Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiên Thai Tông

26/10/201708:58(Xem: 4845)
Thiên Thai Tông

THIÊN THAI TÔNG

Khai tổTrí Khải Đại sư sáng lập vào thế kỷ 6 tại Trung Hoa.
 Truyền Giáo Đại sư truyền sang Nhật Bản vào thế kỷ 9.
Giáo lý căn bảnKinh Diệu Pháp Liên Hoa Tông chỉ: Tất cả chúng sinh đều có tánh Phật, đều có thể giác ngộ thành Phật

LỊCH SỬ


Tên gọi Thiên Thai là theo tên núi Thiên Thai, nơi vị tổ sư khai sáng tông này cư ngụ. Nhân vì lấy kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm yếu chỉ nên người ta cũng thường gọi là Pháp Hoa tông

Tông này được sáng lập vào khoảng thế kỷ 6, được truyền bá sâu rộng và phát triển mạnh mẽ cho đếnkhoảng thế kỷ 14 mới suy dần, chủ yếu là do ảnh hưởng phát triển quá nhanh chóng của Tịnh độ tôngvào lúc đó.

Đại sư Trí Khải khi chưa xuất gia là con nhà họ Trần, tự là Đức An, tổ tiên trước kia là người vùng Dĩnh Xuyên (nay thuộc Hứa Xương, Hà Nam) nhưng ngài sinh ra vào năm 538 ở Hoa Dung, Kinh Châu, (nay thuộc Hồ Bắc). 

Từ nhỏ ngài đã có lòng tin Phật. Năm 17 tuổi, gặp lúc nhà Lương suy mạt, binh loạn khắp nơi, ngài phải lưu lạc đây đó. Năm 18 tuổi đến chùa Quả Nguyện ở Tương Châu xuất gia, đủ 20 tuổi thì thọ Cụ túc giới.

Vào niên hiệu Thiên Gia thứ nhất đời Trần Văn Đế (560),ngài đến núi Đại Tô, Quang Châu (nay là Hoàng Xuyên, Hà Nam) theo ngài Huệ Tư học Tứ an lạc hạnhtu chứng được Pháp Hoa Tam-muội.

Niên hiệu Quang Đại thứ nhất đời Trần Phế Đế (567), ngài đến Kiến Khương giảng dạy pháp Thiền, ở chùa Ngõa Quan trong 8 năm, giảng Đại Trí Độ luận và thuyết Thứ đệ thiền môn, cùng giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa và nhiều kinh điển khác.

Đến niên hiệu Thái Kiến thứ 7 đời Trần Tuyên Đế (575), ngài vào núi Thiên Thai (cũng gọi là Thiên Đài) ẩn cư tu tậpCho đến niên hiệu Chí Đức thứ 3 (585), Trần Hậu Chủ ban sắc chỉ thỉnh ngài trở về Kiến Khương giảng kinh Nhân vương Bát-nhã và một số kinh khác. 

Năm sau đó (586), thái tử nhà Trần đến xin thọ giới với ngài. Năm 587, ngài ở chùa Quang Trạch giảng kinh Diệu Vị Năng Liên Hoađệ tử là ngài Quán Đỉnh ghi chép tất cả lời giảng, soạn lại thành sách Pháp Hoa văn cú.

Từ sau khi nhà Trần bị nhà Tùy diệt, ngài đến ở Lư Sơn. Đến niên hiệu Khai Hoàng thứ 11 đời Tùy Văn Đế (591), Tấn Vương Dương Quảng (con Tùy Văn Đế) thỉnh ngài đến Dương Châu để thọ giới với ngài, ban tôn hiệu là Trí Giả, nhân đó đương thời tôn xưng ngài là Trí Giả Đại sư.

