Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành Thật Tông

26/10/201708:36(Xem: 5050)
Thành Thật Tông

THÀNH THẬT TÔNG

Khai tổ: Ha-lê-bạt-ma ở Ấn Độ, thế kỷ 4.
 Cưu-ma-la-thập truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ 5.
 Huệ Quán[15] và Khuyến Lặc ở Nhật Bản vào thế kỷ 7.
Giáo lý căn bản: Thành thật luận của ngài Ha-lê-bạt-ma vào thế kỷ 4.
Tông chỉ: Tất cả tâm thức và đối tượng của tâm thức đều là trống rỗng. Ngã và pháp đều là không. Bản ngã vốn không thật, mà các pháp tạo thành nó cũng đều là hư dối.

LỊCH SỬ



Cũng như Câu-xá tôngThành thật tông ngày nay không còn, nhưng giáo lý chính là bộ Thành thật luậnvẫn còn lưu hành và được nhiều người học Phật để tâm nghiên cứu. Bộ luận này đã được đưa vào Đại tạng kinh,[16] do ngài Ha-lê-bạt-ma soạn vào khoảng thế kỷ thứ tư bằng chữ Phạn. Qua đầu thế kỷ thứ năm thì được ngài Cưu-ma-la-thập, một cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp ở Trường An, Trung Hoa, dịch sang chữ Hán. Từ đó, bộ luận này trở thành một tác phẩm giá trị được lưu hành dần dần khắp miền Viễn Đông. Căn cứ vào giáo lý trong bộ luận này, Thành thật tông ra đời. 

Ngài Ha-lê-bạt-ma là người Ấn Độđệ tử của ngài Cưu-ma-đa-la, thuộc Nhất thiết hữu bộ. Tên chữ Phạn của ngài là Harivarman, Hán dịch nghĩa là Sư Tử Khải, dịch theo âm là Ha-lê-bạt-ma. Ngài sinh trong một gia đình Bà-la-môn, lớn lên bắt đầu học theo ngoại đạo, nhưng sau nhận ra sự sai lầm nên từ bỏ và theo học với ngài Cưu-ma-la-đa. Chẳng bao lâu, ngài nhận ra quan điểm giáo lý của mình không phù hợp với giáo lý truyền thống của Nhất thiết hữu bộ, nên ngài từ bỏ luôn bộ phái này và tự mình nghiên cứu kinh điển Tiểu thừa. Ngài học tinh thông giáo lý Tiểu thừa, nhưng vẫn thấy chưa hoàn toànthỏa mãn, nên về sau ngài đến thành Hoa Thị tiếp tục học giáo lý Đại thừa với các vị tăng thuộc Đại chúng bộ.[17] Chính trong thời gian này ngài soạn ra bộ Thành thật luận, phát triển tư tưởng về tánh không theo nhận thức của mình.

Bộ Thành thật luận gồm 16 quyển, 202 chương. Sau đó được ngài Cưu-ma-la-thập dịch sang chữ Hán, lại được các đệ tử của ngài truyền dạy khắp Trung Hoa. Trong số đó nổi bật nhất là 2 vị Tăng Đạo và Tăng Khải, có thể xem là những người có công làm cho Thành thật tông trở nên hưng thịnh. 

Ngài Cưu-ma-la-thập là khai tổ của Thành thật tông tại Trung Hoa, vì ngài là người đầu tiên dịch và giảng giải giáo lý chính của tông này. Ngài là người xứ Quy Tư (Kucha) thuộc vùng Tân Cương ngày nay, sinh năm 344, xuất thân trong một gia đình quý tộc. Cha ngài là người Ấn Độ đến sinh sống ở Dao Tần. Tên Phạn ngữ của ngài là Kumrajỵva, Hán dịch nghĩa là Đồng Thọ, dịch âm là Cưu-ma-la-thập. Ngài được tôn xưng là một trong bốn đại dịch giả hàng đầu của Trung Hoa trong việc phiên dịch kinh điển sang Hán ngữ.[18] Cha mẹ ngài lần lượt xuất gia tu học, đều là các bậc đạo hạnh

