Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tri Ân Vạn Loại

26/08/201722:15(Xem: 5449)
Tri Ân Vạn Loại
TRI ÂN VẠN LOẠI  
Pháp thoại tại chùa Phật Tổ Ngày 12-08-2008

Người Việt Nam chúng ta theo tục lệ thường lấy ngày 23 tháng 12 âm lịch, một ngày gần cuối năm, để đi tảo mộ và ngày đó cũng là ngày đưa ông Táo về trời. Đây là một trong những nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Hầu hết mọi gia đình dù ở miền quê hay thành thị, đến ngày này không ai quên việc chăm sóc mồ mả tổ tiên ông bà, như làm cỏ, quét dọn thật sạch sẽ (gọi là chạp mả). Đồng thời, người ta cũng không quên mua nhang đèn, bánh mứt cúng đưa ông Táo về Trời, nhờ ông tâu trình mọi điều tốt, xấu trong năm cũ cho Ngọc Hoàng theo quan niệmniềm tinnhân gian mà lâu dần đã trở thành truyền thống. Có khi các chùa cũng hưởng ứng truyền thống văn hóa đặc thù này, cũng làm tờ sớ dài tấu trình mọi việc trong năm của già lamtự viện.

Ngày xưa, người dân Việt Nam quan niệm mỗi gia đình đều có một vị thần trong nhà bếp, chủ trì việc nấu nướng củi lửa, đó là thần Táo. Khi con người thời cổ sơ biết cách làm ra lửa cũng là lúc nền văn minh bắt đầu có mặt. Đồng thời có những dân tộc tin tưởng và tôn thờ lửa như thần linh. Nhờ lửa mà thức ăn được nấu chín, rồi trải qua quá trình nướng, luộc... làm chuyển hóanhững độc tố trong thức ăn để cơ thể con người có thể tiếp thudễ dàng, và nhờ đó mà thọ mạng con người được duy trì. Lửa mang hơi ấm, mang sức sống cho hành tinh, đồng thời mang niềm vui, sinh khí cho con người. Trong những hội hè, tế lễ của các truyền thống Đông - Tây người ta thường hay tổ chức những buổi ca hát, nhảy múa quanh ánh lửa hồng thâu đêm.

Nhưng thực tế nhất, gần chúng ta nhất vẫn là cái gian bếp trong mỗi gia đình. Đó là nơi chế tác hạnh phúc, nơi tạo ra niềm hưng phấn, sự rạng rỡ trên gương mặt mọi người khi quây quần trong buổi ăn tối đầm ấm cùng gia đình, với những thức ăn nóng, ngon lành được nấu chín từ ông Táo, nhờ ông Táo mang lại. Do vậy, người Việt đã từ rất lâu, cứ mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp đều cúng ông Táo hay bếp lò là điều rất tự nhiên đã trở thànhthông lệ. Và tục lệ đó được giữ gìn cho đến ngày nay như một sự tri ânbiết ơn nguồn hơi ấm đã đem đến một phần hạnh phúc, một phần cho sự trường tồn của con người. Cho nên trong những nghi lễ dân gian đối với người Việt Nam, đây là một trong những dịp để thể hiện điều đẹp nhất: Lòng biết ơn hay tri ân.

Tri ân được xem như một đức tính làm nền cho phẩm chất đạo đức của con người trong mọi xã hội dù là văn minh hay chậm tiến, nghèo đói hay trù phú. Những ai mà trong trái tim không có niềm tri ân; tự cho mình không cần nhờ cậy ai, không mang ơn ai thì trong đời sống họ là những người tiêu biểu cho sự bội bạc, vô ơn và chắc chắn họ là người khó có thể hạnh phúc được.

Những ai thường sống với lòng tri ân chân thành bằng trái tim của mình thì đều cảm nhân hạnh phúcmà nó mang lại cho họ nhiều như thế nào. Niềm hạnh phúc gần nhất trong những ngày cuối năm này được thể hiện qua việc quần tụ người thân trong gia đình, họ tộc; mọi người cùng nhau đi tảo mộ, làm lễ cúng ông bà tổ tiên, cùng đưa ông Táo về trời... Đó là niềm vui trong tinh thần tri ân và tạ ân.

Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu một truyền thống văn hóa rất đẹp trong sinh hoạt già lam. Đó là lể Thù Ân. Thùnghĩa là báo đápthù ân là báo đáp, đền đáp công ơn. Mỗi tháng hai lần vào ngày lễ tụng giới 14 và 30, trước khi tụng giới bản, quý thầy, quý cô đều có lạy thù ân. Những lạy này nói lên lòng biết ơn, mong muốn đền đáp công ân của muôn người, muôn loài mà mình bằng hình thức này hay hình thức khác đã thọ nhận. Theo đúng thì tất cả có 24 câu (tương ưng với 24 lạy), khi hành lễ được đọc lên nghe rất xúc động, nhưng ở đây chúng ta có thể tóm lược lại còn năm lạy. Xin chia sẻ năm lạy này để chúng ta có thể thực tập.

    Lạy thứ nhất:
"Đệ tử chúng đẳng nguyện đại vị thiên địa phú tải chi ân, nhật nguyệt kiến lâm chi đức. Nhất tâm đảnh lễthập phương thường trú Tam Bảo". - Đệ tử chúng con xin vì ơn lớn của đất trời che chở, đức rộng của mặt trờimặt trăng chiếu soi. Nhất tâm đảnh lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương.

Lạy xuống lạy đầu tiên, chúng ta đền tạ cái ơn được trời đất che chở, đã nâng đỡ từng bước chân mình. Chúng ta tri ân mặt trờimặt trăng soi sáng hành tinh này, làm nên sự sống không phải chỉ cho riêng ta mà còn cho vạn loại chúng sanh.

Chúng ta hãy tưởng tượng nếu hành tinh này không có ánh mặt trời thì sẽ như thế nào? Không có ánh sáng, không tiếp xúc được với ánh nắng, với hơi ấm chắc chắn chúng ta sẽ không có năng lượng cho sự sống vận hành. Chỉ qua vài tháng mùa Đông mà ta đã nghe lòng ảm đạmnỗi buồn chán kéo đến làm cho ta ủ ê, thiếu sinh lực. Và không có ánh nắng mặt trời chắc chắn sẽ không có sự sống trên quả đất này, Chúng ta đang ở đây, quanh năm có nắng ấm nên có thể không cảm nhận được những tia nắng ấm là tuyệt vời, là niềm hạnh phúc như thế nào đối với những nơi thiếu ánh nắng mặt trời, thiếu hơi ấm. Ví thử hành tinh này chỉ ngừng quay trong một đêm thôi, chúng ta phải dừng lại trong đêm đen 24 giờ thì nỗi thê lươngsợ hãi sẽ đến với ta như thế nào.

Ngoài mặt trời ta còn nhờ vào sông núi, cỏ cây, đất đá. Tất cả mọi loài từ con ngườicầm thú, cỏ cây... phần lớn đều từ đất mà nẩy mầm, sinh sôi, phát triển và tồn tại. Ta sinh ra từ đất, từ những vòng tay rộng mở của mẹ che chởnuôi dưỡngnâng đỡ ta và cũng là nơi chốn cho ta lúc trở về. Đất chưa hề từ chối con ngườichưa bao giờ than mệt mỏi vì con người. Đất chịu đựngbao dung tiếp nhận con ngườivới tình thương của người mẹ, nên chúng ta thường hay nghe nói đến hai chữ đất mẹ. Đức Phật cũng đã từng dạy chúng ta phải thực tập sống như đất, thực hành những hạnh của đất, đó là sống với lòng nhẫn nhục và bao dung. Ơn của đất lớn vô cùng! Chúng ta đang hưởng thụ mà quên đi cội nguồn ban cho ta chất liệu dinh dưỡng, ban cho ra sự sống. Đây là món quà vô cùng hào phóng, mà trời đất thiên nhiên ban tặng cho con người trên hành tinh này.

