Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Tông

26/10/201709:01(Xem: 4615)
Thiền Tông

THIỀN TÔNG

Khai tổ: Từ đức Phật Thích-ca Mâu-ni truyền đến Tổ Bồ-đề Đạt-ma là 28 đời. 
 Tổ Bồ-đề Đạt-ma truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ 6. Tổ Huệ Năng khai sáng dòng thiền Nam tông vào thế kỷ 7.
 Vinh Tây (Rinzai) truyền tông Lâm Tế sang Nhật Bản vào thế kỷ 12. Đạo Nguyên truyền tông Tào Động sang Nhật vào thế kỷ 13.
Giáo lý căn bản: Tổ Bồ-đề Đạt-ma truyền kinh Lăng-già, Tổ Huệ Năng giảng kinh Kim cang. Từ sau Tổ Huệ Năng, lấy bộ Pháp Bảo Đàn Kinh làm cương yếu.
Tông chỉ: Không lập thành văn tự giáo nghĩachỉ thẳng vào tâm người, thấy tánh thành Phật

LỊCH SỬ

A. Lịch sử Thiền tông Ấn ĐộThiền tông xem đức Phật Thích-ca Mâu-ni là vị khai tổ, khác với hầu hết các tông phái khác đều có một vị tổ sư khai sáng, vận dụng một phần giáo lý nào đó trong kinh Phật để sáng lập thành tông phái của mình. Sở dĩ như vậy là vì Thiền tông không xem trọng sự truyền thừa qua giáo nghĩa, kinh văn, mà chỉ chấp nhận “dĩ tâm truyền tâm”, nghĩa là phải có sự truyền trao trực tiếp giữa bậc thầy và đệ tử

Một hôm, đức Phật ở núi Kỳ-xà-quật, cầm một cành hoa đưa lên giữa chúng hội và không nói gì cả. Đại chúng đều ngơ ngác, phân vân không hiểu, chỉ duy nhất có ngài Ma-ha Ca-diếp mỉm miệng cười. Khi ấy, đức Phật dạy: “Ta có Chánh pháp nhãn tạngdiệu tâm Niết-bàn, nay truyền lại cho Ma-ha Ca-diếp.” Từ đó, ngài Ca-diếp nhận lãnh truyền thừatrở thành tổ thứ nhất của Thiền tông Ấn Độ

Sau ngài Ca-diếp truyền đến tổ thứ hai là Tôn giả A-nan, tổ thứ ba là Tôn giả Thương-na Hòa-tu, tổ thứ tư là Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa (Upagupta), tổ thứ năm là Tôn giả Đề-đa-ca, tổ thứ sáu là Tôn giả Di-già-ca, tổ thứ bảy là Tôn giả Bà-tu-mật-đa (Vasumitra), tổ thứ tám là Tôn giả Phật-đà Nan-đề (Buddhanandi), tổ thứ chín là Tôn giả Phật-đà Mật-đa (Buddhamitra), tổ thứ mười là Tôn giả Hiếp,[45] tổ thứ mười một là Tôn giả Phú-na Dạ-xa, tổ thứ mười hai là Đại sĩ Mã Minh, tổ thứ mười ba là Tôn giả Ca-tỳ Ma-la (Kapimala), tổ thứ mười bốn là Đại sĩ Long Thụ, tổ thứ mười lăm là Tôn giả Ca-na-đề-bà, tổ thứ mười sáu là Tôn giả La-hầu-la-đa, tổ thứ mười bảy là Tôn giả Tăng-già Nan-đề, tổ thứ mười tám là Tôn giảGià-da Xá-đa, tổ thứ mười chín là Tôn giả Cưu-ma-la-đa, tổ thứ hai mươi là Tôn giả Xà-da-đa, tổ thứ hai mươi mốt là Tôn giả Bà-tu Bàn-đầu (Vasubandhu),[46] tổ thứ hai mươi hai là Tôn giả Ma-nô-la (Manorata), tổ thứ hai mươi ba là Tôn giả Hạc-lặc-na, tổ thứ hai mươi bốn là Tôn giả Sư Tử,[47] tổ thứ hai mươi lăm là Tôn giả Bà-xá Tư-đa, tổ thứ hai mươi sáu là Tôn giả Bất-như Mật-đa, tổ thứ hai mươi bảy là Tôn giả Bát-nhã Đa-la, tổ thứ hai mươi tám là Tôn giả Bồ-đề Đạt-ma (Bodhidharma).[48] 