Từ nhỏ ngài đã có tư chất thông minh, năm ngài lên 7 tuổi cũng theo mẹ học đạo, rồi sang du học Ấn Độtham học với hầu hết các bậc danh túc. Sau khi đi khắp xứ Ấn Độ, ngài lại trở về nước cũ, được vua Quy Tư bái kính tôn làm thầy. Năm 383, vua Tiền Tần là Phù Kiên nghe danh ngài nên sai Lã Quang mang quân sang đánh Quy Tư để đón ngài về. Lã Quang thắng trận, đón được ngài Cưu-ma-la-thập, nhưng về giữa đường, Quang nghe nhà Tiền Tần đã mất, Hậu Tần lên thay, liền không về nữa mà đóng quân lại ở Lương Châu, tự lên ngôi vua, lập ra nhà Lương. Ngài Cưu-ma-la-thập cũng bị giữ ở đó trong khoảng 17 năm. 

Về sau, vua Hậu Tần là Diêu Hưng sai Diêu Thạc Đức mang quân đánh dẹp nhà Lương, dùng lễ quốc sư mà thỉnh ngài về Trường An vào khoảng năm 401, nhằm vào niên hiệu Long An thứ 5 triều Đông Tấn. Vua hết sức tôn kính, phong ngài làm quốc sư, thỉnh ở tại vườn Tiêu Dao và hỗ trợ mọi điều kiệncho ngài chủ trì việc phiên dịch kinh điển tại kinh đô, cùng với các ngài Tăng Triệu, Tăng Nghiêm... 

Kể từ tháng 4 niên hiệu Hoằng Thủy thứ 5 nhà Hậu Tần (403), ngài bắt đầu dịch các bộ Trung luậnBách luận và Thập nhị môn luận, gọi chung là Tam luận, sau là giáo lý căn bản của Tam luận tông. Ngài thông thạo cả hai ngôn ngữ Phạn, Hán, lại được sự trợ giúp của rất nhiều vị cao tăng uyên bác, nên kinh điển chẳng những dịch được rất nhiều mà còn có độ chính xác cao so với nguyên tác. Hơn thế nữa, nhờ sự am hiểu nên ngài cũng mạnh dạn diễn đạt một cách uyển chuyển trong bản dịch để đạt được sự rõ ràng dễ hiểu mà vẫn không sai lệch nguyên bản. 

Tương truyền ngài có phương pháp dịch kinh rất khác biệt với nhiều người khác. Thay vì đối chiếu song song hai ngôn ngữ để dịch, ngài tổ chức giảng nghĩa kinh 2 lần bằng tiếng Trung Hoa cho những người tham gia phiên dịch nghe. Sau đó, họ thảo luận với nhau và ghi chép lại bằng Hán ngữ. Cuối cùng, ngài đối chiếu bản ghi chữ Hán của họ với nguyên bản chữ Phạn và sửa chữađiều chỉnh thành bản dịch cuối cùng

Ngài mất năm 413, sau 12 năm dồn hết tâm lực vào việc phiên dịch kinh điển. Cũng có thuyết khác cho rằng ngài sinh năm 350 và mất năm 409. 

Thành thật tông phát triển rất mạnh ở Trung Hoa trong khoảng thế kỷ 6 - 7, và tồn tại mãi cho đến thế kỷ 10, tức là vào các triều đại nhà Tùy và nhà Đường. Trong thời gian về sau, Thành thật tông chịu sự công kích rất mạnh mẽ của những người theo Tam luận tông, cho rằng họ đã hiểu sai về ý nghĩa của tánh không. Vì thế, tông này suy yếu dần và cuối cùng mất hẳn. 

Vào cuối thế kỷ 6, thuộc thời đại Bạch Phụng ở Nhật Bản, có ngài Thánh Đức Thái Tử ra đời. Ngài là con vua Vĩnh Mê, học đạo Phật với các vị cao tăng Triều Tiên sang du hóa ở Nhật, và chính ngài đã góp phần phát triển nhiều khuynh hướng giáo lý rất sớm tại Nhật. Ngài đã trước tác các bản chú giải cho kinh Thắng Man, kinh Pháp Hoa, kinh Duy-ma-cật... 

