Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ta Là Ai

26/08/201721:33(Xem: 5635)
Ta Là Ai
TA LÀ AI?
Pháp thoại tại Tu viện Lộc Uyển ngày 03-04-2005

Nhìn núi đồi Lộc Uyển thênh thang xanh ngát ngoài kia, tôi chợt muốn đọc lên một vài câu thơ nổi tiếng của đời Đường. Như chúng ta đã biết, đời Đường của Trung Quốc là thời cực thịnhcủa văn họcthi ca và cũng là thời cực thịnh của Thiền tông, và nếu có điều kiện đi sâu vào các tác phẩm của thời kỳ này, chúng ta sẽ thấy chân trời Phật học mở ra thật bát ngát. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta sẽ đề cập một điều quan trọng và khá thú vị về thân phận của chính mình trong cuộc sống, mà thiết nghĩ không một ai trong chúng ta không đôi lần khởi lên niềm khắc khoải, khao khát muốn tìm hiểuthăm dò. Ta là ai, ta từ đâu tới, tại sao ta có mặt trong đời? Và những câu thơ của Trần Tử Ngang sau đây được xem như những câu hỏi đánh động lòng người:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lại giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ.

Tạm dịch:

Người đi trước ta chừ mất bóng
Người sau còn ẩn khuất chưa sinh
Giữa vùng trời đất mông mênh
Thân người cô quạnh bồng bềnh thương thay.

Cuộc sống của chúng ta nếu nhìn một cách tổng quát thường cóba vấn đề lớn. Thứ nhất là vấn đề cơm áo của đời sống vật chấtbình thườngvấn đề thứ hai những khó khăn bất trắc của đời sống, niềm vui, nỗi buồn... trong lĩnh vực tình cảm; thứ ba là vấn đề của đời sống tâm linh. Ba vấn đề này nếu nhìn ở phạm vi rất ngắn của một đời người từ trẻ cho đến già, chúng ta ai cũng đều có dịp kinh qua, và những công trình kiến tạo, phát minh lớn nhỏ của toàn bộ xã hội cũng đều qui chiếu đáp ứng cho ba vấn đềnày. Ví dụ như nền văn minh vượt bực mà chúng ta đang được thụ hưởng hiện tại, những phát minh khoa học trong các lãnh vực như không gian, nhân chủng học, y khoa... đã làm cho đời sống vật chất chúng ta ngày càng phong nhiêu và tiện ích. Tất cả đều được đặt trên nền tảng căn bản giải quyết cho nhu cầu đời sống bình thường như cơm áo, nhà cửa, tiền của tài sảnphương tiện giải trí... Nhưng đây chỉ mới là mức độ bình thườngban đầu. Mức độ quan trọng hơn là niềm vui, nỗi buồn, tình đôi lứa, tình nhân loại... của đời sống tình cảm, và cao hơn nữa là các phương tiện nghệ thuật như văn chươngthi ca, hội họa, âm nhạc..., cũng đều nằm trong phạm trù thứ hai này. Trên tầng mức của tình cảm là khuynh hướng muốn thăm dò vào chiều sâu của đời sống tâm linh nơi con người và đây là phạm trù thứ ba. Bất kỳ một xã hội nào dù chậm tiến hay phát triển, tất cả mọi diễn biến trong đời sống đều phản ánh ba lãnh vực mà chúng ta vừa chia sẻ.

Chúng ta thử nhìn lại trong phạm vi hạn hẹp của một con người, thì sẽ thấy rằng mỗi người chúng tađều đi qua con đường này. Lúc còn thanh xuân, chúng ta đều mơ ước phát triển một đời sống vật lýtoàn hảo; thành đạt công danhtiện nghi vật chất đầy đủ (nhà cửa, của tiền, xe cộ). Nhưng đến một lúc nào đó nhu yếu tình cảm phát sinh, chúng ta thương yêu, muốn được thương yêu và cần có đối tượng để thương yêu. Thế rồi từ đây mang đến nhiều hệ lụy cho một đời người, và dường như nỗi khổ lớn nhất là những hệ lụy gắn liền với tình cảm. Đến tuổi bóng chiều đổ xuống đời mình, cảm nhận cuộc sống bắt đầu co lại như cây trút lá vào mùa thu, nhựa sống thu phục lại trong thân thì con người có khuynh hướng nghiêng về đời sống tâm linh. Chính từ khía cạnh này, các nền triết họctôn giáo đã nhận định có tính cách khái quát rằng đây là những vấn đề lớn của con người mà xã hội nào, thời đạinào cũng phải trực diện. Và tự trong thâm thức con người ai cũng có khuynh hướng muốn thăm dòtìm kiếm vào con đường này. Điều quan trọng chúng ta muốn tìm hiểu ở đây là câu hỏi: Ta là ai? - là câu hỏi vẫn thường nảy sinh trong tâm thức chúng ta.

