Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
Lớn lên ở công viên
Năm 2006, lần đầu tiên tôi gặp Trần Tôn Trung Sơn khi cậu đang học lớp 7 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), để viết bài về một tấm gương nghị lực tuyệt vời. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Sơn là rất lễ phép, ít nói, nhưng đôi mắt thì ánh lên sự ấm áp và thông minh đặc biệt. Cậu còn có vẻ hài hước nữa. Tôi đã chảy nước mắt khi nghe anh Trần Sơn, ba của Sơn kể về những tháng ngày tối tăm của gia đình.
Năm 1992, Trần Tôn Trung Sơn sinh ra trong một gia đình nghèo ở bờ sông Bến Hải (Quảng Trị), mảnh đất hứng chịu chất độc da cam suốt những năm 1960 - 1970. Ba của Sơn là bộ đội từng chiến đấu trên mặt trận Lào. Ngày Sơn ra đời, cả nhà ai cũng buồn vì cánh tay trái ngắn tũn teo lại, không có bàn tay, còn tay phải thì cũng chỉ có 2 ngón. Vợ chồng anh Sơn đau đớn vì biết đây là di chứng của những năm chiến tranh. Càng đau đớn hơn khi dân làng bàn tán vì hình hài khác thường của Trung Sơn. Thương con, vợ chồng anh quyết định rời làng. Thế là giữa đêm khuya, ôm đứa con chỉ mới 20 ngày tuổi, vợ chồng anh Sơn nuốt nước mắt vào lòng, âm thầm lên tàu vào nam với hy vọng mảnh đất này sẽ có nhiều cơ hội để mở ra tương lai cho đứa con không lành lặn.
Điều kỳ diệu từ hai ngón tay
Cánh tay trái teo lại sát nách, cánh tay phải không còn nguyên vẹn, bàn tay chỉ có hai ngón. Nhưng, với hai ngón tay này, Trần Tôn Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) đã làm nên nhiều điều bất ngờ.
3 năm đầu tiên, “nhà” của Sơn là công viên Tao Đàn, “giường” chính là tấm chiếu trải xuống đất. Ba mẹ Sơn ban ngày gửi Sơn tại làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ) để đi làm thuê, đi học nghề, đêm cả nhà lại về công viên ngủ. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, vợ chồng anh Trần Sơn vẫn ngày đêm không nguôi giấc mơ nuôi con ăn học nên người.
Khi Trung Sơn lên 7 tuổi, ba mẹ mới dành dụm đủ tiền để thuê một phòng trọ nhỏ. Hành trình đi xin học cho con lúc bấy giờ của anh Sơn khổ cực trăm bề. Không trường học nào chịu nhận một đứa trẻ tật nguyền. Nhưng sau đó, ánh mắt vừa hy vọng vừa đau đớn của anh Sơn đã làm cô Hiệu trưởng Trường tiểu học dân lập Vạn Hạnh xúc động, nhận Sơn vào học. Trường cách nhà trọ 20 km, anh Sơn phải xin làm ở một chỗ mới gần trường để giúp con. Hết giờ học ở trường, ba lại chở Sơn đến nhà một cô giáo dạy trẻ khuyết tật cách trường 15 km để học viết chữ. Hôm nào cũng vậy, 9 giờ đêm hai cha con mới về tới phòng trọ.
Điều kỳ diệu là càng lớn Sơn càng thông minh và nghị lực. Những tháng ngày nhìn con tập viết bằng 2 ngón tay vô cùng đau đớn, ba của Sơn đau nhói lòng nhưng vẫn thủ thỉ động viên con... Sơn nhận thức được tình yêu vĩ đại của cha mẹ, nên đã không phụ lòng. Năm lớp 5, Sơn là học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và tiếng Việt, là một trong 5 học sinh giỏi nhất Q.Tân Bình, thủ khoa đầu vào Trường Nguyễn Gia Thiều, thủ khoa khi thi vào lớp chuyên Anh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Lên THPT, Sơn đậu vào Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) và liên tục là học sinh xuất sắc của trường.