B. Thiền tông truyền sang Trung Hoa: Tổ sư thứ 28 của Thiền Tông Ấn Độ sang Trung Hoa vào khoảngnăm 520. Ngài là một vị hoàng tử thứ ba, cũng là con út của vua Hương Chí nước Ca-xi[49] ở miền Nam Ấn Độ. Ngài vâng theo di ngôn của thầy là Tổ Bát-nhã Đa-la, theo đường biển sang Trung Hoa để truyền pháp. Khi ngài đến Quảng Đông vào ngày 21 tháng 9 năm 520, vua Võ Đế nhà Lương rất cung kínhthân hành ra đón ngài từ xa. Nhưng vua không có căn khí Đại thừa, sau khi tiếp xúc với ngài lại chẳng học hỏi được gì. Ngài liền bỏ đi lên Tung sơn, vào một hang động vắng vẻ mà ngồi yên lặng đến chín năm. Người đời không hiểu, gọi ngài là “Thầy Bà-la-môn ngồi nhìn vách”.[50] Đây chính là động Thiếu Thất, sau này được lấy làm tên gọi cho sách Thiếu Thất lục môn, ghi chép những lời dạy của ngài về Thiền học.

Bấy giờ có một vị tăng tên Thần Quang, là người học rộng biết nhiều, trí tuệ sâu rộng. Nghe chuyện Tổ sư ngồi ngó vách, Thần Quang biết là bậc siêu phàm, liền tìm đến ra mắt. 

Thần Quang đến nơi, lễ bái nhiều lần, Tổ vẫn lặng thinh ngồi ngó vách, không để ý gì đến. Thần Quangtự nghĩ: “Người xưa cầu đạo không tiếc thân mạng. Nay ta phải tỏ lòng thành mới mong được hỏi đạo.” Thần Quang liền đứng trước cửa động suốt đêm không ngủ. Khi ấy trời giá lạnh, đến sáng tuyết rơi phủ đầy người, ngập lên quá đầu gối mà Thần Quang vẫn đứng yên chắp tay hướng về phía Tổ sư, nét mặt không hề thay đổi.

Tổ sư biết người thật lòng cầu đạo, liền quay ra hỏi:

“Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết lạnh, trong lòng muốn cầu chuyện gì chăng?”

“Đệ tử muốn cầu diệu đạo.”

Tổ sư nói: “Diệu đạo của chư Phật phải trải qua rất nhiều khó khăn mới mong cầu được. Nay ngươi chỉ qua một đêm chịu lạnh mà muốn được diệu đạo hay sao?”

Thần Quang biết mình đã gặp được bậc chân truyềnquyết lòng cầu đạo, liền tự tay dùng dao bén cắt đứt cánh tay trái mà dâng lên trước mặt Tổ sư.

Tổ Bồ-đề Đạt-ma dạy rằng:

“Chư Phật cầu đạo đều vì pháp quên mình. Nay ngươi tự chặt tay cầu đạo, cũng có thể nói là có thành ý. Lòng ngươi có chỗ nào muốn hỏi, cứ hỏi đi.”

Thần Quang thưa: “Tâm con chưa an, xin thầy truyền cho pháp an tâm.”

Tổ sư nói: “Ngươi hãy đưa tâm đây, ta sẽ an tâm cho.”

