Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Tử Và Vấn Đề Xã Hội

06/02/201816:15(Xem: 8229)
Phật Tử Và Vấn Đề Xã Hội


ty kheo bodhi
Phật Tử Và Vấn Đề Xã Hội

Nguyên Giác

 

Trong những thời rất xa xưa, lặng lẽ tu hành trong am vắng góc rừng được khuyến khích. Đó là những thời rất xa xưa… khi Kinh Phật ghi rằng “…đi tới góc rừng, tới gốc cây, hay tới một lều trống, nhà sư ngồi quán chiếu…” Trong thế kỷ của chúng ta, không còn bao nhiêu rừng, không còn bao nhiêu cội cây vắng để có thể tới ngồi. Và khi ngồi ở phố thị, bất kể ở một góc phố Bolsa tại Quận Cam, hay trong Phố Tàu New York, một nhà sư cũng không thể tách rời với những gì bận rộn ồn ào được thấy, được nghe chung quanh. Nghĩa là, không thể tách rời xã  hội nổi trong thời này. Đó là chưa kể tới trường hợp, khi mang hạnh nguyện dấn thân phục vụ.

Một hội nghị đã tổ chức tại New York hôm Thứ Bảy ngày 3 tháng 2/2018, với chủ đề “Buddhist Action: Morals, Vision, Justice” (Hành Động Phật Giáo: Đạo Lý, Viễn Ảnh, Công Bằng) với 200 người tham dự từ nhiều thành phần, tăng, ni, giáo sư, nhà văn, nghệ sĩ, sinh viên… Hội nghị tập trung vào việc phát triển một nghị trình địa phương và các liên minh tại vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, “được tổ chức nhằm liên kết với các nỗ lực để tạo ra một liên minh cấp tiến toàn quốc của Phật tử Hoa Kỳ…”

Tạp chí Lion's Roar (https://www.lionsroar.com/)  trong hai ngày 3 và 4/2/2018 đều có các bản tin về hội nghị này.

Phần mô tả về lý do hội nghị viết rằng tình hình tăng tốc các trường hợp bạo lực từ chính quyền [Hoa Kỳ] và ngoài chính quyền trong chính sách và trong các hiện tượng xảy ra đã thúc đẩy lương tâm người tu học theo giáo pháp Đức Phật phải hành động – để đứng dậy, chống các sai trái đạo  lý… Cụ thể, mục tiêu là đi tìm sự công bằng về kinh tế, tính phái, xã hội và sắc tộc (racial, social, gender and economic justice), bảo vệ người yếu đuối, và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Đọc qua là thấy ảnh hưởng tới cộng đồng Phật tử gốc Việt liền. Chúng ta là thiểu số vừa về màu da, vừa về tôn giáo.

Bản tin nói rằng đây là một hội nghị đầu tiên của kiểu này. Greg Snyder, người đồng sáng lập thiền viện Brooklyn Zen Center, đã giúp điều hợp hội nghị, và đọc diễn văn khai mạc. Lý do đơn giản, theo Snyder: Phật tử là phải làm giảm bớt những nỗi khổ trần gian, trong khi các cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị gây đau khổ trầm trọng khắp thế giới.

Nan đề là, Phật tử Mỹ trước giờ chưa bao giờ có một trung tâm quyền lực. Ngay cả trong các Phật tử Mỹ có khuynh hướng cấp tiến cũng không đồng thuận về hầu hết các vấn đề quan trọng. Cho nên trước giờ đã có nhiều nhóm hoạt động riêng về các vấn đề, như khí hậu, di dân, văn hóa, công bằng, giúp tù nhân, an ninh lương thực, giáo dục, xóa nghèo, sắc tộc kỳ thị, ô nhiễm và vô lượng nan đề khác.

Tuy nhiên, hội nghị đồng thuận rằng, Phật tử có một số mục tiêu chung: đề cao trí tuệ và giảm bớt đau khổ. Hành động Phật tử là khởi từ lòng từ bi, lòng yêu thương, chứ không vì căm thù sân hận.

Cả hội trường vỗ tay vang dội khi Thiền sư Rebecca Li nói, “Cuộc tranh luận rằng Phật tử có nên dấn thân xã hội đã qua rồi.”

Bà Rebecca Li là một Giáo sư ngành xã hội tại trường The College of New Jersey, bản thân bà từng là người thông dịch nhiều pháp hội cho Thiền sư Sheng Yen khi thầy này từ Đài Loan sang hoằng pháp ở Hoa Kỳ.

Nữ Thiền sư này nêu câu hỏi: “Chúng ta nên làm gì, khi chúng ta thấy những trái biệt giữa Phật pháp và hoàn cảnh chính trị hiện nay của chúng ta?”

