Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Hạnh Phúc

14/09/201717:56(Xem: 5426)
Sống Hạnh Phúc
Duc The Ton 3
SỐNG HẠNH PHÚC
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
           
            Hạnh là điều chúng ta phát nguyện làm, là đường lối chúng ta muốn thực hiện, là cách sống của chúng ta. Phúc là kết quả của những điều thiện lành mà ta đã thực hiện mang niềm vui đến cho người và cho mình. Sống hạnh phúc là sống một cách vui vẻ thoải mái, mọi thứ luôn được như ý của mình. Nhưng muốn được hạnh phúc thì trước hết chúng ta phải đạt được sự bình an. Bình an cả vật chất lẫn tinh thần. Đối với con người thì vật chất chính là cơ thể của chúng ta. Cha mẹ sinh ta ra với một thân thể đầy đủ và hằng ngày thân không bệnh hoạn đau đớn thì đó là phước báu của chúng ta có được thân thể tốt đẹp khoẻ mạnh. Còn tinh thần là tâm. Tâm không bị ô nhiễm bởi những ham muốn xấu xa, không có ý nghĩ tham lam, hận thù, ghen ghét, hại người, tâm không phiền não, âu lo thì đó mới thật là tâm bình an.
            Phàm ở đời ai cũng muốn được sống bình an hạnh phúc. Hạnh phúc theo định nghĩa thông thường là đạt được những điều mình mong ước trong cuộc sống. Tuỳ theo hoàn cảnh và môi trường sống, mà nhu cầu hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Là người dân sanh trưởng và lớn lên trong một quốc gia chậm tiến thì sự mong ước khác hẳn với những mong cầu của người sinh ra và lớn lên trong một quốc gia có nền văn minh phát triển và giàu có.
            Lúc còn nhỏ mơ ước của đứa trẻ là luôn được cha mẹ thương yêu che chở. Là con nhà nghèo hằng ngày có được bữa cơm no, có được bộ quần áo lành lặn và may mắn được cắp sách đến trường thì đó chính là niềm hạnh phúc của các em.
            Lớn lên một chút, có người để ý, hợp nhãn, mình yêu người ta và được người ta yêu thương mình thì đó là hạnh phúc tràn trề của tuổi thanh xuân.
            Đến tuổi trưởng thành, có nghề nghiệp vững chắc, tiền bạc dư giả, nhà cửa, xe hơi, có vợ hoặc chồng, có con cái ngoan ngoãn thì đó là hạnh phúc của một người thành công.
            Có một loại hạnh phúc khác. Đó là hạnh phúc khi có quyền lực trong tay. Người ta say mê thứ hạnh phúc này đến nỗi có thể hy sinh những hạnh phúc khác như hạnh phúc gia đình, hy sinh tiền bạc, vợ con để mua những chức phận mà họ muốn.
            Khi tuổi về già có sức khoẻ tốt, có của cải, con cái hiếu thảo... như thế là hạnh phúc rồi!
            Trong đạo Phật hai từ hạnh phúc còn được phân chia làm hai loại.
            - Một là thứ hạnh phúc trông cậy vào những điều kiện ngoài thân như địa vị, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, vợ chồng con cái. Loại hạnh phúc này sẽ không bền vững vì ngay chính bản thân mình sẽ thay đổi, thì nói chi những vật ngoài thân. Kinh nghiệm người xưa thường nói: "Sống ở đời có ai giàu ba họ, khó ba đời?". Điều này cho thấy nhà cửa, xe cộ, tiền bạc sẽ không bao giờ mãi mãi là của mình. Sức khoẻ, nhan sắc sẽ theo thời gian mà tàn hoại, yếu đuối. Tình yêu thương chồng vợ hay con cái cũng không mãi vững bền như ý mong muốn của mình. Có khi không phải người ta thay đổi mà chính bản thân mình là người thay đổi. Cho nên hạnh phúc dựa vào những điều kiện ngoài thân sẽ không bảo đảm chắc chắn bởi trước sau gì nó cũng sẽ biến đi, để thay thế vào đó sự thất vọng chán chường và đau khổ. Nhìn chung loại hạnh phúc này do nhiều điều kiện mà có cho nên nó vô thường biến đổi, lúc có lúc không vì thế chúng ta xem đó là   hạnh phúc huyễn hay hạnh phúc giả cũng không có gì là sai!
            Thực ra, phàm là con người, ai cũng có nhu cầu hạnh phúc, nhưng mà hạnh phúc rất khó mà có, lại rất dễ mất đi để lại sự đau khổ buồn rầu mà thôi.
