Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luật Tông

26/10/201708:45(Xem: 4468)
Luật Tông

LUẬT TÔNG

Khai tổĐạo Tuyên Luật sư ở Trung Hoa
 Giám Chân[23] ở Nhật vào thế kỷ 8.
Giáo lý căn bản: Ba tác phẩm của Đạo Tuyên về Tạng Luật, nhất là Tứ phần luật của phái Đàm-vô-đức bộ.
Tông chỉGiới luật là yếu tố quan trọng nhất. Người tu phải bắt đầu từ việc nghiêm trì giới luật thì mới có thể tu chứng được bất kỳ pháp môn nào khác.

LỊCH SỬ


Luật tạng là một phần trong giáo lý nguyên thủy từ thời đức Phật, nhưng không được thuyết giảng trọn vẹn một lầnTrong suốt thời gian hành hóa khắp nơi trên xứ Ấn Độtùy theo từng hoàn cảnh phát sinh cụ thể mà đức Phật chế ra từng điều luật và dạy đệ tử phải lưu truyền về sau. Cho đến khi Phật nhập Niết-bàn, ngài có căn dặn lại hàng tăng chúng về sau nhất thiết phải xem giới luật là bậc thầy để nương theo trên đường tu học

Vâng theo lời dạy của Phật, các vị đại đệ tử của ngài đều rất chú trọng đến giới luậtNgay sau khi Phật nhập diệt, ngài Ưu-ba-ly được giáo hội ủy thác trùng tuyên lại phần giới luật trong khi kết tập kinh điểnlần thứ nhất. Những gì ngài nhắc lại đều được ghi vào Luật tạng.

Tại Ấn Độ, không có một bộ phái riêng biệt chuyên về giới luật, mà tất cả các bộ phái đều vâng giữ theo giới luật do Phật đã chế định. Tuy nhiên, do thời gian và sự chia tách, nên mỗi bộ phái cũng có những sự khác biệt nhất định

Khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt, năm vị đệ tử của ngài Ưu-ba-cúc-đa[24] phân chia thành năm bộ phái riêng, đều soạn lại phần giới luật cho bộ phái của mình. Các bộ phái ấy là:

1. Pháp tạng bộ[25]

2. Nhất thiết hữu bộ 

3. Âm quang bộ

4. Hóa địa bộ

5. Khả trụ tử bộ 

Trong các bộ phái này, phần Luật tạng của Pháp tạng bộ được các ngài Trúc Phật Niệm và Phật-đà-da-xá dịch sang chữ Hán vào khoảng đầu thế kỷ thứ 5, đời Hậu Tần, với tên là Tứ phần luật, gồm 60 quyển.[26]

Vào đời Tam Quốc, khoảng thế kỷ 3, ngài Đàm-ma-ca-la,[27] một vị tăng Ấn Độ sang Trung Hoa khởi sự việc dạy luật. Cho đến đời nhà Đường (620 – 906), bộ Tứ phần luật đã được hầu như tất cả chư tăng ở Trung Hoa chấp nhận và vâng theo.

Người có công lớn nhất trong việc thúc đẩy sự hình thành Luật tông là ngài Đạo Tuyên (596 – 667), còn có danh hiệu là Nam Sơn Đại sư, khoảng thế kỷ 7, trong đời nhà Đường. Vì vậy ngài được xem là khai tổ sáng lập Luật tông ở Trung Hoa. Ngài ẩn cư trên đỉnh núi Nam Sơntinh thông cả ba tạng Kinh, Luật và Luận, nhưng chú trọng nhất vào tạng Luật. Ngài biên soạn và dịch rất nhiều kinh sách, hiện nay trong Đại Tạng Kinh còn lưu giữ được 20 bộ, gồm 110 quyển. Riêng về bộ Tứ phần luật, ngài có soạn ra ba tập sách giá trị để người học dùng kèm theo. Đó là bộ Tứ phần luật San phồn bổ khuyết hành sự sao, gồm 12 quyển; bộ Tứ phần luật San bổ tùy cơ yết-ma, gồm 2 quyển; và bộ Tứ phần luật Tỳ-kheo hàm chú giới bản, gồm 2 quyển. 