Thần Quang im lặng một lát rồi thưa: “Con tìm tâm không thể được.”

Tổ nói: “Ta an tâm cho ngươi rồi đó.”

Thần Quang nghe xong đại ngộTổ sư liền đổi tên cho là Huệ Khả. Về sau, Tổ Bồ-đề Đạt-ma truyền y bát cho Huệ Khả. Ngài là vị Sơ tổ truyền Thiền tông đến Trung Hoa, nên Huệ Khả nối tiếp theo ngài mà làm Nhị tổ. 

Các đời tổ sư tiếp theo là Tam tổ Tăng Xán, Tứ tổ Đạo TínNgũ tổ Hoằng NhẫnLục tổ Huệ Năng.

Từ ngài Huệ Năng trở về sau, Thiền tông chia ra làm hai phái thiền Nam tông và Bắc tôngNam tôngchủ trương pháp thiền Đốn ngộ, do ngài Huệ Năng khởi xướng. Bắc tông theo pháp thiền Tiệm ngộ, do Đại sư Thần Tú dẫn dắt. Đại sư Thần Tú cũng là một vị cao đồ của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, đã từng được Ngũ tổ giao cho làm Giáo thọphụ trách giảng dạy cho cả hàng ngàn môn đồ khác.

Thiền Nam tông do ngài Huệ Năng truyền lại sau này hình thành nên năm phái lớn gọi là Ngũ giagồm có các tông Lâm TếQuy NgưỡngTào ĐộngVân Môn và Pháp Nhãn. Về sau, tông Lâm Tế lại sản sinh thêm hai chi phái nữa là Hoàng Long và Dương Kỳ, hợp cả thảy thành bảy tông, gọi là Thất tông. Vì thế, nói đến Thiền Trung Hoa, người ta thường dùng cụm từ “Ngũ gia Thất tông” là để chỉ chung tất cả những tông phái này.

C. Nam Năng Bắc TúThiền tông truyền từ Tổ Bồ-đề Đạt-ma đến Ngũ tổ Hoằng Nhẫn vẫn chỉ là một nguồn mạch duy nhấtTuy nhiên, trong số các môn đồ của ngài có sự khác biệt lớn lao về kiến giải, và do đó dẫn đến phương pháp tu tập cũng khác nhau. Điều này lần đầu tiên bộc lộ khi hai vị Huệ Năng và Thần Tú cùng trình lên Ngũ tổ hai bài kệ để bày tỏ kiến giải của mình.

Bài kệ của Đại sư Thần Tú như sau:

Thân thị bồ-đề thụ,
Tâm như minh kính đài.
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.

Tạm dịch:

Thân là cây bồ-đề,
Tâm như đài gương sáng.
Thường siêng lau, siêng rửa,
Chớ để bám bụi nhơ.

Qua bài kệ trên, Đại sư Thần Tú cho rằng bản tánh giác ngộ vốn sẵn có nơi mỗi con người, nhưng tự nó không thể hiển bày nếu không có sự chuyên cần tu tập. Do đó, ngài đã so sánh tâm như một tấm gương sáng, nhưng nếu muốn phản chiếu được hình ảnh thì cần phải được thường xuyên lau chùi, làm sạch. Nếu không được vậy, cho dù là gương sáng cũng không thể hiển bày, phát huy tính chất của nó, bởi vì những lớp bụi nhơ sẽ bám đầy trên bề mặt và làm cho tấm gương ấy không còn có khả năng phản chiếu hình ảnh! Sự “lau chùi thường xuyên” ấy chính là chỗ công phu tu tập của người tu thiền.

Bài kệ của ngài Huệ Năng được viết sau khi ngài đã đọc bài kệ của Thần Tú, và thực ra không phải là một bài kệ độc lập mà chỉ mang tính chất đối đáp, nhằm nêu lên những khác biệt về kiến giải của ngài so với Đại sư Thần Tú. Toàn văn bài kệ như sau:

Bồ-đề bản vô thụ,
Minh kính diệc phi đài.
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai?

