Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Cái Đã Có

26/08/201721:59(Xem: 5663)
Tìm Cái Đã Có
TÌM CÁI ĐÃ CÓ  
Pháp thoại tại làng Cây Phong, Canada Ngày 11-10-2008

Sáng nay khí trời lành lạnhphong cảnh ở đây thật đẹp và thanh bình. Tôi vừa được gợi ý nên nói chuyện với các cháu ở đây để các cháu có một chút ý niệm về đạo Phật. Và tôi sẽ kể cho các cháu nghe vài câu chuyện vui dễ thương về đức Thế Tôn.

Trong cuộc đời đức Thế Tôn từ khi bắt đầu hành trình tu tập cho đến ngày nhập Niết bàn, ngài đã đôi lần được các em bé cúng dường rất dễ thương. Sau khi rời bỏ lối tu khổ hạnh, ngài đi vàorừng tìm một gốc cây để tọa thiền và rồi ngài nhìn thấy cây Bồ đềcành lá xanh tươi, tán xòe rộng mát mẻ, ngài quyết định ngồi lại nơi đây để thiền địnhLúc ấy, có một chú bé đang cắt cỏ cho trâu ăn, đến hỏi đức Thế Tôn: "Ngài có cần cỏ này để trải ngồi không?" Đức Thế Tôn trả lời: "Ồ, tốt quá, cám ơn con". Đó là một loại cỏ rất mềm có tên là Sukkha và ngài đã lấy nắm cỏ trải làm tòa ngồi.

Đức Phật đã tiếp nhận món quà đơn sơ đó với tấm lòng trân quí. Và lành thay cho Svastika - chú bé đã tặng nắm cỏ êm mượt làm tòa ngồi cho đức Cồ Đàm: sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định, vị thầy tu gầy gò kia đã đạt đến trí tuệ siêu việtgiác ngộthành một vị Phật. Đây là món quà nhỏ đầu tiên đầy ý nghĩa mà đức Phật đã tiếp nhận. (Svastika là người đầu tiên gặp Phật và cũng là người đầu tiên được hầu chuyện sau khi ngài thành đạo).

Thông thường quà tặng dành cho những người thương mến, ta nghĩ phải là những thứ sang trọngđáng giá; hoặc đối với những bậc tôn quí, ta cũng thường lựa chọn những vật phẩm giá trị, thật đích đáng để dâng cúng. Thật ra đôi khi điều đó không hẳn đúng - ta đã bỏ qua một lời khuyên xác đáng: Của cho không bằng cách cho. Khi có tấm lòng chân thành của ta đặt vào thì dù món quà là một vật nhỏ nhoi, có khi không đáng là gì cũng sẽ trở thành quí giá. Hơn thế nữa, nếu chúng ta đón nhận món quà bằng tất cả sự trân trọng, thì phẩm vật đó trở thành thượng hạng, và có thể nuôi dưỡng tâm thức người cho lẫn người nhận. Trong đời sống gia đình, những trường hợp như vậy chúng ta có thể gặp hàng ngày. Tuy gặp hàng ngày nhưng mình không thông minh để nhận biết, để đón nhận. Quà tặng của con cái gởi đến ta từng ngày: buổi sáng chúng đi vào phòng thăm bố mẹ, đó là quà tặng; buổi chiều đi học về chúng vào nũng nịu, làm eo làm xách, đó cũng là quà tặng. Thế mà mình vô tình không thưởng thức để cho giây phút ấy trôi qua mất. Chúng ta cứ nghĩ niềm vui, niềm hạnh phúc là cái gì to lớn xa vời, phải tìm kiếm ở nơi khác. Kỳ thực, hạnh phúc đang có mặt ngay bây giờ và ở đây, có mặt trong vòng tay chúng ta từng giờ, từng ngày.

Một ông bố nọ làm luật sư, có ba dứa con nhưng ông rất bận rộn, không đủ thì giờ dành cho con. Một ngày kia, đứa bé năm tuổi chạy vào phòng làm việc gọi ông: "Bố ơi, con có một món quà cho bố nè! Con mới họa xong cảnh nhà mình đẹp lắm. Bồ dừng lại nhìn một chút đi". Ông bố nói: "Bố bận lắm, ra ngoài chơi đi, chiều con đưa cho bố xem cũng được". Thằng bé đi ra, nhưng lúc sau nó lại chạy vào nói: "Bố ơi, bố dừng lại một chút, con muốn khoe món quà này con vừa làm xong". Ông bố bảo: "Để chiều đi, bố bận lắm". Nhưng đến chiều ông quên mất, không nhớ gì đến chuyện lúc sáng. Và ông thấy đứa bé vẫn bình thường tự nhiên không nhắc gì đến chuyện cũ.

