Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điều biết về chuyến thăm VN năm 2017 của Thầy Nhất Hạnh

07/09/201706:55(Xem: 11848)
Điều biết về chuyến thăm VN năm 2017 của Thầy Nhất Hạnh



Thay Nhat Hanh 2
Những điều chưa biết về
chuyến thăm Việt Nam 9 ngày năm 2017

của Thầy Nhất Hạnh


Chiều nay, ngày 6 tháng 9, vào hồi 15h15, Thầy Thích Nhất Hạnh đã rời Việt Nam qua sân bay Đà Nẵng. Thầy về Làng Mai Thái Lan rồi. Thầy Nhất Hạnh tạm biệt quê hương yêu dấu hôm nay rất bất ngờ và làm ngỡ ngàng rất nhiều học trò của Thầy trên mọi miền của đất nước yêu thương.

Như vậy là Thầy Nhất Hạnh đã về Việt Nam 9 ngày tất cả, từ 29/8 đến 6/9. 9 ngày quý giá Thầy về thăm đất mẹ Việt Nam và thăm những người con Phật trên quê hương mà Thầy rất yêu quý, mà Thầy đã rất muốn làm những gì có thể cho mảnh đất hình chữ S này.

Chiều nay, chuyên cơ của hãng hàng không Maya Airways từ Hồng Kông đã qua Đà Nẵng đón Thầy. Chúng con biết, Thầy còn học trò trên khắp thế giới nên Thầy phải rời Việt Nam. 9 ngày thăm đất mẹ và chúng con được bên Thầy là quá đủ. Thật hạnh phúc!

Có nhiều điều đặc biệt của chuyến đi Việt Nam lần đầu tiên kể từ năm 2008 của Thầy Nhất Hạnh mà không phải ai cũng biết. Xin được cùng chia sẻ với quý vị và cả nhà.

Thứ nhất, Thầy Nhất Hạnh dù xa quê cả nửa thế kỷ nhưng rất yêu Việt Nam. Thầy luôn yêu quý các học trò và Phật tử trong nước. Thầy đặc biệt yêu quý Hà Nội và miền Bắc. Sau 3 chuyến về Việt Nam vào các năm 2005, 2007 và 2008, Thầy Nhất Hạnh rất muốn quay về quê hương để giảng pháp và gặp gỡ Phật tử Việt Nam.

Vì hoàn cảnh và điều kiện không cho phép Thầy có mặt ở Việt Nam nhưng may thay, năm 2013, Thầy Nhất Hạnh đã về Thái Lan để tổ chức khóa tu, tổ chức lễ truyền giới, lễ xuất gia và lễ truyền đăng. Cũng trong chuyến đi đó, Thầy đã làm lễ đặt đá xây dựng thiền đường. Từ mốc quan trọng 2013 này, các Phật tử Việt Nam muốn học và hành thiền, muốn đưa chánh niệm vào cuộc sống, không cần bay đi Pháp, đi Đức, đi Mỹ vừa tốn kém, mất thời gian mà lại khó khăn. Chỉ cần qua Thái Lan là có thể thực hành thiền dễ dàng.

Bạn cũng có thể chưa biết rằng hàng năm, tại Làng Mai Thái Lan luôn có 2 khóa tu dành riêng cho người Việt là Tết Âm lịch và mùa hè. Thật là tuyệt vời.

Điểm thứ 2 rất đặc biệt rằng, cách đây 2 tuần Thầy Nhất Hạnh nhất quyết muốn về Việt Nam. Mong muốn về thăm quê hương của thầy lớn vô cùng và thầy quyết tâm về.

Các thầy lớn của Làng Mai tâm sự rằng quyết định về Việt Nam được đưa ra vào chủ nhật ngày 27 tháng 8 mà chuyến bay diễn ra ngày 29 tháng 8. Như vậy tất cả chỉ có một ngày thứ 2 để chuẩn bị, bao gồm chuyên cơ chở Thầy, xin visa, chăm sóc y tế, chuẩn bị cho thị giả và quý thầy tháp tùng Thầy Nhất Hạnh. Thật là vi diệu khi tất cả được thu xếp rất thuận lợi. Thuận lợi đến bất ngờ.

Việc xin visa cho Thầy diễn ra nhanh chóng đến khó tin. Chỉ trong một ngày, Thầy Nhất Hạnh đã có visa. Đây là một tín hiệu vô cùng vui mừng khi nhà nước Việt Nam đã thực sự ưu ái và tạo điều kiện tốt nhất để Thầy Nhất Hạnh, một Việt kiều rất yêu nước, một thiền sư gốc Việt nổi tiếng thế giới được về thăm quê hương. Ai cũng vui mừng.