Nếu không có ánh sáng và năng lượng mặt trời sưởi ấm muôn loài, không có cây cỏ, thực vật vươn lên từ đất, chúng ta sẽ không có môi trường trong lành và lương thực để sống còn. Vì vậy, những bài học căn bản chúng ta cần phải học từ thiên nhiên là bài học vô ngãtha thứ, nhẫn nhịn, vị tha và sự hiến tặng. Thực hiện được điều này là chúng ta đang tự làm mới mình, làm cho đời sống mình thêm giàu có; mỗi ngày nhìn thiên nhiên, trời đất chung quanh là một ngày mới cho ta thưởng lãm và tri ân. Lòng tri ânnhư vậy có thể tạo thành chất liệu hạnh phúc và ta có thể tặng niềm vui, nụ cười cho người bên cạnh.

    Lạy thứ hai:
"Đệ tử chúng đẳng nguyện đại vị quốc vương thủy thổ chi ân, vạn loại hàm linh chi đức. Nhất tâm đảnh lễ thập phương trường trú Tam Bảo". - Đệ tử chúng con xin vì ơn lớn của người xây dựng quốc giabảo vệ bờ cõi cương vực, đức rộng của muôn loài hàm linhNhất tâm đảnh lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương.

Lạy xuống lạy thứ hai, chúng ta muốn đền đáp ơn lớn của đất nước, của các vị khai quốc và các vị quốc vương của nhiều thế hệ; vì những người đã mở mang bỡ cõi, cương vực cũng như giữ gìn đất nước, non sông; vì những người gầy dựng nền độc lập của quốc gia, vì đức lớn của muôn loài hữu tình.

Trên hành tinh này, hiếm có một quốc gia nào được hòa bình, độc lập mà không xây dựng trên máu xương của bao nhiêu người. Đôi lúc người ta phải hy sinh cả một thế hệ để đổi lấy tự dođộc lập cho đất nước. Nhìn vào lịch sử Hoa Kỳ, cuộc nội chiến Nam Bắc kéo dài cả bốn năm với biết bao sinh mạng đã nằm xuống, cả hàng trăm ngàn người đã ngã gục để đưa miền đất thuở mới thành lập là những tiểu bang nhỏ tách rời, kết hợp thành một liên bangxây dựng nên một đất nước độc lập, hòa bình, dân chủhàng đầu như hiện tạiChúng ta ở nơi đây, được cưu mangthừa hưởng sự thịnh vượngtự do của đất nước người là chúng ta đang mang ơn lớn của các thế hệ tiền nhân (da đỏ, da đen, những người Á Châu...) đã đem sinh mạng, xương máu, mồ hôi, nước mắt... gầy dựng. Sự sống của chúng ta không phải đơn thuần chỉ một đời sống của riêng ta, mà liên hệ chằng chịt với bao nhiêu người, vạn loại. Đối với sự có mặt của người Việt ở nhiều quốc gia trên thế giớichúng ta phải nhớ đến tình người, lòng nhân ái của những quốc gia, những con người đã cứu vớt, bảo bọc chúng ta đến miền đất an bình, tuy chúng ta vẫn hằng tiếc thương, tưởng nhớ đến những mất mát, chia lìa của người thân trên biển cả, trong rừng sâu để đổi lấy hai chữ tự do.

Thế nên, lạy thứ hai chúng ta muốn thể hiện niềm tri ân đối với các bậc tiền nhân đã xây dựng và bảo vệ đất nước; đảnh lễ những người đã bỏ mình vì chúng tache chở chúng ta, đem đến cho chúng ta đời sống tự do và hạnh phúc hôm nay. Chúng ta cũng đảnh lễ tri ân những hàm linh vạn loại có mặt trên hành tinh này, từ loài nhỏ bé như giun kiến, cho đến loài chuột, loài thỏ... đã hy sinh mạng sống làm vật thí nghiệm, nghiên cứu nhằm bào chế các được phẩm hoàn hảo chữa bệnh cho con ngườiVì vậy, không một loài nào ta gặp trong đời mà không là người ơn của ta cả. Cho dù ở nơi đâu, trái tim ta vẫn tràn đầy niềm tri ânbiết ơn nhưng người, những loài vì ta mà hy sinh, dâng hiến.
    Lạy thứ ba:
"Đệ tử chúng đẳng nguyện đại vị sư trưởng huấn dục chi ân, phụ mẫu sinh thành chi đức. Nhất tâmđảnh lễ thập phương trường trú Tam Bảo". - Đệ tử chúng con nguyện vì ơn lớn của sư trưởng dạy dỗ, đức rộng của cha mẹ sinh thànhNhất tâm đảnh lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương.