Ví dụ như khi đang ở chặng đường thứ nhất, ta có thể cho rằng ta là hình hài này, ta là những vật sở hữu ta đang nắm giữ. Nếu đang ở chặng đường thứ hai, chúng ta có thể loại trừ cái chấp thủ ta là hình hài, nhưng lại nghĩ ta là niềm vui, nỗi buồn nằm trong lãnh vực tình cảm rất quan trọng của đời sống con người. Cơm ăn áo mặc đôi lúc không đọa đày ta, không làm chết ta, nhưng sầu đau của một đời người, nhưng hy vọngthất vọng có thể đã làm tổn thương, đôi khi dìm chết chúng ta trong đó. Điều này chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ trong những sinh hoạt đời thường ngoài xã hộiĐời sống tình cảm này không loại trừ một ai, dù già bảy mươi hay tám mươi tuổi thì đời sống tình cảm vẫn có những nhu yếu tất nhiên; những phiền muộn hay hân hoan bên ngoài cuộc sống vẫn đánh động vào tâm thức ta rất nhiều. Có thể những buồn vui của người lớn tuổi cường độ biểu hiện không như thời trai trẻ, nhưng vẫn cónhững vui buồn tất yếu của người già. Đó là những cảm nghiệm về xã hội, về đời sống tự thân như nỗi cô đơn, trống vắng, rồi nỗi sợ chết kéo đến..., tất cả đều là những dạng thức của nếp sống tình cảm. Nếu chúng ta thấy mình là niềm vui, là khổ đau, là hạnh phúc đang có mặt thì quả thật mệt mỏi, bởi vì cả cuộc đời ta chỉ biết dong ruổi xoay vần trong những tâm hành này.

Nhưng nếu ta bước sâu vào một tầng mức nữa trong đời sống tâm linh, tức bước đến tôn giáo thì vấn đề đặt ra cho những người lớn tuổi lúc bấy giờ vẫn là vấn đề muôn thuở của con người. Ta là ai? Ta từ đâu mà có mặt giữa chốn nhân gian, có mặt trong hình hài này, và đến lúc rời hình hài này ta còn hay mất? Ta đã đến đây bằng con đường nào và sẽ đi về đâu? Nếu còn trở lại sao ta không biết? Đây là những vấn đề lớn mà mọi tôn giáo đều cố gắng giải thíchtìm cách trả lời.

Tất nhiên có nhiều cách giải thích. Nhưng mọi cố gắng đều chưa đưa đến câu trả lời thỏa đáng cho khát khao tìm về nguồn cội con người. Chẳng hạn như giải thích rằng: Ta hãy có niềm tin và dâng hiến niềm tin vào một đấng thần linh, hay đấng cứu thế nào đó. Đem hết đời sống phụng sự con người, làm những điều hiền thiện, tốt lành để trong tương lai khi rời bỏ hình hài này mình sẽ được xóa sạch hết tội lỗi, sẽ được đền đáp bằng một cuộc sống giàu cósung túc..., giống như mình đã đặt trước một tấm vé cho một chỗ ngồi tốt nơi nào đó theo ý muốn (như trong rạp hát, trên phi cơ, ở buổi trình diễn...). Đây là cách giải thích dễ chấp nhận nhất.

