Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phép thiền định có thể ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer

16/12/201709:18(Xem: 6322)
Phép thiền định có thể ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer

 

Phép thiền định có thể ngăn ngừa

bệnh kém trí nhớ Alzheimer

 

Tạp chí Le Point, ký giả Anne Jeanblanc

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Lời giới thiệu của người chuyển ngữ

 

            Viện nghiên cứu Y khoa và sức khỏe (INSERM) của chính phủ Pháp vừa công bố các kết quả thật khích lệ về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định của Phật giáo đối với việc ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer và làm giảm bớt quá trình lão hóa của não bộ những người lớn tuổi. Hầu hết các nhật báo và tạp chí cùng các tập san khoa học tại Pháp và trên thế giới đồng loạt đưa tin này. Dưới đây là phần chuyển ngữ một trong các bản tin trên đây đăng trong tạp chí Le Point của Pháp ngày 07/12/2017. Độc giả có thể xem bản gốc trên trang mạng:

http://www.lepoint.fr/editos-du-point/anne-jeanblanc/mediter-pour-prevenir-la-maladie-d-alzheimer-07-12-2017-2177934_57.php

 

***

 thien-dinh

Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạng căng thẳng tâm thần, các xúc cảm tiêu cực và cải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác động tích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.

 

                                                                                                (Ảnh: Hu Jianhuan/Sipa Asia)

 

 

 

            Một số kết quả mang lại từ một cuộc khảo cứu khá lạ lùng vừa được Viện Quốc Gia về Sức Khỏe và Khảo Cứu Y Khoa (INSERME/Institut national de la Santé et de la Recherche médicale) công bố hôm 7 tháng 12, 2017 trong tập san Khoa học Scientific Reports. Cuộc khảo cứu này chủ yếu được dựa vào sự đối chiếu giữa các hình ảnh ghi nhận bằng máy móc y khoa về sự vận hành của não bộ của 73 người [bình thường không thiền định] ở lứa tuổi trung bình là 65 và 6 người hành thiền "lão luyện" đã từng luyện tập ít nhất từ 15.000 đến 30.000 giờ. Việc đối chiếu này cho thấy nhiều khác biệt rõ rệt liên quan đến một số vùng trong não bộ [giữa hai nhóm người trên đây]. Nếu nói theo nhà tâm thần học nổi tiếng Christophe André (bác sĩ trong một bệnh viện lớn về tâm thần tại Paris, tác giả của nhiều sách về thiền định) thì phép luyện tập thiền định là một "phương pháp giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống", và đối với các khảo cứu gia đưa ra các kết quả trên đây thì thiền định lại là một "phương tiện cải thiện quá trình lão hóa".

 

            Việc khám nghiệm và xác định các triệu chứng lão hóa trên phương diện tổng quát cũng không có gì là rắc rối lắm: càng lớn tuổi não bộ càng teo nhỏ và sự chuyển hóa (métabolism) chất đường glucose cũng suy giảm, khiến khả năng nhận thức theo đó cũng suy yếu. Các triệu chứng căng thẳng thần kinh (stress) và tình trạng mất ngủ được xem là hai yếu tố đưa đến bệnh kém trí nhớ Alzheimer, thế nhưng các yếu tố này cũng là các nguyên nhân làm gia tăng nhanh chóng các biến đổi sinh lý trên đây (tức não bộ bị teo nhỏ và khả năng chuyển hóa chất đường glucose bị suy giảm). Do đó điều hết sức quan trọng là phải tìm một phương pháp hữu hiệu ngăn chận các yếu tố này (căng thẳng tâm thần và mất ngủ). Và đó cũng là mục đích khảo cứu của hai nhóm khoa học gia của cơ quan INSERM tại hai thành phố Cean và Lyon, nhằm theo dõi các hiệu ứng tích cực mang lại bởi phép thiền định. Nhằm cụ thể hóa các hiệu ứng này bằng hình ảnh, hai nhóm khoa học gia trên đây đã sử dụng các kỹ thuật tạo hình IRM/MRI (Imagerie par Résonance Magnétique/Magnetic Resonance Imaging) và TEP/PET (Tomographie par Émission de Positons/Positron Emission Tomography) thiết đặt tại trung tâm nghiên cứu về hình ảnh sinh học y khoa Cyceron tại thành phố Cean.