Sau ngài Đạo Tuyên, còn có một vị nữa cũng có công lớn trong việc xiển dương Luật tông. Vị này là tổ thứ 15 của Luật tông, hiệu là Nguyên Chiếu (1048 – 1116). Ngài thông minhhọc rộng, nên người đời xưng tụng là Đại Trí Thiền sư. Ngài có soạn bộ Tứ phần luật Hành sự sao tư trì ký, gồm 16 quyển, giúp cho việc nghiêm trì giới luật được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhiều. Vì thế, nhiều người vẫn xem ngài là Tổ sáng lập thứ hai, chỉ đứng sau ngài Đạo Tuyên mà thôi.

Trong thế kỷ 8, ngài Giám Chân[28] (688 – 763) truyền Luật tông sang Nhật, trở thành vị khai tổ của Luật tông ở nước này. Ngài là người Dương Châu, Trung Hoa. Năm 14 tuổi theo cha vào chùa, nhìn thấy tượng Phật nên cảm động mà phát nguyện xuất gia. Ngài học thông thạo ba tạng kinh điển, nhưng đặc biệt chú trọng việc nghiêm trì giới luật. Năm ngài 55 tuổi, có 2 vị tăng người Nhật Bản khẩn thiết thỉnh cầu ngài sang hoằng hóa ở Nhật Bản. Ngài nhận lời và lập chí nguyện sang Nhật. Môn đồ rất nhiều người ngăn cản, vì vào lúc ấy đường sang Nhật rất gian nan, nguy hiểm. Ngài nói với môn đồrằng: “Đây là vì việc rộng truyền chánh pháp, dù có hy sinh tính mạng cũng chẳng hề gì. Nếu không có ai cùng đi thì một mình ta đi vậy.” 

Nghe như vậy, có 21 vị đệ tử cùng xin đi theo, nhưng thất bại, không đến được Nhật Bản. Ngài vẫn kiên trì tiếp tục tổ chức thêm nhiều chuyến đi khác nữa. Đến lần thứ 6, sau 11 năm gian khổ, ngài mới đến được Nại Lương,[29] Nhật Bản vào năm 754, thuộc thời đại Thiên Bìnhmang theo được rất nhiều kinh sách. Trong suốt các cuộc hành trình, có tổng cộng 36 vị tỳ-kheo bỏ mạng dọc đường, và chính ngài cũng bị mù hai mắt. 

Lúc bấy giờ, Nhật hoàng và cả nước Nhật đều ngưỡng mộ, tôn sùng ngài, nên việc hoằng hóa vô cùngthuận lợi. Ngài được Nhật hoàng phong tặng là Truyền Đăng Đại pháp sư. Trong thời gian hoằng pháp, ngài cũng đồng thời giúp phát triển rất nhiều cho ngành y học của Nhật Bản, vì ngài vốn rất tinh thông y học. Sau 10 năm hoằng hóa với những thành quả vô cùng to lớn, ngài thị tịch tại Nhật vào năm 763.

Trong thời gian hoằng hóa của ngài, nhiều giới đàn được lập ra ở khắp nơi, và số người xin thọ giớingày càng đông hơn, khiến cho Luật tông trở thành một chi phái được nhiều người sùng tín

HỌC THUYẾT

Luật tông ngay từ thời đức Phật tuy không hề được xem là một bộ phái riêng biệt, nhưng rất được chú trọng. Một trong những lời di huấn của Phật trước khi nhập Niết-bàn là dặn dò chư tỳ-kheo nhất thiếtphải lấy giới luật làm thầy. Học thuyết của Luật tông về sau phát triển quan điểm ấy, cho rằng người ta trước hết phải chuyên giữ giới luật cho thật nghiêm mật, thì mới có thể nhờ đó mà đạt được sự an địnhthân tâm. Từ chỗ an định thân tâm, mới phát sinh trí huệ.[30] 

Đạo Phật được bảo tồn lâu dài là nhờ giới luật. Hàng tăng ni xuất gia được tôn trọng sùng bái là nhờ các vị nghiêm giữ giới luật. Thậm chí cư sĩ mà giữ trọn được 5 giới của mình cũng chính là nguồn gốc của sự an vui, thanh thản. Từ xưa đến nay, tất cả các tông phái khác nhau, dù không phải là Luật tôngnhưng hết thảy cũng đều xem trọng giới luật

Trong lễ bố-tát, tức là nghi thức tụng giới mỗi tháng hai lần, có đoạn mở đầu nói rõ ý nghĩa quan trọng của việc giữ giới như sau:

