Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Hạnh Phúc

14/09/201717:56(Xem: 5498)
Sống Hạnh Phúc
Duc The Ton 3
SỐNG HẠNH PHÚC
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
           
            Hạnh là điều chúng ta phát nguyện làm, là đường lối chúng ta muốn thực hiện, là cách sống của chúng ta. Phúc là kết quả của những điều thiện lành mà ta đã thực hiện mang niềm vui đến cho người và cho mình. Sống hạnh phúc là sống một cách vui vẻ thoải mái, mọi thứ luôn được như ý của mình. Nhưng muốn được hạnh phúc thì trước hết chúng ta phải đạt được sự bình an. Bình an cả vật chất lẫn tinh thần. Đối với con người thì vật chất chính là cơ thể của chúng ta. Cha mẹ sinh ta ra với một thân thể đầy đủ và hằng ngày thân không bệnh hoạn đau đớn thì đó là phước báu của chúng ta có được thân thể tốt đẹp khoẻ mạnh. Còn tinh thần là tâm. Tâm không bị ô nhiễm bởi những ham muốn xấu xa, không có ý nghĩ tham lam, hận thù, ghen ghét, hại người, tâm không phiền não, âu lo thì đó mới thật là tâm bình an.
            Phàm ở đời ai cũng muốn được sống bình an hạnh phúc. Hạnh phúc theo định nghĩa thông thường là đạt được những điều mình mong ước trong cuộc sống. Tuỳ theo hoàn cảnh và môi trường sống, mà nhu cầu hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Là người dân sanh trưởng và lớn lên trong một quốc gia chậm tiến thì sự mong ước khác hẳn với những mong cầu của người sinh ra và lớn lên trong một quốc gia có nền văn minh phát triển và giàu có.
            Lúc còn nhỏ mơ ước của đứa trẻ là luôn được cha mẹ thương yêu che chở. Là con nhà nghèo hằng ngày có được bữa cơm no, có được bộ quần áo lành lặn và may mắn được cắp sách đến trường thì đó chính là niềm hạnh phúc của các em.
            Lớn lên một chút, có người để ý, hợp nhãn, mình yêu người ta và được người ta yêu thương mình thì đó là hạnh phúc tràn trề của tuổi thanh xuân.
            Đến tuổi trưởng thành, có nghề nghiệp vững chắc, tiền bạc dư giả, nhà cửa, xe hơi, có vợ hoặc chồng, có con cái ngoan ngoãn thì đó là hạnh phúc của một người thành công.
            Có một loại hạnh phúc khác. Đó là hạnh phúc khi có quyền lực trong tay. Người ta say mê thứ hạnh phúc này đến nỗi có thể hy sinh những hạnh phúc khác như hạnh phúc gia đình, hy sinh tiền bạc, vợ con để mua những chức phận mà họ muốn.
            Khi tuổi về già có sức khoẻ tốt, có của cải, con cái hiếu thảo... như thế là hạnh phúc rồi!
            Trong đạo Phật hai từ hạnh phúc còn được phân chia làm hai loại.
            - Một là thứ hạnh phúc trông cậy vào những điều kiện ngoài thân như địa vị, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, vợ chồng con cái. Loại hạnh phúc này sẽ không bền vững vì ngay chính bản thân mình sẽ thay đổi, thì nói chi những vật ngoài thân. Kinh nghiệm người xưa thường nói: "Sống ở đời có ai giàu ba họ, khó ba đời?". Điều này cho thấy nhà cửa, xe cộ, tiền bạc sẽ không bao giờ mãi mãi là của mình. Sức khoẻ, nhan sắc sẽ theo thời gian mà tàn hoại, yếu đuối. Tình yêu thương chồng vợ hay con cái cũng không mãi vững bền như ý mong muốn của mình. Có khi không phải người ta thay đổi mà chính bản thân mình là người thay đổi. Cho nên hạnh phúc dựa vào những điều kiện ngoài thân sẽ không bảo đảm chắc chắn bởi trước sau gì nó cũng sẽ biến đi, để thay thế vào đó sự thất vọng chán chường và đau khổ. Nhìn chung loại hạnh phúc này do nhiều điều kiện mà có cho nên nó vô thường biến đổi, lúc có lúc không vì thế chúng ta xem đó là   hạnh phúc huyễn hay hạnh phúc giả cũng không có gì là sai!
            Thực ra, phàm là con người, ai cũng có nhu cầu hạnh phúc, nhưng mà hạnh phúc rất khó mà có, lại rất dễ mất đi để lại sự đau khổ buồn rầu mà thôi.