            - Còn  một thứ hạnh phúc khác là hạnh phúc phát xuất từ giá trị sống của chính mình, từ việc tu tập, giữ giới hạnh, giữ tâm trong sạch hằng ngày, nói một cách khác là tự mình "hoàn thiện nhân tánh" của mình, tạo cho mình một đời sống có ý nghĩa.
            Thế nào là một đời sống có ý nghĩa?
            Đó là một đời sống lúc nào cũng cảm thấy an vui hạnh phúc. Cái hạnh phúc đó luôn ở mãi bên mình không mất đi theo thời gian. Muốn có nó chúng ta cần phải tu tập theo lời Phật dạy. Chúng ta phải luôn giữ cho ba nghiệp được thanh tịnh. Ba nghiệp đây chính là sự suy nghĩ, lời nói và hành động. Giữ ba nghiệp thanh tịnh là hằng ngày chúng ta phải giữ giới hạnh. Giới về thân là không âm mưu đồng loã hay chính mình giết hại người hay vật, trong tình yêu đôi lứa, hãy sống thành thật chung thuỷ, không lừa dối gian tham cướp đoạt của cải tài sản của người khác.  Giới về lời là không nói những lời xúc phạm làm tổn thương người khác, không đặt điều làm hại người khác. Không rượu chè mê say ma tuý để tránh làm mê muội thần trí, đó là giữ giới về ý. Giữ được giới đức trong sạch chúng ta không làm tổn thương chính bản thân của chúng ta và người khác thì chúng ta có được tâm trạng thảnh thơi vui vẻ. Đây chính là hạnh phúc của chúng ta vậy.
            Phật dạy trong việc tu tập chúng ta phải luôn giữ chánh niệm. Chánh niệm là sự hiểu biết rõ ràng từng việc một, từng ý nghĩ một... xảy ra trên thân, tâm hay ngoại cảnh xung quanh mà chúng ta không có sự phê phán hay dính mắc nào trên sự hiểu biết đó. Nhờ có chánh niệm mà tâm của chúng ta không chạy nhảy lung tung, không suy nghĩ bừa bãi tạo nên một dòng ý nghiệp miên man khiến cho ta gánh lấy những phiền não. Sống trong chánh niệm chính là sống trong sự hiểu biết và hạnh phúc.
            Trong bài kinh Tứ Thánh Đế, Đức Phật đề cập đến bốn sự thật hiễn nhiên xảy ra cho con người đó là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
            Khổ đế cho thấy con người sanh ra sống ở thế gian này dù trong hoàn cảnh nào cũng không thoát khỏi sự khổ. Người giàu sang quyền quý, người có địa vị hay quyền lực, người trung lưu đủ ăn đủ mặc, hay người nghèo khó, bần cùng nhất trong xã hội... -  Có ai mà không khổ?
            Tập đế chính là những nguyên do tạo nên sự khổ, cái gốc của khổ là do tham sân si.
            Diệt đế là triệt tiêu những nguyên do tạo nên khổ. Dẹp được Tập đế thì sẽ hết khổ. Hết khổ tức là chúng ta sống trong trạng thái Niết Bàn. Niết Bàn là một trạng thái trống rỗng không tạo nghiệp có thể dùng từ ngữ thế gian tạm gọi đó là hạnh phúc. Hạnh phúc này là kết quả của sự tu tập Giới Định Huệ mà có, nghĩa là chúng ta giữ giới sống hằng ngày cho thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh thì chúng ta có được Định. Tâm yên định thì sự suy nghĩ của chúng ta sẽ sáng suốt hơn, đó là Huệ.
            Khi tu tập miên mật, tâm an trú trong trạng thái yên lặng sâu lắng thì chúng ta thật sự có hạnh phúc. Hạnh phúc này không nương tựa vào điều kiện nào, mà là nhờ vào sự tu tập để tự hoàn thiện nhân tánh của mình, tức là trong từng mỗi sát na thời gian trôi qua, chúng ta tự hoàn thiện ba nghiệp Tâm, Khẩu và Hành Động. Kết quả của ba nghiệp thanh tịnh khiến cho tâm chúng ta được nhẹ nhàng, thanh thản. Trạng thái không một niệm vui hay buồn khởi lên thì làm gì có khổ. Trong kinh gọi trạng thái này là trạng thái Vô Sinh, là Niết Bàn. Chúng ta tạm gọi là trạng thái Hạnh Phúc Chân Thật để so với Hạnh Phúc Huyễn.
            Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ. Chúng ta tu tập để đi đến mục tiêu "thoát khổ giải thoát và giác ngộ (thành Phật)". Không biết bao giờ chúng ta mới hoàn toàn thoát khổ, giải thoát, nói chi là thành Phật, nhưng dù sao đó cũng là phát nguyện ban đầu, là lý tưởng mà chúng ta theo đuổi từ bây giờ và nhiều đời nhiều kiếp ở tương lai. Nói như thế có nghĩa là không dễ dàng chỉ năm mười đời mà đạt được mục đích. Nhưng có tu thì sẽ có thành, có đi thì sẽ có đến.
            Theo gương Thầy Tổ, chúng ta không thể chờ đợi đến khi hoàn toàn giác ngộ rồi mới giúp đỡ người khác. Ở trong đời sống hiện tại này nếu chúng ta thông suốt được điều gì qua sự học hỏi hành trì của chúng ta thì cũng nên chia sẻ với mọi người để giúp mọi người cũng có cuộc sống hạnh phúc chân thật giống như chúng ta. Giở lại những trang Phật sử, chúng ta thấy qua sáu năm dài tu tập khổ hạnh trong rừng và suốt 4 tuần ngồi tọa thiền dưới cội Pipphala, Đức Phật đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một bậc Đại Giác, đạt được trạng thái Niết Bàn ngay trong đời sống ở thế gian. Nhưng vấn đề là Ngài chưa dừng lại ở chỗ đó, mà phải nói là sau 45 năm giáo hoá chúng sanh, độ cho biết bao nhiêu người  thoát khổ, có cuộc sống bình an, dù phải vật lộn với cuộc đời  khắc nghiệt khổ đau. Đức Phật đã dẫn dắt biết bao nhiêu đệ tử chứng đắc quả vị A-La-Hán thoát khỏi luân hồi sinh tử ngay trong đời sống như Ngài và các vị đó đã đại diện Ngài đi giáo hoá chúng sanh khắp nơi. Khi Ngài 80 tuổi, Ngài đã an nhiên nhập định rồi viên tịch tại rừng cây Sa-La thành Kushinagar, thì lúc đó giác hạnh của Ngài mới thực sự hoàn toàn viên mãn.
             Con người ai cũng mong muốn có được hạnh phúc, và dĩ nhiên ít hay nhiều gì ai cũng có hạnh phúc. Hạnh phúc đến với mỗi người tuỳ theo môi trường sống và quan niệm sống nên hạnh phúc của người này không giống với hạnh phúc của người kia. Nhưng có một cái giống nhau, mà cái giống nhau này trở thành một mẫu số chung là hạnh phúc đó vô thường, hạnh phúc đó không ở mãi bên mình mà nó sẽ ra đi, nhường lại cho con người sự khổ đau phiền não. Hạnh phúc đó chúng ta gọi là hạnh phúc huyễn, bởi vì chúng ta không tự tạo ra bằng chính nỗ lực tu tập của chúng ta, chúng ta không quay về tự thân, tự tâm, rửa sạch những ô nhiễm phiền não do tham sân si gây nên mà dựa vào những sự kiện bên ngoài.
            Là người học Phật, với phương pháp Quán của Ngài, chúng ta biết thế giới hiện tượng không bao giờ đứng yên một chỗ, chúng ta nhận ra được ba dấu ấn của thế giới hiện tượng này là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Chúng ta cần phải tư duy thật kỹ và thể nhập vào tam pháp ấn này mà thay đổi nhận thức. Nhận thức về Khổ, nhận thức về phương pháp diệt Khổ một cách rõ ràng, để tự mình chửa bệnh cho mình. Chúng ta sẽ không bị dính mắc với cảm thọ về khổ hay hạnh phúc. Muốn đạt được trạng thái không lạc không khổ thì chúng ta có thể áp dụng phương pháp Chỉ, Định hay Huệ bằng cách thu liễm lục căn, không cho sáu trần lôi cuốn khiến cho tâm bị dao động bằng cách sống trong Chánh niệm. Sống trong Chánh niệm là lúc nào cũng giữ cái biết về đối tượng, quan sát đối tượng trong hay ngoài thân khi nó xuất hiện bằng cái tâm không phê phán, không so sánh, không thêm bớt quan niệm, thành kiến của tự ngã vào. Có như thế tâm mới yên lặng không bị sóng gió phong ba quậy phá.