Nan đề là, tiếng nói Phật tử phần lớn vắng mặt trong những cuộc đối thoại về công bằng xã hội tại Hoa Kỳ.

Snyder giải thích: “Giai cấp trung lưu da trắng chiếm phần lớn quyền lực trong xã hội này. Họ thấy thoải mái.”

Thế rồi mọi thứ thay đổi vào ngày 8 tháng 11/2016. Bản tin Lion’s Roar không giải thích về ngày này. Đó là ngày bầu Tổng Thống Hoa Kỳ, và trong ngày đó, Donald Trump đã thắng phiếu bà Hillary Clinton.

Snyder nói, người da trắng trung lưu không còn thấy thoải mái nữa, nhiều chuyện xảy ra từ đó: da trắng thượng tôn, bạo lực tình dục, kỳ thị phụ nữ… “các thứ đó đã bước vào Bạch Ốc.”

Đại sư Bodhi, người đã dịch phần lớn Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh, đề ra ý tưởng một tổ chức về các vấn đề Phật giáo trên toàn quốc Hoa Kỳ.

Đại sư nói: “Trước giờ nhiều Phật tử cho rằng chính trị là cái gì nên tránh né. Chính trị là hư hỏng, dơ bẩn, chia rẽ -- nhưng đó cũng là nơi các vấn đề đạo đức lớn của thời đại chúng ta đang được tranh luận. Kỳ thị chủng tộc, bảo vệ di dân, khủng hoảng khí hậu. Tất cả các cuộc khủng hoảng này tới cùng lúc. Nếu chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề này, sẽ cần cho chúng ta xắn tay áo lên để hành động.”

Trong nửa đầu năm 2017, đã có những cuộc nói chuyện về một tổ chức toàn quốc, nhưng chuyện này xa quá. Đại sư Bodhi nói: “Chúng tôi quyết định phải làm ở tầm mức địa phương trước… buổi họp hôm nay là bước khởi đầu.”

Hội nghị ban đầu dự tính là 100 người tham dự từ khu vực New York. Nhưng rồi 350 Phật tử từ khắp Hoa Kỳ ghi danh về dự.

Dedunu Suraweera, một thành viên của Buddhist Peace Fellowship (BPF), nói rằng bà hy vọng hội nghị sẽ dẫn tới nhiều hành động cụ thể. Thiền sư Sharon Salzberg và nhiều người tham dự bày tỏ ủng hộ ý kiến của Đại sư Bodhi – thiết lập liên minh bao gồm nhiều tổ chức Phật Giáo để giải quyết các vấn đề xã hội.

Sau những gợi ý căn bản, hội nghị chia ra nhiều nhóm thảo luận về nhiều vấn đề, kể cả về kế hoạch tổ chức…

Đại sư Bodhi đọc diễn văn bế mạc hội nghị, nói rằng hội nghị là “điểm khởi đầu để xuất hiện một tiếng nói tập thể Phật tử về lương tâm.”

 Cuối cùng, Đại sư Bodhi hướng dẫn một buổi thiền tập không hề giống bất kỳ một buổi thiền tập nào trước đó.

Đại sư nói: “Hãy hình dung bạn là một di dân từ El Salvador tại Hoa Kỳ.” Trong 10 phút kế tiếp đó, Đại sư Bodhi hướng dẫn hội nghị cách hình dung về sự đau khổ khi phải đối diện với trục xuất, khi bị cấm đoán bỏ phiếu, và khi sống giữa môi trường-kỳ thị (environmental-racism).

Chữ environmental-racism là sự kỳ thị sắc tộc có tính môi trường, theo định nghĩa là nơi cư ngụ của các cộng đồng dân nghèo hay dân sắc tộc thiểu số thường ở chỗ đầy môi sinh nguy hiểm, như ô nhiễm, rác thải độc  hại.

Hội nghị kết thúc với cảm giác về bất định, vì còn quá nhiều việc phải quyết định. Không ai biết chắc chuyện gì sắp tới.

Thực ra, khái niệm về Phật Giáo nhập thế tại Việt Nam đã có từ lâu, trong thế kỷ vừa qua nổi bật có các cụ Thiều Chửu, Tâm Minh Lê Đình Thám, gần đây có Thầy Nhất Hạnh.

Tại Đài Loan nổi bật có Hội Tzu Chi Foundation của Ni Trưởng Chứng Nghiêm, có chi nhánh hoạt động từ thiện ở 85 quốc gia toàn cầu.