 

            Khảo cứ gia Gaël Chételat trong nhóm 1237 chuyên về "các bệnh lý sinh học và các hình ảnh não bộ liên quan đến các bệnh thần kinh" tại thành phố Cean và cũng là người hướng dẫn công cuộc khảo cứu trên đây, cho biết là sáu người hành thiền "lão luyện" được chọn để thử nghiệm là những người tu tập Phật giáo theo nhiều tông phái khác nhau, sự chọn lựa mở rộng này là nhằm mang lại một ý niệm bao quát và tiêu biểu hơn về phép thiền định nói chung. Sự vận hành não bộ của sáu người này được đối chiếu với sự vận hành não bộ của 67 người đối chứng cùng tuổi tác nhưng chưa bao giờ biết hành thiền là gì. Hơn nữa các kết quả này cũng đã được đối chiếu thêm với một nhóm đối chứng khác đông đảo hơn, gồm 186 người ở tuổi từ 20 đến 67, nhằm xác định chính xác hơn các sự khác biệt giữa não bộ được cải thiện của những người hành thiền và não bộ bị lão hóa một cách tự nhiên theo tuổi tác của những người không hành thiền.

 

Thiền định có thể tạo ra các hiệu ứng tích cực chống lại sự lão hóa não bộ

 

            Khảo cứu gia Gaël Chételat đã đưa ra các bằng chứng cho thấy những sự khác biệt rõ rệt về dung tích chất xám của não bộ và khả năng chuyển hóa chất đường glucose [giữa những người hành thiền và không hành thiền]. "Một số vùng trong não bộ của những người hành thiền cho thấy dung tích chất xám cao hơn bình thường và sự chuyển hóa chất đường glucose cũng quan trọng hơn, và các vùng này thì lại là các vùng giữ các chức năng chủ yếu trong việc ngăn chận quá trình lão hóa của não bộ vì tuổi tác". Đối với những người không hành thiền thì thật hết sức rõ ràng các dấu hiệu làm gia tăng quá trình lão hóa cũng tập trung đúng vào các vùng đuợc cải thiện trong não bộ của những người luyện tập thiền định.

 

            Nhóm khoa học gia trên đây đã đưa ra kết luận như sau: "Các kết quả tiên khởi trên đây cho thấy phép thiền định có thể mang lại các hiệu ứng tích cực đối với tình trạng lão hóa não bộ, bằng cách làm giảm bớt các triệu chứng căng thẳng thần kinh, sự lo âu, các xúc cảm tiêu cực và mất ngủ, và đấy cũng là các triệu chứng thường gia tăng với tuổi tác". Vì thận trọng, các khảo cứu gia trên đây cho biết thêm là việc khảo cứu này sẽ còn được đẩy xa hơn nữa bằng cách đối chiếu với một số người đông đảo hơn. Việc này không gây ra khó khăn nào bởi vì Ủy ban tài trợ Âu Châu vừa cấp cho họ 6 triệu euros trong một dự án thật quy mô "Khảo cứu về Sức khỏe ở tuổi Bạc" (Silver Health Study) với mục đích tìm cách cải thiện quá trình lão hóa [đối với những người lớn tuổi]. Các kết quả đầu tiên sẽ được công bố trong năm 2019 tới đây.

 

 

 Lao-hoa-alzheimer

H.1: Khảo cứu gia Gaël Chételat đang giải thích về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định qua các hình ảnh ghi nhận được bởi máy móc y khoa.
Anne-JeanBlanc
H.2: Nữ ký giả Anne Jeanblanc, chuyên về các vấn đề sức khỏe và y khoa của tạp chí Le Point và một số đài phát thanh và truyền hình tại Pháp, và là tác giả của bài báo trên đây.

 

 

Vài lời ghi chú của người chuyển ngữ

 

            Điểm đáng lưu ý trước hết là bài báo trên đây đã nói lên sự quan tâm và tình trạng phát triển khá "rầm rộ" của phép thiền định của Phật giáo trong thế giới Tây Phương ngày nay. Thế nhưng nếu nhìn gần hơn thì các khảo cứu trên đây và phong trào luyện tập thiền định ở Âu châu cũng chỉ là một cách đưa Giáo Huấn của Đức Phật vào một cuộc "phiêu lưu" rất xa và rất thấp. Thật vậy Giáo Huấn của Đức Phật không nhắm vào chủ đích làm gia tăng dung tích chất xám và khả năng chuyển hóa chất đường glucose trong não bộ, mà đúng hơn là đạt được sự Giác Ngộ. Thiền định nếu hiểu theo các khoa học gia trên đây là một "phương pháp giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống" hay một "phương tiện cải thiện quá trình lão hóa" thì quả là một điều đáng buồn và cũng thật đáng tiếc.  

