Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiễn Biệt Người Đi Xa

11/10/201721:59(Xem: 5943)
Tiễn Biệt Người Đi Xa
Tiễn Biệt Người Đi Xa
lotus-hoa-sen

Sáng nay, mở cửa đón một ngày mới, ngày mới có thực đang hiển hiện rõ ràng trước lục căn cùng lúc tiếp nhận, nên xin đừng nói đó là ngày của cõi chiêm bao hư ảo, của cõi vô thường giả tạm, tôi lại nhận được tin thêm một người hàng xóm đã qua đời. Một người mẹ, người bà, đã tám mươi năm sống với thế gian hỗn độn lổn ngổn sướng khổ buồn vui. Hết nợ hết duyên kiếp này rồi, thì bà xuôi tay nhắm mắt vĩnh biệt trần gian mà ra đi thôi.
Bên ngoài đường phố chính, cũng vừa có một đoàn xe tang ngang qua trước hẻm, thùm thụp tiếng trống từng hồi đập như tim đang thop thóp, nghe nao nao tấm tức như ai đó đang kêu lên lời dỗi hờn tiếc nuối, hòa cùng tiếng đờn cò đờn nhị da diết não nùng và dàn kèn đồng inh ỏi ngân vang...
"Một người đã ra đi. Không bao giờ trở lại."
Không biết từ bao giờ, hễ có đám tang ngang qua ngoài đường chính là lúc nào trong đầu tôi cũng vang lên hai câu đó, miệng lại còn buông tiếng ra nữa, quen rồi, kỳ lạ.
Cũng không biết từ bao giờ, ai bày ra, đoàn xe tang không đi từ nhà thẳng đến nghĩa trang như hồi xưa, mà bây giờ phải chạy một vòng phố trung tâm, ngang qua trụ sở cơ quan của người mới khuất bóng, hoặc một vòng đường ven biển tráng nhựa êm ái chạy dài hàng chục cây số, mới chịu tấp thuyền hạ neo trên vùng đất an nghỉ cuối cùng.
Đường nhựa chính chạy ngang trước hẻm lớn nhà tôi là một đại lộ, chạy thẳng xuống bờ biển có Tháp Trầm Hương, mà trước kia là Tượng Đài Liệt Sĩ, nên hầu như ngày nào cũng có đoàn xe tang ngang qua, có ngày đến hai, ba đoàn sáng chiều, cũng có khi hai đoàn ngang qua cách nhau chỉ chừng mươi phút.
Vậy là, những lúc đó, đang còn ở trong nhà, dù đang bận làm gì, tôi cũng ngừng tay, ngẩng đầu ngóng tai lên để lắng nghe tiếng nhạc tiếng đờn, rồi buông nên lời tiễn biệt:
"Một người đã ra đi. Không bao giờ trở lại."
Đâu cần biết người vừa ra thiên cổ là quen hay lạ, nam hay nữ, già hay trẻ, ở xa hay gần, sắp địa táng hay hỏa táng... Tôi chỉ cần biết đó là một người đã từng sống với mình trong thế giới đảo điên này, đã từng cộng nghiệp với mình mà hít thở cày cuốc giữa cõi đời ô trọc này, và đã từng cộng sinh với mình trên một thành phố biển của một đất nước nhỏ bé giữa tứ đại dương và ngũ đại châu, chút đó cũng là nhân duyên. Vậy thôi.
Sáng nay, thêm người hàng xóm lại ra đi không bao giờ trở lại, tôi lại phải chuẩn bị máy để ghi hình giờ phút tiễn đưa linh cửu của người đi ngang qua trước cửa nhà mình, rời khỏi con hẻm thân quen...
Trải lòng bát ngát yêu thương
Ghé thăm ám chướng, vấn vương vũng lầy
Duyên sinh lớn bé kiếp này
Tĩnh tâm chuyển nghiệp cho đầy hoan ca!

Tâm Không Vĩnh Hữu
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2011(Xem: 5190)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.
25/12/2011(Xem: 17406)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
25/12/2011(Xem: 9071)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian, thời gian chính là sinh tử.
17/12/2011(Xem: 5510)
Nhân dịp tình cờ tìm thấy văn bản Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh) ở mạng internetnên chúng tôi có ý định tìm hiểu xem ý nghĩa bản văn với mục đích trau dồi thêm về phương diện ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit. Những điểm sai sót do thiếu hiểu biết về các lãnh vực khác, ngưỡng mong quý vị hỷ xả cho.
09/12/2011(Xem: 5379)
Phép"thiền định" bằng tư thế ngồi yên tương đối được nhiều người biết đến.Đấy là phương cách thích hợp nhất giúp người tu tập phát huy các phẩm tính củatâm thức: đấy là cách ngồi, giữ yên lặng, chọn một nơi kín đáo... Thế nhưng ngoàinhững lúc thiền định ra thì người tu tập lại phải hội nhập với cuộc sống bìnhthường, trở về với các sinh hoạt thường nhật, tất nhiên là không tránh khỏi phảihành động... Vậy phải làm thế nào bây giờ?
02/12/2011(Xem: 6756)
Tầmquan trọng và ý nghĩa của việc trợ niệm. 1- Trợ niệm là gì? Tại sao phải trợ niệm? Những ai cần phải trợ niệm?
02/12/2011(Xem: 7970)
Đạo Phật ngoài các vị thiên thần Hộ Pháp hộ giới ra còn có rất nhiều thiện hữu tri thức, bằng trí tuệ của mình, bằng phước đức và tài lực của mình với tinh thần hộ trì chánh giới...
28/11/2011(Xem: 4395)
Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu , vì Phật giáo không phải là “ một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên ”.
26/11/2011(Xem: 4577)
Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.
25/11/2011(Xem: 5277)
"Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567