Tạm dịch:

Bồ-đề vốn chẳng phải cây, 
Gương sáng cũng chẳng phải đài.
Xưa nay vốn không một vật,
Chỗ nào bám được bụi nhơ?

Qua bài kệ này, ngài Huệ Năng đã trình bày một cách hiểu hoàn toàn khác biệt so với ngài Thần Tú. Ngài cho rằng bản tánh giác ngộ tuy không được hiển lộ nhưng cũng chưa từng bị che mờ bởi ngoại duyên trần cảnhQuan điểm này không chỉ khác với ngài Thần Tú mà cũng là khác hẳn với giáo lý của tất cả các tông phái khác đương thời. Ngài Huệ Năng cho rằng sự trực nhận chân lý, hay sự giác ngộ là một quá trình được diễn ra độc lập và tức thời, chỉ cần người tu tập biết nhìn thẳng vào tự tâmtừ bỏmọi kiến chấp sai lệch, thì có thể ngay tức thời giác ngộ, không liên quan gì đến những “bụi trần” che phủ kia. Giáo pháp “đốn ngộ” này là cực kỳ siêu việt và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận được ngay. Vì thế, ngài Thần Tú qua cuộc trao đổi này vẫn giữ nguyên quan điểm của mình.
Ngũ tổ Hoằng Nhẫn đã nhận ra ngay sự khác biệt giữa quan điểm của hai người học trò mình về phương pháp tu tập. Vì thế, ngài lập tức truyền y bát cho Huệ Năng làm tổ thứ sáu và dạy phải lánh về phương Nam một thời gian. Điều này cho thấy ngài tán thành với cách hiểu của Huệ Năng, và cũng biết là giáo pháp “đốn ngộ” chưa thể được tiếp nhận ngay mà cần có một thời gian chờ đợi.

Qua việc này, sự phân biệt giữa hai phái thiền Nam tông và Bắc tông bắt đầu hình thành. Sau đó, Đại sư Thần Tú trở thành một vị quốc sưgiáo hóa rất nhiều đồ chúng ở phương Bắc và vẫn luôn trung thành với phương pháp “tiệm tu” của mình, luôn dạy người phải tinh cần tu tập, “thường xuyên lau rửa” để giữ tâm sáng suốt, mỗi ngày càng đến gần hơn với sự giác ngộ.

Ngược lại, ngài Huệ Năng lưu lạc về phương Nam, ẩn cư hơn 15 năm, sau đó mới bắt đầu hoằng truyền giáo pháp “đốn ngộ”. Ngài dạy rằng điều cốt yếu nhất của người tu thiền là phải trực nhận được thực tại vốn chưa từng sinh diệt. Vì chưa từng sinh diệt nên trong thực tại ấy “xưa nay vốn không một vật”, không cần thiết phải quay quắt trong đó mà tìm cầu sự giải thoát. Chỉ cần trực nhận được thể tánhchân thật của chính mình và vạn vật, hay là tánh Phật, thì tự nhiên sẽ không còn bị hết thảy những ngoại duyên trần cảnh trói buộc được nữa. Ngài gọi sự giải thoát tức thời hay “đốn ngộ” này là “kiến tánh thành Phật”.

Người đời sau gọi sự phân chia Thiền tông thành hai phái như vậy là Nam Năng, Bắc Tú. Nghĩa là phương Nam do ngài Huệ Năng giáo hóa, và phương Bắc là nơi ngài Thần Tú dạy dỗ. 

D. Thiền tông truyền sang Nhật Bản: Năm 1191, ngài Vinh Tây lần đầu tiên truyền phái thiền Lâm Tế sang Nhật Bản, được gọi với tên là Rinzai. 