Thông thường chúng ta dễ dàng gắn niềm tin vào cách giải thích này, và chúng ta cũng rất dễ dàng phó thác đời mình cho một người ta cảm thấy đáp ứng cho những tiện ích mà ta đặt ra. Như trong đời sống gia đình, ta luôn nghĩ người hôn phối là người mình giao phó hết cuộc đời, là nơi vững chắc cho mình nương tựa, là cây cổ thụ cả đời cho mình bóng mát. Và ngược lại, người kia cũng cùng ý nghĩ như vậy, vô hình trung chúng ta đã ký một hợp đồng khoán trắng cuộc đời cho nhau, dù rằng hợp đồng không được viết bằng văn bản. Cả hai đều cảm thấy mình là sở hữu của nhau, sự có mặt của nhau đã thổi niềm tin vào tình yêu, vào cuộc sống. Và nhất là mỗi người là điều kiện lấp trống hố thẳm hư vô, cô liêu của bản thân người kia. Do vậy không lạ gì với nỗi đau khổ vô ngần khi một trong hai người tưởng đang yêu nhau, cần cho nhau đến hơi thở cuối cùng, nay bỗng nhiên quay lưng lại. Thứ nhất là nỗi đau vì sự phản bội làm tan nát, đổ vỡ niềm tin vào mọi thứ trong đời. Thứ hai là vì ta mất đi điểm tựa về đời sống vật chất, hụt hẫng bơ vơ về đời sống tinh thần, bởi từ lâu có thể ta chưa một lần tự chủ trong mọi tình huống. Hơn nữa, một khi người kia ra đi vĩnh viễn thì đời sống ta trở nên khủng hoảng, còn ai có thể lấp đầy cái tịch liêuhoang vắng của tâm thức đây!

Cho nên tôn giáo có mặt là trước tiên để cho con người trao gửi niềm tin và nương tựa cuộc đời, thoa dịu, lấp đầy khoảng trống của tâm thức ở tầng thâm sâu; ở mức độ vừa phải thì có thể an ủi, khuây khỏa cuộc sống tình cảm. Như vậy, tôn giáo hiện diện ở cả hai phương diện trong đời người: Đáp ứngcho lãnh vực tình cảm, và đồng thời giải quyết đời sống tâm linh.

Tuy nhiên cách giải thích thứ nhất như vừa chia sẻ chưa làm cho chúng ta thỏa mãn, vì những hứa hẹn của tôn giáo về một cỗ tốt lành trong kiếp lai sinh để chúng ta giao phó cuộc đời là khó có thể kiểm nghiệm được. Và việc khích lệ tin tưởng vào một lời hứa mơ hồ rằng cứ làm hết sức mình hôm nay để ngày mai ở một nơi chốn biệt mù nào đó ta sẽ có một chỗ ngồi tốt, đối với đời sống văn minhtiên tiếncủa khoa học thực nghiệm trên hành tinh này là rất khó có thể thuyết phục được, có khi còn tạo nhiều hoài nghi trong tâm thức con người.

Một cách giải thích khác về đời sống sau khi chết cho rằng quá khứ có mặt trong hình hài này, và lai sinh nó cũng có mặt trong hình hài này. Mình không còn nữa nhưng không phải mình mất hẳn, mà mình còn có mặt ở dòng chảy tương lai. Mình còn biểu hiện dưới một hình thái khác, một con người khác: con của mình, cháu của mình... được tiếp nốikế thừa qua nhiều kiếp, là bản sao của chính mình. Điều này chúng ta có thể tin được không? Cũng có thể, nhưng để tin tưởng hoàn toàn thì chắc có lẽ mình vẫn chưa. Và đây là cách giải thích theo lý nhân duyên của đạo Phật.

Dĩ nhiên giáo lý nhân duyên là một giáo lý có nền tảng vững chắc, đã hiến tặng tuệ giác đạo Phật cho xã hộiGiáo lý nhân duyên bao hàm trong rất nhiều lãnh vực và khi hiểu thấu đáo sẽ thấy rằng giáo lý này trao cho chúng ta niềm tin vào đời sống con người được hình thành qua các hiện tượng thiên lưu biến dịch, từ nguyên lý tất yếu: "Cái này có nên cái kia có", có ông bà, cha mẹ rồi có con cháu tiếp nối... là bản sao của đời người. Thế nhưng chúng ta vẫn chưa tin. Tại sao?