            - Còn  một thứ hạnh phúc khác là hạnh phúc phát xuất từ giá trị sống của chính mình, từ việc tu tập, giữ giới hạnh, giữ tâm trong sạch hằng ngày, nói một cách khác là tự mình "hoàn thiện nhân tánh" của mình, tạo cho mình một đời sống có ý nghĩa.
            Thế nào là một đời sống có ý nghĩa?
            Đó là một đời sống lúc nào cũng cảm thấy an vui hạnh phúc. Cái hạnh phúc đó luôn ở mãi bên mình không mất đi theo thời gian. Muốn có nó chúng ta cần phải tu tập theo lời Phật dạy. Chúng ta phải luôn giữ cho ba nghiệp được thanh tịnh. Ba nghiệp đây chính là sự suy nghĩ, lời nói và hành động. Giữ ba nghiệp thanh tịnh là hằng ngày chúng ta phải giữ giới hạnh. Giới về thân là không âm mưu đồng loã hay chính mình giết hại người hay vật, trong tình yêu đôi lứa, hãy sống thành thật chung thuỷ, không lừa dối gian tham cướp đoạt của cải tài sản của người khác.  Giới về lời là không nói những lời xúc phạm làm tổn thương người khác, không đặt điều làm hại người khác. Không rượu chè mê say ma tuý để tránh làm mê muội thần trí, đó là giữ giới về ý. Giữ được giới đức trong sạch chúng ta không làm tổn thương chính bản thân của chúng ta và người khác thì chúng ta có được tâm trạng thảnh thơi vui vẻ. Đây chính là hạnh phúc của chúng ta vậy.
            Phật dạy trong việc tu tập chúng ta phải luôn giữ chánh niệm. Chánh niệm là sự hiểu biết rõ ràng từng việc một, từng ý nghĩ một... xảy ra trên thân, tâm hay ngoại cảnh xung quanh mà chúng ta không có sự phê phán hay dính mắc nào trên sự hiểu biết đó. Nhờ có chánh niệm mà tâm của chúng ta không chạy nhảy lung tung, không suy nghĩ bừa bãi tạo nên một dòng ý nghiệp miên man khiến cho ta gánh lấy những phiền não. Sống trong chánh niệm chính là sống trong sự hiểu biết và hạnh phúc.
            Trong bài kinh Tứ Thánh Đế, Đức Phật đề cập đến bốn sự thật hiễn nhiên xảy ra cho con người đó là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
            Khổ đế cho thấy con người sanh ra sống ở thế gian này dù trong hoàn cảnh nào cũng không thoát khỏi sự khổ. Người giàu sang quyền quý, người có địa vị hay quyền lực, người trung lưu đủ ăn đủ mặc, hay người nghèo khó, bần cùng nhất trong xã hội... -  Có ai mà không khổ?
            Tập đế chính là những nguyên do tạo nên sự khổ, cái gốc của khổ là do tham sân si.
            Diệt đế là triệt tiêu những nguyên do tạo nên khổ. Dẹp được Tập đế thì sẽ hết khổ. Hết khổ tức là chúng ta sống trong trạng thái Niết Bàn. Niết Bàn là một trạng thái trống rỗng không tạo nghiệp có thể dùng từ ngữ thế gian tạm gọi đó là hạnh phúc. Hạnh phúc này là kết quả của sự tu tập Giới Định Huệ mà có, nghĩa là chúng ta giữ giới sống hằng ngày cho thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh thì chúng ta có được Định. Tâm yên định thì sự suy nghĩ của chúng ta sẽ sáng suốt hơn, đó là Huệ.
            Khi tu tập miên mật, tâm an trú trong trạng thái yên lặng sâu lắng thì chúng ta thật sự có hạnh phúc. Hạnh phúc này không nương tựa vào điều kiện nào, mà là nhờ vào sự tu tập để tự hoàn thiện nhân tánh của mình, tức là trong từng mỗi sát na thời gian trôi qua, chúng ta tự hoàn thiện ba nghiệp Tâm, Khẩu và Hành Động. Kết quả của ba nghiệp thanh tịnh khiến cho tâm chúng ta được nhẹ nhàng, thanh thản. Trạng thái không một niệm vui hay buồn khởi lên thì làm gì có khổ. Trong kinh gọi trạng thái này là trạng thái Vô Sinh, là Niết Bàn. Chúng ta tạm gọi là trạng thái Hạnh Phúc Chân Thật để so với Hạnh Phúc Huyễn.
            Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ. Chúng ta tu tập để đi đến mục tiêu "thoát khổ giải thoát và giác ngộ (thành Phật)". Không biết bao giờ chúng ta mới hoàn toàn thoát khổ, giải thoát, nói chi là thành Phật, nhưng dù sao đó cũng là phát nguyện ban đầu, là lý tưởng mà chúng ta theo đuổi từ bây giờ và nhiều đời nhiều kiếp ở tương lai. Nói như thế có nghĩa là không dễ dàng chỉ năm mười đời mà đạt được mục đích. Nhưng có tu thì sẽ có thành, có đi thì sẽ có đến.