Một điều đặc biệt nữa rằng tháp tùng chuyến về Việt Nam lần này là hầu hết các thầy lớn của Làng Mai như Sư cô Chân Không, thầy Pháp Đăng, thầy Pháp Niệm,… Các thầy lớn của Làng Mai cũng đã rất lâu rồi không xuất hiện trên mảnh đất hình chữ S thân thương này.

Điều vi diệu của chuyến đi Việt Nam lần này là sức khỏe của Thầy Nhất Hạnh rất tốt. Hình như tình yêu quê hương, đất nước làm thầy khỏe hơn. Dù là bay máy bay, dù là di chuyển xa nhưng sức khỏe của thầy tốt làm tất cả đều vui mừng hạnh phúc.

Quý vị và các bạn có thể chưa biết rằng, khi chuyên cơ hạ cánh, từ máy bay, Thầy Nhất Hạnh quyết tâm đặt bàn chân của mình xuống đất mẹ. Con luôn nhớ rằng Thầy dạy “phép lạ là được đi trên mặt đất”. Biết hình ảnh này, chúng con càng trân quý hơn từng bước chân của mình, mỗi ngày.

Bạn chưa biết rằng vị bác sỹ, phó giám đốc bệnh viện ở Băng Cốc, người chăm sóc thường xuyên cho Thầy Nhất Hạnh không yên tâm cho chuyến bay nên đã bay theo về Việt Nam. Vị bác sỹ đáng quý này tiễn Thầy Nhất Hạnh lên xe để về thành phố Đà nẵng để rồi quay lại ngay chuyên cơ để bay ngược lại Thái Lan. Vị bác sỹ này còn chẳng có nổi ít giờ để thăm quan thành phố miền trung, nơi Thầy Nhất Hạnh tĩnh dưỡng.

Chuyến về thăm tổ đình Từ Hiếu ngày 3 tháng 9 cũng rất bất ngờ. Thầy Nhất Hạnh đã đi thăm tất cả những nơi quen thuộc, thân yêu nhất ở ngôi chùa này. Thầy thăm hồ bán nguyệt, lăng mộ, Diệu Trạm, cây bùi, tháp Sơ tổ. Thầy đi thăm tháp Sư Cố. Thầy Nhất Hạnh đã đi một vòng quanh tháp, đọc tấm bia về công hạnh của Sư Cố. Thầy đã ngồi bên tấm bia rất lâu. Những ai may mắn có mặt có thể dễ dàng nhận ra đôi mắt sáng ngời yêu thương, kính trọng toát ra từ Thầy.

Ngay đêm 3 tháng 9, khi mới về đến nơi, Thầy cũng ngồi trên xe lăn để đi dạo trong khuôn chùa Từ Hiếu. Sáng sớm ngày 4 tháng 9, thầy quây quần bên các học trò. Thầy ngồi chơi bên hồ bán nguyệt rất lâu. Chiều 4 tháng 9, Thầy lại đi dạo chơi trong khuôn viên tổ đình Từ Hiếu.

Có một chi tiết rất đặc biệt là khi các sư cô bắt đầu hát để cúng dường cho Thầy, để Thầy vui nhưng Thầy Nhất Hạnh đã đưa tay bảo dừng lại. Chúng con hiểu rằng Thầy muốn tiếp xúc trọn vẹn với giây phút hiện tại. Thầy muốn cảm nhận tối đa không khí, đất trời, cây cối của chùa Từ Hiếu trước khi rời đi Đà Nẵng.

Chúng con cũng đã đến Từ Hiếu nhiều lần nhưng lần này có Thầy, chúng con có cảm nhận về tổ đình Từ Hiếu sâu sắc hơn. Thầy về đến Từ Hiếu lúc 18h30 và rời đi lúc gần 16h ngày hôm sau. Như vậy là Thầy ở Huế chưa đến 24 giờ. Vậy mà chúng con có cảm nhận rằng Thầy đã tiếp xúc rất sâu sắc với ngôi chùa đầy kỷ niệm và ý nghĩa này.

Thay Nhat Hanh 13Thay Nhat Hanh 12Thay Nhat Hanh 10Thay Nhat Hanh 9Thay Nhat Hanh 7Thay Nhat Hanh 6Thay Nhat Hanh 5Thay Nhat Hanh 7Thay Nhat Hanh 6Thay Nhat Hanh 5Thay Nhat Hanh 4


Việc Thầy Nhất Hạnh quyết định rời chùa Từ Hiếu là rất bất ngờ. Chúng con hoàn toàn không biết gì cả cho tận đến đầu giờ chiều. Chiều Thầy vẫn đi dạo quanh chùa mà. Nhưng may mắn thay là rất nhiều học trò đã được bên Thầy ngay tại ngôi chùa tổ linh thiêng và nhiều cây xanh này. Thầy đã quay về đảnh lễ Tổ Sư, đã trọn tình vẹn nghĩa với tổ đình Từ Hiếu rồi. Thầy đã cho các học trò có cơ hội được gần Thầy ngay trên quê hương Việt Nam thật rồi.