Lạy xuống lạy thứ ba, chúng ta lạy ta công ơn sư trưởng dạy dỗ và ân đức rộng như biển cả của cha mẹ sinh thành.

Ngày xưa theo truyền thống đạo đức của văn hóa Đông phương, ơn dạy dỗ của vị thầy được xem lớn hơn ơn cha mẹ. Ơn của của thầy đứng trước ơn cha mẹQuan niệm quân - phụ ngày xưa trên thực tếkhông hẳn đã sai. Thứ bậc sư[/]đứng trước [i]phụ (cha mẹ) là ý muốn nói công ơn dạy dỗ của người thầy xét ở chiều dài của đời sống con người là rất lớn.

Nơi đây, tuy không phải là đất nước có nền văn hóa rực rỡlâu đời như Trung QuốcẤn Độ... thế nhưng chúng ta may mắn được cư ngụ tại một cường quốc đang dẫn đầu thế giới trong mọi lãnh vựcChúng ta đang được hấp thụ một nền văn hóa đa dạng (hội tụ bởi nhiều chủng tộc trên thế giới); được học hỏimột nền học thuật tối ưu do bởi những bậc thầy giỏi truyền dạy, chính họ đã mở mang kiến thức và nâng cao trình độ hiểu biết của chúng ta và đó được xem như một tặng phảm vô giá. Dù ở đâu, vị trícủa người thầy trong đời sống cũng được đặt nặng là điều tự nhiên.

Cha mẹ sinh ra hình hài ta là chỉ mới hoàn thiện phần đầu. Người thầy dạy ta, tặng cho ta trí thức chính là người hoàn thiện tính cách cũng như những phẩm chất làm nên giá trị con người của ta. Người Việt chúng ta hơn ai hết rất kinh nghiệm điều này. Thế hệ ông bà, cha mẹ khi đưa ta đến đây đã vất vả vô cùng; họ phải tranh đấu trong hoàn cảnh thiếu hụt hàng ngày, để nuôi nấng, chăm sóc con cháu mình và làm bằng mọi cách cho chúng được đến trường. Họ ươm mầm hy vọng, mong sao cho con cháu mình được dạy dỗ, học hành thành đạt, có bằng cấp, nghề nghiệp trong tay. Họ hy sinh bản thân để nuôi dưỡng thế hệ kế thừa vươn lên, cho nên nấc thang quân - sư - phụ vẫn có giá trị gần như tuyệt đốiQuan niệm này ăn sâu thành nếp nên đã gầy dựng được cho các thế hệ thứ hai, thứ ba của người Việt gặt hái những thành công rực rỡ tại hải ngoại.
Bước vào đời sống tâm linh, các bậc thầy có một địa vị khác biệt trong tâm thức đệ tửtín đồ. Người thầy tâm linh là người khơi mở tâm ban đầu cho chúng ta bước vào con đường đạo; dẫn dắt chúng ta đi vào thăm dò đời sống bên trong của chính mình, để rồi từ đó tự mình có thể đào xới, khám phá chính mình. Vị thầy tâm linh đúng nghĩa, đó là người trao tặng cho ta phương pháp tu tập để gột rửa, thanh lọc, loại trừ khổ đau trong thân tâm, cũng đồng nghĩa là giúp ta đến được đầu nguồn của hạnh phúcngay ở trong ta.