Về sau, ngài có gửi nhiều phái bộ sang Trung Hoa để mang thêm kinh điển về Nhật Bản. Ngài cũng xây dựng rất nhiều tự viện, trong đó có chùa Tây Thiên Vương, chùa Trung Cung, chùa Quất,[19] chùa Trì Cừu,[20] chùa Quế Mộc.[21] Thái tử đã thỉnh vào triều 2 vị cao tăng Triều Tiên là Huệ Quán và Khuyến Lặc. Hai vị này đến Nhật Bản vào năm 625, tinh thông giáo lý Thành thật tông, nên nhân khi thuyết giảng cho thái tử nghe, các ngài cũng truyền dạy giáo lý Thành thật tông ra khắp nơi. Thành thật tônghình thành và phát triển rất mạnh ở Nhật trong thế kỷ thứ bảy, xem 2 vị Huệ Quán và Khuyến Lặc là khai tổTuy nhiên, tông này về sau ở Nhật cũng không còn tồn tại nữa. 

Do sự tương đồng một phần về giáo lý, nên nhiều người cho rằng Thành thật tông không phải là một tông phái độc lập, mà chỉ là một phần của Tam luận tông. Mặt khác, cho dù là xuất phát từ Kinh lượng bộ là một trong 18 bộ Tiểu thừa của Ấn Độ, nhưng việc nhấn mạnh về tánh không của vạn pháp cũng như tâm thể của giáo lý tông này đã tiến rất gần đến giáo lý Đại thừa, nên nhiều người cho rằng đây là một tông thuộc Đại thừa.

HỌC THUYẾT

Giáo lý Thành thật tông cũng có vẻ gần giống với Câu-xá tông, vì sự phủ nhận bản ngã là không thậtTuy nhiên, nếu như Câu-xá tông thừa nhận sự hiện hữu tạm thời của các pháp, thì Thành thật tông lại phủ nhận tất cả. Do đặc điểm này, nên một số người cũng gọi tên tông này là Nhất thiết không

Giáo lý Thành thật tông lại cũng có vẻ gần giống với Tam luận tôngTuy nhiên, những người theo Tam luận tông diễn giải tánh không khác với Thành thật tông, và cho rằng Thành thật tông đã hiểu sai về tánh không. Nhưng sự tương đồng này cũng giải thích lý do vì sao ngài Huệ Quán cũng được xem là Khai tổ Tam luận tông ở Nhật Bản

Sự khác biệt giữa Thành thật tông và Tam luận tông được làm rõ qua sự thuyết giảng của ngài Pháp Lãng, người đã hiển dương giáo lý Tam luận tông và công kích mạnh mẽ các nhược điểm của Thành thật tông. Cùng với Pháp Lãng là ngài Cát Tạng, thầy của Huệ Quán, cũng là người công kích Thành thật tông. Sự phê phán của hai luận sư danh tiếng này đã làm cho Thành thật tông suy yếu dần và đi vào quên lãng.

Thành thật tông được xem là một tông Tiểu thừa, vì sự chuyên tâm nghiên cứu những lời dạy của Phật ghi trong các kinh văn nguyên thủy Tiểu thừaTông chỉ chính của tông này là phủ nhận mọi sự hiện hữu. Tông này cho rằng cả tâm thức và vật chất đều không thực sự hiện hữu

Giáo lý Thành thật tông cho rằng có hai loại chân lý là chân lý thế gian và chân lý tuyệt đốiChân lý thế gian là những sự thật có tính cách quy ước. Theo đó, sự hiện hữu của các pháp được thừa nhận trong ý nghĩa phụ thuộc lẫn nhaubiến đổi vô thường và chịu sự hoại diệtChân lý tuyệt đối là sự thật rốt ráocuối cùng, mà theo đó thì hết thảy mọi pháp đều là trống rỗng, không không. Như vậy, Thành thật tôngxem cả bản ngã lẫn các pháp đều là không thật.[22] 