Rồi mùa Giáng Sinh lại về, lần này đứa bé họa một bức tranh lớn để tặng gia đìnhDĩ nhiên là một em bé mới học lớp hai thì bức họa của nó không thể đẹp như ta mong muốn; nó vẽ mặt trời, căn nhà, mẹ nó, em nó...; bố cục cái lớn, cái nhỏ không cân xứng. Và khi ngày Giáng Sinh đến, nó mang bức họa mà nó đã dành rất nhiều thì giờ để vẽ tặng gia đình ra trước mọi người. Nó nói: "Bố nhìn xem có đẹp không?" Ông bố nhìn: đây là vợ mình, đây là đứa con lớn, đây là em nó, và đây là "tác giả"... nhưng điều quan trọng là ông tìm mãi vẫn không thấy mình - nó không vẽ ông. Và ông liền bảo: "Bố đâu không thấy trong đây, con? Đây là hình gia đình mà". Nó trả lời: "Bố lúc đó mắc bận, bố đang ngồi trong phòng để tư vấn cho nhiều khách hàng. Bố không có ở đây". Khi nghe thằng bé trả lời, ông bố bàng hoàng, xót xa tự nghĩ: "Mình làm mọi việc, sống vì con, lao động vất vả lo cho con nhưng mà mình không có trong trái tim của nó, mình bị nó khai trừ khỏi bức tranh gia đình mất rồi".

Chúng ta đừng nên nghĩ con em chúng ta cần đến những gì to tát. Có khi cái chúng cần chỉ là sự có mặt của mình: "Hãy dừng lại mẹ à. Hãy đi với con một chút". Thế là đủ. Đây là món quà thiết thân nhất mà hai bên có thể tặng cho nhau.

Sau đây là một câu chuyện thiền, xem như bước dẫn dắt để chúng biết được việc tu tập như thế nào.

Có một vị thiền sư vân du học đạo. Ông nghe nói có một vị thầy kia rất lỗi lạc, bèn tìm đến dảnh lễ: "Xin thầy từ bi dạy cho con tu, dạy cho con biết thế nào là Phật trong con". Vị thấy tuy rất uyên bác nhưng phải tật rất "hà tiện" không muốn dạy gì nhiều, ông liền bảo: "Ồ, Phật pháp đâu phải cá tôm mà sợ sình thối. Thong thả rồi ta sẽ dạy cho. Bây giờ chuyện cần nhất là đại chúng đang thiếu ăn, ông hãy đi xuốngphố khất thực, mang một ít gạo về để nuôi đại chúng trong mùa này rồi ta dạy đạo cho". (Chuyện tu họcPhật pháp chưa biết tới đâu, nhưng chuyện "thực pháp" đi trước, chuyện ăn uống được đặt ra hàng đầu, nơi nào cũng vậy). 

Nghe vị thầy dạy bảo, thế là ông quảy túi đi hết mấy tháng trời mới có đủ gạo đem về chùa. Ông đến thưa với thầy: "Bạch thầy con đã xin đủ gạo ăn cho đại chúng. Xin thầy từ bi chỉ dạy Phật pháp cho con". Nhưng vị thầy lại bảo: "Ông đã đi qua hết mùa thu, nay đã đến mùa đôngđại chúng đang thiếu củi ông hãy vào rừng kiếm một ít củi về để đun nấu, sưởi ấm". Ông thầy hơi buồn, nghĩ mình bị gạt, nhưng Hòa thượng dạy thì mình phải nghe. Thế là phải mất một thời gian dài đi kiếm củi cho trung tâm tu họcđến gần năm trăm người sử dụng. Thế nhưng khi trở về lại biết Hòa thượng được mời đi qua một ngôi chùa khác để giảng dạy. Ông thầm nghĩ, cuối mùa đông này, Hòa thượng sẽ đi, trước khi đi ngài bận rộn với bao nhiêu việc, đâu có thì giờ mà dạy cho mình. Vốn đã nhiều lần xin chỉ giáo mà chẳng được, nay ông quyết định xin đi theo vị Hòa thượng qua ngôi chùa kia. Ngay tối hôm vừa mới đến, ông lại vào liêu Hòa thượng đảnh lễ xin dạy cho "thế nào là Phật". Nhưng cũng như mọi lần, vịthầy bảo: "Ta mới đến đây với bao nhiêu là việc, nào ruộng vườn, sổ sách, tăng chúng vãng lai..., lại chưa có thư kýthì giờđâu mà dạy cho ông Phật pháp, thôi ông hãy làm thư ký cho ta". Ông thầy cảm thấy buồn, nghĩ sao mà Hòa thượng cứ trì hoãn hoài!