Hai chữ hạnh phúc nghe đơn giản nhưng chắc hẳn không phải chỉ có tiền củadanh vọng là liền có được nó. Thử lấy ví dụ gần nhất như tổng thống nước Mỹ, danh tiếng vang lờng, nhưng trong ông vẫn đầy lo âuphiền não như bao nhiêu người. Địa vịquyền uydanh tiếng luôn đi kèm với nhiều trách nhiệm, bổn phận, và đó là gánh nặng, là bất an, là khổ. Do vậy, có địa vị cao, uy quyền tột đỉnh trong xã hội hay thủ đắc nhiều tiện nghi vật chất sang trọngcho đến sở hửu tình độ trí thức học thuật, bằng cấp cao... ở nhân gian đôi khi không giải trừ được niềm đau, nỗi khổ của tâm mình. Rõ ràng chúng ta thấy hạnh phúcan lạc thực sự không có mặt trong những tiện ích vật chất của đời sống, trong những niềm vui cạn cợt từ việc thỏa mãn của bản ngã, của cái tôi. Hơn nữa, dù có cao sang quyền quí, sống trong tột đỉnh danh vọng, có thọ mạng dài hơn một trăm năm, cuối cùng rồi chúng ta cũng theo tiếng gọi thì thầm của đất, trả thân này về với đất, không thể khác.

Ơn lớn của con đường tâm linh là các bậc thầy đã khai sáng, mở ra cánh cửa đầu tiên trong cuộc sống cho chúng ta nhận chân được thứ hạnh phúc đích thực từ chính con người mình. Nếu chúng ta sống một đời vị thabao dung thì lòng ta an bình, tĩnh tại, tràn ngập niềm vui. Ta có thể giải trừ được nhiều nỗi đau khổbất anu uất... trong tâm, vượt qua được những khổ ải của cuộc đời.

Các vị thầy tâm linh thường lay ta thức dậy, mở con mắt trí tuệc ho ta, giúp ta nhận biết trong hình hàinăm uẩn này còn có một sự sống bằng tuổi thọ của hư không vô sinh bất diệt, vượt thoát tử sinh trong ba cõi; ấy là tâm Phật bất động, là Niết bàn tịch tĩnhVì vậy, ơn các vị thầy tâm linh thật lớn lao vô cùng.

Khi năm vóc sát đất lạy tạ công ơn các bậc thầy dạy dỗ, cũng là lúc chúng ta nhớ đến các bậc sinh thành đã đưa ta vào đời, đã cho ta thân hình nguyên vẹn. Ân đức lớn lao này khó có ngôn từ nào có thể diễn đạt; người ta chỉ có thể ví công ơn cha mẹ như núi cao, biển rộng, như suối nguồn vô tận mà mà thôi.

Nếu ta sinh ra không được cha mẹ nuôi dưỡng cho lớn khôn, thân thể này không phát triển hài hòa thì tất cả những thành tựu; những tiện ích và mọi giá trị đang có trong cuộc đời biết đặt vào đâu? Ngược lại, khi cuộc đời có đầy đủ mọi thứ nhưng không có thân người thì còn ý nghĩa gì? Công danhsự nghiệpvật chấtcủa cải... mọi thứ sẽ không còn giá trị khi hình hài này không có mặt. Ngoài ra, khi của cảitài sản, nhà cửa, xe cộ, người thân... đầy đủ nhưng nếu ta tật nguyền, ốm đau hay ta sớm bắt tay với thần chết thì mọi thứ cũng đều vô nghĩa. Như vậy, cha mẹ dù chưa cho ta điều gì to lớn, nhưng cho ta một hình hài như thế này đã là quá tuyệt vời! Cho nên ơn của người đưa ta vào đời là sâu nặng.

Ông bà, cha mẹ bao đời của ta đã luôn sống giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phongĐời sống các vị rất đẹp, rất lành nên sinh ra ta có đầy đủ nhận thức, không bị tật nguyền..., đó cũng là một ơn quá lớn đối với chúng ta rồi, không cần tặng thêm cho chúng ta điều gì cả. Không cần di chúc để lại gia tài to lớn, nhà cửa, của tiền..., chỉ cần nhìn lại chúng ta đang có một hình hài toàn vẹn, khỏe mạnh là đã xứng đáng cho chúng ta tri ân vô vàn đối với các bậc sinh thành.