Từ sâu trong tâm thức, ta vẫn tin là hình hài này, nếu hình hài này phải ra đi thì cũng ra đi với những phẩm chất sẵn có: nào tài ba, nào trí thức, nào học thuật... của mình. Nếu còn trở lại thì ta sẽ là một con người như vậy, chứ không thể nào chỉ vào con, cháu mình rồi bảo đó là mình thì làm sao ta có thể tin được. Vì vậy, ta vẫn chưa cảm thấy hài lòng đối với những giải đáp cho câu hỏi Ta là ai?.

Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Ta là ai, ta từ đâu tới đây, khi rời hình hài này ta sẽ đi về đâu? Và cái ta chính thật là gì? Đây là câu hỏi luôn khởi lên trong tâm của mỗi người. Thông thường khi chỉ vào tự thân, ta nghĩ ta là thân này, nhưng mình phải hỏi lại, nghĩ kỹ lại, mình có phải là thân này không?

Có một câu chuyện cổ sau đây có thể chia sẻ một điều ý vị và cũng thật dễ thươngNgày xưa, có một vị hoàng tử bị bệnh hoang tưởng, tự thấy mình là con gà. Nhà vua rất đau lòng khi thấy không ai chữa trị được bệnh tình của người con trai duy nhất sau này sẽ kế vị mình. Bao nhiêu danh y đều đã được mời đến để chữa trị cho hoàng tử, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảmMay mắn thay, cuối cùng có một vị đạo sĩ tìm đến và ông hứa sẽ trị lành căn bệnh này. Nhà vua tuy đã mất nhiều niềm tin, nhưng vì thương con biết đâu người này có thể làm cho hoàng tử khỏi bệnh; vả lại nếu không khỏi được thì âu đó cũng là số phận, nên chấp thuậnVị đạo sĩ như "được cởi mở tấm lòng" tức khắc bắt tay điều trị. Ông lập tứccởi bỏ hết áo quần, luồn mình xuống dưới gầm bàn, đập hai tay vào hông và gáy lên một tràng dài ò ó o o... rền vang cung điện. Hoàng tử rất kinh ngạc bởi chiêu trò kỳ dị ấy, nhưng đạo sĩ liền bảo: "Nè, ta là bậc thầy của ngươi về loại gà, ngươi hãy bắt chước ta". Sau những lần trổ tài và chỉ cách cho hoàng tử làm theo, hoàng tử thấy ông này tài nghệ thật đáng nể, nên những lần kế tiếp, điều gì vị đạo sĩ kia làm, hoàng tử thấy đều rất có lý. Vào hôm sau, đạo sĩ gọi gia nhân dọn thức ăn lên một cái bàn, và ông lên trên đó ngồi ăn. Vị hoàng tử hỏi: "Tại sao ông lên bàn ngồi ăn, trong khi ông vốn là gà?" Vị đạo sĩ nói: "Đúng, ta là gà, nhưng ngồi ăn như con người thì đâu có sao. Mình tuy là gà nhưng cũng vào bàn ngồi ăn chứng tỏ mình có khả năng ăn như con người". Và hoàng tử bắt chước làm theo những gì đạo sĩ chỉ dạy. Vị đạo sĩ dẫn dụ lần lần từng bước, cuối cùng chữa được hoàng tử khỏi chứng bệnh hoang tưởng nghĩ mình là gà.

Câu chuyện rất hay ở chỗ, tự thân người kia vốn là hoàng tử dòng dõi vua chúa sang quí, tự nhiên cảm thấy mình là gà nên sống đời sống của loài gà, và bị mọi người cho là bệnh. Nhưng vị đạo sĩ tài trí, thông minh đã giúp anh từ bỏ ý tưởng điên đảo ấy, hồi phục lại dần đả thấy mình là một vị hoàng tử. Và có thể chúng ta cũng như vậy. Qui chiếu lại tự thân, ta vốn không phải là thân này nhưng ta thường thấy hoặc chấp mình là thân này. Ở mức độ cạn khi nhìn anh chàng kia mình có thể cho là "điên", nhưng qua cái nhìn của những bậc giác ngộchắc chắn các ngài thấy cũng "điên" giống như vị hoàng tử kia, vì ta cũng nhìn, cũng chấp cái thân này là mình.
Thân này chỉ là một phần của mặt cạn nhất trong đời sống chúng ta - nó vốn không phải là ta. Nếu mình cứ gắn chặt cuộc đời vào hình hài này, vào tấm thân cao bao nhiêu thước, nặng bao nhiêu cân; gắn liền với gia đìnhdòng họquốc gia... thì đâu khác gì tâm thức hoang tưởng của vị hoàng tử kia gắn liền cuộc đời mình với con gà. Ý niệm và ảo tưởng tuy có khác, cấp độ của sự mê tối có khác nhau nhưng cũng là một tính chất hoang tưởng như nhau.