Một hôm đang tọa thiền dưới nhà bếp, trong cảnh tĩnh lặng, bỗng ông nghe một tiếng "ầm" do con mèo chạy làm rớt nồi niêu, soong chảo gì đó. Đột nhiên vấn đề từ lâu ông mơ ước, khắc khoải sáng bừng trong ông. Ông thể ngộ được cái gì là Phật của chính mình. Ông mừng rỡ, nước mắt tuôn trào, đến cửa thất Hòa thượng đảnh lễ tạ ơn. Ngay lúc ấy, vị Hòa thượng mở cửa nhìn ông cười bảo: "Ồ, chúc mừngông việc lớn đã xong". Nước mắt vẫn còn đầm đìa, ông thưa: "Việc Phật pháp có gì khó khăn đâu sao thầy nỡ để con chạy quanh tìm kiếm bao năm tháng?" Hòa thượng trả lời: "Nếu ta không làm như thế thì ông không thể nào ngộ đạo, không thể nhận ra vị Phật nơi chính ông được". Từ đó ông hết lòng tri ân vị thầy đã dạy mình.

Trên con đường tu tậpchúng ta thường thao thức, mong đợi làm sao có được an lạc và giải thoát. Cuộc sống cho ta nếm đủ mùi vị của nỗi khổ; khổ vì thiếu thốn, khổ vì hình hài tật bệnh, vì hoàn cảnhgia đình, và buồn khổ vì sự cô đơn. Chưa có một ai có thể nói tôi là người hoàn toàn hạnh phúcChúng ta thử nhìn mà xem, từ bản thân mình, gia đìnhhọ hàng mình, bạn hữu của mình, cho đến người hàng xóm giàu sang quyền quí... ai cũng có nỗi khổ, cùng nếm chung hương vị của chữ khổ như nhau. Chúng ta mơ ước chấm dứt mọi khổ đau: khổ của thân, khổ của hoàn cảnh, khổ của sự thiếu thốn vật chất, khổ của bất như ý, khổ của vui buồn, thương ghét... đè nặng lên tâm thức và như vậy là chúng tacố đi kiếm tìm hạnh phúc.

Cái khổ lớn lao nhất của đời người là sợ chết. Hầu như chúng ta đều giống nhau ở chỗ là thường băn khoăn không biết rồi mình sẽ đi vê đâu. Ai rồi cũng đi đến đoạn cuối trả hình hài về cho cát bụi, nên cái chết đến là chuyện chắc chắn. Tuy vậy, bản chất của cái chết vừa là một sự thật bất biến lại vừa rất bấp bênh, bất định. Nghe ra có vẻ mâu thuẫn. Thế nhưng nỗi hoang mang, lo lắng và sợ hãi của chúng ta lại nằm ở điểm này. Bấp bênh bất định là vì ta không biết chắc cái chết sẽ đến với ta lúc nào, và cái chết sẽ đến với mình ra sao. Nó gửi đến ta bản án treo không hẹn tháng ngày, để rồi có thể bất ngờ ập xuống đời ta một lúc nào đó. Có thể hôm nay, ngày mai, vài ba năm nữa, hai chục năm sau hay trong chốc lát... Rõ ràng ta không biết mình sẽ đi về đâu. Chúng ta sẽ rơi vào cõi mịt mù rất ghê sợ của hố thẳm hư vô? Đây là nỗi lo sợ lớn nhất của con người.

Ngay trong câu hỏi của vị tăng xin hòa thượng dạy cho biết Phật là gì cũng có thể giúp chúng ta trở vềan trụ trong vùng đất Phật của chính mình, chấm dứt con đường lang thang vô địnhChấm dứt ở đây không có nghĩa là khi hiểu biết rồi, tu tập rồi thì thân này trở thành kim cương bất hoạiChấm dứt là ta biết ta từ đâu mà có mặt trong đời; khi trả hình hài này cho vô thường ta còn lại gì:


Ta còn gì để lại không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi...
Lang thang từ độ luân hồi

U minh nẻo trước, xa xôi dặm về.

    (Vũ Hoàng Chương)
Cuộc đời vốn luôn biến thiên, thay đổi không thể lường được. Núi non còn đó nhưng rồi sẽ thành sông hồ, và sống hồ, biển cả mai kia có thể là nương dâu. Chúng ta đã lang thang qua bao triệu kiếp luân hồiđến nay vẫn không biết mình từ đâu có mặt trong trần gian này. Ta cũng không biét khi rời bỏ hành tinh này ta sẽ đi về nơi nào. Nỗi sợ hãi của một người đi trên biển dù có lớn bao nhiêu nhưng vẫn còn chỗ bám bíu, biết rằng ta có bến bờ, có bạn đồng hành và ít ra còn có con thuyền. Nhưng nghĩ về cõi chết mịt mù, thăm thẳm kia chỉ có một mình ta trôi chơ vơ không bạn đồng hành, không bến đậu thì quả thậtlà nỗi hãi hùng.