Nếu ta có một đời sống vật chất đầy đủ nhưng trong trái tim không có sự tri ân, không biết ơn nghĩa thì chúng ta vẫn là người bất hạnh, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tương lai của chúng ta. Con cháu ta chắc chắn không kế thừa được chất liệu cao đẹp, tốt lành từ tinh thần tri ân để làm nên hạnh phúc bởi cha mẹ không có gì để trao gởi. Cho nên tinh thần tri ân không những là món quà làm cho đời sống chúng ta hạnh phúc, mà tự thân nó là một phẩm chất đạo đức. Phẩm chất đạo đức của đời sốngcá nhân và gia đình thể hiện qua việc biết nuôi dưỡng lòng tri ân, biết thương yêu chia sẻ, chắc chắntạo nên một dòng chảy tốt đẹp qua nhiều thế hệ, từ đó có thể góp phần thúc đẩy sự thiện lành cho xã hội chúng ta một cách bền vững và lâu dài.

    Lạy thứ tư:
"Đệ tử chúng đẳng nguyện đại vị lịch đại tổ sư truyền pháp chi ân, thất tổ cửu huyền chi đức. Nhất tâmđảnh lễ thập phương trường trú Tam Bảo". - Đệ tử chúng con vì ơn lớn truyền pháp trong quá khứ của các thế hệ tổ sư, đức rộng của dòng tộc nội ngoại nhiều đời. Nhất tâm đảnh lễ Tam Bảo thường trụtrong mười phương.

Lạy xuống lạy thứ tư, đầu tiên chúng ta đảnh lễ tri ân các bậc thầy đã giữ gìn và trao truyền Phật pháp, dảnh lễ thù ân dòng họ tâm linh đã nuôi lớn đời sống tâm thức chúng ta. Thứ đến, chúng ta đảnh lễ các thế hệ tiền nhân hai bên dòng họ nội, ngoại từ bao nhiêu đời về trước. Bốn chữ "cửu huyền thất tổ" đại biểu cho phả hệ sinh thân của chúng ta; hàm nghĩa hình hài này có mặt không phải chỉ từ cha mẹ, mà do từ hạt mầm của ông bà tổ tiên nhiều đời trước đã sinh ra cha mẹ mình. Rõ ràng chúng ta có mặt trên đời ngày hôm nay không phải nhờ một mình cha mẹ hiện đời, mà nhờ vào rất nhiều thế hệ tổ tiên đã nuôi dưỡngbảo trì nòi giống để nay ta mới có mặt.

Chúng ta nên biết rằng các thế hệ tổ sư, các bậc thầy tâm linh đã trải qua nhiều đời dấn thân tu hànhkhám phá và không ngừng hoằng dương chánh pháp để ngày hôm nay, tại đây, chúng ta may mắnđược ngồi với nhau cùng tu tập, được nghe giáo pháp, được học những trang kinh là một hành trìnhquả thật không đơn giản. Từ điều kiện vật chất tiện lợi tạo nên môi trường tốt cho chúng ta tu học, đến những phương thức nâng cao đời sống tâm linh, phát triển tuệ giác... tất cả đều là mồ hôi, tâm huyết, sự thông tuệ của người đã dày công xây dựng và hiến tặng.

Tìm một người thầy giỏi để dạy chữ, đào tạo kiến thức ở ngoài đời nhiều lúc không phải dễ, huống hồ tìm một vị thầy khả chứng để hướng dẫn tâm linh. Thầy dạy học ở đời không phải là thầy tâm linh, không phải là người dạy cho ta biết tu tập. Người thầy hướng dẫn việc tu tập phải là người có công huân hành trì, có kinh nghiệm nội tại mới có thể dạy cho người khác thực hành theo được. Nếu chỉ là người thông kinh điển mà chưa thực sự nếm trải hương vị Phật pháp thì những lời truyền đạt của vị ấy không thể đánh động vào tâm thức người học, người nghe và như vậy khó có thể giải trừ được tận gốc rễ những phiền não, khổ đau trong thân tâm để đến với an lạc thực sự.