Năm 592, ngài đến Kinh Châu xây dựng chùa Ngọc Tuyền, thuyết giảng Pháp Hoa huyền nghĩa và Ma-ha chỉ quánđệ tử là Quán Đỉnh cũng chép lại thành sách lưu truyền. Đến niên hiệu Khai Hoàng thứ 15 (595), ngài lại vì Tấn Vương Dương Quảng mà soạn bộ Tịnh Danh kinh sớ (Sớ giải kinh Duy-ma-cật). Năm sau đó (596), ngài từ biệt trở về núi Thiên Thaitrùng tu tự viện. Sang năm sau nữa (597) thì viên tịch.

Suốt một đời ngài đã kiến lập đến 36 ngôi chùa, truyền giới độ tăng đến 14.000 vị, đệ tử nối pháp có 32 người, đứng đầu là ngài Quán Đỉnh. Trước tác các sách luận giải chú thích có đến 29 bộ, 151 quyển. Ngay cả trước lúc lâm chung còn khẩu truyền bộ Quán tâm luận, cũng là một quyển luận được người sau xem trọng. Đó là chưa kể còn có rất nhiều sách khác vẫn được cho là của ngài nhưng chưa dám xác quyết, vì còn ngờ là do người đời sau nhầm lẫn. Quả thật là một vị danh tăng xưa nay ít có!

Thiên Thai tông truyền sang Nhật Bản vào khoảng đầu thế kỷ 9, do công của ngài Tối Trừng, được người đời tôn xưng là Truyền Giáo Đại sư

Năm 803, Truyền Giáo Đại sư vâng chiếu chỉ của Nhật hoàng sang Trung Hoa học đạo. Khi về nước, ngài mang theo rất nhiều kinh luận của Thiên Thai tông, rồi truyền bá giáo lý của tông này ở Nhật, lập thành một trong hai tông phái mạnh nhất của thời đại Bình An (794 – 1186). Các nhà nghiên cứu thường dùng danh xưng “Bình An nhị tông” để chỉ cho hai tông mạnh nhất vào thời đại Bình An, đó chính là Thiên Thai tông và Chân ngôn tông

Truyền Giáo Đại sư trụ ở núi Tỉ-duệ (Hiei) hoằng truyền giáo nghĩa Thiên Thai tông, nên núi ấy cũng trở thành một danh sơn được nhiều người biết đến. Vào thời đó, cả vùng núi Tỉ-duệ không bao lâu đã có đến hơn 3.000 ngôi chùa và giảng đường. Và những ngọn núi ở đây cũng được đổi tên gọi là Thiên Thai

Ngài Tối Trừng, tên tiếng Nhật là Dengyo Daishi, hay Saichơ, dịch sang tiếng Hán là Tối Trừng, sinh năm 767, viên tịch vào năm 822. Ngài học đạo từ năm 12 tuổi, là môn đệ của ngài Gyơ hyơ (Hành Biểu) tại chùa Kokubunji (Quốc Phần Tự) ở Ơmi (Cận Giang), ban đầu học theo Thiền học Bắc tông. Ngài xuất gia năm 14 tuổi, thọ Cụ túc giới năm 19 tuổi ở chùa Tơdaiji (Đông Đại Tự), sau đó đến tu học ở núi Tỉ-duệ. Nơi đây ngài thực hành thiền định và nghiên cứu giáo lý Hoa nghiêm tông. Nhưng ngài sớm quan tâm nhiều hơn đến giáo lý của Thiên Thai tông, và trở nên uyên bác sau khi đọc qua các trước tác của ngài Trí Khải

Danh tiếng về sự uyên bác của ngài lan rộng đến nỗi Nhật hoàng thời bấy giờ chính thức đề nghị ngài sang Trung Hoa để học hỏi về Phật giáo, nhằm khi trở về nước có thể thiết lập được một hình thức Phật giáo thích hợp với Nhật Bản
Ngài sang Trung Hoa bằng đường biển vào năm 804, đi cùng chuyến tàu với một người bạn nổi tiếng là ngài Kkai (Không Hải). Đến Trung Hoa, ngài theo học với ngài thiền sư Tiêu Thiền và học giáo lý Thiên Thai tông với ngài Đạo Thúy, tổ thứ 10 của Thiên Thai tông ở Trung Hoa. Ngài cũng học giáo lý Chân ngôn tông với ngài Thuận Hiểu. Tất cả những giáo lý này đều chưa được truyền dạy như một tông độc lập tại Nhật Bản trong thời đại Thiên Bình (hay Nại Lương thời đại, tức là giai đoạn từ năm 710 đến năm 784). 