Đây là điều chân xác nhất để chúng ta quay lại nhận ra một sự thậtcon người đích thực của mình không phải là thân này. Tại sao ta không phải là thân? Nếu dùng con mắt vật lý thì cuộc sống là một dòng chảy, và những phát minh khoa học cận đại cũng đã trao cho ta những hiểu biết để nhìn vào thực chất của mọi sự vận hành trong vũ trụVật chất là năng lượng được cô đọng lại và khi vật chất tan ra sẽ trở thành năng lượng, nên không có gì gọi là mất đi trong cuộc đời này cả. Năng lượng bên ngoài không gian mênh mông, không sợ, không thấy được, nhưng khi có điều kiện xúc tác, cô đặc lại sẽ hình thành vật chất. Đó là hình thái vật chất vô sinh bên ngoài như đất dá, cây cỏ, sông núi... Hình hài con ngườicũng là một dạng vật chất cô đặc lại (đất, nước, gió, lửa) mà thành, nhưng sở dĩ người ta cho rằng con người đặc biệt giá trị hơn các loài động vật khác do bởi con người có được khả năng hết sức bén nhạy, vô cùng tuyệt vời tiềm phục trong hình hài này.


Một hình hài như bao nhiêu sinh vật, cũng hít thở, cũng ăn uống, cũng bài tiết... nhưng chỉ riêng con người có được khả năng kỳ diệu đó là biết tư duy, biết cảm xúc và phát triển tuệ giácNếu không, thì chúng ta chẳng khác gì những loài động vật kia. Ba yếu tố tình cảm, ý thức và trí tuệ này tồn tạo ở tầng thăm thẳm sâu trong hình hài ngũ uẩn. Và khi hình hài vật lý tan rã trả về cho đất, nước, gió, lửa thì còn lại cái năng lực kỳ diệu của tâm thứcNăng lực này không bao giờ mất và chắc chắn là không bị yếu tốthời giankhông gian bào mòn hay hủy diệt. Đó là điều ta hãy tự hỏi mình để xác định ta có phải là hình hài bèo bọt này chăng? Nếu chúng ta thấy mình là thân này thì cái gì có mặt trong thân ta? Ta sẽ thấy hình hài người khác cũng thật giống mình. Và từ đó, những lao xao sầu khổvui buồnyêu thương, thù ghét... có mặt. Từ cái nhìn vướng chấp ta là thân này, thủ đắc thân này; thân này là tôi, đẹp, xấu của tôi, duyên dángdễ thương của tôi... nên mình thấy đối tượng kia cũng có những nét như thế, hợp với mắt, với ý của mình. Ngàn vạn nỗi khổ, niềm vui phát sinh trong cuộc đời đều từ âm bản này - từ chỗ thấy con người chúng ta là thân thể này. Khi mình có một chút tuệ giác, nhìn sâu hơn vào hợp thể ngũ uẩn, thấy rằng ta không phải là thân này thì có thể loại trừ sạch tất cả nguyên nhân của mọi nỗi bất anlo lắngưu tư khắc khoải của một kiếp người do nhận thức lầm lẫn nói trên.