Người khiến các giáo sư Đại học Harvard bật khóc
Sau đúng 10 năm, năm 2016, tôi bất ngờ khi nhận được điện thoại của anh Trần Sơn. Anh nói như reo: “Trung Sơn đã tốt nghiệp ĐH Harvard và trở thành cố vấn của IBM rồi cô!”, khiến tôi nghẹn ngào.
Gặp lại tôi, anh Trần Sơn kể, sau khi học xong lớp 11 Trường phổ thông Năng khiếu TP.HCM, năm 2010, Sơn nhận được học bổng 2 năm lớp 11 và 12 tại Trường trung học Fairmont (Mỹ). Sơn cũng tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện tại châu Phi, dạy học cho trẻ em nghèo, gây quỹ giúp đỡ người vô gia cư...
Anh Trần Sơn đưa tôi xem rất nhiều thứ, trong đó có bức thư khen của Tổng thống Obama và những bài luận của Trung Sơn khi nộp đơn vào ĐH Harvard.
Đó là bài luận bằng tiếng Anh của cậu bé bị chất độc da cam cướp đi sự lành lặn của đôi tay, tựa đề Nhìn đời qua bàn tay, có đoạn: “Khi còn là đứa trẻ, bàn tay này đã víu chặt mặt đất để giúp tôi cân bằng. Nó đã nắm chặt lại để giúp tôi có những cú đấm mạnh nhất khi chơi võ. Nó bám chặt vào thành chiếc xe đạp đua 4 bánh của tôi. Khi lớn lên, bàn tay này đã chịu đau đớn viết nên những con số, những nét chữ cho đến khi tôi có thể viết nên bài luận đầu tiên của mình về mẹ. Sau này, nó đã cầm bút để diễn tả những ý nghĩ tôi có trong đầu và giúp tôi giải những bài toán khó. Bàn tay duy nhất này đã từng tháo rời chiếc xe đạp của bố tôi ra để xem nó hoạt động thế nào, giúp tôi xoay tròn chiếc thước lên không trung giống như các nhà sư Thiếu Lâm, hay thích thú vẽ nên những bức tranh người que. Nó đã cầm viên phấn khi tôi dạy toán cho trẻ em nghèo, gõ lên bàn phím khi tôi làm việc cho một công ty máy tính trong kỳ nghỉ hè, và nắm lấy tay của bất cứ ai tôi gặp”...
Đọc xong bài luận, các giáo sư của ĐH Harvard đã bật khóc trước chàng trai nhỏ bé có nghị lực phi thường. Cùng với thành tích học tập và các hoạt động đáng nể trong quá trình học trung học của Sơn, năm 2011, Trường ĐH Harvard đã đón Sơn bằng học bổng toàn phần ngành công nghệ thông tin.
Trong một bài luận khác có tựa Hành trình của tôi, Sơn viết: “Những chiếc ghế công viên đã trở thành ngôi nhà mới của chúng tôi, nơi hành trình của tôi bắt đầu. Bố tôi làm việc cả ngày trong nhà hàng, trên lưng vừa cõng tôi vừa rửa bát đĩa và lau chùi nhà vệ sinh. Đêm đến, hai cha con tôi ngủ trên bất kỳ chiếc ghế nào tìm thấy. Để giữ ấm cho tôi, bố tôi cởi áo trải lên ghế và ôm chặt lấy tôi... Trong 3 năm, bố tôi chưa một đêm ngủ yên. Trong 3 năm đó, ông đã không ngừng từ bỏ hy vọng sẽ tìm ra cuộc sống tốt hơn cho tôi”.
Trần Tôn Trung Sơn và mẹ tại trụ sở của IBM ở Mỹ
Trở thành cố vấn của IBM
Năm 2016, trước khi tốt nghiệp ĐH Harvard, Sơn nộp hồ sơ vào Tập đoàn IBM. Vượt qua hàng ngàn ứng viên, Sơn đã được chọn để thể hiện khả năng của mình. Trong 2 ngày, Sơn phải chứng minh thực tài trước 4 hội đồng qua các bài thuyết trình, kiểm tra trình độ chuyên môn và hoạt động khác với các yêu cầu khắt khe. Cuối cùng, Sơn là một trong 8 ứng viên được nhận vào Tập đoàn IBM với vai trò cố vấn.