Sự nhấn mạnh về tánh không làm cho tông này có vẻ như gần giống với một tông Đại thừaTuy nhiên, sự khác biệt ở đây là các tông Đại thừa nói về một tánh không diệu hữu, làm nền tảng sinh khởi các pháp, trong khi Thành thật tông thì lại phủ nhận tất cả. Chính khác biệt này làm cho Thành thật tôngvướng mắc vào sự phủ định, xa rời hẳn quan điểm của Tam luận tông

Nội dung bộ Thành thật luận giảng giải rất rõ về tính chất không thật của “bản ngã” và các pháp hợp thành năm uẩn. Khi nhận rằng các pháp là có, thì Câu-xá tông đồng thời cũng phải thừa nhận sự hiện hữu của chúng trong thời gianquá khứhiện tại và tương lai. Ngược lại, Thành thật tông phủ nhận ngay cả sự hiện hữu tạm thời của các pháp, nên cho rằng không có quá khứ, không có tương lai, vì chúng đều là không thật. Còn đối với hiện tại, tuy nhìn thấy được trước mắt mà hết thảy đều là hư dối, vừa thấy đó thì đã qua mất rồi. Hết thảy các pháp đều sinh khởibiến đổi và diệt mất đi trong từng khoảnh khắc. Cuộc đời con người cũng giống như thế, chỉ là sự tiếp nối của những khoảnh khắc không thật, như bóng chớp, như hạt sương sa, không thường tồn chân thật!

Do nơi sự đối đãi giữa vật này với vật kia, người ta định nên tên gọi, nên tên gọi cũng chỉ là tương đốivà hư dốikhông thật.

Các pháp đều là những hiện tượng sinh khởi, đều chỉ là bóng dángkhông thật. Cũng như bọt nước tuy hiện hữu mà không bền chắc, tan biến trong chốc lát, chẳng còn để lại gì. 

Do sự phủ nhận tất cả các pháp, nên người tu không còn mê đắm, không còn bị dắt dẫn theo chúng nữa. Nhờ đó mà có thể dứt bỏ các mối tham dụcái luyến, cũng không còn sân hậnsi mê nữa.

