Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài Tựa

30/11/201709:21(Xem: 3775)
Bài Tựa
BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ 
勸發菩提心文
Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lươc Giảng

Bài Văn Khuyên Phát Tâm Bồ Đề Khuyên phát, là chúng tavốn chưa phát tâm, nay Đại sư Tỉnh Am dùng ngôn ngữ vô cùng hợp lýhợp pháp, để khuyên nhắc khuyến khích chúng ta, khiến chúng ta phát tâmPhát tâm gì ? Chính là phát tâm Bồ đề.

Thế nào là tâm Bồ đề ? Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm. Trong chân tâm, không có các tướng ủy khúc quanh co, cũng chẳng có các hành vi bất chánh. Tâm Bồ đề cũng có thể nói rằng là tâm lợi người, tâm tự giác giác tha, tâm tự lợi lợi tha"Bồ đề" là tiếng Phạn, dịch là "giác đạo". Giác đạo có nghĩa là hiểu rõ đạo, khiến chúng ta hiểu rõ đạo này, hiểu rõ con đường này. Hiểu rõđạo, mới có thể tu hành ; nếu không hiểu đạo, thì không thể tu hànhThường hay điên đảo, cho phải là trái, cho trái là phải, trắng đen không rõ, nón giày lẫn lộnvị trí đảo ngượcHiểu rõ đạo thì có thể đi trên con đường chân chánh ; không hiểu rõ đạo thì sẽ bước vào đường tà. Tóm lại, không làm các việc ác, làm các điều lành, đó chính là tâm Bồ đề. Cho nên cũng chính là giữ gìn giới luậtchúng ta giữ gìn giới luật quy củ, đó chính là tâm Bồ đề ; không giữ gìn quy củ tức là làm mất đi tâm Bồ đề. Đó chính là ý nghĩa khái quát của tâm Bồ đề.

"Văn", là văn chương. Vì nó là từng thiên từng thiên, từng chương từng chương, nên gọi là văn chương. Nó có các loại văn pháp như khai hợp chuyển tích, có "chi hồ giả dã hỹ yên tai", lại có khởi thừa chuyển hợp, và lời văn viết ra mạch lạc, gọn gàng, trong đó bao gồm nhiều ý nghĩa. Bài "Văn Khuyên Phát Tâm Bồ đề" này, cũng giống như kinh điển vậy. Tuy chữ không nhiều, nhưng lý luận của bài văn rất viên mãn, vì thế trong Phật giáo, bài văn này chiếm địa vị vô cùng quan trọng.

Nguyên văn:

古杭梵天寺沙門實賢撰

Âm Hán Việt:

Cổ Hàng Phạm Thiên tự sa môn Thật Hiền soạn

Dịch:

Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn

 

Giảng:

Cổ Hàng : Từ xưa đến nay đều có một chỗ như thế, là chỗ nào ? Chính là Hàng ChâuHàng Châu là nơi Phật pháp phát triển hưng thạnh, có Tây Thiên Mục, Đông Thiên MụcNam Thiên Mục, Bắc Thiên Mục, lại có Thiên Thai Sơn, bảy đời chư Phật quá khứ đều xuất thế tại đây. Tại sao Trung Quốc có nhiều chúng sanh có căn tánh Đại thừa như thế ? Chính là vì chư Phật trước kia thường chọn Trung Hoa làm nơi xuất thế, vì thế chủng tử Đại thừa vốn đã gieo trồng tại đây.

 

Chùa Phạm Thiên : Phạm có nghĩa là thanh tịnh, chính là ngôi tự viện "Thanh Tịnh Thiên" này.

 

Sa môn : Sa môn là tiếng Phạn, là tiếng gọi chung của người xuất gia, dịch là "cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân si". Siêng tu giới định huệ có nghĩa là không điên đảo ; dứt trừ tham sân si, có nghĩa là không hồ đồ, không có vô minh. Vì thế danh hiệu chung của người xuất gia gọi là cần tức – cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân siVậy thì vị xuất gia này pháp hiệu là gì ? Chính là Thật Hiền. Ngài vốn gọi là Tư Tề, chính là "Kiến hiền tư tề yên" - thấy người hiền có đức hạnh thanh cao, muốn cố gắng làm cho được bằng người; lại có một tên riêng gọi là Tỉnh Am. Vì thế người ta thường gọi "Tỉnh Am Đại sưKhuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn".

 

Soạn : là soạn thuật, thuật là nói ra; soạn là đỗ soạn, chính là viết ra. Vậy thì bài văn này do ai soạn ? Chính là do Đại sư Tỉnh Am biên soạn. Sau khi Ngài biên soạn ra, không biết đúng hay sai, vì thế nên khách khí, chỉ nói là soạn, không nói là do Ngài trước tác. Lại nữa Ngài cho rằng ý nghĩa mà Ngài viết ra, trước kia chưa có ; vậy thì sau này có không ? Không biết được, vì thế gọi là đỗ soạn. Đỗ soạn chính là chỉ có một, không giống với người khác ; cũng chính là sáng tạo ra hình thức độc đáo mới mẻ khác người.

 

PhầnTựa 

Nguyên văn:

不肖,愚下凡夫僧實賢。泣血稽顙,哀告現前大眾,及當世淨信男女等。惟願慈悲,少加聽察。嘗聞入道要門,發心為首;修行急務,立願居先。願立則眾生可度;心發則佛道堪成。苟不發廣大心,立堅固願,則縱經塵劫,依然還在輪迴;雖有修行,總是徒勞辛苦。故華嚴經云:“忘失菩提心,修諸善法,是名魔業”。忘失尚爾,況未發乎?故知欲學如來乘,必先具發菩薩願,不可緩也。

Âm Hán Việt:

Bất tiếu, ngu hạ phàm phu tăng Thật Hiền, khấp huyết khể tảng, ai cáo hiện tiền đại chúng, cập đương thế tịnh tín nam nữ đẳng. Duy nguyện từ bi, thiểu gia thính sát. Thường văn nhập đạo yếu mônphát tâm vi thủ; tu hành cấp vụ, lập nguyện cư tiên. Nguyện lập tắc chúng sanh khả độ, tâm phát tắc Phật đạo kham thành. Cẩu bất phát quảng đại tâm, lập kiên cố nguyện, tắc túng kinh trần kiếp, y nhiên hoàn tại luân hồi; tuy hữu tu hành, tổng thị đồ lao tân khổ. Cố Hoa Nghiêm kinh vân: "Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp". Vong thất thượng nhĩ, huống vị phát hồ! Cố tri dục học Như Lai thừa, tất tiên cụ phát Bồ Tát nguyện, bất khả hoãn dã.