Do đây, câu hỏi xin khai thị về Phật tánh của vị tăng sĩ ngày xưa chính là niềm khao khát tu tập làm thế nào để giải thoát, để có được an lạc ngay trong hiện đời, không còn tới lui trong vòng sinh tử luân hồi. Khi hành giả bước vào con đường tu tập là chỉ đặt vấn đề quan trọng ấy thôi. Còn chúng ta tu tập hôm nay chỉ để mong có vài ba ngày thư giãn, có chút thảnh thơian lạc là đủ rồi. Đâu cần đặt vấn đề gì quan trọng. Tối thiểu thì cũng đã để ra được vài ngày rời khỏi thành phố náo nhiệt, đến hưởng không gian núi đồi yên tĩnh là hạnh phúc rồi. Chúng ta không mơ ước hướng đến đời sống tâm linh cao hơn, đưa tâm thức siêu vượt như các vị thiền sưChúng ta rất khác người xưa là như vậy.

Vị thầy kia xin thiền sư dạy cho pháp hành làm thế nào để có thể đạt thẳng đến sự an lạc giải thoát ngay trong trái tim của mình. Vị thiền sư lỗi lạc kia đã không đáp ứng. Ông chỉ loanh quanh bắt học trò làm từ việc này đến việc khác, đến chín năm như thế cho đến lúc người học trò rất ham tu tập kia tự mình giác ngộ điều quá bất ngờ, đó là cái mình muốn tìm đã ở ngay trong mình, ngay nơi đây, và lúc này, không phải ở đâu khác.

Các vị thiền sư hướng dẫn đồ chúng thường hạn chế tối đa việc thi thiết phương tiện. Các ngài muốn chúng ta khao khát, bức xúc mỏi mòn phải tự khám phá và một ngày nào đó chân lý sẽ tự bừng sáng trong tâm thức. Cũng có khi họ đẩy sự đam mê của người học trò đến độ bùng cháy rồi mới bắt đầu hé cánh cửa cho người học trò bước vào. Tại sao các vị thích quanh co che dấu, mà chẳng chịu giải bày ngay? Điều này cũng thật dễ hiểu: việc gì mang đến sự thành công dễ dàng, người ta sẽ hay chủ quanxem thường - những gì mà tự ta phải khổ công, khó nhọc tìm kiếm, tạo dựng thì ta mới thực sự trân quí.

Cũng như chúng ta, nhiều người có cơ hội gần gũi những vị thầy giỏi, dạy cho mình những pháp mônthực tập căn bản như "thở vào biết thở vàothở ra biết thở ra..." rất nhẹ nhàng, giản dị thì ta dễ phát sinh tâm lý xem thường, cho rằng sinh ra là đã biết thở rồi, cần gì phải học thiền, học thở. Thế nhưng nếu chúng ta có dịp lần mở những trang kinh Nguyên Thủy đọc để thấy đức Thế Tôn dạy các thầy tỳ kheo ngày xưa nương vào pháp quán hơi thở này mà có thể chứng quả A la hán trong hiện đời, mới biết đây không phải là pháp thực tập bình thường.