 Cũng nên ghi nhận rằng nếu Phật Giáo không gắn liền với tư tưởng và hoạt động xã hội cấp tiến, sẽ không thể xảy ra phong trào Phật tử Dalit (The Dalit Buddhist Movement) tại Ấn Độ năm 1956, khi Đại cư sĩ B. R. Ambedkar hướng dẫn gần nửa triệu dân Dalit (giai cần bần cùng, thấp nhất trong xã hội Ấn Độ) rời bỏ Ấn Độ Giáo để quy y theo Phật Giáo. Đó là hiện tượng đòi quyền sống cho người Dalit gắn liền với giáo lý trí tuệ bình đẳng  của Phật Giáo.

Có nhiều điểm để suy nghĩ: tại sao Phật giáo trở thành tôn giáo phát triển nhanh nhất tại Úc Châu? Và tại sao dân số Phật tử suy giảm tại Nam Hàn?

Trong bản tin ABC News nhan đề “Buddhism bonanza: Celebrations across Australia as religion maintains its popularity” ngày 7/7/2017, cho biết thống kê 2016 của chính phủ Úc cho thấy dân Úc giảm nhiệt tâm tôn giáo hơn bao giờ hết, nhưng một tôn giáo vẫn được ưa chuộng, có tỷ lệ tăng vọt: đó là Phật Giáo.

ty kheo bodhi-2ty kheo bodhi-4

Số lượng dân Úc tự khai là không tôn giáo đã tăng  từ 13% trong năm 1991 để tới 30% trong năm 2016, trong khi giáo dân Thiên Chúa Giáo giảm từ 74% xuống còn 52%.

Từ năm 1991 tới 2016, Ấn Độ Giáo tăng từ 0.3% tới 1.9%, Phật Giáo từ 0.8% tới 2.4%, và Hồi Giáo từ 0.9% tới 2.6%.

Thống kê trên nói Thiên Chúa Giáo là gồm nhiều hệ phái Cơ Đốc, trong khi Phật Giáo là bao gồm Nam Tông, Bắc Tông, và PG Tây Tạng.

Trong khi đó, thống kê chính phủ Nam Hàn cho biết tỷ lệ dân Nam Hàn tự khai là không tôn giáo từ 47.1% trong năm 2005 tăng tới 56.1% trong năm 2015.

Trong thời gian 10 năm đó tại Nam Hàn, có gần 3 triệu người rời bỏ Phật Giáo: Năm 2005 trong thành phần tự khai có tôn giáo có 22.8% là Phật tử, nhưng năm 2015 chỉ còn 15.5%.

Có nhiều lý do để giải thích tại sao Úc Châu tăng Phật tử, trong khi Nam Hàn giảm. Riêng ở Nam Hàn, vì lính Mỹ đóng quân qua nhiều thập niên, đạo Tin Lành có nhiều ưu thế phát triển hơn.

Còn một lý do về phương tiện truyền pháp: dân Úc Châu  sử dụng Anh văn làm ngôn ngữ chính, trong thời đại Internet bùng nổ, tiếp cận và hiểu biết về Phật pháp nhiều hơn. Cùng lúc, Úc Châu mở cửa đón nhận nhiều thành phần di dân, kể cả dân Đông Nam Á, nơi đa số đã sẵn là Phật tử.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng là một  sức mạnh quyến rũ khi sang Úc truyền pháp. Một giai thoại xảy ra làm dân Úc cười thoải mái, khi Ngài lên chương trình truyền hình có tên The Today Show hồi tháng 6/2011, với người phỏng vấn là Karl Stefanovic. Khi bạn vào YouTube gõ chữ “The Dalai Lama walks into a pizza shop...” (hay: https://youtu.be/xlIrI80og8c - có phụ đề Anh ngữ, nếu ấn nút cc:) sẽ thấy băng hình phóng viên Karl Stefanovic nói giễu với Đức Đạt Lai Lạt Ma… Hóa ra Đức Đạt Lai Lạt Ma không cười, vì không hiểu. Thực tế, câu “make me one with everything” có 2 nghĩa, nghĩa thứ nhất là trên bánh pizza hãy cho đủ thứ cà chua, rau, thịt... nghĩa thứ nhì là từ Thiền sử Trung Hoa, hợp nhất với vạn pháp

Trong khi đó, Nam Hàn là xã hội khép kín, dùng ngôn ngữ Đại Hàn, cho nên không nhiều người tiếp cận kho tàng Phật pháp tiếng Anh trên Internet.

Lý do nội tại: nhiều linh mục Úc Châu bị truy tố về lạm dụng trẻ em; nhiều vị sư Nam Hàn tai tiếng, sống xa hoa, phạm giới. Nghĩa là, giới là một yếu tố để gìn giữ các định chế tôn giáo.

Bây giờ, bàn tới chuyện Phật Giáo Hoa Kỳ… Một phần, cũng là chuyện của chúng ta.