 

            Bất cứ một phong trào "rầm rộ" nào - kể cả trong các lãnh vực khoa học và sức khỏe - cũng đều đưa đến các hình thức lệch lạc. Thiền định là một phương pháp nội quán do đó thật khó kiểm chứng, vì thế lại càng dễ bị lợi dụng hơn. Trong thế giới Tây Phương có nhiều nhà sư, triết gia và học giả Phật giáo thật chân chính và uyên bác, nhưng cũng có một số tha hồ khai thác và lợi dụng phong trào mới mẻ này với mục đích bán sách hay mua danh. Dầu sao vấn đề này cũng không liên hệ gì đến các kết quả mang lại từ cuộc khảo cứu khoa học tuy không sâu sắc nhưng thật nghiêm chỉnh trên đây, điều quan trọng hơn là những người tu tập Phật giáo phải thận trọng và cảnh giác, không nên chỉ biết hy vọng dung tích chất xám và các sự chuyển hóa chất đường glucose trong não bộ mình gia tăng, mà phải hướng sự chú tâm vào các thể dạng vận hành thật sâu kín của tâm thức phía sau não bộ của mình hầu tinh khiết hóa chúng.

 

            Điểm đáng lưu ý thứ hai là dường như có một vài người than thở là phép luyện tập thiền định quá khó đối với họ, vì thế họ đành phải chọn phương pháp tu tập dễ dàng hơn của Tịnh Độ. Điều này hoàn toàn sai bởi vì trong việc tu tập Phật giáo không có gì dễ dàng hơn là thiền định. Sở dĩ mình cho rằng thiền định quá khó là vì trước hết mình tưởng tượng thiền định là một thứ gì đó thật siêu phàm, dành cho những người có nhiều khả năng hơn mình, và sau đó là vì mình đã quen tụng niệm và cầu xin, nay phải luyện tập thêm một phương pháp khác thì mình hơi nản, không muốn cố gắng thêm.

 

            Thế nhưng thiền định lại là một thứ gì đó thật tự nhiên và giản dị, tương tự như đi đứng, hít thở, ngắm nhìn và lắng nghe những gì hiện lên chung quanh mình và bên trong tâm thức mình. Nói một cách tổng quát hơn thì thiền định cũng chỉ đơn giản là sự "chú tâm" và "trở về": "chú tâm" có nghĩa là hướng sự tập trung tâm thần vào những gì đúng đắn và đáng để chú tâm; "trở về" có nghĩa là quay nhìn vào bên trong chính mình để tìm hiểu mình, khi nào hiểu được mình là gì thì đấy là sự giác ngộ.

 

Thí dụ như sáng sớm thức dậy nếu nghĩ đến hôm nay mình sẽ đi siêu thị nào, mua sắm những thứ gì thì đấy không phải là thiền định, thế nhưng nếu bước ra sân trông thấy một con sâu bé tí xíu đăng gặm một chiếc lá non hay những tia nắng sớm óng ả ở chân trời thì đấy là thiền định. Hoặc sau một ngày cực nhọc lắng nghe văng vẳng tiếng chuông và tiếng mõ của một người hàng xóm đang tụng niệm vào thời kinh buổi tối thì đấy là thiền định, trái lại nếu mở máy truyền hình xem phim Hàn quốc: cô này "yêu" cậu kia, cậu kia "yêu" cô khác, hoặc nghe một nam ca sĩ gân cổ hát nhạc rock, người lắc lư, chân đạp đạp, mồ hôi nhễ nhại thì không phải là thiền định. Hoặc trong bữa ăn nhai một miếng thịt thơm ngon mang lại cho mình sự thích thú thì không phải là thiền định, nhưng nếu ý thức được là mình đang hít vào và thở ra và trong khi đó thì con vật cho mình miếng thịt mà mình đang nhai không còn thở nữa, thì đấy là thiền định.

 

            Những bước đầu thật tự nhiên và dễ dàng đó sẽ giúp mình dần dần đi xa hơn, mang lại cho mình những hiểu biết sâu sắc hơn và biến mình thành một con người khác hẳn. Con người khác hẳn đó không còn quan tâm đến khối lượng chất xám cũng như tình trạng chuyển hóa chất đường glucose trong não bộ mình, cũng không quan tâm đến "phương pháp giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống" hay tìm cách "cải thiện quá trình lão hóa" của não bộ mình.       

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 14.12.17

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 8368)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 7306)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 6062)
Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui. Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.
28/08/2010(Xem: 52694)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 5002)
Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
28/08/2010(Xem: 8927)
Khi sinh ra, chúng tôi lên tàu và gặp cha mẹ của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng họ sẽ luôn luôn đi về phía chúng tôi. Tuy nhiên, tại một số trạm cha mẹ của chúng tôi sẽ bước xuống từ xe lửa, để lại cho chúng tôi trong hành trình này một mình. Khi thời gian trôi qua, những người khác sẽ lên tàu; và họ sẽ có ý nghĩa anh chị em của chúng tôi là, bạn bè, trẻ em, và thậm chí cả tình yêu của cuộc sống của chúng tôi.
28/08/2010(Xem: 51884)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 7054)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
28/08/2010(Xem: 7149)
Nếu chúng ta thọ năm giới, và khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản, tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến những gia đình khác trong xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567