Tuy rằng xét cho cùng thì giáo lý Thành thật tông chưa đạt đến chỗ rốt ráo, có thể dẫn người ta rơi vào chỗ chấp khôngcực đoan, nhưng trong một thời gian dài, giáo lý này cũng đã giúp cho không ít người thoát khỏi sự mê đắm vào vật chất thế gian. Nhờ đó mà họ mới có khả năng tiếp nhận những giáo lýsâu xamầu nhiệm hơn của Phật pháp. Nếu xét theo quan điểm tùy bệnh mà cho thuốc, thì giáo lýThành thật tông quả thật đã là một bài thuốc hay trong suốt thời hưng thạnh của tông này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/06/2018(Xem: 5866)
Thế giới đang sôi nổi với các trận bóng đá World Cup 2018. Những người say mê bóng đá đang nhìn về các đội tuyển đang thi tài ở nước Nga, dán mắt vào các màn hình TV hay máy điện toán, đọc các lời bình luận và quan sát xem bóng đang vào chân ai và sẽ đá về hướng nào. Người Phật tử nghĩ gì về bóng đá? Các ngôi chùa tại Việt Nam có nên tụ tập các em lại để dạy đá banh và để lập các đội bóng đá khi các em nghỉ hè, hay vào những giờ nghỉ sau lớp, hay những ngày nghỉ cuối tuần hay không? Có phải giúp các em tập luyện bóng đá cũng còn tốt hơn để các em chơi game điện tử, vừa hại sức khỏe, vừa mất thì giờ và tiền bạc?
17/06/2018(Xem: 7298)
Thông thường phải có việc gì vui thì người ta mới cười, nhưng có những lúc vì nể nhau mà cười, vì lấy lòng người khác mà gượng cười, có khi vì khinh người mà cười cho là người dở, có lúc thấy mình tài giỏi mà cười cứ cho mình hay...Cái cười có muôn màu muôn vẻ, nhưng ngẫm lại cũng chỉ có hai dạng là tự vui với chính mình và vui với niềm vui cùng người khác mà thôi.
15/06/2018(Xem: 5564)
Người ta thường nghĩ – muốn có hạnh phúc cần có tiền; nhưng đôi khi có nhiều tiền đưa đến tan vỡ hạnh phúc với nhiều lý do – ông bà thường nói –“giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Người lãng mạn họ nghĩ chỉ cần “một túp lều tranh 2 quả tim vàng”, thực ra túp lều tranh của thời đại cày sâu cuốc bẩm không còn thích hợp với thời đại @ ngày nay. Cái nghèo đôi khi cũng tạo sự đổ vỡ nhiều cho gia đình.
15/06/2018(Xem: 8031)
Đó là danh hiệu đồng đội tặng cho Anh mỗi khi tập trung cùng Đội Tuyển Quốc Gia Ý thi đấu quốc tế ,đặc biệt ở những kỳ World Cup ,và Anh thường được tín nhiệm giao đeo băng đội trưởng . Người có “tóc đuôi ngựa thần thánh”,vào những thời kỳ đỉnh cao phong độ ,Anh được người hâm mộ và báo giới ca ngợi và so sánh bằng một công thức :Pele+Maradona=Baggio . Vâng ! Người đó chính là ROBERTO BAGGIO . 56 lần khoát áo đội tuyển quốc gia Ý, với 27 bàn thắng.
12/06/2018(Xem: 5350)
Sóng có khi ồn ào mà có khi lặng lẽ, sóng có lúc dữ dội mà có lúc dịu êm. Nhưng vốn dĩ con sóng chỉ là trạng thái của nước, mà tính nước vốn là yên ắng, là tĩnh lặng. Và dòng Tâm thức cũng như con sóng. Nên gọi là con sóng của Tâm thức.
12/06/2018(Xem: 9898)
Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
09/06/2018(Xem: 8680)
Có tình cờ không, khi tin tức trên mạng gần đây, cả trong và ngoài nước đều đưa tin và hình ảnh những địa danh như Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bãi Cháy, Hạ Long …. đều đang biến dạng thành đất Tầu!
08/06/2018(Xem: 10966)
Ai nắm giữ niềm vui của bạn? Phóng viên nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua tạp chí ở một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời "Cám ơn!" nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền, một tiếng cũng không thèm mở miệng.
08/06/2018(Xem: 5805)
Đức Phật ra đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp độ sinh, Ngài để lại cho thế gian một kho tàng giáo pháp đồ sộ quý báu, mang lại hạnh phúc, an lạc, giải thoát, niết bàn cho nhân loại. Đức Phật chỉ ra nhiều con đường đi đến giải thoát, niết bàn ví như muôn sông cùng đổ về đại dương. Có thể nói 84.000 pháp môn là 84.000 con đường xuôi về, hướng về, dẫn đến niết bàn.
08/06/2018(Xem: 6646)
30 Năm Xanh Mướt Nguyện Bồ Đề Bài viết tưởng nhớ 30 năm Sa di ni Bồ Tát Giới Thích Nữ Huệ Thuần viên tịch( 25/04/1988 – 25/04/2018 ) THÍCH HUYỀN LAN Ngày hai mươi lăm tháng tư năm 1988. Trưa hôm đó giữa mùa nắng hạ chói chang sắc đỏ màu hoa phượng nở trước con đường dẫn vào chùa thật tươi thắm một góc trời vùng quê, rưng rưng mùa nắng hạ. Cụ bà Thích Nữ Huệ Thuần – Sa di ni Bồ Tát Giới trong chiếc Y vàng trang nghiêm, kính cẩn đảnh lễ đại chúng chư Tăng, rồi thoáng một cái trong cơn chống mặt, cụ bà an nhiên viên tịch ở tuổi 75.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]