            Theo gương Thầy Tổ, chúng ta không thể chờ đợi đến khi hoàn toàn giác ngộ rồi mới giúp đỡ người khác. Ở trong đời sống hiện tại này nếu chúng ta thông suốt được điều gì qua sự học hỏi hành trì của chúng ta thì cũng nên chia sẻ với mọi người để giúp mọi người cũng có cuộc sống hạnh phúc chân thật giống như chúng ta. Giở lại những trang Phật sử, chúng ta thấy qua sáu năm dài tu tập khổ hạnh trong rừng và suốt 4 tuần ngồi tọa thiền dưới cội Pipphala, Đức Phật đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một bậc Đại Giác, đạt được trạng thái Niết Bàn ngay trong đời sống ở thế gian. Nhưng vấn đề là Ngài chưa dừng lại ở chỗ đó, mà phải nói là sau 45 năm giáo hoá chúng sanh, độ cho biết bao nhiêu người  thoát khổ, có cuộc sống bình an, dù phải vật lộn với cuộc đời  khắc nghiệt khổ đau. Đức Phật đã dẫn dắt biết bao nhiêu đệ tử chứng đắc quả vị A-La-Hán thoát khỏi luân hồi sinh tử ngay trong đời sống như Ngài và các vị đó đã đại diện Ngài đi giáo hoá chúng sanh khắp nơi. Khi Ngài 80 tuổi, Ngài đã an nhiên nhập định rồi viên tịch tại rừng cây Sa-La thành Kushinagar, thì lúc đó giác hạnh của Ngài mới thực sự hoàn toàn viên mãn.
             Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống nên hạnh phúc của người này không giống với hạnh phúc của người kia. Nhưng có một cái giống nhau, mà cái giống nhau này trở thành một mẫu số chung là hạnh phúc đó vô thường, hạnh phúc đó không ở mãi bên mình mà nó sẽ ra đi, nhường lại cho con người sự khổ đau phiền não. Hạnh phúc đó chúng ta gọi là hạnh phúc huyễn, bởi vì chúng ta không tự tạo ra bằng chính nỗ lực tu tập của chúng ta, chúng ta không quay về tự thân, tự tâm, rửa sạch những ô nhiễm phiền não do tham sân si gây nên mà dựa vào những sự kiện bên ngoài.
            Là người học Phật, với phương pháp Quán của Ngài, chúng ta biết thế giới hiện tượng không bao giờ đứng yên một chỗ, chúng ta nhận ra được ba dấu ấn của thế giới hiện tượng này là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Chúng ta cần phải tư duy thật kỹ và thể nhập vào tam pháp ấn này mà thay đổi nhận thức. Nhận thức về Khổ, nhận thức về phương pháp diệt Khổ một cách rõ ràng, để tự mình chửa bệnh cho mình. Chúng ta sẽ không bị dính mắc với cảm thọ về khổ hay hạnh phúc. Muốn đạt được trạng thái không lạc không khổ thì chúng ta có thể áp dụng phương pháp Chỉ, Định hay Huệ bằng cách thu liễm lục căn, không cho sáu trần lôi cuốn khiến cho tâm bị dao động bằng cách sống trong Chánh niệm. Sống trong Chánh niệm là lúc nào cũng giữ cái biết về đối tượng, quan sát đối tượng trong hay ngoài thân khi nó xuất hiện bằng cái tâm không phê phán, không so sánh, không thêm bớt quan niệm, thành kiến của tự ngã vào. Có như thế tâm mới yên lặng không bị sóng gió phong ba quậy phá.
            Khi tâm hoàn toàn yên lặng thì tự khắc trong người sẽ được khoan khoái dễ chịu, niềm vui nhẹ nhàng từ đó phát sinh. Càng công phu nhiều thì định lực càng mạnh. Định lực càng mạnh thì Huệ sẽ tự phát. Kết quả người đó sẽ có một từ trường mạnh mẽ như từ trường tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả.  Người đó có trực giác, siêu trực giác, biết những điều vượt không gian thời gian. Người đó có biện tài vô ngại, ăn nói lưu loát, đúng lúc đúng thời, đúng lời đúng nghĩa. Người đó sẽ có tánh sáng tạo, phát minh, sáng chế được những điều mà trước đây họ chưa bao giờ biết... Chúng ta gọi chung những điều này là trí tuệ tâm linh phát huy, hay trí bát nhã.