Những kinh như kinh Tứ Niệm Xứkinh Quán Niệm Hơi Thở trong văn học A Hàm là những bài kinhquan trọng giúp cho chúng ta tiếp xúc trực tiếp với pháp môn căn bản để thực tập và chứng nghiệm giải thoátan lạc ngay trong hiện tại. Thế nhưng những kinh này nếu có đọc, chúng ta cũng chỉ đọc lướt rồi để qua một bên, vì những câu chữ nghe qua quá đơn giản, chân chất, bình thường và nhất là nó không thỏa mãn cho sự tò mò, hiếu kỳ của chúng ta. Ta phải học cái gì nghe cao siêu hơn như Tánh KhôngNiết bànBát nhãHoa NghiêmTrung quán..., hay nói những gì vượt trên chín tầng mây như thế giớiHoa tạng... thì mới lý thúTâm thức con người thường như vậy, thích những gì xa vời, huyền ảo, mông lung.
Do vậy, các thiền sư nghĩ rằng muốn chỉ tâm Phật nằm ngay nơi mỗi người thì cách hay nhất là đừng nói gì cả mà hãy để cho sự khát khao của họ đủ lớn và khi trực nhận được chân lý họ mới sống chết với nó, mới không thể quên được. Nếu giải thích rõ ràngchỉ dẫn từng tí một, người xưa gọi đó là ngôn ngữchết. Trong nhà thiền gọi là tử ngữ, ý muốn chỉ lời nói rõ ràngsáng tỏ dễ hiểu một khi người ta nắm bắt được rồi sẽ trở nên nhàm chán. Người ta không băn khoăn, thắc mắc, không mong chờ, mơ ước thành đạt nên trở thành hờ hững, không bận tâm. Nếu như vậy là chôn vùi người kia chứ không giúp được gì. Thế nên, các thiền sư luôn dấu kỹ những điều rất giản dị, không muốn nói rõ là như vậy.
Điều các vị thầy muốn nhắc nhở chúng ta là quay về quán chiếu cái mình đang đi tìm, để thấy cho được nó đã có mặt nơi chúng taChúng ta mãi tìm kiếm vòng quanh, đến chừng quay trở lại thì thấy rõ ràngnó đã có sẵn nơi mình rồi. Từ những việc bình thường trong đời sống cho đến an lạcgiải thoátNiết bàn thâm sâu cũng như vậy thôi. Ta tìm hạnh phúc ư? ta cứ tưởng thủ đắc cái này, cái nọ mới hạnh phúcQuan niệm hạnh phúc đó đã lừa gạt chúng ta và nó luôn di chuyển mục tiêu khiến ta không bao giờ dừng lại việc miệt mài theo đuổi. Hãy thử quay lại nhìn vào tự thân, ta sẽ thấy tâm thức luôn mong mỏichưa bao giờ bằng lòng với những gì đang có. Khi chúng ta chưa vui sống với những gì ta có, chưa vui sống với chính mình, với cuộc đời mình, dù ta có tìm được những thứ gì khác để có hạnh phúcthì hạnh phúc đó cũng không bền vững. Trong chính đời sống của ta, hạnh phúc đã có mặt. Nên biết hạnh phúc hay bất hạnh đều từ trong ta: Nó là cái bóng của chính ta. Hãy quán chiếu thật sâu điều này để cảm nhận. Nếu ta là cây tùng thì ở đâu cũng là cây tùng, nếu là dây leo thì suốt đời bám leo, nương tựa. An lạchạnh phúc là cái đang có trong tay mình, ta chỉ cần thọ hưởng. Làm được điều này là chúng ta đã nắm được căn bản của sự tu tập.

Phương pháp thực tập đơn giản mà đức Thế Tôn đã chỉ dạy là đem tâm về an trú nơi hơi thở. Dừng lại, không để cho tâm thức rong ruổi, lang thang đó đây. Mời lòng dừng lại nơi đây để thấy cỏ dưới chân mình vẫn xanh, chứ không phải cỏ bên kia đồi xanh hơn. Nhà ta có hai phòng, con cái ta như vầy, ngay nơi đây ta đã có vô vàn điều kiện để hạnh phúc. Hãy ngắm nhìn và bằng lòng với những gì ta đang có là hạnh phúc tự nhiên nở hoa trong ta.

Trên một chuyến phi cơ từ Canada về Mỹ, có hai người một nam, một nữ ngồi gần nhau trên cùng một hàng ghế. Anh chàng người Mỹ cảm thấy bực bội và khó chịu vì cách tiếp đãicư xử của cô tiếp viên, hơn nữa thức ăn thì quá tệ, nên anh ta cau có, lầm bầm trong suốt chuyến bay. Người bên cạnh là một phụ nữ Trung Đông không giỏi tiếng Mỹ. Bà nhìn sang anh chàng người Mỹ cười rất tươi, nói: "Chuyến đi thật là hạnh phúc!" Bà khen ngợi từ tiếp viên cho đến thức ăn... cho rằng tất cả đều hoàn hảo. Anh ta trợn mắt hỏi: "Bà có chắc không?" Bà gật đầu, nói tiếp: "Anh biết không, đất nước tôi rất khốn khổ, thiếu thốn mọi thứ, thiếu cây xanh, thiếu nguồn nước, thiếu ăn, thiếu mặc..., lại không một ngày bình yên, bom đạn rơi như mưa, cái chết chực chờ giáng xuống người dân nước tôi bất cứ lúc nào. Tôi không biết tôi có còn sống được đến ngày mai hay không. Hôm nay tôi có được một ngày bình yên, thật là tuyệt vời. Ôi, ở đất nước tôi làm gì mà có được như vậy".

Chúng ta không cần nhìn qua Trung Đông, chỉ nhìn ở gần đây ta cũng thấy mình đang có vô vàn điều hạnh phúc. Biết bao nhiêu người còn bị sự nghèo đói vây quanh, nhiều trẻ em thất học, kẻ không nhà đầy dẫy... họ không được như chúng tavậy mà chúng ta thấy sao phiền nãobất an vẫn đến bủa vây mình. Chúng ta đang dẫm bước trên hạnh phúc, dạo chơi trên hạnh phúc, thở trên hạnh phúcHạnh phúc đang ở trước mặt, bên cạnh và chung quanh ta. Đời sống của chúng ta tươi đẹp như vậy, thế mà chúng ta không biết thưởng lãm. Mỗi ngày chúng ta tự làm khổ chính mình; tự dày xéo, làm đau thươngmình bằng những giận hờn, ưu tưbuồn phiền... Đây là điều vụng về nhất mà chúng ta cần khắc phục.