Dịch: 

Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạchtrong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xótlưu ý một chút mà nghe và xét cho.

Từng nghe, cửa yếu để vào đạo thì sự phát tâm làm đầu, việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh, tâm phát thì Phật đạo có thể thành. Nếu khôngphát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện vững bền kiên cố, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi. Dù có tu hành cũng chỉ là uổng công lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Nên kinh Hoa Nghiêm nói: "Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma". Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư? Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ tát nguyện, không thể chậm trễ vậy.

 

Giảng:

Bất tiếu : là không giống. Không giống cái chi ? Không giống trí huệ của chư Phật Bồ tátCao Tăng Đại Đức từ xưa. Vì các Ngài có trí huệ, vì thế bất luận viết ra cái gì, đều rất đáng tin cậy. Bất tiếu còn có cách giải thích khác. Ví dụ, cha là quan lớn, còn mình chỉ là một kẻ nông phu, vì thế gọi là bất tiếu ; hoặc cha là người giàu có sang trọng, mình lại là người nghèo hèn cực khổ, đó cũng gọi là bất tiếu. Tóm lại, không bằng tiền nhân, gọi đó là bất tiếu. Giống như Vua Nghiêu nhường thiên hạ cho Vua Thuấn, không truyền cho con mình là Đan Chu, vì Đan Chu bất tiếu, vì thế Ngài truyền thiên hạ cho người khác. "Bất tiếu" cũng chính là không giống với cha, không giống với tổ tiên. Mà Đại sư Tỉnh Am "bất tiếu" ý là nói tư tưởng tâm lý của Ngài không giống với chư Phật, chư Bồ tát. Tại sao không giống ? Vì Ngài không có trí huệ của Phật và Bồ tát.

 

Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn: Tôi là kẻ phàm phu, không phải là bậc thánh nhân; kẻ phàm phu Tăng này là ai ? là Thật Hiền. Tuy Ngài là phàm phu Tăng ngu hèn, rất ngu si, rất hạ liệt, là kẻ phàm phu bạc địa, nhưng Ngài có tấm lòng thành, có chân tâm, nói ra lời chân thành phát xuất từ chân tâmChân thành đến mức độ nào ? Chính là khóc ra lệ máu : khóc đến nỗi ra máu. Quý vị thử tưởng tượng nếu không phải chân thành đến cực điểm, khóc đến cực điểm, thì làm sao khóc ra lệ máu ? không bao giờ. Tuy đây là từ hình dung, nhưng cũng chính là sự biểu lộ tâm chân thành tha thiết của Ngài. Cúi đầu kính lạy chính là dập đầu xuống đất.

 

Đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền : Tôi a ! Khóc không ra tiếng, đau buồn khẩn thiết thưa với đại chúng hiện tiềnĐại chúng này bao gồm xuất giatại gia và tất cả chúng sanh; không những chỉ loài người mà tất cả chúng sanh khác đều bao gồm bên trong. Đại là quảng đại rộng lớn ; chúng là chúng sanh ; vì thế ở đây không những nói về người mà bao gồm tất cả chúng sanhCùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời: đây cũng có thể nói là hiện tại, cũng chính là đương thời, cũng giống như "hiện tiền" vậy, nhưng về mặt văn pháp thì Ngài dùng như thế. Thiện nam tín nữ v.v… cũng chính bao gồm tất cả người tại gia ở trong.

 

Cúi mong quý vị thương xótlưu ý một chút mà nghe và xét cho : Tôi hôm nay chỉ mong quý vị mỗi người từ bi thương xót để ra một chút ít thời giannghe lời tôi nói và xem xétsuy nghĩ. Chữ "xét" này chính là xem xétsuy nghĩ ; tiếng Anh gọi là think it over.

 

Từng nghe, cửa yếu để vào đạo thì sự phát tâm làm đầu : Tôi thường nghe người ta nói rằng. Nói cái gì ? Nói nếu muốn tu hành học đạo, thì con đường chính yếu quan trọng của nó là gì ? Nhất địnhtrước cần phải phát tâm Bồ đề, đây mới là điều quan trọng nhất. Việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước : Tu hành thì điều quan trọng nhất cần phải hiểu là gì ? Đó là cần phải phát nguyệnnếu không phát nguyện thì không thể tu hành ; dù nói rất nỗ lực tu hành, cũng đều là giả. Vì ngay cả nguyện chúng ta còn không dám phát, thì còn tu đạo gì ? Bạn nói tu đạo chính là đang gạt người vậy ! Nếu chân chánh muốn tu hành, tại sao không dám phát nguyện ? Vì thế nói, tu hành thì sự lập nguyện đứng trước, trước cần phải lập một nguyện.

 

Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh : chúng ta đã có nguyện lực, có nghĩa là đã có thuyền bè, mới có thể độ ngườiNếu không có thuyền, thì làm sao có thể độ người, đưa người đến bờ bên kia ? Nguyện giống như chiếc thuyền vậy. Nếu chúng ta không có nguyện, thì dù nói : "Tôi tu hành, tôi tu hành..." A ! Nhưng đến lúc đó thì quên mất không còn nhớ nữa. Vì thế lập nguyện đứng trước, khi đã có nguyện hộ trì, mới có thể hóa độ chúng sanhTâm phát thì Phật đạo có thể thành : Nếu ông đã phát tâm Bồ đề thì mới có đủ tư cách thành Phật ; nếu không phát tâm Bồ đề, thì không có cơ hội thành Phật. Cho nên, điều này rất vô cùng khẩn thiết, vô cùng quan trọng.