Ngài Vinh Tây là người Nhật, tên trong tiếng Nhật là Eisai, người Trung Hoa đọc là Vinh Tây. Ngài sinh năm 1141 và mất năm 1215, chính là người sáng lập tông Rinzai, tức là tông Lâm tế ở Nhật Bản

Ngài sinh trong một gia đình theo Thần đạo, nhưng bắt đầu học Phật pháp từ nhỏ, chủ yếu là giáo lý của tông Thiên Thai ở núi Tỉ-duệ. Tại đây, ngài thất vọng vì sự thiếu trung thực của một số vị tăng đứng đầu, nên tìm cách sang Trung Hoa để tìm học giáo lý chân thật. Ngài ở Trung Hoa không đầy một năm, nhưng có ấn tượng rất mạnh với những gì học được, và trở về núi Tỉ-duệ mang theo rất nhiều kinh văn của tông Thiên Thai

Sau đó, ngài đến Kyushu để tu tập và giảng dạy, rồi lại có dịp sang Trung Hoa lần nữa vào năm 1187. Lần này, ngài có dự tính sẽ đi xa hơn sang Ấn Độ, nhưng không thành công vì gặp những cản trở về mặt chính trị. Trong chuyến đi lần này, ngài đã gặp được Hư Am Hoài Sưởng, một thiền sư của chi phái Hoàng Long thuộc dòng thiền Lâm Tế, và đã theo học với vị này. 

Sau đó 4 năm, vào năm 1191, sau khi nhận được sự ấn khả của Hoài Sưởng, ngài trở về Nhật Bản và thành lập thiền viện đầu tiên tại Nhật là chùa Thánh Phúc. Ngài có thể tiếp tục hoạt động ở vùng Kyushu, nhưng do điều kiện an ninh không chắc chắn ở vùng núi Tỉ-duệ, nên ngài bị ngăn không cho đến giảng dạy ở thủ đô. Để đáp lại sự ngăn cấm này, ngài đi đến Kamakura (Liêm Thương) và xây dựngchùa Kenninji (Kiến Nhân tự) ở Kyoto. 

Ngài mất năm 1215, sau khi đã hoàn tất việc xây dựng thêm một tự viện nữa là chùa Thọ Phúc (Jufukuji) ở Kamakura. 

Ngài cũng là người đầu tiên đã đưa việc trồng và sử dụng cây chè (trà) vào Nhật Bản, đã viết một cuốn sách về chủ đề này, trong đó có đề cập đến những tính năng có lợi về mặt y học của loại thức uống này. Một số tác phẩm khác của ngài là Bodaishinron kơketsu (Bồ-đề tâm luận khẩu quyết), Kơzengokoku ron (Hưng thiền hộ quốc luận), Shukke daikơ (Xuất gia đại cương), và còn có một số tác phẩm khác viết về tông Thiên Thai và Mật tông.

Một vị tăng sĩ người Nhật khác là Đạo Nguyên đã truyền phái thiền Tào Động sang Nhật Bản vào năm 1227. 

Ngài Đạo Nguyên tên tiếng Nhật là Dơgen, người Trung Hoa đọc là Đạo Nguyên. Ngài sinh năm 1200 và mất năm 1253, là người sáng lập tông Sơto, tức là tông Tào Động ở Nhật Bản

Ngài sinh trong một gia đình quý tộc nhưng mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, đến núi Tỉ-duệ để xin học đạotừ năm 13 tuổi và ở đó khoảng 2 năm. Sau khi theo học với ngài Kơin (Công Dận) ở chùa Miidera (Tam Tỉnh tự) một thời gian, ngài tìm đến chùa Kenninji (Kiến Nhân tự) và có dịp theo học với ngài Eisai (Vinh Tây), Tổ khai sáng tông Rinzai (Lâm Tế). 