Ngài trở về Nhật Bản vào năm 806 và chính thức thành lập Thiên Thai tông ở Nhật. Mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn của giáo lý Thiên Thai tông, nhưng thông qua mối quan hệ với ngài Không Hải, ngài cũng rất quan tâm đến Chân ngôn tông. Và vì vậyhệ thống giáo lý của ngài cũng có khuynh hướng pha trộn. 

Ngài dành trọn phần đời còn lại để truyền bá chỗ sở đắc về Phật học của mình ngay tại vùng núi Tỉ-duệ, nhưng cũng thường xuyên gặp phải sự chống đối từ những tông đã thành lập trước, đặc biệt là về những sự cải cách mà ngài nỗ lực thực hiện khi muốn hợp lý hóa một số nghi thức truyền giới xuất giacủa Đại thừa

Ngài trước tác rất nhiều, trong số đó quan trọng hơn hết là các tác phẩm Shugo kokkaishơ (Thủ hộ quốc giới chương, Hokkeshku (Pháp Hoa tú cú)và Kenkai ron (Hiển giới luận).

Hiện nay, Thiên Thai tông ở Nhật vẫn còn hưng thịnh, có đến khoảng 6.000 ngôi chùa thuộc tông này, với 11.300 vị tăng sĩ, 900.000 cư sĩ tu tập tại gia và hơn một triệu tín đồ thường xuyên lui tới lễ bái cúng dường. Tông này cũng có những hoạt động từ thiện xã hội đáng kể như xây dựng trường học, chẩn tếcho người nghèo, cấp dưỡng trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người tật nguyền...

HỌC THUYẾT

A. Tất cả chúng sinh đều sẵn có tánh Phật: Thiên Thai tông dựa vào giáo nghĩa của kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà phát triển nguyên lý “tất cả chúng sinh đều có tánh Phật”. Vì sẵn có tánh Phật, nên tất cả chúng sinh đều có khả năng giác ngộ thành Phật, cho dù là con sâu, con kiến, cho đến loài ngườichư thiênquỷ thần... đều không khác nhau về bản tánh này. 

Khi nhận thức được rằng tất cả chúng sinh đều sẵn có tánh Phật, đều là những vị Phật sẽ thành, người tu tập sẽ có được một nhận thức thật sự bình đẳng đối với hết thảy muôn loài, muôn vật. Và đó chính là cơ sở đầu tiên giúp người tu tập có thể trừ bỏ được hết thảy mọi sự phân biệt trong cách đối nhân tiếp vật, vốn là nguyên nhân quan trọng nhất làm phát triển những sự thương, ghét, oán giận, si mê... 

Tuy là sẵn có tánh Phật như nhau, nhưng do vô số những ngoại duyên trần cảnh, nên tất cả chúng sinhđều trôi lăn trong vòng sinh tửthọ lãnh những nghiệp quả khác nhau, phải thọ sinh vào những cảnh giớikhác nhau... Nhưng cho dù có tất cả những sự khác nhau đó, cho dù có chìm đắm vô lượng kiếp trong luân hồi sinh tử, thì tánh Phật sẵn có kia cũng chẳng bao giờ có thể mất đi hay đổi khác. Chỉ cần chúng sinh nhất thời nhận ra được điều đó, quay về hướng đến việc rũ bỏ mọi nghiệp duyên trần cảnh thì ngay lập tức có thể thể hiển lộ được tánh Phật của mình, có thể đạt đến cảnh giới giải thoát rốt ráo không khác gì chư Phật.