 

Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện vững bền kiên cố : Nếu như ông không phát tâm rộng lớn, mà cứ hẹp hòi, nhỏ mọn, một chút thiệt thòi cũng không chịu, cũng không thể xả bỏ, thì cần phải lập nguyện kiên cố vững bền nhất ; nguyện này tôi đã trình bày, nhất định cần phải làm như thế, không thể thay đổi, đó gọi là nguyện kiên cố vững bềnNếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện kiên cố vững bềnthì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng vẫn y nhiên ở trong vòngluân hồi : thì dù có trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng không thể thoát ra vòng luân hồiLuân hồi, chính là lục đạo luân hồi – thiên đạonhân đạoa tu la là ba thiện đạo; và địa ngụcngạ quỷsúc sanh là ba ác đạo. Vẫn phải xoay chuyển trong vòng luân hồi ; dù cho là làm việc lành nào, hoặc là sanh thiên, hoặc làm người hưởng phước báu cũng không có ý nghĩa gì, vẫn y nguyên ở trong vòng luân hồi ! Dù có tu hành cũng chỉ là uổng công lao nhọc : Tuy ăn chaytụng kinhniệm Phật, nhưng bất luận chúng ta cố gắng bỏ ra bao nhiêu công phu, đều là uổng công lao nhọc một cách vô ích, rất cực khổ ; chúng ta tu pháp môn gì, cũng không phải cứu cánh.

 

Nên kinh Hoa Nghiêm nói: "Nếu quên mất Tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma" : Vì thế Kinh Hoa Nghiêm nói : Nếu như quên mất Tâm Bồ đề, dù có tu các pháp lành, cũng là tu các nghiệp thiên ma ở sáu cõi trời Dục giới". Vì vô minh của mình chưa đoạn, tâm dâm dục chưa đoạn, tu các pháp này đều là tạo nghiệp thiên ma. Quên mất Tâm Bồ đề chính là niệm không thanh tịnh. Nếu niệm thanh tịnh chính là Tâm Bồ đềtâm niệm không thanh tịnh chính là ma nghiệp. Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư? : Quên mất Tâm Bồ đề, dù tu các pháp lành, cũng đều là ma nghiệp, huống hồ là chưa phát ư ! Nếu không phát tâm Bồ đề, thì chúng ta có thể tu cái gì ? Tu cái gì cũng đều là ma nghiệp.

 

Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ tát nguyện, không thể chậm trễ vậy : Vì thế cho nên chúng ta muốn học Phật pháp, muốn học Phật thừanhất định trước phải phát nguyện lực Bồ tát. Nếu chúng ta không phát nguyện lực này, thì thường xoay chuyển trong hang động của ma, cứ lui tới trong hang động của ma. Vì thế Tâm Bồ đề này, chúng ta không thể chờ đợi, không thể nói rằng : "Chúng ta sau này sẽ phát Tâm Bồ đề, lập nguyện Bồ tát!". Không thể như thế được ! Chúng ta nhất định phải ngay hiện tiền lập tức phát Tâm Bồ đề, hành Bồ tát đạo, mới có thể vượt ra vòng luân hồi, liễu thoát sanh tử !

 

Nguyên văn:

然心願差別,其相乃多;若不指陳,如何趨向?今為大眾略而言 之,相有其八。所謂邪、正、真、偽、大、小、偏、圓是也。云何名為邪、正、真、偽、大、小、偏、圓耶?世有行人,一向修行,不究自心,但知外務,或求利 養,或好名聞,或貪現世欲樂,或望未來果報,如是發心,名之為邪。既不求利養名聞,又不貪欲樂果報,惟為生死,為菩提,如是發心,名之為正。

Âm Hán Việt:

Nhiên tâm nguyện sai biệt, kỳ tướng nãi đa, nhược bất chỉ trần, như hà xu hướng? Kim vị đại chúnglược nhi ngôn chi, tướng hữu kỳ bát. Sở vị tà, chánh chân, ngụy, đại, tiểu, thiên,viên thị dã. Vân hà danh vi tà, chánh, chân, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên da? Thế hữu hành nhânnhất hướng tu hành, bất cứu tự tâm, đãn tri ngoại vụ, hoặc cầu lợi dưỡng, hoặc hiếu danh văn, hoặc tham hiện thế dục lạc, hoặc vọng vị lai quả báoNhư thị phát tâm, danh chi vi tà. Ký bất cầu lợi dưỡng danh văn, hựu bất tham dục lạc quảbáo, duy vị sanh tử, vị Bồ đềnhư thị phát tâm, danh chi vi chánh.

Dịch:

Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều tướng trạng khác nhau, nếu không chỉ ra thì làm sao biết mà xu hướng đến. Nay xin vì đại chúng mà ước lược trình bày. Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng là tà chánhchân ngụy, đại tiểu, thiên viên. Như thế nào là tà chánhchân ngụy, đại tiểu, thiên viên? Đời có kẻ tu hành mà từ trước đến nay chỉ một bề hành theo sự tướng, không biết tham cứu tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc mong cầu lợi dưỡng, hoặc ưa thích hư danh, hoặc ham dục lạc hiện đời, hoặc mong cầu phước báo mai sauphát tâm như vậy gọi là tà. Đã không mong cầu hư danh lợi dưỡng, lại không ham quả báu dục lạc đời sau, chỉ vì mong liễu thoát sinh tử, vì chứng đắc Bồ đềphát tâm như vậy gọi là chánh.

 

Giảng:

Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều : Đã là như thế, chúng ta nhất định phải phát tâm Bồ đề, lập nguyện kiên cố vững bềnNếu không phát tâm Bồ đề, thì không bao giờ có thể thành tựu Phật đạo ; không lập nguyện kiên cố bền vững sẽ không đạt đến mục đích, không đạt đến chỗ cứu cánh. Nhưng tâm nguyệnphát ra có rất nhiều loại không giống nhau, vì thế nên nói tướng trạng khác nhau : phát tâm chính là tư tưởng của người, mục đích của người, chí nguyện của người, mục tiêu của người ; căn tướng này rất nhiều, có thể nói nhiều đến tám vạn bốn ngàn.

 

Nếu không chỉ ra thì làm sao biết mà xu hướng đến : Nếu tôi không chỉ ra rõ ràng điều này, không trình bày cặn kẽ, thì làm sao quý vị biết mà tiến lên phía trước ? Xu, là tiến lên phía trước, đến chỗ đó. Hướng, là hướng đến chỗ đó ; đối diện với chỗ đó, gọi là đối hướng. Xu hướng, chính là ta làm sao để có được mục tiêu ? Ta làm sao để có phương châmtông chỉ ? Nay xin vì đại chúng mà ước lược trình bày : Đại sư Tỉnh Am nói, tôi nay vì đại chúng ước lược trình bày những điều quan trọng. Lược, là giản lược, không thể nói hết ; nói đơn giản một chút, nói ít một chút.