Chung qui cũng tại chúng ta chưa biết dừng lại và cũng vì thế nên đức Thế Tôn đã để lại cho chúng tamột phương pháp rất nhiệm mầu: Đó là phương pháp thực tập đem tâm về an trú ngay nơi hơi thở, dừng tâm lại ngay nơi thân thì hạnh phúcan lạc liền có mặt ngay lúc đó. Nếu chúng ta biết làm cho tâm dừng lại ngay bây giờ để tiếp nhận trọn vẹn, sâu sắc những điều kiện mình đang có là chúng ta đã thông minh biết thưởng thức hạnh phúc của chính mình. Đức Phật vẫn luôn khẳng định tất cả chúng tađều có sẵn tự tánh Niết bànthể tánh của một vị Phật nơi mình, thế mà ta không sống được với thể tánhvốn có ấy. Chúng ta cam chịu làm chúng sinh nổi chìm trong sinh tửĐức Thế Tôn ngay lúc thành tựugiác ngộ đã thốt lên: "Mọi chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ Như Lai, thế mà không khám phá, không sử dụng". Phật đã tự có trong chúng tabình anhạnh phúc là cái sẵn đủ không cần phải làm điều gì thêm. Chỉ vì chúng ta chưa đủ thông minh làm cho nó hiển lộ ra mà thôi. Bản chất từ bên trong của mỗi hình hài đều có tự tánh giác ngộ nằm sẵn. Gọi là Phật tự có. Trong thiền tông có một thiền ngữ rất quen thuộc đó là: "Thấy tánh ngộ đạo".

Từ ngộ đạo chúng ta thường sử dụng ở ý nghĩa phổ thông, ví dụ như khi thấy giá trị của Phật phápchúng ta phát tâm quy y Tam Bảothọ trì năm giới... Tuy nhiên, theo Thiền tôngngộ đạo nghĩa là chúng ta có khả năng quay vào bên trong, nhận ra tự thể không sanh không diệt, thường hằng bất biến nơi mình, đó cũng chính là trạng thái Niết bàn như như bất động. Cũng theo Thiền tông, tất cả những gì làm được ở bên ngoài đối với một hành giả tu thiền đều chưa phải là ngộ đạo. Đó chỉ mới là những phát tâmtu tập hướng về con đường thiện lành, chưa phải là thấy đạo một cách rốt ráo.

Ngày xưa, từ ngộ đạo cũng được dùng để chỉ cho những hành giả chứng được quả Dự lưu (Tu đà hoàn). Quả Dự lưu không phải chỉ là quả chứng của riêng giới xuất gia, mà dành cho bất kỳ ai mở được con mắt chánh pháp (pháp nhãn). Khi hành giả thấu triệt được chánh phápmở rộng con mắt tâm thì từ đó cuộc đời bắt đầu trôi thẳng vào biển giải thoát (không còn lưu lạc trong cõi trần ai). Người xưa goi là chứng quả Dự lưuThiền tông Trung Hoa gọi là ngộ đạoChúng ta hôm nay thường dùng một từ dễ hiểu, gần gũi là nhận ra cái không sinh không diệt trong hình hài năm uẩn; trực ngộ bản chất thực của hình hài này là vô sinh bất diệt.

Trên hành trình trình tu tập Phật đạo, nỗi khao khát lớn nhất của hành giả là tiếp xúc cho được thể tánhkhông sinh không diệt này. Các tôn giáo cũng tìm kiếm cái bất sinh bất diệt, chỉ có điều tầm mức tâm linh của các vị giáo chủ có khác nhau. Đời sống con người là một hành trình tìm kiếm không ngừng nghĩ; lúc còn trai trẻ, chúng ta muốn có danh phậnđời sống vật chất đầy đủ; ở tuổi trung niên ta thường tìm kiếm lợi danh và khi đến già, tuổi đời kề cận với ly biệt nên ta muốn thăm dò vào lãnh vực tâm linh. Các vị vua chúa sau khi đánh đông dẹp bắc, ngồi trên vương vị thì điều mong ước lớn nhất của họ là được trường sinh bất tử. Sử sách ghi lại không hiếm các bậc đế vương (Trung Quốc) dùng đủ mọi phương tiện để kiếm tiên dược trường sanh, cải lão hoàn đồng. Và chúng ta đến một độ tuổi nào đó đều có niềm mơ ước như vậy. Đây là niềm mơ ước chung của con người trên trần gian này.

