Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm ý cân bằng

11/02/201818:25(Xem: 7070)
Tâm ý cân bằng
hoa_sen (24)
T
âm ý cân bằng
Lê Huy Trứ
 
Tâm ý cân bằng hay tâm ý bất bình thường có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe con người. Khoa học và y khoa đã chứng minh tâm thần bất an làm bất quân bằng lượng hormones (imbalance hormones) đưa đến tổn thương cho cơ thể.
 
Giải thưởng Nobel về sinh học, Elizabeth H. Blackburn đã cho biết: con người muốn sống lâu trăm tuổi thì ăn uống điều độ chiếm 25%, những yếu tố khác chiếm 25%, nhưng tâm lý cân bằng chiếmtới 50%!
 
Càng văn minh thì tâm càng khó an vì đời sống, nhu cầu của con người càng thêm phức tạp, càng nhiều luyến ái, quá lệ thuộc vào những ham muốn vật chất càng tăng thêm căng thẳng tâm thần (stress,) tạo nên bất quân bằng tâm lý, và càng thêm đau khổ nhiều hơn tiền nhân với lối sống giản dị hơn bây giờ. 
 
Tóm lại, còn chúng sinh là còn họa bệnh tâm thân.  Con người dù văn minh cở nào cũng không diệt tận tuyệt bệnh được mà chỉ chữa được nhiều bệnh tưởng là nan y bất trị ngày hôm qua. Dĩ nhiên là nhân loại cũng chưa biết cách làm chủ sinh lão tử dù đã có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về nó. Đây là tâm tư lớn nhất của con người.
 
Trong lúc chờ khoa học tìm ra phương thuốc an thân tâm, trị bá bệnh mà không bị nghiện ngập, những lời khuyên tâm lý phổ thông, bổ tâm làm khỏe thân, ở dưới đây nếu chúng ta cố gắng tập được sẽ giúp ích phần nào cho sức khỏe hàng ngày của chính chúng ta. 
 
1. Sống phải có mục tiêu rõ ràng, và với phương cách cùng nỗ lực để đạt được mục đích.  Chúng ta cần một chút stress để tạo nên nổ lực thúc đẩy tham muốn được thành công như ý.
2. Giúp đỡ và bố thí sẽ cho ta niềm vui, tâm an lạc.
3. Gia đình hòa thuận đưa đến thương yêu, hạnh phúc.
4. Không tức giận, không sân, không lo, không si, không sinh bệnh
5. Tâm phải an tĩnh, nhưng thân phải vận động!
 
Biết an tâm, dưỡng tâm, cải tâm, giúp cho tinh thần thoải mái, là một cách dưỡng sinh tốt nhất mà ai ai cũng biết từ cả ngàn năm nay nhưng chẳng mấy ai thực sự quan tâm cho đến khi có vấn đề với nó.
 
Tâm tĩnh thì thân tịnh, thân an thì cơ thể khỏe mạnh, tâm an và thân tịnh thì những hóa chất trong cơ thể được quân bình, trăm bệnh có thể bình phục dễ dàng. 
 
Hoạt độnggiúp tuần hoàn máu, phát triển bắp thịt, gân cốt, sức lực dẽo dai.  Hít thở đúng, đả thôngkinh mạchtăng nội lực, sinh khí (oxygen) trong cơ thể trở nên dồi dàotốt cho não, tim, phổi, gan, lòng, ruột, cật, phèo, ...
 
Tâm phải an tĩnh, thân phải hoạt động, mới giữ cho hormones được cân bằng, đó là ba nguyên tắc chính của thuật dưỡng sinh.
 