B. Ba ngàn pháp giới trong một niệmGiáo lý Thiên Thai tông chia toàn thể vũ trụ ra làm mười cảnhgiới, gọi là Thập giới. Trong Thập giới có 4 cảnh giới thuộc về các bậc thánh là Phật giớiBồ Tát giớiDuyên giác giới và Thanh văn giới; 6 cảnh giới thuộc về phàm phu là thiên giớinhân giới, a-tu-la giới, địa ngục giới, ngạ quỷ giới và súc sinh giớiMười cảnh giới này lại biểu hiện thành ba dạng thế gian là ngũ ấm thế gianchúng sinh thế gian và y báo quốc độ thế gian. Cả ba dạng thế gian này đồng thời hiện hữu và hỗ tương chi phối lẫn nhau. 

Mỗi một tâm niệm của chúng sinh đều có đủ mười cảnh giới, mỗi cảnh giới lại hợp với những cảnh giớikhác thành ra trăm pháp giới, và đều có đủ ba dạng thế gian, nên biến hiện thành cả thảy là ba ngàn pháp giới. Ba ngàn pháp giới có đủ trong một tâm niệm, nên việc tu chứng cũng không ra ngoài tâm niệm ấy. Một niệm chân chánh thì chân như, tánh Phật tự nhiên hiển lộhiển bày toàn thể ba ngàn pháp giới. Một niệm mê lầm thì tánh Phật bị che lấp, dẫu có đủ ba ngàn pháp giới mà không hề nhận biết, chỉ trôi lăn theo nghiệp duyên trần cảnh, chịu muôn ngàn sự khổ não trong chốn luân hồi.

Thế nên, dù là Phật hay chúng sinh cũng đều từ một niệm mà thành. Khi mê tức là chúng sinh, khi ngộ tức là Phật. Phật và chúng sinh vốn không hai, không khác, chỉ do một niệm mê ngộ khác nhau mà thành. Cũng như mặt nước lúc yên tĩnh hay lúc nổi sóng vốn không thay đổi tánh nước, chỉ khác nhau ở lúc trời nổi gió mạnh hay yên tĩnh mà thôi. Nhưng ngay cả khi gió mạnh làm nổi sóng, thì sóng kia cũng không lìa khỏi nước. Chỉ cần khi trời yên gió lặng thì sóng kia tự mất, tánh nước hiển bày. Cho nên chúng sinh dẫu mê lầm cũng không mất đi tánh Phật. Chỉ cần biết thức tỉnh tu tập, rũ bỏ nghiệp duyêntrần cảnh thì tánh Phật tự nhiên hiển lộ, phá sạch mê lầm