Thế nhưng phần lớn chúng ta đều không có cơ hội tiếp xúc với chánh pháp. Ngay cả một số người đủ duyên tiếp được xúc với chánh pháp, đôi khi cũng nghĩ rằng cái không sinh không diệt là cái cần phảitìm kiến bên ngoài con người này, hay cần làm sao sinh về một cảnh giới mà trong đó có lưu lyxa cừtrân châumã não... Trong khi giáo pháp đức Phật dạy rằng cái không sinh không diệt nằm ngay trong sinh diệt. Nếu chúng ta có khả năng quay về thì có thể nhận ra được cái không sinh diệt nơi chính mình. Khi nhận ra được thể tính này nơi mình thì mọi phù hoa thế trần không còn có thể dẫn dắt chúng tađược. Tự nhiên không có niềm đam mê nào lớn hơn niềm đam mê an trú vào tâm thể vô sinh bất diệtcủa chúng ta. Và khi đã nếm được hương vị của chánh pháp thì không có gì của nhân gian có thể lôi kéo làm chúng ta quên đi sự tu tập. Làm được điều này gọi là mở được con mắt chánh phápThiền tônggọi là ngộ đạo hay kiến tánh; tổ Lâm Tế gọi là nhận ra con người thật của chính ta.

Chúng ta chỉ cần khéo quay lại thể nghiệm tự tánh vô sinh bất diệt thì nơi đây cũng là trạng thái Niết bàn, là tâm Phật của chính chúng ta. Đây là chỗ sâu nhất mà một người tu hành nhiệt huyết muốn thăm dòChúng ta cần phải có niềm tin vào thể tánh Phật nơi chính mình để không còn lang thang, lạc lõng, bơ vơ tìm kiếm ở bên ngoài.

Nếu nhìn sâu vào đời sống thân thể vật lý, ta có thể nhận thấy tất cả đều do nhân duyên hòa hợp mà hình thành, đều do vay mượn các yếu tố trong từng phút từng giây để tồn tại. Vay mượn khí trời để thở vàothở ra, mượn thức ăn, nước uống để nuôi lớn từng ngày. Thế thì hình hài này là do vay mượn, do nuôi dưỡng chứ không phải là. "Con người thật" của ta hay Phật tánh trong ta không phải là cái gì được sinh ra; vì cái gì được sinh ra thì sẽ có lúc suy hao, mỏi mòn và có mất đi. Cái gì có sinh thì chắc chắncó diệt. Hữu sinh, hữu diệt. Cho nên thân này, hình hài này không phải là ta. Vị Phật đích thực trong ta không phải là do nhân duyên hòa hợp, không phải vay mượn, không phải lớn dần từng ngày. Và Phật tuy không rời hình hài này nhưng quyết không phải là hình hài này.

Trong sâu thẳm tâm thức, những gì lâu nay ta trân quí như niềm vui, niềm hạnh phúc... thì đó cũng chỉ là những cảm thọ phát sinh và biến hoại liên tục, không phản ảnh con người thật của chúng ta. Thân này bản chất của nó vốn vô tri, nhờ Phật tánh chiếu sáng bên trong nên trở thành hữu tri. Những gì ta gọi là niềm vui, nỗi buồn... đều được hình thành không phải chỉ thông qua sự tiếp xúc đơn thuần từ các giác quan, mà chúng được tạo ra từ ý thức hiện tại và quá khứ của chúng ta. Nói cách khác, niềm vui, nỗi buồn được tạo nên một phần là do cảm thọ, một phần do ý thức; hoặc bằng điều kiệnnhân duyênbên ngoài và bằng hồi ức, tưởng tượng bên trong của chúng ta. Và ý niệm giữ một phần quan trọng trong tiến trình tạo tác này, nhưng quan trọng nhất vẫn là những ý thức thầm thì ở sâu thẳm trong tâm thức.

Ý thức thì thầm thì luôn có mặt bên dưới làm nền cho những hạt mầm sinh khởi đưa đến tạo tác. Đó là những tiếng nói độc thoại, đối thoại âm thầm trong ta và bấy giờ ta vừa là chủ thể vừa là đối tượng; nó mang lại nhiều bộ mặt: quan tòa, luật sư, chủ nhân và cũng là khách. Có những trạng thái ý thức không nằm ở dạng độc thoại, đối thoại mà lăn tăn thầm lặng ở phía dưới; tinh mịn nhưng có mặt thường trực.