            Trí tuệ hiểu biết vượt ra ngoài thế giới hiện tượng là mục tiêu của người tu tập theo đạo Phật. Đạt được tới chỗ này là đạt được cái hạnh phúc chân thật của riêng mình. Đã chân thật thì không thay đổi. Muốn được thế thì chúng ta hãy cứ bắt đầu. Trong kinh Đức Phật đã từng nói: "Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành". Danh từ Phật ở đây không phải chỉ một bậc thánh có thần thông biến hoá, mà Phật ở đây chính là Pháp thân, là Tâm Phật, là Tâm Như, là Tâm tuyệt đối thanh tịnh nghĩa là hoàn toàn không dao động... Tuy tâm không dao động mà luôn có một dòng Nhận Thức Biết Không Lời chảy hoài không bao giờ dứt trong bộ não của con người hiện đang sống, đang thở, ở thế gian này. Những thứ ấy tạo thành một vòng hào quang bao quanh người ấy, đó là từ trường từ bi hỷ lạc của người ấy phát ra, khiến cho những người xung quanh được hưởng sự bình an vui vẻ khi đến gần.
            Trạng thái tâm linh là trạng thái yên lặng không lời, là Atakkavacàra, là ngoài lý luận. Nhưng chúng ta hiện sống trong thế giới hiện tượng có lời, nên tạm mượn lời để diễn tả chỗ không lời. Vì thế chúng ta mới xử dụng danh từ Hạnh Phúc Không Lời hay là Hạnh Phúc Chân Thật để ám chỉ trạng thái tâm bình an hỷ lạc không thay đổi của người hành trì pháp Phật, còn Hạnh Phúc Huyễn hay Hạnh Phúc Giả để chỉ trạng thái vui vẻ, thích thú nhưng mau chóng thay đổi biến mất của người chưa biết tu tập chỉ biết dựa vào hiện tượng thế gian để có hạnh phúc.
            Sau cùng, tuy chúng ta biết hạnh phúc có hai mặt huyễn và thật, nhưng chúng ta là người cư sĩ tại gia đương nhiên chúng ta chưa thể sống buông bỏ tất cả. Chúng ta cũng cần có người thân để nâng đỡ an ủi khi tinh thần chúng ta xuống dốc. Chúng ta cũng cần tiền bạc nhà cửa xe cộ là những thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày. Chúng ta hưởng thụ thứ hạnh phúc này, nhưng chúng ta không bám víu nó, không tham lam muốn ôm chặt lấy nó, vì chúng ta biết rằng chúng không tồn tại vĩnh viễn bên ta, sẽ có một ngày nào đó những thứ này không cánh mà bay đi thì chúng ta không cảm thấy quá đau khổ.
 
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
14/9/2017
            
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2012(Xem: 16123)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
06/04/2012(Xem: 8162)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thức và chuyển hóa tâm linh...
06/04/2012(Xem: 9653)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
04/04/2012(Xem: 6754)
Trong truyền thống Khổng giáo, quan hệ giữa thầy và trò được coi trọng hơn giữa cha mẹ và con cái, và người thầy được xếp vị trí chỉ sau nhà vua mà trên tất cả mọi hạng người trong xã hội. Khổng giáo đã nâng vai trò người thầy lên một tầm mức quan trọng, và qua lịch sử truyền thừa của mình, tinh thần đó đã được phản ánh một cách rõ nét. Phật giáo không phân cấp khinh trọng các mối quan hệ như Khổng giáo. Theo Phật giáo, mỗi mối quan hệ đều có tầm quan trọng riêng của nó, và một con người để hình thành nên nhân cách và tài năng hẳn có sự chi phối từ nhiều phía: cha mẹ, thầy giáo, môi trường xã hội và chính cả bản thân người đó.
04/04/2012(Xem: 6106)
Phật hóa gia đình là trách nhiệm chung của nền văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý Phật tửnam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìnnăm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trao dồi rèn luyện đạo đức cá nhân, xây dựng nếp sốnggia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi ích xã hội và hộ trì Tam bảo với tinh thầnđạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam.
04/04/2012(Xem: 7396)
Mối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo… Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.
03/04/2012(Xem: 14351)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
03/04/2012(Xem: 15528)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
31/03/2012(Xem: 11438)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
31/03/2012(Xem: 7522)
Để phục vụ bữa ăn sáng và trưa cho khoảng từ ba ngàn đến tám ngàn người ăn thì quả thật là điều khó có thể tin được, nếu bạn không tận mắt chứng kiến, tận tay mình làm. Mặc dù chỉ là đồ chay nhưng khối lượng công việc thì quả thật khổng lồ. Ngoài các Sư Thầy còn có khoảng vài chục người làm công quả ở tại chùa phải dậy từ ba giờ sáng, có khoảng vài chục người thay vì ngồi trên chùa nghe giảng pháp thì họ đã tình nguyện xuống bếp để phục vụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]