 

Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng : Tướng trạng này tổng quát thì có tám loại. Tám loại là gì ?là tà chánhchân ngụy, đại tiểu, thiên viên: Có tà, có chánh,có chân có ngụy, có đại có tiểu, có thiên có viên.

Thế nào gọi là tà ? Chính là lòng ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình. Thế nào gọi là chánh ? Chính là không ích kỷ. Thế nào gọi là chân ? Chính là lợi người không lợi mình. Còn ngụy chính là lợi mình không lợi người. Quý vị dùng sáu đại tông chỉ (1) để xem thì có thể hiểu rõ.

Thế nào gọi là tiểu, thế nào gọi là đại ? Tiểu chính là vì mình, đại là vì đại chúng. Nên nói "Vì người không vì mình, cuối cùng là Phật thể; vì mình không vì đại chúngrốt cuộc uổng phí cuộc đời". Dù có bỏ cả sanh mạng mình, cũng không có ích dụng gì. Đại là phát tâm quảng đại, cũng chính là hành Bồ tát đạo. Vậy nếu không phát đại tâm mà phát tiểu tâm thì sao ? Chính là không hành Bồ tát đạoích kỷ tự lợitranh giànhtham lam, ham cầu, chỉ tính toán cho mình, đó đều là tiểu. Nếu lo toan cho đại chúngchí công vô tưchánh trực không thiên vị, khắp cùng cúng dường, lấy pháp giới làm thể, lấy hư khônglàm dụng, đó gọi là đại.

Thiên là thiên về một bên, vào một chỗ nhỏ, không có viên dung. Viên là bao la vạn hữu, chính là viên mãn Bồ đề, không có chỗ nào mà không bao bọc, chẳng có chỗ nào mà không dung chứa. Tôi có một bài kệ tụng có thể dùng để hình dung cái "viên" này :

"Pháp giới vi thể hữu hà ngoại,

Hư không thị dụng vô bất dung.

Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,

Nhất niệm bất sanh tuyệt ngôn tông".

Dịch :

Pháp giới là thể có chi ngoài,

Hư không là dụng đều dung chứa.

Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,

Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn.

Viên, chính là "Pháp giới là thể có chi ngoài", lấy pháp giới làm thể, thì có cái gì ở bên ngoài pháp giớiđâu ? "Hư không là dụng đều dung chứahư không là một đại dụng thì không có gì không bao bọc bên trong. "Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt", đối với vạn sự vạn vật đều xem bình đẳng. "Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn", một niệm không sanh đường ngôn ngữ tuyệt, đây có thể nói là "viên" ! Ở đoạn văn sau Đại sư Tỉnh Am sẽ giải thích "thiên viên", ở đây tôi chiếu theo ý nghĩa đại khái của chữ để giải thíchmà thôi. Bài "Văn khuyên phát tâm Bồ đề" của Đại sư Tỉnh Am, nếu kết hợp với sáu đại tông chỉ của chúng ta, thì như áo trời không thấy vết chỉ may, thật là hoàn hảo toàn mỹ!

 

Như thế nào là tà chánhchân ngụy, đại tiểu, thiên viên? 

Đời có kẻ tu hành mà từ trước đến nay chỉ một bề hành theo sự tướng, không biết tham cứu tự tâm Thế gian có người tu hànhHành nhân là người tu hành, là người xuất gia. Người ấy tu hành thì tu hành, nhưng cứ mãi chấp trước, chuyên làm những việc bên ngoài. Ví dụ, hàng ngày bái sámlễ Phậttụng kinh, chỉ để cho người ta xem, còn mình thì không biết hồi quang phản chiếu : Trong tâm mình có bái sám không ? Có niệm Phật chăng ? Có lễ Phật chăng ? Có tụng kinh chăng ? Niệm ở trong tâm mới gọi là chân ! Nếu cứ làm những việc ngoài mặt màu mè, làm điệu bộ như mình là lão tu hành, bất luận dụng công phu gì, đều muốn cho người ta xem : Ví dụ quét nhà, quét sân cũng đợi có người đến mới quét, cho người ta biết mình đang làm việc cực khổ ! Cứ làm những việc bên ngoài, chẳng những không có công đức, mà còn là tà ! Đó chính là không chánh đáng, chỉ để khoe công ! Đối với người có chút việc lành, việc tốt nào, bèn nói : "Bạn biết không ? Vì bạn mà tôi như thế... như thế .... a", khiến người ta cảm kích mình, đó gọi là tà. Quý vị nên triệt để hiểu rằng: thi ân không cầu báo , giúp người không hối hận; đối với ai có điều tốt gì, đều nên quên đi, không nên thường nhớ đến. Mở miệng là nhắc đến, mỗi ngày từ sáng đến tối, cứ dùng cái này làm quảng cáo, làm bảng hiệu : "A ! Tôi đã làm việc tốt đó, bạn có biết không ? Ngôi chùa ở đó là do tôi tu bổ, bạn có nhìn thấy trên tấm biểu có tên của tôi chăng ?". Sợ người khác không biết đến mình, kêu người ta nhìn trên tấm biển có tên mình không, cứ ở chỗ đó tham danh vọng lợi dưỡng, đó chính là tà. Nếu không phải người như thế thì chính là chánh. Vì thế, tà chánhthì trái ngược nhau, tà thì thuộc về âm, chánh thì thuộc về dương. Tà thì nhìn không thấy trời, nhìn không thấy ánh sáng. Chánh thì chánh đại quang minh, bất luận chỗ nào đều cũng có thể làm được. Có người tu hành từ trước đến nay không ở tự tâm dụng công phu, chuyên môn hướng bên ngoài dong ruổi tìm cầu.

 

Chỉ lo những việc ở ngoài : Chỉ biết làm những việc bề mặt bên ngoài, như tụng kinh cho người, bái sám cho người…… Bạn xem, rất náo nhiệt, từ sáng đến tối mệt muốn chết, vô cùng cực khổ. "A ! Ta thật là vì pháp quên mình ! Các ông có biết tôi không ?". Đó là cứ mãi khoe công với người, biểu thị đức hạnh của mình, tuyên dương thanh thế, không thể giấu kín tài năng, không có tu dưỡng, không có hàm dưỡng. Tại sao người này chỉ giong ruổi đeo đuổi theo những việc bên ngoài ?