Bước thêm bước nữa, ta hãy nhận diện ta không phải là nhưng vui buồn, thương ghét này... Những tình cảm vui buồn, thương ghét luôn diễn hiện, đến đi không hẹn hò ta bao giờ. Ta không đủ khả năng nắm giữ cũng như không thể tống khứ chúng ra khỏi tâm thức được. Hơn nữa, với bản chất lắt lay, đổi thay liên tục của lãnh vực tình cảm thì dù hạnh phúc có đến đâu đi nữa rồi cũng sẽ ra đi và được thay thế bằng những bất mãnphiền muộn... Cái vui của ta nhưng có thể là nỗi buồn của người; hạnh phúc của người kia nhiều khi là nỗi thống khổ của mình. Sáng vui, chiều buồn, nay yêu, mai ghét... có gì là bền bĩ. Những thực tế này trong cuộc sống cho chúng ta thấy rõ; tất cả mọi hiện tượng đều đến đi, mất còn, sinh diệt luôn luôn, chưa từng dừng lại. Ấy mà chúng ta lại thường gắn chặt cuộc đời mình vào đó, luôn đắm chìm trong giấc mộng đời.

Chúng ta đều biết Lý Bạch là nhà thơ Trung Hoa nổi tiếng. Ngoài đời sống tiêu dao phóng khoáng và đôi khi ngạo nghễ thì thơ của ông chỉ tuôn tràn, thoát ra thật nồng nàn khi đã ngất ngây trong men rượu. Cái chết ngập màu nguyệt ảnh khi ông nhảy xuống dòng nước ôm trăng vào một đêm dạo thuyền trên sông nói lên cái tuyệt đỉnh của chất thơ và tính lãng mạn trong con người ông. Xin dẫn ra đây vài câu trong trong bài "Xuân dạ yến đào lý viên tự" của ông, đã khắc khoải họa lên niềm vui, nỗi buồn khi đời ta gắn chặt vào những gì ta nghĩ là giá trị:

Phù thiên địa giả, vạn vật chi nghịch lữ
Quang âm giả, bách đại chi quá khách
Nhi phù sinh nhược mộng, vi hoan kỳ hà?

Tạm dịch: "Hành tinh này là quán trọ của muôn loài. Ngày tháng là khách ngàn đời tới lui thăm viếng. Mà kiếp phù sinh của chúng ta như giấc mộng, niềm vui thoáng chốc không được bao nhiêu?" Ở câu thứ ba đượm chất triết lý với cảm nhận ở bình diện tâm thức thâm sâu thì, đời người chỉ là một giấc chiêm bao. Như Trang Tử một hôm chiêm bao thấy mình là bướm bay dạo khắp đó đây, lúc tỉnh giấcông bồi hồi tự hỏi: Ta là người hóa bướm trong chiêm bao hay bướm kia đang chiêm bao thấy nó là người? Chúng ta đang sống đây cũng là đang sống trong mộng, kiếm tìm, rượt đuổi những niềm vui phù du trong giấc mộng đời. Dù thức giấc rồi đôi lúc vẫn nuối tiếc muốn trở lại sống trong giấc mơ cũ, chạy đuổi theo ảo ảnhCuối cùng cái thân này là gì? Và không biết khi nào ta mới tỉnh giấc mơ sinh tử nhiều đời?

Đời sống chúng ta năm, bảy mươi năm là chuỗi ngày dài của những vui buồn, chạy vạy, đuổi bắt, lao xao kiếm tìm không ngưng nghỉ. Nhưng bất hạnh là ta không nghĩ ra được kiếp sống này như mộng ảo, nay còn mai mất. Từ cõi mịt mù không hề biết, rồi hiện thân tới đây, lăn trôi từ quá trình ấu niên, thành niên, đến già chết. Đôi bờ bên này, bên kia ta không thấy được, chỉ thấy nhịp cầu lửng lơ treo trên dòng sông sinh tử. Đến khi trả hình hài này, thần thức ta chìm trong nghiệp lực tái hiện lại không biết bao nhiêu lần, ngang qua không biết bao nhiêu kiếp. Khi nhìn lại thì mỗi kiếp sống như trong giấc mộng.