Trong lần gặp lại anh Trần Sơn vào năm 2016, anh kết nối với con trai qua điện thoại. Sau khi được ba giới thiệu có tôi, người từng viết bài về Sơn cách đây hơn chục năm, đang ngồi cùng, Sơn lập tức lễ phép “con chào cô” và trò chuyện cùng tôi. Trong giây lát, hình ảnh cậu bé với đôi mắt thông minh và ấm áp vụt trở về. Và rồi chớp mắt một cái, cậu bé đã trở thành một Trần Tôn Trung Sơn chững chạc, trưởng thành đã thực hiện trọn vẹn giấc mơ của ba mẹ dưới vòm trời công viên năm nào. Tất cả đều được làm nên từ một đôi bàn tay khuyết thiếu ấy!
Được thăng chức sau một năm làm việc
Mới đây nhất, trong tháng 12.2017, nhờ xuất sắc trong công việc, Sơn được Tập đoàn IBM thăng chức, trở thành quản lý vùng, làm việc tại Atlanta, bang Georgia (Mỹ).
Hầu như hằng ngày, Sơn đều gọi điện về thăm ba mẹ. Sơn cho biết cậu nhớ mãi những lời thủ thỉ của ba ngày xưa: “Bàn tay con có thể viết chữ, làm văn, giải toán, có thể ôm ba mẹ, có thể chơi võ và bơi… Nghĩa là con không có gì khác thường với bạn bè cả. Con hãy sống chân thành, vui vẻ, bạn bè sẽ hiểu và đón nhận con”. Sơn đã học tập, lớn khôn và được đón nhận bằng chính ý chí, niềm tin và nghị lực mà ba đã truyền cho Sơn, theo cái cách rất riêng đó của ba!
Thật vui mừng khi em trai của Sơn, Trần Tôn Đại Nghĩa cũng đang học lớp 11 tại Mỹ. Đại Nghĩa cũng thông minh, học giỏi và sắp tới có ý định nộp hồ sơ vào Đại học Harvard như anh trai mình.
Mỹ Quyên
Cánh tay trái teo lại sát nách, cánh tay phải không còn nguyên vẹn, bàn tay chỉ có hai ngón. Nhưng, với hai ngón tay này, Trần Tôn Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) đã làm nên nhiều điều bất ngờ.
Mới chào đời 20 ngày, Sơn đã phải theo người cha xuôi vào Nam. Cha ẵm Sơn đi gõ cửa khắp các cơ sở xã hội, các bệnh viện để tìm nơi điều trị di chứng chất độc da cam cho con. Cuối cùng, Sơn được Làng Hòa bình Từ Dũ (TP.HCM) nhận nuôi dưỡng. Suốt mấy năm liền, cha của Sơn sống ở Công viên Tao Đàn để tiện chăm sóc vệ sinh cá nhân cho con. Mỗi lần cùng cha ra công viên, Sơn cặm cụi tập viết bằng hai ngón tay. Từ năm lên 7, tuy vẫn thuộc “quân số” của Làng Hòa bình Từ Dũ nhưng Sơn bắt đầu theo cha ra ngoài trọ học.
Chỗ trọ không ổn định, những công việc thời vụ của người cha vô cùng bấp bênh, khoảng cách vô hình giữa Sơn và bạn bè đồng lứa..., bao nhiêu khó khăn tưởng sẽ làm “cậu học trò da cam” nản chí. Nhưng không, sức học của Sơn càng ngày khiến nhiều người nể phục. Năm lớp 5, cậu đã đoạt giải ba cấp thành phố môn Văn và Toán. Lên cấp 2, Sơn thi đậu vào trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP.HCM). Tại ngôi trường này, Sơn thường đạt điểm trung bình từ 9,6 điểm trở lên (môn Toán, Hóa) và trên 8,5 điểm (môn Anh văn)... Hiện nay, Sơn là học sinh lớp 11D trường Phổ thông năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM.