            Khi tâm hoàn toàn yên lặng thì tự khắc trong người sẽ được khoan khoái dễ chịu, niềm vui nhẹ nhàng từ đó phát sinh. Càng công phu nhiều thì định lực càng mạnh. Định lực càng mạnh thì Huệ sẽ tự phát. Kết quả người đó sẽ có một từ trường mạnh mẽ như từ trường tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả.  Người đó có trực giác, siêu trực giác, biết những điều vượt không gian thời gian. Người đó có biện tài vô ngại, ăn nói lưu loát, đúng lúc đúng thời, đúng lời đúng nghĩa. Người đó sẽ có tánh sáng tạo, phát minh, sáng chế được những điều mà trước đây họ chưa bao giờ biết... Chúng ta gọi chung những điều này là trí tuệ tâm linh phát huy, hay trí bát nhã.
            Trí tuệ hiểu biết vượt ra ngoài thế giới hiện tượng là mục tiêu của người tu tập theo đạo Phật. Đạt được tới chỗ này là đạt được cái hạnh phúc chân thật của riêng mình. Đã chân thật thì không thay đổi. Muốn được thế thì chúng ta hãy cứ bắt đầu. Trong kinh Đức Phật đã từng nói: "Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành". Danh từ Phật ở đây không phải chỉ một bậc thánh có thần thông biến hoá, mà Phật ở đây chính là Pháp thân, là Tâm Phật, là Tâm Như, là Tâm tuyệt đối thanh tịnh nghĩa là hoàn toàn không dao động... Tuy tâm không dao động mà luôn có một dòng Nhận Thức Biết Không Lời chảy hoài không bao giờ dứt trong bộ não của con người hiện đang sống, đang thở, ở thế gian này. Những thứ ấy tạo thành một vòng hào quang bao quanh người ấy, đó là từ trường từ bi hỷ lạc của người ấy phát ra, khiến cho những người xung quanh được hưởng sự bình an vui vẻ khi đến gần.
            Trạng thái tâm linh là trạng thái yên lặng không lời, là Atakkavacàra, là ngoài lý luận. Nhưng chúng ta hiện sống trong thế giới hiện tượng có lời, nên tạm mượn lời để diễn tả chỗ không lời. Vì thế chúng ta mới xử dụng danh từ Hạnh Phúc Không Lời hay là Hạnh Phúc Chân Thật để ám chỉ trạng thái tâm bình an hỷ lạc không thay đổi của người hành trì pháp Phật, còn Hạnh Phúc Huyễn hay Hạnh Phúc Giả để chỉ trạng thái vui vẻ, thích thú nhưng mau chóng thay đổi biến mất của người chưa biết tu tập chỉ biết dựa vào hiện tượng thế gian để có hạnh phúc.
            Sau cùng, tuy chúng ta biết hạnh phúc có hai mặt huyễn và thật, nhưng chúng ta là người cư sĩ tại gia đương nhiên chúng ta chưa thể sống buông bỏ tất cả. Chúng ta cũng cần có người thân để nâng đỡ an ủi khi tinh thần chúng ta xuống dốc. Chúng ta cũng cần tiền bạc nhà cửa xe cộ là những thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày. Chúng ta hưởng thụ thứ hạnh phúc này, nhưng chúng ta không bám víu nó, không tham lam muốn ôm chặt lấy nó, vì chúng ta biết rằng chúng không tồn tại vĩnh viễn bên ta, sẽ có một ngày nào đó những thứ này không cánh mà bay đi thì chúng ta không cảm thấy quá đau khổ.
 
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
14/9/2017
            
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2022(Xem: 3622)
Vương quốc Phật giáo Campuchia và Nepal đã nhất trí tăng cường quan hệ giao lưu giữa nhân dân trong lĩnh vực Phật giáo và các mối quan hệ khác trong thương mại, an ninh và cải cách địa phương. Hôm thứ Ba, ngày 25 tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng đã gặp gỡ tân Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nepal tại Vương quốc Phật giáo Campuchia Genesh Prasad Dhakal để thảo luận về các vấn đề liên quan đến hợp tác giữa hai quốc gia.
27/01/2022(Xem: 7155)
Có người ngoại đạo thuở xưa Tự xưng mình giỏi nên ưa khoe tài Rành quá khứ, biết tương lai Bao điều học vấn trên đời tinh thông Nói ra trôi chảy vô cùng.