Do đó, Phật và chúng sinh vốn không lìa nhau, chỉ như hai mặt của một tờ giấy. Nếu chê bỏ chúng sinhmà cầu được thành Phật thì đó là sự mong cầu điên đảo, chẳng bao giờ có được. Chỉ cần quay về nơi một niệm của tự tâm, giữ cho chân chánh thì có thể thấy được cả ba ngàn pháp giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2018(Xem: 6101)
TƯỜNG THUẬT NGÀY TU HỌC VÀ LỄ PHẬT ĐẢN, PL. 2562 TẠI CHÙA HƯƠNG SEN - PERRIS Chiều - Thứ Sáu –ngày 25, tháng 5, năm 2018 Hôm nay là Thứ Sáu, trời chiều tự dưng dịu nắng, cái nắng thật ấm áp của chiều cuối Xuân hòa lẫn với những làn hơi ấm của vùng núi tạt đến. Mặc dầu đâu đó vẫn còn vương một chút hơi lạnh từ cơn gió của vùng biển San Diego của miền cực Nam California thổi về, như hòa nhập vào tâm hồn của những người con Phật chúng tôi về đây (Lake Perris) cảm thấy thật hân hoan và vui mừng. Vì hôm nay chúng tôi về đây là để Tu Học và tham dự Đại Lễ Phật Đản, PL 2562 do chùa Hương Sen tổ chức.
07/06/2018(Xem: 5771)
Hôm nay đây, nhân mùa Phật đản, chúng ta lại thấy dường như hình ảnh Đức Phật đang thấp thoáng trong những lời cầu nguyện hay chìm khuất đâu đó trong màn sương của những tham vọng của từng con người, vì cuộc tranh đoạt quyền lợi vật chất với nhau và xã hội vô tình trở thành mảnh đất màu mỡ cho cái ác xâm thực hàng ngày hàng giờ…
07/06/2018(Xem: 7026)
Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo. Paramita có nghĩa là “đi qua bờ bên kia” tức là bờ của giác ngộ, của không còn sợ hải, của an nhiên tự tại, của an bình. Chúng ta đang ở bên bờ mê, bờ của khổ đau, của giận dữ, và đầy căng thẳng; chúng ta muốn đi qua bờ bên kia với nhiều điều tốt đẹp hơn, vui sướng hơn, hạnh phúc hơn.
06/06/2018(Xem: 5859)
Quét Rác Vườn Tâm Quang Minh Như thường lệ, sáng sớm chú tiểu An Tâm dậy sớm tụng kinh niệm Phật và sau khi ăn sáng xong thì chú tiểu An Tâm quay lại với công việc hằng ngày của chú là quét lá sân chùa. Và nếu chú tiểu An Tâm mà không quét lá ngày nào thì ngày đó sân chùa sẽ toàn lá cây, bụi bặm không được sạch sẽ.
05/06/2018(Xem: 6753)
THÔNG BẠCH AN CƯ KIẾT HẠ TẠI NHƯ LAI THIỀN TỰ Từ 08 tháng 7 đến 15 tháng 7 năm 2018 Tại NHƯ LAI THIỀN TỰ Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng - Ni và quý Đồng hương Phật tử. Trượng thừa ân đức Tam Bảo và vâng lời Tăng sai, năm nay NHƯ LAI THIỀN TỰ được ủy nhiệm của Giáo Hội V/v tổ chức An Cư Kiết Hạ 7 ngày từ 5 giờ chiều 08 tháng 7 đến 15 tháng 7 năm 2018 tại Bổn Tự số 3340 Central Ave, San Diego, CA 92105.
05/06/2018(Xem: 6827)
Thông Báo: Tham Dự Khoá Tu "Returning Home" 2018 Dành Cho Giới Trẻ Tại Hoa Kỳ - Số lượng dự kiến: 150 bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Khoá Tu "Returning Home" sẽ được diễn ra ngày 17/06/2018 tại Như Lai Thiền Tự (San Diego - California - Hoa Kỳ) dành cho các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt.
05/06/2018(Xem: 8184)
Bức hình của về cụ bà đứng chắp tay khi đoàn rước Phật từ chùa Diệu Đế (TT-Huế) đi ngang đã lay động hàng triệu trái tim. Sau khi đăng hình ảnh này trong chùm ảnh Phật đản xứ Huế, mọi người đã chia sẻ rất nhanh.
03/06/2018(Xem: 6663)
Mùa đông gió bão năm 1973, Ôn về Phật học viện Hải Đức, trong hai tuần lễ làm Phật sự. Mấy lần lên hầu thăm Ôn, đều thấy Ôn bận chỉ vẽ cho mấy Thầy xây Non Bể Bản Đồ Việt Nam, tôi cũng giúp mấy Thầy tìm mua cho ra những ngôi chùa, cái tháp, cái cầu, tượng Phật, ông câu, voi, rùa, thỏ v.v...
03/06/2018(Xem: 5913)
Thật thú vị, và cũng thật hạnh phúc, khi được ngồi hầu dưới chân Mẹ, được Mẹ kể cho nghe những câu chuyện ngày xưa đẫm vị Đạo mà Mẹ vẫn còn nhớ như in, kể vanh vách, đọc lưu loát ở độ tuổi sắp thượng thọ bach tuế.
01/06/2018(Xem: 29735)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]