    Lạy thứ năm:
"Đệ tử chúng đẳng nguyện đại vị thiện hữu pháp lữ chi ân, viễn cận thân bằng chi đức. Nhất tâm đảnh lễ thập phương trường trú Tam Bảo". - Đệ tử chúng con, xin vì ơn lớn bạn đạo gần xa, đức rộng của láng giềng thân hữuNhất tâm đảnh lễ Tam Bảo thường trụ trong mười phương.

Lạy xuống lạy thứ năm, chúng ta đảnh lể tri ân những thiện hữupháp lữ, là những người bạn tu của chúng taViễn cận thân bằng là những người bạn gần và xa, tức những người bạn trong đạo và bạn ngoài đời của mình.

Trong cuộc sống thường ngày chúng ta rất cần có người bên cạnh. Ở ngoài đời đôi khi con cái lớn lên đi học xa, hoặc lập gia đình rồi nhiều lúc không còn gần bố mẹ, hay vì hoàn cảnh, công việc làm ăn nên mỗi người đành phải mỗi nơi. Do vậy, người gần chúng ta bấy giờ nhiều khi là những người bàn, những bằng hữu trong các mối quan hệ ở đời.

Người tu cũng cần có bạn để chia sẻ, giúp đỡ những lúc khó khăn, vấp ngã, gọi là pháp hữu hay pháp lữ. Có bạn để tâm sự, giải tỏa nỗi niềm. Có bạn để hỗ trợ, giúp ta tinh tấn trên con đường dài tu tập. Rất nhiều thiền sư trong quá khứ không phải sáng tâm, ngộ đạo nhờ thầy mà nhờ bằng hữu. Cho nên chúng ta hãy nghe những câu như: "Ăn cơm có canh, tu hành có bạn" hay "Học thầy không tày học bạn".

Ngôn ngữ nhà chùa thường đề cập đến khái niệm "Pháp, tài, lữ, địa". Đây là bốn điều kiện cần có để yểm trợ cho một người tu. Trong đó lữ là bạn hữu, muốn nói đến tầm ảnh hưởng quan trọng của những người bạn trong đời sống tu hành. Pháp là phương cách hành trìtu tậpChúng ta có được một pháp môn thích hợp để ứng dụng là điều may mắn. Tài là vật chấttiền của là những điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho đời sống mình. Nếu ta quá thiếu thốn, quá nghèo đói thì khó có thể tu tập được. Hiện tạichúng ta là những người có hoàn cảnh thuận lợi để tu tập: không quá giảu tiền như tỷ phú, cũng không quá nghèo khổ đến mức thiếu ăn. Địa là hoàn cảnh, môi trường sống của chúng ta. Ở trong môi trướng phức tạp, những vùng không có bóng dáng đạo Phật, ở nơi chốn đầy dẫy sự bất an... thì cho dù chúng ta có ham tu cách mấy, hoàn cảnh cũng không cho phép.

Chúng ta nhìn lại mình nếu thấy hội đủ bốn điều kiện kể trên thì đó là một điều thật may mắn. Có không gian thanh bình, tĩnh lặng để thực tập, có tăng thân chung quanh đầy ấp năng lượng hỗ trợ, che chở. Có các vị cư sĩ thương quý yểm trợ những lúc chúng ta cần. Những điều kiện tốt lành này sẽ đem đến cho ta niềm tin chắc chắn, cho ta khả năng tiến xa hơn trên bước đường tâm linh.

Mỗi một ngày còn được hít vào thở ra, còn đi đứng vững vàng trên mặt hành tinh này, là chúng ta đang thọ nhân công ơn to lớn của rất nhiều người. Từ ơn của những người lãnh đạo quốc gia, ơn các vị thầy trui rèn cho trí thức, ơn của các bậc thầy tâm linh khai lối cho ta vào đạo, ơn cha mẹ đã sinh thành đưa ta vào tương lai, và ơn bằng hữu, quyến thuộc xa gần đã giúp ta thành tựu phẩm chất con ngườicho đến ơn sâu nặng của muôn loài hữu tình và vô tình, từ cây cỏ đất đá, không khí ta thở, cho đến viên thuốc ta uống, hạt cơm ta ăn, mảnh vải ta che thân... Tất cả đều hồn nhiên hiến tặng cho ta. Và ta thấy mình thật là may mắnhạnh phúc trong điều kiện như vậy.