 

Hoặc mong cầu lợi dưỡng : Chính là vì lợi ích cho chính mình, dạy người cúng dường mình, tin tưởngmình, bảo người hoặc là chưng nhân sâm, hoặc là nấu nấm mèo cho mình ăn, hoặc là …… Vì thế, các ông nếu là đệ tử chân chánh của tôi, không ai được làm thức ăn cho tôi dùng. Dù sao đi nữa hiện nay tôi vẫn chưa chết đói mà ! Ông nay nấu nồi canh, ngày mai lại làm món khác, rườm rà, thật đáng ghét ! Quý vị cho rằng đó là thành tâm chăng ? Ông không nghĩ đến rằng đó là giúp kẻ xấu làm điều ác ! Chính là làm một người tu hành không còn tu hành nữa. Quý vị hiểu chưa ? Vì thế không nên cúng dườngriêng cho người nào.

 

Hoặc ưa thích hư danh : Hoặc là mong muốn kẻ khác đi khắp nơi thay mình tuyên truyền : "Thầy đó thật là lão tu hành ! Thật là vị đại tu hành a ! Thật là tốt a ! Như thế a ! ……". Phái rất nhiều thủ hạ, rất nhiều nhân viên đi khắp nơi tuyên truyền. Giống như "xí nghiệp hóa Phật giáo " chăng? Đây chính là tội nhân trong Phật giáo, kẻ bại loại trong Phật giáo ! Phật giáo làm sao xí nghiệp hóa được ? Muốn xí nghiệp hóa thì ra khỏi nhà (xuất gia) gì ? Ở nhà cũng có thể làm xí nghiệp, ai cũng đều có thể buôn bán kiếm tiền. Tại sao người xuất giaPhật giáo đồ lại làm xí nghiệp? Người thường còn nói : "Ai da ! Xí nghiệp hóa Phật giáo, hay a ! được a !…..". Đi về hướng địa ngục mà còn không biết ! Lại còn cho rằng hay, rằng tốt ! Đó chính là cầu mong lợi dưỡng, cứ mãi kêu người đưa tiền cho mình, "Ô ! Ta làm cái này ..., làm cái này …". Thật là tham cái danh vọng hão huyền.

 

Hoặc ham dục lạc hiện đời : Loại người xuất gia này, hiện tại tham dục lạc thì làm việc gì ? Suốt ngày ăn ăn uống uống, lại ăn thịt, uống rượu, lộn xộn bừa bãi, cái gì cũng đều làm, đó chính là tham dục lạc hiện tại, đó không phải là gieo giống địa ngục thì là cái chi ?

 

Hoặc mong cầu phước báo mai sau : Hoặc là nay làm các thứ công đức, là vì mong muốn tương lai làm quốc vương, hoặc làm như thế như thế để tương lai có quả báu tốt như thế. Đó đều là tà ! Khi tôi nói, thì nói hết những gì tôi biết, tôi biết thì không gì không nói, đã nói thì không gì không nói cho hết.

 

Phát tâm như vậy gọi là tà : Quý vị đã không nhận thức, lai a dua phụ họa theo "A ! chỗ đó xây dựngrất hay, rất đẹp, giống như hoàng cung vậy". Hoàng cung thì làm sao ? Vua trong hoàng cung vẫn đọa lạc như thường có gì hay ho đâu ? Các ông không hiểu đạo lý, cứ mãi chạy theo tà tri tà kiếntham sựnáo nhiệt nhất thời thì không nên !

Cái gì gọi là chánh ? Đã không mong cầu hư danh lợi dưỡng : Đã không tham danh vọng lợi dưỡng, cũng không muốn làm cho thanh danh của mình rộng lớn, cũng không muốn mọi người cúng dường cho mình. Lại không ham quả báu dục lạc đời sau : Cũng không tham dục lạc, cũng không nghĩ đến việc hưởng thụ. Tôi không thể nói tôi chánh, nhưng tôi nói với các ông, tôi đến nước Mỹ hơn 20 năm, chưa bao giờ đi đến Disney Land. Các ông thử nghĩ xem, các ông đến nước Mỹ phần đông đều đi tham quan Disney Land? Thậm chí không ít người xuất gia đến nước Mỹ cũng đều muốn tham quan Disney Land. Còn tôi là người quê mùa, nên không tham quan, tôi cũng không muốn biết cái đó.

Vậy không tham vọng dục lạc, cũng không tham hưởng thụ, quả báo ; chỉ vì mong liễu thoát sinh tử, vì chứng đắc Bồ đề : chỉ là vì mong liễu thoát sanh tử, vì mong giác ngộ, mong cầu trí huệ chân chánh.

 

Phát tâm như vậy gọi là chánh : Phát tâm như thế gọi là chánh. Nếu không phải vì liễu thoát sanh tử, không phải vì phát tâm Bồ đề, đó chính là tà. Vì thế, mọi người nên nhận rõ điều này; không nhận rõ điều này, tu hoài tu mãi đều là ma nghiệp, đều làm quyến thuộc của ma vương.

 

Nguyên văn:

念念上求佛道,心心下化眾生,聞佛道長遠,不生退 怯,觀眾生難度,不生厭倦,如登萬仞之山,必窮其頂;如上九層之塔,必造其巔,如是發心,名之為真。有罪不懺,有過不除,內濁外清,始勤終怠,雖有好心, 多為名利之所夾雜;雖有善法,復為罪業之所染污,如是發心,名之為偽。眾生界盡,我願方盡,菩提道成,我願方成。如是發心,名之為大。觀三界如牢獄,視生 死如怨家,但期自度,不欲度人,如是發心,名之為小。

Âm Hán Việt:

Niệm niệm thượng cầu Phật đạotâm tâm hạ hóa chúng sanh, văn Phật đạo trường viễn, bất sanh thối khiếp, quán chúng sanh nan độbất sanh yếm quyện, như đăng vạn nhẫn chi sơn, tất cùng kỳ đảnh, như thướng cửu tằng chi tháp, tất tháo kỳ điên. Như thị phát tâm, danh chi vi chân.