Sau khi thầy là Vinh Tây mất, ngài sang Trung Hoa cùng với truyền nhân của ngài Vinh Tây là Myơzen (Minh Toàn). Tại đây, ngài tiếp xúc với nhiều dòng thiền có ảnh hưởng tại Trung Hoa, trong đó có cả ngài Đại HuệTuy nhiên, sự đạt ngộ của ngài chỉ đến sau khi được gặp một thiền sư của tông Tào Độnglà ngài Như Tịnh ở núi Thiên Đồng

Năm 1227, ngài Đạo Nguyên trở về Nhật và bắt đầu truyền dạy giáo lý tông Tào Động tại Kenninji, và sau đó chuyển đến Fukakusa, nơi ngài dựng lên chùa Kơshơji (Hưng Thánh tự). Tại đây, ngài dành 10 năm để viết ra rất nhiều tác phẩm, trong đó quan trọng nhất là bộ sách Shơbơgenzơ (Chánh pháp nhãn tạng). 

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn quan trọng cuối cùng trong đời ngài, khi ngài chuyển đến những ngọn núi ở vùng Echizen và lập một trung tâm thiền viện, tránh xa tất cả những ảnh hưởng thế tục của vùng đô thịThiền viện mới này ban đầu gọi là chùa Daibutsuji (Đại Phật tự), sau đó đổi tên thành chùa Eiheiji (Vĩnh Bình tự), vẫn còn tồn tại mãi đến ngày nay. 

Ngoài bộ Chánh pháp nhãn tạng (95 quyển), ngài còn biên soạn rất nhiều tác phẩm có ảnh hưởng khác như Fukanzazengi (Phổ khuyến tọa thiền, 1 quyển), Eiheishingi (Vĩnh Bình thanh quy, 2 quyển), và Gakudơ yơshin sh (Học đạo dụng tâm tập, 1 quyển).

Năm 1655, phái thiền thứ ba là tông Hoàng Bá được truyền sang Nhật do một thiền sư người Trung Hoa. Phái thiền này được gọi tên theo tiếng Nhật là Ơbaku, tức là tông Hoàng Báđặc biệt duy trìnhững tính cách nổi bật của thiền Trung Hoa.

HỌC THUYẾT

Nói một cách chính xác theo nghĩa hẹp của từ thì Thiền tông không có và cũng không chấp nhận một học thuyết nào, vì mọi sự biểu hiện bằng hình thức văn tự đều có thể trở thành sự chướng ngại cho người tu tậpTuy nhiên, nhìn từ một góc độ mở rộng hơn thì quan điểm “bất lập văn tự” này của Thiền tông cũng có thể xem là một kiểu học thuyết đặc thù của tông phái này.

Hiểu theo cách này thì học thuyết của Thiền tông chính là biết vận dụng mọi học thuyết chỉ như phương tiện giúp cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ, và người tu luôn ghi nhớ không được vướng mắc vào những phương tiện ấy. 

Khi tổ Bồ-đề Đạt-ma vượt biển sang Trung Hoa để khai sáng Thiền tông, ngài có mang theo bộ kinhLăng-già và sau truyền lại cho Nhị tổ Huệ KhảLục tổ Huệ Năng thì đạt ngộ khi được nghe kinh Kim cang. Vì thế, Thiền tông thường nhắc đến hai bộ kinh này như là nền tảng của Thiền học. Từ những giáo lý nền tảng đó, kết hợp với kinh nghiệm chứng ngộ của các vị tổ sư, rất nhiều bộ sách đã được viết ra và lưu truyền trong nhà thiền, nhằm giúp người học thiền có thể nắm hiểu được tông chỉ và phương pháp tu tập. Trong số đó, có hai quyển thường được xem là quan trọng nhất. Thứ nhất là quyển Thiếu Thất lục môn,[51] ghi lại những lời dạy của Tổ Bồ-đề Đạt-ma. Thứ hai là quyển Pháp Bảo Đàn Kinh, ghi lại những lời dạy của Lục tổ Huệ NăngNgoài ra, còn có rất nhiều bộ ngữ lục như Bích nham lụcVô môn quan... ghi lại những lời kệ tụng và bình chú của các vị thiền sư, thường được xem như những gợi ý rất quan trọng cho người tu thiền, giúp họ có thể dễ dàng hơn trong việc đạt đến sự giác ngộ.