Như người bị què chân,
Không thể đi đứng được.
Cũng vậy, người phạm giới,
Không sanh cõi trời, người.[31]
Người muốn sanh cõi trời,
Hoặc trong chốn nhân gian,
Phải thường giữ giới luật,
Không để cho hủy phạm.
Như xe vào đường hiểm,
Bị mất chốt, gãy trục.
Người phạm giới cũng vậy,
Giờ sắp chết lo sợ.[32]
Như người tự soi gương,
Đẹp, xấu sinh ưa, chán.[33] 
Nghe thuyết giới cũng vậy,
Không hủy phạm, vui mừng.[34]
Như đôi bên giao chiến,
Mạnh tiến, yếu phải lùi.
Nghe thuyết giới cũng vậy,
Trong sạch được an ổn.[35]

Phần lớn kinh điển Phật giáo đều được phân chia thành một trong hai khuynh hướng, Đại thừa hoặc Tiểu thừa. Riêng đối với những phần thuộc về giới luật thì cả hai khuynh hướng Đại thừa và Tiểu thừađều tin nhận và vâng theo không hề có sự phân biệt, chia tách. Người ta chỉ thấy có sự khác biệt về quan điểm, về phương thức hành trì giới luật, chứ không thấy có những phần giới luật riêng biệt cho Đại thừa hoặc Tiểu thừa.

Tuy nhiên, trong nội dung giới luật có sự phân chia thích hợp cho các mức độ tu tập khác nhau. Như đối với cư sĩ tại gia có 5 giới, hoặc có thể tùy ý phát nguyện thọ Bát quan trai gồm 8 giới; đối với sa-di hoặc sa-di ni cũng có sự khác biệt về giới luật, và đơn giản hơn nhiều so với phần giới luật của các vị tỳ-kheo; và giới luật của tỳ-kheo ni lại còn nghiêm ngặt hơn nữa...

Khác với các phần trong giáo pháp như tạng Kinh, tạng Luật, vốn được truyền bá rộng rãi không giớihạn, phần giới luật được truyền dạy với sự chọn lựa chỉ dành cho các đối tượng thích hợp. Và hơn thế nữa, người muốn thọ giới phải được sự truyền dạy chính thức của các vị thầy có đủ đức độ, phẩm hạnh, và phải được truyền giới thông qua một nghi lễ nghiêm trang tổ chức tại giới đàn.

