nọ để tới?
 
Khi đã là “vô bờ vô bến” thì cái biển khổ ở chính giữa (trung đạo) hai bờ bất nhị nguyên làm gì có thật để mà dài dòng tư nghị?
 
Cho nên câu Tâm Kinh bất hủ "Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha," có thể đã hơi hủ?
 
Mong các thiện tri thức VN viết ra thần chú mới thay vì qua mau bờ bên kia thì đổi lại, chẳng hạn như trôi theo dòng đời, cuốn theo chiều gió (gone with the wind,) ai đem con sáo sang sông, thuyền ra cửa biển, qua mau qua mau những cơn mê, đời này còn nhiều đổi thay, ...
 
Nhưng làm thế nào đi nữa, và không biết tại sao khi chúng ta cần đến lá bùa hộ thân đó, đem ra xài, càng niệm, càng đa tâm bấn loạn, cứu khổ cứu nạn đâu không thấy mà vẫn quái ngại, tai họa nó còn tới nhiều mà mau hơn trước khi niệm nữa?  Thế rồi chúng ta oán trời trách Phật không linh thiêng phù hộ cho mình?  Rồi đổ thừa “Tâm an chú” là mê tín dị đoan. 
 
Có thể vì chúng ta ngây thơ nghe họ y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan, nên chấp bờ bến từ đó mới sinh ra biển khổ để vượt biên?
 
Chúng sinh có mắt cũng như đui, không chịu mở mắt để thấy rỏ thực tại.  Đó là, chúng ta đang bị lôi cuốn, trôi nổi, chạy theo nhau, quay quanh trên vòng tròn (đường tà hành, đường cong) mà cứ nhầm tưởng là đang ở trên con đường thẳng (trực hành) từ điểm A tới điểm B, từ B tới C, ... ở trên cái vòng tròn càn khôn luân hồi.   Những vòng càn khôn luân hồi vệ tinh này quay tròn quanh trái tâm cầu như những hạt nhân nguyên tử với một tốc độ cao, không có điểm bắt đầu lẫn không điểm cuối để dừng lại.  Vậy thì cái điểm ở giữa (cái điểm trung đạo) đó ở đâu để mà điểm?
 
Đây là ý nghĩa rốt ráo của thấu rõ pháp tính không.   Vô Tự Tánh của Tổng Tướng, và Biệt Tướng.  Ngay chính cả cái Trung Tướng cũng thấu là không tánh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 6704)
Thầy Chỉnh Tuệ, sư cô Trí Hải và một số thi văn hữu định làm một tập văn về cố thi sĩ BÙI GIÁNG. Chỉnh Tuệ biết Bùi Giáng thường tới thăm tôi nên đã ngỏ ý xin tôi viết ít dòng tưởng niệm?
29/03/2013(Xem: 7370)
Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư: - Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: - Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
26/03/2013(Xem: 8744)
Sự phát triển của khoa học y sinh hiện đại và công nghệ sinh học đã tạo ra những tình huống phức tạp mà chúng đang gia tăng mạnh mẽ mỗi ngày. Những tình huống này đưa ra những nan đề đạo đức lớn hơn bao giờ hết. Xã hội và loài người đang đương đầu với những nan đề đạo đức sâu sắc, cần đến một lĩnh vực đạo đức hoàn toàn mới, được gọi là “đạo đức y sinh”(biomedical ethics).
20/03/2013(Xem: 10003)
Ô nhiễm môi trường đã tác động lên cuộc sống của mọi sinh vật trên trái đất. Những bức ảnh ô nhiễm môi trường dưới đây như một lời cảnh báo dành cho tất cả chúng ta.
15/03/2013(Xem: 7580)
Vai trò của Phật giáo đối với vấnđề tính dục tùy thuộc bối cảnh và trình độ hiểu biết Đạo Pháp của người Phật tử.Kỷ cương giới luật ghi chép trong kinh sách được xem như trực tiếp xuất phát từnhững lời giáo huấn của Đức Phật, do đó thường được áp dụng chung cho tất cả cáctông phái trừ một vài ngoại lệ đối với Phật giáo Nhật bản.
07/03/2013(Xem: 6844)
Ở đời, chúng ta thường thấy có người bên ngoài dáng vẻ giàu sang, thành công, đi xe sang trọng, nhà ở thật đẹp. Nhưng trên thực tế, họ rất chật vật trong đời sống hàng ngày. Tôi có một anh bạn quen, sang Mỹ chỉ mới hơn 5 năm mà đi xe hiệu BMW và ở nhà trong khu đắt tiền, cao cấp, lên đến bạc triệu. Hỏi ra thì anh chỉ cười buồn và than rằng lúc nào cũng bận rộn, không có thời gian rảnh. Sau này mới biết rằng anh làm 3 việc (job) cùng một lúc để có thể xoay xở trả cho căn nhà sang trọng và chiếc xe đắt tiền kia.
05/03/2013(Xem: 8687)
Abraham Lincol ​:​ "Nếu tình bạn là điểm yếu lớn nhất của bạn, thì bạn chính là người mạnh mẽ nhất trên thế giới"
01/03/2013(Xem: 9014)
Khi thọ giới rồi thì chúng ta cần phải giữ giới. Giới chính là “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”—có nghĩa là “không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành.” Giới cũng là “chỉ ác phòng phi,” có nghĩa là “ngưng làm các việc ác, tránh phạm điều lầm lỗi.”
24/02/2013(Xem: 9134)
Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” - ông Yu Pang-Lin khẳng định.
24/02/2013(Xem: 7525)
Trên thực tế, tất cả giáo huấn của Đức Phật đều nhằm giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Phương pháp tiếp cận thật sự rất hợp lý và thực tiễn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]