Có một câu chuyện thú vị trong nhiêu câu chuyện, rằng chiều qua, 5 tháng 9, nhóm 4 doanh nhân ở Bắc Ninh do chị Vũ Hương Mai dẫn đầu nhất quyết bay vào Huế để được đảnh lễ Thầy Nhất Hạnh. Chị muốn con giúp thu xếp. Nhưng con có làm được gì đâu. Khi nghe con báo tin, Thầy đã vào Đà Nẵng, chị và 3 doanh nhân kia ra sân bay Nội Bài bay vào Đà Nẵng luôn.

Và may thay, các chị đã được bên Thầy. May thay 4 giờ sáng nay, 6 tháng 9, chị cùng các bạn và một số Phật tử được ngồi thiền gần Thầy. Để rồi sau đó, hơn 5 giờ, tất cả cùng được đi thiền hành bên nhau. Chị Mai vô cùng mãn nguyện khi đủ phước lành tiễn Thầy ra sân bay Đà Nẵng rồi chị bay về Hà Nội.

Chuyện lạ nữa với anh John và chị Lan từ Đức bay qua Việt Nam. Sáng nay, linh tính mách thế nào mà anh chị lại từ quê xa về Đà Nẵng và được gặp Thầy Nhất Hạnh. Anh chị người Đức nhưng lại là những học trò tu tập tốt, là những Phật tử thuần thành. Anh chị vô cùng hạnh phúc.

Bạn có thể không biết nhưng, tôi muốn chia sẻ tâm sự của thầy Pháp Đăng, một đệ tử lớn của Thầy Nhất Hạnh rằng "Sư Ông nhắm mắt cũng đẹp. Chân dung của một bậc chân tu tuy bệnh già vẫn an lành, tỏa sáng". Thật sự là vậy! Tôi công nhận và có cảm nhận giống hệt như thế.

Như vậy là Thầy Nhất Hạnh đã về đến Bangkok Thái Lan an toàn. Thông tin nhận được từ Thái Lan rằng Thầy khỏe và bình an. Thật là tuyệt vời.

Con vừa mới hành thiền xong và giờ này con đang rất bình an. Con thật sự thấy bình an và đang cảm nhận rất rõ chánh niệm và tỉnh giác. Con xin được gửi năng lượng và yêu thương từ miền trung yêu dấu đến tất cả những ai đang đọc những dòng chữ này. Mong ai cũng bình an ạ. Mong ai cũng hạnh phúc liền giây phút này.


Thầy Nhất Hạnh đã quay về Thái Lan. Nhưng đó chỉ là thể xác của Thầy mà tôi. Thầy vẫn đang bên bạn, bên tôi. Thầy vẫn trong bạn, trong tôi. Nếu như bạn và tôi biết thực hành chánh niệm và tỉnh giác. Ngay bây giờ. Ngay lúc này. Trong mỗi phút giây.

Nhưng bạn nhớ nhé, hãy đọc sách của Thầy Nhất Hạnh và thực hành. Nhất là có 2 cuốn mới nhất của Thầy xuất bản trong tháng 9 này là “Tìm bình an trong gia đình” và “Tĩnh lặng – Sức mạnh tĩnh lặng trong thế giới huyền ảo



Thay Nhat Hanh 8

Tôi xin kết thúc với những vần thơ rất ý nghĩa của thầy Pháp Đăng

“Đến đi lặng lẽ
Lòng chẳng bận về
Thị phi, thương ghét
Mê vẫn lầm mê

Đến đi thong dong
Lồng vỡ chim bay
Báo ơn đáp nghĩa 
Biển lặn trăng đầy”

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Công ty sách Thái Hà

23h00, Miền trung yêu dấu

 