Tuy rằng giới luật giữ một vai trò rất quan trọng trong Phật giáo, như Luật tông với tư cách là một tông phái độc lập lại không tạo được ảnh hưởng lớn lắm, và cũng không tồn tại lâu. Điều này xét cho cùng cũng có thể hiểu được, bởi vì giới luật tuy là một phần quan trọng, nhưng không thể xem là một học thuyết hay giáo lý duy nhất để giúp người tu tập đạt đến sự giải thoát. Người ta cần có những phương thức tu tập cụ thể để thực hành song song với việc giữ giới thì mới có thể đạt được kết quả mong muốn trong sự tu tập.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/07/2017(Xem: 5281)
Trong khi có những người mang hai quốc tịch một cách thoải mái… lại rất hiếm người tự nhận là theo hai tôn giáo cùng một lúc. Hiển nhiên, dầu với nước rất khó hòa hợp. Bạn cứ nhìn lại những cuộc thánh chiến nhiều ngàn năm nay là biết: không dễ có thái độ bao dung để theo cùng lúc hai tôn giáo một cách hòa hợp. Thực tế lịch sử cho thấy, bao dung nhất vẫn là Phật giáo – một tôn giáo chưa từng khơi dậy thánh chiến bao giờ. Nhưng rồi một số nơi ở Miến Điện vẫn xảy ra xung khắc giữa Phật tử bản địa và người Hồi giáo Rohinya vào tỵ nạn.
29/06/2017(Xem: 6738)
Bài này được viết để thành kính tưởng niệm bổn sư Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu (1912-2016), vị trụ trì quá cố của Chùa Tây Tạng Bình Dương, trong tuần lễ tròn một năm Thầy viên tịch.
23/06/2017(Xem: 9111)
Nếu như điểm nhấn của những người thích ăn chay và ủng hộ ăn chay của những ngày cuối năm 2016 là TẾT CHAy lần đầu tiên được tổ chức tại chùa Tứ Kỳ Thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 44 công ty, nhà hành chuyên đồ chay và thực phẩm dưỡng sinh thì trọng tâm của 6 tháng đầu năm 2017 là cuộc thi ĂN CHAY HẠNH PHÚC.
19/06/2017(Xem: 10488)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Nhân được sự quan hoài của quí Sư cô Tịnh thất Hiền Như và chư Phật tử, chiều 17 June chúng tôi đã đại diện quí vị đến thăm và tặng quà cho đồng bào nghèo tại Thành phố Huế. Những người được trao quà đa phần là các cụ già neo đơn, người thiểu năng khuyết tật, người bị tai nạn lao động, người nghèo trong thành phố và các vùng phụ cận Thừa Thiên Huế.
16/06/2017(Xem: 9191)
Theunis Botha (51 tuổi), một thợ săn chuyên nghiệp người Nam Phi đã mất mạng sau khi bị con voi đè lên người trong chuyến đi săn ở Gwai, Zimbabwe. Ngày 19-5, nhóm của Theunis Botha đang đi săn ở Gwai, Zimbabwe thì bắt gặp đàn voi 4 con, các thành viên trong đoàn đã nhanh chóng rút súng ra bắn. Tuy nhiên, hành động này đã khiến đàn voi nổi giận và chúng bắt đầu đuổi theo nhóm thợ săn. Sau khi Botha bắn vào 3 con voi, con thứ 4 trong đàn đã dùng vòi nhấc Botha lên cao. Đúng lúc đó, con voi này bị một thợ săn khác bắn chết, nhưng không ngờ thi thể của nó đổ sụp xuống người Botha, đè anh thiệt mạng. Được biết con voi thứ 4 là một con voi cái.
10/06/2017(Xem: 24739)
Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên chứng kiến một số người nóng vội, bởi vì một chút việc nhỏ mà nổi trận lôi đình. Hoặc bởi vì một câu nói của người khác không hợp ý mình mà buông lời nhục mạ. Nhưng cũng có khi lại thấy một số người, mỗi ngày đều là dùng tâm thái bình tĩnh để xử lý vấn đề, không sợ hãi trước vinh nhục, đó là bởi họ giữ được “tâm tĩnh như nước”.
08/06/2017(Xem: 10048)
Mẹ tôi mỗi khi sinh con đều ghi lại rõ ràng ngày, giờ, tháng đẻ, năm sinh của từng đứa một và nhờ tướng số sủ quẻ cho từng người. Tám anh em chúng tôi chỉ có hai người là quẻ tốt, tôi và thầy Nhật Từ. Tôi thuộc hạng người thông minh và ma mãnh nên từ bé đã bon chen vào đời rất sớm. Trong quẻ nói tôi sau này sẽ làm v
08/06/2017(Xem: 11155)
Đứng trước dòng thác lũ cuộc đời với vô vàn cám dỗ như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều, chúng ta khó mà vượt qua những nhu cầu cần thiết đó vì nó có sức hấp dẫn lạ thường, hay lôi cuốn, chi phối con người vào chỗ đam mê, say đắm. Cho nên, lúc nào ta cũng sống với hai tâm trạng vui-buồn lẫn lộn bởi tốt-xấu, hơn-thua, nên-hư, thành-bại, được-mất trong cuộc đời mà đón nhận kết quả khổ đau hay hạnh phúc.
04/06/2017(Xem: 9044)
Có một bộ Kinh rất nổi tiếng mà các Phật tử đều biết là “Kinh Kim cương”. Tên tiếng Phạn của Kinh là Vajracchedika-prajñaparamita-sutra, trong đó Vajra có hai nghĩa là kim cương và sấm sét, còn Chedika có nghĩa là cắt đứt, đoạn diệt.
02/06/2017(Xem: 6161)
Đạo đức là chân lý sống, là tấm gương sáng để người lãnh đạo Phật giáo thể hiện tinh thần bao dung và hòa hợp trong các tông phái tu học của đạo Phật. Trách nhiệm Giáo hội trong thời hiện đại khoa học phát triển một cách nhanh chóng với những văn minh tiến bộ rõ nét. Ngày nay một tu sĩ thuần thành với vai trò lãnh đạo Giáo hội các cấp, ngoài việc tu học khép mình trong chốn thiền môn, mà còn là người mang nặng trọng trách của một nhà truyền đạo đức làm người đối với quý Phật tử gần xa và xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]