Nhà thần kinh học Richard Davidson nhận xét: Nuôi dưỡng hạnh phúc, rèn luyện những phẩm tính của tâm thức, phát huy những nhãn quan tích cực.  Cách tốt nhất để kích hoạt các điện mạch xúc cảm tích cực trong não là thông qua sự rộng lượng.  Đây thực sự là một dạng phát hiện khoa học thần kinh thú vị vì có những viên ngọc của trí tuệ trong chiêm nghiệm truyền thống, Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nói về điều này, cách tốt nhất để chúng ta được hạnh phúc đó là phải rộng lượng với những người khác. Và trong thực tế, bằng chứng khoa học bằng nhiều cách đã chứng minh điều đó, và cho thấy rằng có sự thay đổi hệ thống cấu trúc trong não bộ khi được kết hợp với các hành vi rộng lượng. Phước Nguyên dịch theo The Buddhist and the Neuroscientist
 
Cho nên, sống khỏe mạnh không chỉ là ăn uống điều độ và vận động đúng cách, mà điều quan trọng nhất là tâm tính luôn vui tươi, tâm thái phải luôn tích cực, tâm tình luôn từ bi hỷ xả, tâm thể luôn năng động, tâm trí nên tập trung, tâm hồn luôn lạc quan.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2016(Xem: 7570)
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), hay Pháp Hoa, Phật ám chỉ ba cỗ xe (Tam Thừa) cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe, là Nhất Thừa (sa. ekayāna) và kinh chỉ dạy tuỳ theo khả năng tâm trí, tiếp thu bất đồng của mỗi Phật Tử.
19/03/2016(Xem: 9258)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo, phá hoại các đền chùa Phật, họ cũng cướp bóc tài sản và tàn phá những gì không thuộc Hồi giáo. Phật giáo đã bị tiêu diệt nơi xứ Phật. Nhưng may mắn thay cho đạo Phật, dưới triều đại vua Asoka vào thế kỷ thứ 3 trưóc. CN, Phật giáo đã được truyền qua xứ Sri Lanka/Tích Lan, Miến điện ...
19/03/2016(Xem: 10042)
Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.
19/03/2016(Xem: 9550)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác. Bản chất của xã hội là các mối quan hệ. Một người sống trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ, như quan hệ cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, dòng họ, thôn xóm…
16/03/2016(Xem: 10202)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quả và trở thành arhat/A-la-hán (kinh Therigatha/Tăng lão ni kệ). Tuy nhiên, qua dòng lịch sử lâu dài của Phật giáo người nữ tu sĩ luôn bị thiệt thòi, không mấy khi có dịp, hoặc tạo được các điều kiện thuận lợi hầu giúp mình lưu lại kinh nghiệm và các sự thành đạt của mình. Họ chỉ là những người tu tập trong âm thầm để rồi chìm vào quên lãng, không mấy ai biết đến
12/03/2016(Xem: 8050)
Để tưởng niệm công đức khai sơn Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam của Tổ sư Minh Đăng Quang, Nhân ngày kỷ niệm 62 năm Tổ Sư vắng bóng ngày 1 tháng 2 năm 1954 - 1 tháng 2/2016, Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới thành kính tưởng niệm 62 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng tại Tổ Đình Minh Đăng Quang, thành phố Santa Ana, California, USA.
11/03/2016(Xem: 7366)
Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất.
10/03/2016(Xem: 7868)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm. Xứ Ấn đã qua mùa Đông lạnh lẽo, thời điểm này khí hậu đang nóng lên từng ngày. Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India.
09/03/2016(Xem: 10041)
Trước tiên xin được có đôi lời cảm ơn đến những vị quan tâm,có điện thư thăm hỏi sau khi đọc bài viết “Nén nhang muộn màng kính viếng nghệ sĩ Đoàn Yên Linh” . Thật tình mục đích bài viết ấy được đưa lên trước hết để những bạn bè thâm hữu xa gần nếu có kỷ niệm gì với nghệ sĩ Đoàn Yên Linh (Anh) đóng góp, bổ sung cho nhau hầu có thể sau này sẽ hoản thiện một bản lý lịch cũng như quá trình hoạt động nghệ thuật, trong đó có công đức cúng dường cho văn hóa Phật giáo của một người nghệ sĩ tận tâm như Anh.
09/03/2016(Xem: 14513)
Tôi cầm trên tay bộ sách 2 cuốn “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang. Và tôi đọc ngay. Đọc ngay lập tức. Sách xuất bản sát tết âm lịch để chào mừng Tết Sách và là sách lỳ xì nhân năm mới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]