Tuy nhiênhọc thuyết quan trọng nhất của Thiền tông vẫn là tập trung vào sự tự tu tự chứngkhông chấp nhận bất cứ một sự khuyên dạy hay dẫn dắt nào của người khác, cho dù người đó là một bậc thầy! Tất cả đều chỉ có thể được xem như những lời gợi ý, và sự tu tập để đạt đến giác ngộ phải là do chính mỗi người tự tìm thấy và hành trì.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2016(Xem: 7412)
Giới thiệu: Nhân dịp Xuân - Tết Cổ truyền Dân tộc, trân trọng giới thiệu bài viết Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần như là món quà ghi nhớ lại nền lịch sử văn học Việt Nam nói chung và tư tưởng Triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng trong các vấn đề về Quốc gia, Dân tộc trong bối cảnh: Phật giáo đã đóng góp gì cho Dân tộc và lịch sử Việt Nam?
05/02/2016(Xem: 7796)
Người Trung Hoa và người Ấn Độ coi khỉ như một con vật linh thiêng là thần khỉ là hầu vương, đại thánh tề thiên. Trong lãnh vực võ thuật cổ truyền, khỉ có riêng biệt những thế võ khỉ được gói ghém trong những bài “Hầu Quyền.”
05/02/2016(Xem: 5609)
Tôi nhớ lúc còn bé ở miền quê Việt Nam hễ nghe nói đến Tết là lòng rộn ràng, nao nao mong cho mau tới. Cái đêm trừ tịch tôi không tài nào ngủ được, cứ chờ cho tới trời sáng để mặc áo mới và đi chơi.
05/02/2016(Xem: 7494)
Ở Trung quốc, những con khỉ bị bắt một cách rất đặc biệt. Thoạt tiên người đánh bẫy lấy một quả dừa. Rồi ông ta đục một cái lỗ bên hông vừa đủ cho tay thò vào khi tay không nắm lại.
03/02/2016(Xem: 5255)
Để những ngày Xuân sắp đến người dân nghèo xứ Phật thêm phần ấm áp, vào dịp cuối năm (29 Jan 2016) chúng tôi đã đến thăm phát quà tại làng Mahakala Cave, một trong những những ngôi làng '' nghèo muôn thuở '' của xứ Ấn nằm dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm , nơi đức Phật từng tu khổ hạnh.
02/02/2016(Xem: 12150)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
02/02/2016(Xem: 6410)
(Kinh Bách Dụ Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thơ) Khỉ kia nắm đậu trong tay Bỗng đâu một hột lọt ngay ra ngoài
30/01/2016(Xem: 6232)
Năm 2016 này chúng ta cùng nhau mừng Tết Sách lần thứ IX. Thời gian trôi nhanh như ngừng thở. Mới vậy mà đã 8 năm. Nhớ lại Tết Sách đầu tiên được tổ chức ngày 23 tháng 4 năm 2008 với những kỷ niệm đẹp và khó quên để khởi đầu cho việc tôn vinh sách và văn hóa đọc. Chúng ta cùng thành tâm và thật sự biết ơn bạn đọc trên cả nước và trên khắp thế giới đã ủng hộ Tết Sách suốt 8 năm qua.
29/01/2016(Xem: 9829)
Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.
29/01/2016(Xem: 5326)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Có lẽ do ảnh hưởng từ những cơn bão tuyết bên kia địa cầu nên mùa Đông năm nay xứ Ấn từng ngày se sắt lạnh. Được sự thương tưởng của quí vị Phật tử Canada cũng như Phật tử một vài nơi trên nước Mỹ, chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang chút ấm đến cho người dân gầy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]