Ý kiến bạn đọc
09/09/201722:12
Khách
Con luc nao cung Cau nguyen Tam bao gia ho Su Ong suc khoe hoi Phuc, cau xin Su Ong thuong Tru tai the, de chung con co duoc nang luong tu bi tri tue cua Su Ong trao truyen,tin tan tu tap, de nhưng giay phut an lac trong doi song ngu truoc nay,Con luon tin tan tu tap trong tung giay,tung phut,Chuyen tri chanh niem ,du khong gioi như nhưng ban dong tu, con van ha thu Cong phu de chung nhap Phap Mon cua Su Ong chi day ,PHIEN NAO TUC BO DE,LY HUYEN LIEN TUC GIAC,Con luon tin tan o ngung,Con cam on Su Ong nhieu lam.Chuc Su Ong Bach Nien Truong tho.Nam Mo Bon Su Thich Ca Mau Ni Phat
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2015(Xem: 12609)
Nhật báo của thành phố Neuss tường thuật về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 27 Ngày 22.07.2015 Những Ngày Nghỉ Hè Được Dành Cho Đức Phật Khoảng 500 người Phật Tử Việt Nam đến từ Âu Châu gặp nhau 10 ngày tại Neuss. Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng với tham dự viên của Khóa Phật Pháp Âu Châu lần thứ 27 thực tập giáo lý Phật Đà. Bài của ký giả Von Katrin Haas Thích Như Điển và Thị Chơn dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt
23/07/2015(Xem: 12170)
Quãng năm 2000 tôi may mắn được đọc cuốn sách quý “Năng đoạn kim cương” bằng tiếng Anh tại Sydney, Australia. Phải nói thật rằng, là người đang tìm hiểu về Phật giáo, nhất là mới đọc qua kinh Kim cương lúc bấy giờ, tôi rất yêu thích cuốn sách đặc biệt này. Để rồi, ngay khi rời tập đoàn FPT để lập ra công ty sách Thái Hà vào năm 2007, chúng tôi tìm mọi cách liên lạc với tác giả để mua bản quyền cuốn sách quý này để xuất bản tại Việt Nam. Năm 2008 sách chính thức xuất hiện và vào năm sau 2009, chúng ta có may mắn được đón Geshe Michael Roach và phái đoàn hơn chục giảng viên vào Việt Nam để có 2 buổi nói chuyện công chúng tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM với sự tham dự của hơn 1.000 doanh nhân và các nhà tri thức. Và khi đó khóa thiền yoga 3 ngày ấn tượng đã diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Ba thương, huyện Củ Chi mang lại lợi ích sâu sắc cho rất nhiều người.
23/07/2015(Xem: 11215)
Ni Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles. Ni sư hoàn thành Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971. Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles. Năm 1975, Ni sư tham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche. Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tục tu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan. Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan.
22/07/2015(Xem: 5788)
Đạo Phật không phải là ngẫu nhiên luận rồi vô trách nhiệm đối với những hành vi của mình, hay cho rằng mọi chuyện rủi ro, may mắn, bất ngờ đều do bổng dưng, khi không, tự nhiên mà có. Khái niệm về số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Thần ý luận, Đa thần giáo, Túc mệnh luận, Định mệnh luận và Thiên mệnh.
20/07/2015(Xem: 12424)
" Vào thời mạt thế Nhân loại đảo điên, Tai họa liên miên Sóng thần Động đất. Chủ nghĩa vật chất Ngự trị thế gian,
20/07/2015(Xem: 9082)
Lòng nhân từ của cậu bé 5 tuổi Cậu bé Josiah Duncan, 5 tuổi đã làm khách tại nhà hàng rơi nước mắt sau khi mua cho người đàn ông bữa ăn và hát cho ông nghe.
17/07/2015(Xem: 7447)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo. Tôi có nghe rằng người đồng tính nam như tôi thì không được thọ Đại giới. Vậy điều đó có đúng không? Trước đây, tôi có nghe những người như tôi không được thọ Đại giới nên đã nhiều lần có ý định hoàn tục nhưng vì tôi không đủ can đảm để tự quyết định. Bên cạnh đó, sư phụ, bố mẹ và các thầy trong chùa cũng rất kỳ vọng và thương yêu tôi, tôi sợ sẽ làm các vị ấy đau lòng. Hiện tôi không biết phải làm sao? Mong quý Báo hoan hỷ giúp tôi.
15/07/2015(Xem: 9426)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành. Những niệm thiện lành trước tiên là hướng về bạn, bởi vì nếu bạn không thể hướng niệm thiện lành về bạn -- nếu bạn không thể cảm thấy một khát vọng chân thực cho hạnh phúc riêng của bạn -- sẽ không có cách nào bạn có thể chân thực ước muốn cho kẻ khác có hạnh phúc.
14/07/2015(Xem: 10273)
Phật từng lên tiếng dạy ta: “Những người tu đạo như là khúc cây Trôi trên dòng nước cuồng quay Khôn ngoan thì hãy trôi ngay giữa dòng Ai muốn vớt cũng khó lòng Quỷ thần ngăn chặn cũng không dễ gì
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]