Hữu tội bất sám, hữu quá bất trừ, nội trược ngoại thanh, thủy cần chung đãi, tuy hữu hảo tâm, đa vị danh lợi chi sở giáp tạp, tuy hữu thiện pháp, phục vi tội nghiệp chi sở nhiễm ô. Như thị phát tâm, danh chi vi ngụy. Chúng sanh giới tận, ngã nguyện phương tận, Bồ đề đạo thành, ngã nguyện phương thành. Như thị phát tâm, danh chi vi đại. Quán tam giới như lao ngục, thị sanh tử như oán gia, đãn kỳ tự độ, bất dục độ nhân, như thị phát tâm, danh chi vi tiểu.

Dịch:

Niệm niệm trên cầu Phật đạotâm tâm dưới độ chúng sanh, nghe con đường thành Phật lâu xa cũng không sanh tâm thối chí khiếp sợ, thấy chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi, như leo núi cao vạn trượng cũng quyết trèo lên tận đỉnh, như lên tháp lớn chín tầng cũng cố lên đến tột nóc, phát tâm như vậy gọi là chân. Có tội không sám hối, có lỗi không trừ bỏ, trong trược ngoài thanh, trước siêng năng sau biếng lười, dù có tâm tốt phần lớn cũng bị danh lợi xen lẫn, dù tu thiện pháp phần nhiều cũng bị nghiệp tội làm ô nhiễmphát tâm như vậy gọi là ngụy. Chúng sanh độ hết nguyện ta mới hết, đạo Bồ đề thành nguyện ta mới thành, phát tâm như vậy gọi là đại. Xét xem ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia, chỉ mong tự độ, không muốn độ ngườiphát tâm như vậy gọi là tiểu.

 

Giảng:

Đại sư Tỉnh Am ở trên đã giảng về "tà chánh", nay giảng về "chân ngụy". Niệm niệm trên cầu Phật đạo: Đây là nói niệm niệm không quên, tâm tâm niệm niệm, không nghĩ điều gì khác, chỉ nghĩ đến việc trên cầu Phật đạo, mong cầu thành PhậtTâm tâm dưới độ chúng sanh thành Phật cần phải lập công, chớ nên nói không có một chút công lao cũng có thể thành PhậtVậy thì như thế nào mới có thể thành Phật ? Chính là cần phải lập công đức. Ở chỗ nào lập công đức ? Chính là giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh bỏ tà quy chánh, bỏ vọng quy chân, bỏ ngụy quy chân. Nếu khiến chúng sanh giác ngộ, thì chính chúng ta đã lập được công đức ở trong Phật giáo.

 

Nghe con đường thành Phật lâu xa cũng không sanh tâm thối chí khiếp sợ : Nhưng mà thành Phậtkhông phải chuyện dễ dàng, Phật đạo là con đường rất dài lâu ; Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phải trải quaba đại A tăng kỳ kiếp mới thành PhậtA tăng kỳ là Phạn ngữ, dịch là "Vô lượng số". Ba A tăng kỳ kiếp là ba vô lượng số ; không những là ba vô lượng số, mà còn là ba vô lượng số lớn, nên gọi là ba đại tăngkỳ kiếpVậy thì khi nhìn thấy thời gian lâu dài như thế, thì "vọng dương hưng thán" - nhìn biển cả thấy mình nhỏ bé, sanh lòng thối chí sợ hãi, nói : "Ôi ! Thời gian lâu dài như thế, ta làm sao có thể tu hànhđược !". Như chúng ta tụng kinh, nói : "A ! Bộ kinh này dài như thế ! Ta phải tụng đến lúc nào mới tụng xong, đến lúc nào mới có thể thuộc lòng ?". Đây đều là tâm thối chí khiếp sợ. Phật đạo tuy dài lâu, quý vị cũng không nên sanh tâm thối chí khiếp sợ, mà nên dõng mãnh tinh tấn, hướng lên phía trước, trên cầu Phật đạo, dưới hóa chúng sanh, không quên bổn phận tu hành học đạo của mình.

 

Thấy chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi : chúng sanh thì rất khó độ, bạn kêu nó bỏ đi tật xấu, nó chẳng những không bỏ mà còn tăng thêm những tật khác. Bạn xem ! Chúng sanh thì lạ kỳnhư thế. Bạn muốn độ họ, thì họ cứ không nhận sự hóa độ của bạn, thật không dễ dàng chút nào ; nhưng nếu bạn sanh tâm chán nản mệt mỏi, thì đó không phải là chân tâm !

Nếu không sanh tâm chán nản mệt mỏi, thì giống như cái gì ? Như leo núi cao vạn trượng cũng quyết trèo lên tận đỉnh : giống như leo núi cao vạn trượng (vạn nhẫn chi sơn) cũng nhất quyết trèo lên tận đỉnh. Vạn nhẫn, có thể nói là vạn dặm, cũng có thể nói là một vạn miles, cao như thế, lại có thể nói là vạn trượng ; tóm lại là leo lên ngọn núi rất cao. Như lên tháp lớn chín tầng cũng cố lên đến tột nóc: cũng giống như bảo tháp chín tầng, cũng quyết chí lên tột nóc.

 

Phát tâm như vậy gọi là chân : Phát tâm như thế, không giẫm chân tại chỗ, không nửa đường bỏ phế, có thủy có chung, đó gọi là chân chánh phát tâm Bồ đề.

Sao gọi là ngụy ? Có tội không sám hối : Người ấy vốn có tội, lại giấu giếm, không hướng đại chúngphát lồ sám hối, không nói thật với mọi ngườiCó lỗi không trừ bỏ : Rõ ràng biết mình có sai lầm, có tật xấu, lại nói : "Ai da ! Tôi làm sao được, đây là tật khí khi sanh ra đã có". Không muốn trừ đi tội lỗi sai lầmTrong trược ngoài thanh : bên trong đều là tật đố chướng ngạisi tâm vọng tưởngtham sân simạn nghi v.v… Bên ngoài thì "sắc trang giả hồ" - giả bộ làm ra dáng thanh cao. Trước siêng năng sau biếng lười : Khi xuất gia tu hành lúc ban đầu thì rất siêng năng, rất tinh tấnrốt cuộc có thủy không có chung, sau cùng lại lơ là lơi lỏng.