27/01/2022(Xem: 6903)
Ngày xưa có vợ chồng rùa Sống trong hang đá bốn mùa thảnh thơi Hang như tổ ấm cuộc đời Bên dòng sông mộng nước trôi xanh mầu. Một ngày rùa vợ ốm đau Chạy thầy, chạy thuốc đã lâu chẳng lành Rùa chồng thương vợ bò quanh Thở dài! Nhìn đám mây xanh than trời.
27/01/2022(Xem: 5308)
Ngày mai đã là giao thừa, nhưng không khí Tết trong nhà gần như bị đóng băng như không khí ngoài trời. Tôi ngồi bên khung cửa sổ nhìn những hạt tuyết rơi lả tả, trắng xóa cả bầu trời. Tuyết vương trên lá, tuyết phủ ngập cả lối đi, những tia nắng ấm vừa sưởi ấm bầu trời vừa tạo nên sắc màu cho khung cảnh thêm thơ mộng. Đã lâu lắm rồi tôi mới cảm nhận được cái đẹp thực sự của mùa đông trên xứ Đức, nơi bị thiên hạ cho là lạnh lẽo lẫn buồn nản và không đáng sống!!!
27/01/2022(Xem: 4052)
Cuộc sống đẹp mang tính cách nghệ thuật Dù thử thách vẫn chờ…đuổi chạy nghiệp duyên Từ bão họa tai …trải nghiệm những lời khuyên Hạnh phúc thay cho ai …thân cận bậc hiền trí !
23/01/2022(Xem: 5169)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Gần đây, xứ Ấn dịch Omicron tại bùng phát dữ dội, tuy không gây chết người nhiều như Delta lúc trước nhưng chính phủ Ấn cũng lấy làm lo ngại và ra lệnh LockDown trở lại. Mùa Xuân Nhâm Dần đang về với chúng ta, sự sẻ chia trong lúc hoạn nạn, khó khăn, mãi là điều quý giá nhất trên đời, vào đầu tuần này, Monday (17 Jan 2022) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục lên đường cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo xứ Phật như mang lại chút hơi ấm cho người nghèo khi Xuân đến ..
23/01/2022(Xem: 5443)
Ngày 17 tháng 1 vừa qua, 36 người đại diện cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ cầm quyền đã đến Tổ đình Tào Khê, trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, thủ đô Seoul, trước Đại Hùng Bảo điện trang nghiêm thanh tịnh, tại pháp hội Sám hối Hồng danh chư Phật 108 lạy hòa quyện với các ngọn nến lung linh, khói hương quyện tỏa, Hòa thượng Viên Hạnh, người đứng đầu Thiền phái Tào Khê, một tông phái Phật giáo ảnh hưởng lớn nhất Hàn Quốc cho biết: "Họ ăn năn hối cải vì những nhận xét không phù hợp".
20/01/2022(Xem: 5211)
Hôm nay thứ tư ngày 19/01/2022, TT Thích Tâm Phương đại diện chư Tôn Đức thuộc Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN đã đến tận nơi Xã Xuân Lãnh, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên trao tặng 200 quà Xuân Nhâm Dần cho quý đồng bào nghèo, neo đơn, bao gồm gạo, dầu ăn, bánh kẹo, mền, quần áo mới và tiền mặt, mỗi phần trị giá 500 ngàn đồng VN. Thành tâm tán dương và cảm tạ quý Phật tử Tu Viện Quảng Đức đã đóng góp cho quỹ cứu trợ lần này.
18/01/2022(Xem: 4675)
Trong bài viết trước của tôi về Công nghệ Tư duy, chúng tôi bắt đầu khám phá khoa học thần kinh của ý thức, bằng cách xem xét các nghiên cứu hàng đầu. Chúng tôi đã lưu ý cách các phương pháp tiếp cận khoa học để nghiên cứu não bộ, đôi khi có thể khám phá con người và động vật từ góc độ sinh lý học mà không có sự phân biệt và chúng tôi thấy rằng, điều này có thể ảnh hưởng đến những thắc mắc, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là phạm vi kết quả giới hạn.
16/01/2022(Xem: 6147)
Thời gian đầu mới xuất gia La Hầu La quả thật là đáng chê Thân chưa thuần thục mọi bề Lời thời thô thiển người nghe buồn lòng Ý thời ô nhiễm vô cùng Phật Đà hay biết tìm đường giúp thêm Đưa về tịnh xá kề bên Tu tâm, sửa tánh ngài khuyên hàng ngày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]