Khi chúng ta nhận ra đời sống này được hình thành bằng muôn vàn nhân duyên, thì chắc chắn ta không còn gì để tự hào. Khi hình hài chúng ta được tạo nên từ biết bao nhiêu ân nghĩa thì tự thân nó có gì gọi là "ngã"? Trời đất và cuộc đời đã hiến tặng cho ta sự sống không một đòi hỏi, thở than, đó là hạnh lànhmà chúng ta phải thực tập. Ta hãy thực tập vì người mang đến một ít niềm vui, chịu đựng một tí thiệt thòi để thể hiện đức hy sinh và tinh thần dâng tặng. Khi ta sống được với tinh thần dâng tặng thì tâm ta sẽ rộng mở và có nhiều hỷ lạc, nên ta nhìn cuộc đời thấy ở đâu cũng dễ thương. Đi khắp hành tinh này ai cũng là người ơn của ta, đều là con người cho ta thương yêu, trân quí.

Thực tập năm lạy thù ân như đã trình bày trên là chúng ta không chỉ thể hiện một con người có nhân cách, có hiểu biết trong cuộc đời bình thường, mà còn thể hiện là người Phật tử thuần thành có một niềm tin chân chánh và một hiểu biết đúng đắn. Mỗi một lần lạy xuống là chúng ta đều tâm niệm tri ân, là đang thực hành sống với lòng biết ơnChúng ta hãy mời gọi lòng biết ơn luôn có mặt trong trái tim mình. Tu tập được như vậy, trong ta sẽ tự nhiên bừng nở đóa hoa tỏa hương khiêm cung, vị tha và vô ngãHạnh phúc đã có mặt, ta không cần tìm cầu gì nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2012(Xem: 12903)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
05/03/2012(Xem: 12349)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
05/03/2012(Xem: 7963)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
04/03/2012(Xem: 7432)
Những lời Kinh tụng có linh nghiệm hay không? Sám hối có hết tội không? Làm sao để biết có sự linh nghiệm khi chúng ta tụng Kinh hoặc sám hối?
04/03/2012(Xem: 53482)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
04/03/2012(Xem: 9933)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
04/03/2012(Xem: 9970)
Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả ra mồ hôi làm mát cơ thể, không giống như loài động vật ăn thịt phải thở mạnh (thở hổn hển) để làm mát cơ thể.
02/03/2012(Xem: 8103)
Một sự thật khác nữa là từ khi ta phát sinh ý niệm muốn hiến tặng đến suốt tiến trình hiến tặng và mãi tận sau này mà ta cũng không hề có tỏ thái độ phân biệt chọn lựa hay coi thường đối tượng, không có ý muốn họ phải đền đáp, và không bao giờ cảm thấy tự đắc vì mình đã làm được một việc tốt, thì ta sẽ nhận được toàn bộ năng lượng đền trả của vũ trụ. Phần hồi đáp ấy có khi được nhân lên gấp bội... Cho và nhận
02/03/2012(Xem: 6731)
Hạnh phục vụ là cơ hội để thăng hoa chính mình. Nếu nhìn một cách thiển cận, thông qua sự phục vụ, người ta dễ có cảm giác tiền của bớt đi, tài sản mình ít lại. Hoặc nếu nghĩ đơn thuần rằng phải tích lũy được nhiều tiền thì mới có điều kiện làm công đức phước thiện thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để làm...
02/03/2012(Xem: 15047)
Ba nghiệp lắng thanh tịnh, Gửi lòng theo tiếng chuông, Nguyện người nghe tỉnh thức, Vượt thoát nẻo đau buồn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]