 

Dù có tâm tốt phần lớn cũng bị danh lợi xen lẫn : Tuy có tâm tốt, nhưng phần đông lại bị danh lợixen lẫn. Tại sao người ấy muốn làm việc tốt ? Vì mong muốn được tiếng tốt, muốn có cái tên ngụy thiện, làm những việc gạt người, cho nên nhứt cử nhứt động đều là vì lợi vì danh mà làm, không phải chân chánh vì Phật giáo mà làm.

 

Dù tu thiện pháp phần nhiều cũng bị nghiệp tội làm ô nhiễm : Tuy Phật pháp thì rất thiện, người lại ở trong thiện pháp làm những việc dâm dục, làm những việc không dám công khai với người. Như nay trong một tôn phái nọ, bừa bãi buông thả theo dục lạc, khắp nơi lộn xộn lăng nhăng, lại còn nói với người : "Tôn phái của chúng tôi phải là như thế", thật là hại chết người không ! vậy mà có một số người vô tri lại nghe theo mà nói : "Đây thật là pháp môn bí mật nhất", thằng mù dẫn thằng đui, đó chính là nhiễm ô !

 

Phát tâm như vậy gọi là ngụy : Người phát tâm như thế chính là ngụy.

Thế nào gọi là đại ? Chúng sanh độ hết nguyện ta mới hết : Chúng sanh giới tận có nghĩa là chúng sanh đã độ hết, như Bồ tát Địa Tạng Vương : "Địa ngục vị không thệ bất thành Phật ; chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề", đó chính là chúng sanh giới hết, phiền não nghiệp hết, nguyện của ta mới hết ; độ hết chúng sanh nguyện lực của ta mới là hết. Đạo Bồ đề thành nguyện ta mới thành : Bồ đề giác đạo – Phật đạo, tu thành công, thì nguyện lực của ta mới thành tựu.

 

Phát tâm như vậy gọi là đại : Phát tâm Bồ đề như thế thì không có gì lớn hơn nữa.

Chúng sanh độ hết, nguyện ta mới hết, là Bồ tát phát tâm ; Xét xem ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia : Đây chính là tiểu thừaNhị thừa thì tự độ mình, nhìn thấy ba cõi – dục giớisắc giớivô sắc giới, thì thấy khổ như lao tù ; nhìn thấy sanh rồi lại sanh, chết rồi lại chết, sanh sanh tử tử, thì giống như oan gia đối đầuChỉ mong tự độ, không muốn độ người : Vì thế chỉ biết độ mình, không muốn độ kẻ khác.

 

Phát tâm như vậy gọi là tiểu : Phát Tâm Bồ đề như thế gọi là tiểu. Tiểu nghĩa là tâm lượng quá nhỏ hẹp. Đại nghĩa là vô cùng rộng lớn, hết sức tinh vi. Bài "Pháp giới tụng" tôi viết trước kia cũng chính là biểu hiện cho đại :

"Pháp giới vi thể hữu hà ngoại,
Hư không thị dụng vô bất dung.
Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,
Nhất niệm bất sanh tuyệt ngôn tông"

Dịch :

Pháp giới là thể có chi ngoài,
Hư không là dụng đều dung chứa.
Vạn vật bình đẳng lìa phân biệt,
Một niệm không sanh bặt ngữ ngôn.

Đó chính là tâm lớn ! Lại nữa :

"Tánh tận nhân kỷ tham thiên địa,
Tâm đồng nhật nguyệt diệu dương xuân".

Dịch :

"Tánh cùng mình người bao trùm trời đất,

Tâm như nhật nguyệt soi sáng trời xuân"

Xem tất cả vạn sự vạn vật đều là một, thì không còn gì phân biệt.

 

Nguyên văn:

若於心外見有眾生,及以佛道,願度願成,功勛不 忘,知見不泯,如是發心,名之為偏。若知自性是眾生,故願度脫,自性是佛道,故願成就,不見一法,離心別有,以虛空之心,發虛空之願,行虛空之行,證虛空 之果,亦無虛空之相可得,如是發心,名之為圓。知此八種差別,則知審察;知審察,則知去取;知去取,則可發心。云何審察?謂我所發心,於此八中,為邪為 正,為真為偽,為大為小,為偏為圓。云何去取?所謂去邪去偽,去小去偏,取正取真,取大取圓。如此發心,方得名為真正發菩提心也。

Âm Hán Việt:

Nhược ư tâm ngoại kiến hữu chúng sanh, cập dĩ Phật đạonguyện độ nguyện thành, công huân bất vong, tri kiến bất mẫn, như thị phát tâm, danh chi vi thiên. Nhược tri tự tánh thị chúng sanh, cố nguyện độ thoát, tự tánh thị Phật đạo, cố nguyện thành tựu, bất kiến nhất pháp, ly tâm biệt hữu, dĩ hư không chi tâm, phát hư không chi nguyện, hành hư không chi hạnh, chứng hư không chi quả, diệc vô hư không chi tướng khả đắcnhư thị phát tâm, danh chi vi viên.

Tri thử bát chủng sai biệt, tắc tri thẩm sát, tri thẩm sát, tắc tri khứ thủ, tri khứ thủ, tắc khả phát tâmVân hà thẩm sát? Vị ngã sở phát tâm, ư thử bát trung, vi tà vi chánh, vi chân vi ngụy, vi đại vi tiểu, vi thiên vi viên. Vân hà khứ thủ? Sở vị khứ tà khứ ngụy, khứ tiểu khứ thiên, thủ chánh thủ chân, thủ đại thủ viên. Như thử phát tâm, phương đắc danh vi chân chánh phát Bồ đề tâm dã.

Dịch:

Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh mình nguyện độ, có Phật đạo nguyện thành, công phu không xả, thấy biết không tiêu mất, phát tâm như vậy gọi là thiên. Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, tự tánh là Phật đạo nên nguyện viên thành, không thấy một pháp nào lìa tâm mà riêng có, lấy cái tâm hư không phát cái nguyện như hư không, làm cái hạnh như hư không, chứng cái quả hư không, cũng không có cái tướng hư không có thể đắc được, phát tâm như vậy gọi là viên.