 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2015(Xem: 8227)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người. Nó cũng có thể là nguồn gốc của sự lừa dối bản thân, đau đớn và tuyệt vọng tinh thần. Tất cả đều dựa vào việc chủ động tạo ra một quan hệ lành mạnh. Điều này lại tùy thuộc vào một thái độ thực tiễn về trình độ của chính mình và vị thầy, về mục đích, động lực và ranh giới của mối quan hệ.
03/10/2015(Xem: 7972)
Milarepa có một người chị cứ khăng khăng bảo ngài đi cưới vợ, xây nhà và sinh con, nhưng ngài đã bỏ nhà ra đi và gặp vị thầy của mình là Marpa. Khi chị của ngài biết rằng Marpa đã lập gia đình, bà càng ép buộc Milarepa hơn nữa.
03/10/2015(Xem: 7556)
Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon). Những lỗi lầm này có thể xảy ra trong tâm thức của một Bồ tát thánh nhân từ sơ địa cho đến thất địa, như đã được trình bày theo hệ thống trong sơ đồ của trường phái Y Tự Khởi (Svatantrika). Mặc dù chúng đã được trình bày theo hệ thống bằng cách nghiên cứu văn học Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajnaparamita, Far-reaching Discriminating Awareness, Perfection of Wisdom), các lỗi lầm này cũng có thể liên quan đến những khía cạnh khác trong việc tu học và hành trì.
03/10/2015(Xem: 10298)
Tiểu sử của một lama vĩ đại được gọi là “namtar” (rnam-thar), một tiểu sử mang tính cách giải thoát, vì nó tạo nguồn cảm hứng cho người nghe noi theo gương của ngài để đạt được giải thoát và giác ngộ. Tiểu sử của ngài Tông Khách Ba (Tsongkhapa) (rJe Tsong-kha-pa Blo-bzang grags-pa) (1357-1419) thật sự gây nhiều cảm hứng.
03/10/2015(Xem: 6493)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01/10/2015(Xem: 9163)
Trước trung thu nhiều người có hỏi tôi: “Ở Sài Gòn, tết trung thu, ngoài phố lồng đèn bạn có biết đi đâu được nữa không?”. Tôi cũng tự băn khoăn, liệu trung thu năm nay mình sẽ làm gì, đi đâu để trung thu tuổi 19 không chỉ là câu chuyện của sum vầy, của chiếc bánh trung thu được san sẻ cùng chị cùng mẹ. Tôi muốn trung thu này sẽ còn là câu chuyện của ý nghĩa, của niềm hạnh phúc, của yêu thương, của ấn tượng khó phai. Và tôi đã có lựa chọn cho chính mình - cùng vun đắp Trung thu này cùng CLB yêu sách Thái Hà và những mầm non nơi xa xôi đô thành.
01/10/2015(Xem: 8286)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
01/10/2015(Xem: 6930)
Tu là gì ? “Tu là quá trình: 1/ quán chiếu nội tâm, 2/ làm triệt tiêu bản ngã và 3/ chuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
30/09/2015(Xem: 6594)
Phật giáo Khánh Hòa từng tạo những sự kiện lớn trong bao năm qua, việc tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung cấp Phật học điểm thêm dấu son vào giáo sử tỉnh nhà, như từng lưu dấu suốt thời chấn hưng Phật giáo mà Khánh Hòa là một trong những địa phương từng được các bậc chân đức như cố Hòa Thượng T.Đổng Minh, cố HT T.Trí Nghiêm, cố HT T.Chí Tín, cố HT T.Trí Thủ, cố HT T.Thiện Minh, cố HT T.Thiện Siêu, cố HT T.Huyền Quang... góp công hình thành Phật sự.
28/09/2015(Xem: 10049)
Hôm chủ nhật cuối tuần ngày 20.09.2015, lớp ngành Thanh Gia Đình Phật Tử Tâm Minh tại Chùa Viên Giác, Hannover do mình hướng dẫn đã thảo luận về đề tài "Duyên Khởi và Dòng người tỵ nạn tại Âu Châu". Vì sao mình chọn đề tài nóng bỏng này cho các em thảo luận? Bởi các em là những thanh thiếu niên đã có bằng tú tài hoặc đang học đại học, cần có một cái nhìn mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng như ngay chính bản thân mình bằng lăng kính giáo lý Phật Đà, để phát lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải từ bi "có điều kiện"! Điều này sẽ giúp cho các em tăng thêm sự hiểu biết về giáo lý thực dụng của Đức Thế Tôn khi trao đổi với bạn bè khác trong trường. Là một Phật tử, ta nên tập quán chiếu mọi pháp thế gian qua lăng kính Phật Giáo, thì sẽ nhận ra được "Phật pháp không ngoài thế gian giác!"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]