Thực tế hơn, ý thức chúng ta có con đường quen thuộc, có nơi chốn hướng đến nó. Và khi có chỗ hướng đến là có một điểm trong không gian; khi có mặt trong không gian là có mặt thời gian, có mặt trong chu trình sinh diệt, chịu qui luật vận hành của vô thường. Trong vật lý học, người ta cho rằng những gì vượt ngoài tốc độ ánh sáng sẽ không còn sinh, không còn diệt. Ánh sáng có vận tốc 280 ngàn dặm một giây, và chưa có một vật gì trên hành tinh này có thể vượt ra ngoài tốc độ ánh sáng. Người ta lấy ví dụ, nếu có một loại phi thuyền nào vượt qua được vận tốc ánh sáng, khởi hành ngay từ bây giờ, đi một vòng 80 năm của hành tinh, khi quay trở lại thì người hành tinh này đã già 80 tuổi, nhưng con người ngồi trên phi thuyền trong không gian vẫn như chưa đi một phút nào. Thế nhưng, ý thức của chúng ta còn tinh nhạy hơn ánh sáng; sự di chuyển vận hành của ý thức nhanh hơn ánh sáng rất nhiều. Ý thức ta đến đi, sinh diệt để dệt thành những tiếng nói có thể vượt xa tốc độ ánh sáng. Khi ngồi tại đây nhưng chúng ta nghĩ về Việt Nam, có ngôi nhà cũ của mẹ, ta thấy ao bèo, mảnh sân đầy nắng... thì lập tức ta có mặt ở Việt Nam và tâm ta lúc ấy chỉ bằng ngôi nhà, ao bèo, mảnh sân.

Nhưng "sự nhận biết" của chúng ta tì thầm sâu, mênh mông bao trùm cả ý thức sinh diệt và vượt ra ngoài tốc độ ánh sáng. Và theo nguyên lý cái gì không có mặt trong thời gian và không gian thì vượt ra ngoài sự sinh diệt. Vậy cái không sinh diệt ở chỗ nào? Thực ra, nếu chỉ ra được thì nó sẽ trở thành đối tượng, thành cái của người khác mất rồi. Trong trường hợp này nhà thiền gọi là thầm liễu ngộ, thầm nhận biết nơi chính mình và có niềm tin mà thôi.

Khi định tỉnh nhận ra được ý thức sinh diệt đang vận hành thì ta được ví như bóng đèn đang rọi sángchứ không phải là dòng ý thức thì thầm ấy. Ta là ánh sáng của bóng đèn soi rõ những gì đang diễn hành trong ta. Ánh sáng bóng đèn của ta là gì? Đó chính là sự nhận biết. Khả năng nhận biết này không cần học, không cần cố gắng cũng không cần trình độ trí thức mới có. Kiến thức là loại sinh diệt chỉ vay mượn trong kiếp này mà thôi. Ví dụ tôi là người Việt suy nghĩ bằng tiếng Việt, tiếng Việt chảy thì thầmtrong tôi; quý vị học tiếng Pháp, suy nghĩ bằng tiếng Pháp thì khả năng nói thầm của quý vi bằng tiếng Pháp... Dòng ý thức thì thầm của kiến thức là những hạt giống mới gieo sau này, mới vay mượn gần đây; nó sẽ thay đổi, sinh diệt tùy theo hoàn cảnh đời sống và tâm thức của mỗi chúng ta. Khi nhìn một đóa hoa, cái nhận biết bừng sáng ban đầu của mọi người đều giống nhau. Nhìn là liền nhận biết không cần phải khởi tiếng nói thì thầmTuy nhiên, bước qua giai đoạn nhận biết ban đầu này thì bắt đầu có sự khác biệt, chẳng hạn như chúng ta là kỹ sư nông nghiệp, sẽ nhìn doa hoa dưới con mắt phân tích của kiến thức sinh học, nếu ta là thi sĩ, sẽ nhìn đóa hoa dưới tâm trạng của một thi sĩ... và sự nhận biết như vậy là do khả năng, trình độ của từng người khác nhau, đôi khi còn kèm theo các cảm thọ vui buồn của quá khứ hay dự tính của tương lai. Tuy nhiên, sự nhận biết ngay giây phút đầu tiên đều đồng đẳng như nhau, vì nó vốn đã có sẵn, không cần tìm cầu, không cần thực tậphọc hành, vay mượn gì cả, chỉ cần chúng ta biết sử dụng mà thôi. Nó vốn là bản nguyên, là tâm Phật chiếu diệu của chúng ta.

Để có kinh nghiệm sâu sắc về điều này, dĩ nhiên chúng ta phải thực tập hàng ngày. Những ai đã thể nhận "con người thật" và an trú vĩnh hàng nơi tâm Phật vô sinh bất diệt thì người đó có thể tự tại với sống chết, đến đi của chính mình; có thể làm chủ thọ mạng trong hiện đời, làm chủ sinh diệt trong tương lai.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2016(Xem: 8282)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6039)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 7897)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12017)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
26/01/2016(Xem: 8017)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7410)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
25/01/2016(Xem: 13715)
Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng Cần hỏi mình rằng: '' phải Sống làm sao? '' Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.
24/01/2016(Xem: 7952)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
23/01/2016(Xem: 9142)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
23/01/2016(Xem: 6587)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]