Tối 10.1, chúng tôi có dịp trò chuyện với Sơn trước khi em vào giờ học tiếng Anh tại Trung tâm Anh ngữ ILA Việt Nam. Với kết quả dự tuyển tiếng Anh 90/100 điểm (kỹ năng nói) và 88/100 điểm (kỹ năng viết), Sơn đã giành được học bổng toàn phần chương trình trung - cao cấp tại ILA từ tháng 11.2008 đến tháng 9.2009. Thay vì phải trải qua 5 tháng để hoàn tất lớp học đầu tiên thì chỉ sau hơn 1 tháng, Sơn đã được giáo viên nước ngoài đề nghị nhà trường cho em vượt lớp!
Được biết, những năm qua, Sơn đã mấy lần đập ống heo, lấy những đồng tiền dành dụm được để giúp những trẻ em bất hạnh khác. Không chỉ mê học tiếng Anh, Sơn còn ham thích “voọc” máy tính. Từ năm học lớp 6, Sơn mày mò tự học lập trình phần mềm. Hè năm 2008, Sơn đăng ký làm thêm ở Công ty phần mềm SiGlaz. Sau 3 tháng thực hành, Tổng giám đốc SiGlaz tại Việt Nam hết lời khen ngợi khả năng làm việc, sự nhanh nhạy của Sơn. Sơn ao ước một ngày nào đó sẽ được những nhà hảo tâm tạo điều kiện phẫu thuật cánh tay phải thẳng lại; lắp tay giả (bên trái) và có thể vận hành bằng con chip. “Nếu giấc mơ này trở thành hiện thực, việc đầu tiên Sơn muốn làm là gì?” - tôi hỏi. Sơn nói ngay: “Đó là được sử dụng máy vi tính bằng cả hai tay!”.
Ít ai biết, Sơn đã có nhất đẳng taekwondo từ mấy năm trước. Ngoài thời gian học ở trường, học thêm Anh văn, tự viết phần mềm..., Sơn còn dành nhiều thời gian đọc các loại sách. Ông Trần Sơn, cha của Sơn tự hào nói: “Ngoài quê, tui chỉ học hết lớp 1. Nhờ cháu, tôi đã biết đọc, biết viết, được cập nhật tình hình thời sự trong và ngoài nước...”.
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mườiđầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay,kẻ đó không biết được hòa âm vũ trụ trong trò chơi này. Nói thế không có nghĩalà bản thể vũ trụ ở trong tình trạng phân sáp làm đôi vàđối lập nhau; nhưng nóchỉ là một.
Đạo Phật không dừng lại ở nơi tối tăm mà luôn dùng ánh sáng trí tuệ để chuyển hóa si mê, u tối thành trong sáng, hiện thực. Trên đời này không gì quý bằng an vui và hạnh phúc. Vàng bạc, gấm vóc, lụa là, thức ăn sơn hào hải vị, vũ khí tối tân chỉ làm con người tăng trưởng thêm lòng tham lam, ích kỷ, sân si, nóng giận và giết hại lẫn nhau; càng nhiều mưu cầu, tham đắm riêng tư thì càng thêm khổ đau chồng chất, chỉ cần muốn ít biết đủ theo khả năng hiện tại thì nghèo khó vẫn an vui, hạnh phúc. Trớ trêu thay, thế gian này không biết bao nhà tỉ phú đã phải bỏ mạng sa trường vì hụt hẫng bên bờ hạnh phúc, họ cứ mải mê chạy theo trường đời danh lợi, quyền cao chức trọng để rồi phải ra đi trong tủi hận ưu phiền.
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
Có lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người xin coi bói toán... Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ...
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
Ni Sư Tenzin Palmo là đối tượng của quyển sách “Trong Động Tuyết Sơn” của Vicki Mackenzie thuật lại tiểu sử của Ni Sư Palmo và mười hai năm trong ẩn thất cô tịch của bà. Năm ngoái, bà đã gặp gỡ những người tham dự khóa nhập thất Lamrim (1) của Tushita Dharamsala và những hành giả khác tại Tu viện Tashi Jong bên ngoài Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Bài viết dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện của họ.
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi :
- Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ?
- Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ?
- Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ?
- Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ?
Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.