Biết tám tướng trạng khác nhau trên đây là biết quán xét kỹ càng, biết quán xét kỹ càng thì biết lấy bỏ, biết lấy bỏ thì có thể phát tâm. Quán xét như thế nào? Là xem sự phát tâm của ta, trong tám tướng trạng trên đây, là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên. Lấy bỏnhư thế nào? Là bỏ tà, bỏ ngụy, bỏ tiểu, bỏ thiên, lấy chánh, lấy chân, lấy đại, lấy viên. Phát tâmnhư vậy mới được gọi là chân chánh phát Tâm Bồ đề.

 

Giảng:

Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh mình nguyện độ, có Phật đạo nguyện thành : Giả như ở bên ngoài tâm của mình thấy có chúng sanh có thể độ, thấy Phật đạo có thể thành, bèn nguyện độ thoát chúng sanh ở ngoài tâm, nguyện thành tựu Phật ở ngoài tâm. Công phu không xả : Cho rằng độ chúng sanh thành Phật thì có công đức, thường không quên ; liền mong muốn thành Phật, sanh ra tâm chấp trướcThấy biết không tiêu mất : Không thể diệt trừ tà tri tà kiến, chính là không có trừ bỏ đi.

 

Phát tâm như vậy gọi là thiên : Phát tâm như thế, trong tâm thường chấp trước vào một vật, đó gọi là thiên. Vì ông không hiểu rõ đạo lý, vẫn còn thiên kiến.

 

Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát : nếu biết tự tánh chính là chúng sanhchúng sanh không lìa tự tánh, tất cả chúng sanh đều ở trong tự tánhNếu có thể nhìn thấu suốt như thế, thì tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ, tự tánh phiền não thệ nguyện đoạn, tự tánh pháp môn thệ nguyện học, tự tánh Phật đạo thệ nguyện thành. Tự tánh là Phật đạo nên nguyện viên thành : Vì thành tựu tự tánhPhật đạo, không lìa tự tánh, nên mong muốn thành PhậtKhông thấy một pháp nào lìa tâm mà riêng có : không có pháp nào mà có thể chấp trước, bạn không nên sanh ra pháp chấp nào. Nếu cảm thấy có pháp để học, thì đó là bạn ở ngoài tâm học pháp, ngoài tâm cầu pháp, đó là ngoại đạoVậy thì phải như thế nào ? Lấy cái tâm hư không : giống như hư không vậy. Phát cái nguyện như hư không : Nguyện của ông cần rộng lớn như hư khôngLàm cái hạnh như hư không : Các hạnh nguyện của mình cũng phải giống như hư không vậy. Chứng cái quả hư không : Chứng đắc quả vị rộng lớn như hư khôngCũng không có cái tướng hư không có thể đắc được : nhưng vẫn không chấp trước, không chấptrước hư không có tướng gì ; nếu chấp trước có một tướng tồn tại thì đã là chấp trước. Vì thế phát tâmnhư vậy gọi là viên phát tâm như thế gọi là viên.

 

Biết tám tướng trạng khác nhau trên đây là biết quán xét kỹ càng : đã biết tám tướng trạng khác nhau này, thì nên cẩn thận quán xét kỹ càng. Biết quán xét kỹ càng thì biết lấy bỏ, biết lấy bỏ thì có thể phát tâm : Biết quán xét kỹ càng thì biết bỏ cái gì, lấy cái gì ; như thế mới có thể phát tâm.

 

Quán xét như thế nào? Quán xét như thế nào ? Là xem sự phát tâm của ta, trong tám tướng trạng trên đây : chính là xem sự phát tâm của ta, trong tám loại phát tâm này, là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên : là tà, hay là chánh ? là chân hay là ngụy ? là lớn hay là nhỏ ? là thiên hay là viên ? Tự hỏi lấy mình. Lấy bỏ như thế nào? Sau khi quán sát kỹ càng, đã biết rồi, thì nên bỏ cái gì, lấy cái gì ? chính là Là bỏ tà, bỏ ngụy, bỏ tiểu, bỏ thiên : cái tà, cái ngụy thì cần phải bỏ đi ; cái nhỏ, cái thiên cũng cần phải bỏ đi. lấy chân, lấy đại, lấy viên ; cần phải lấy chánh, lấy chân, lấy đại, lấy viên. Phát tâm như vậy mới được gọi là chân chánh phát Tâm Bồ đề : Phát tâm như thế, mới có thể gọi là chân chánh hiểu rõ phát Tâm Bồ đề, sau này mới có thể viên mãn Bồ đề rộng lớn như hư không.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2022(Xem: 6665)
Cháu tìm ra chút nhân duyên Trời cao biển rộng ngoại tìm ra không? Non xanh nước biếc phiêu bồng Về già ngoại vẫn đếm đong đi tìm Một đời bay mỏi cánh chim Nghiệp duyên ba nổi bảy chìm xang bang Lên non xuống biển tìm vàng Nhân duyên bắt được chỉ toàn đá rêu
17/02/2022(Xem: 4385)
“Một con én một đoạn đường lay lất Một đêm dài nghe thác đổ trên cao Ta bước vội qua dòng sông biền biệt Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao
17/02/2022(Xem: 4501)
Phần này tiếp theo loạt bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes” về các Kinh Lạy Cha và Kinh A Ve (đánh số 5 và 26). Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Tin Kính (KTK) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh.
15/02/2022(Xem: 8440)
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới). Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
13/02/2022(Xem: 6014)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
13/02/2022(Xem: 6854)
Có ông triệu phú thời xưa Tuy giàu nhưng rất nhân từ đáng khen Ông thường có một bạn quen Bạn ông thật tốt nhưng tên lạ lùng Tên “Xui” nghe xấu vô cùng Cả hai trước học một trường, ganh đua Thân tình từ thuở ấu thơ Đã từng nô giỡn, chơi đùa bên nhau Giúp nhau mọi việc trước sau Tuổi xanh tình bạn dài lâu vững vàng.
13/02/2022(Xem: 7069)
Thuở xa xưa có một người Trong gia đình nọ sống đời giàu sang Nhưng mà ông lại chẳng màng Chẳng ưa cuộc sống tầm thường thế nhân Ông vào Hy Mã Lạp Sơn Sống đời ẩn sĩ ở luôn trong rừng Hàng ngày thiền định tập trung Chân tâm phát triển vô cùng an vui
12/02/2022(Xem: 11886)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
10/02/2022(Xem: 10931)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 7062)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]