Trở lại câu hỏi: Ta là ai? Nếu chúng ta đã từng quán chiếu về thân tâm này: Ta không phải là vui buồn, vậy ta là tiếng thì thầm cho vui buồn có mặt, tức là những suy nghĩtư duy xao động này sao? Những suy nghĩ có mặt ở đây vốn sinh diệt; không vào có là sóng thức lao xao có nghĩa là chúng ta đang theo sinh diệt mất còn. Cũng như khi ta thấy mình là con gà, tức thì ta chui vào gầm bàn đời sống của con gà. Nhưng nếu ta là người thì ta vươn vai đứng lên, ăn uống sinh hoạt như một con người. Cũng một hình hài, cũng một tâm thức đó, nếu bị bệnh hoang tưởng thì ta thấy ta là con gà, hết bệnh thì thất ta là con người. Và chúng ta có thể nhận thấy có ba mức độ bệnh tưởng trong câu chuyện kể trên, đó là thấy mình là con gà, thấy mình là con người và thấy mình không phải là con người mà là tâm thức lao xao vọng động. Do vậy phương pháp trị bệnh gần nhất là phải hồi phục cho được cái thấy ta là con người. Kế đó, từ con người, cho ta nhận biết, ta không phải là hình hài vật lý này, mà ta còn là niềm vui, nỗi buồn bên trong. Khi chữa được căn bệnh chấp rằng ta là vui buồn, sướng khổ, sẽ nhận ra thêm một điều nữa: ta là tư duysuy nghĩ đang biểu hiện.

Và khi đi đến cái thấy ta là tư duysuy nghĩ này, chúng ta trở nên sợ hãi những giây phút trống rỗng, vắng lặng lúc tâm thức không có suy nghĩ. Ta luôn nghĩ rằng phải tư duy thì mình mới hiện hữuChúng ta chưa bao giờ chấp nhận có trạng thái không suy nghĩ mà mình hiện hữu, nên không có khả năng thăm dò vào chiều sâu của đời sống tâm thức chính mình bằng con đường dứt bặt tất cả những suy nghĩ. Hãy làm một thử nghiệm để biết không suy nghĩ, ta có thể vẫn sống hay sẽ chết? Rõ ràng ta vẫn sống được. Có một trạng thái mà chúng ta có thể cảm nghiệm, đó là khi tâm thức ta xao độnglo âusuy nghĩ trăm điều vận chuyện thì mình cảm thấy bấn an vô cùng và chính lúc đó ta không thực sống. Lúc bấy giờ năng lực bén nhạy tư sự phản ứngtiếp xúc của mình với đất trời, với con người... có thể suy giảm đến 50%. Thay vì chúng ta có thể tiếp xúc với vạn vật trong cuộc đời bén nhạy đến 100%, nhưng vì trong tâm ta đầy suy tưởng, vọng động nên khi nhìn người, nhìn cảnh, nói một lời hoặc làm một cử chỉ đều thể hiện sự tiêu cực, gây thêm bất an cho chính ta và cho người khác. Lúc ấy dù mắt nhìn vẫn không thấy sắc màu, tai nghe mà vẫn không nhận ra âm thanh, lưỡi nếm vẫn không cảm nhận được mùi vị... Rõ ràng ta đã mất đi rất nhiều năng lực sống. Ấy là chướng ngại đầu tiên mà chúng tathường vấp phải, và có khi cả ngàn đời ta cũng không có năng lực thoát ra khỏi sự xao động trên bề nổi của tâm thức để tiếp xúc với tầng thâm sâu hơn, tức là tự thể của chính ta. Từ điểm này qui lại, chúng ta thấy rằng sức sống dào dạt nhất là lúc tâm thức ta yên lắng, tĩnh tại, rỗng rang không có những suy nghĩ thì thầm. Đó là lúc sự sống mình, năng lực mình thực sự có mặt trọn vẹn.

Ở tầng thâm thức sâu này ta hãy có niềm tin, rằng mình không khải là tiếng lầm thầm, không phải là sóng thức lao xao. Dừng lắng được tiếng thì thầmnăng lực sống của ta sẽ trở nên bát ngát và vô cùngkỳ diệu. Khả năng tiếp xử của ta với đời sẽ thuần nhã hơn, đẹp hơn, trong sáng hơn. Câu trả lời cho vấn đề đặt ra ta là ai có thể là: Ta không phải là hình hài, không phải là vui buồn, ta không phải là tiếng nói thì thầm. Nhưng loại trừ hết tất cả như vậy thì chúng ta còn lại gì để gọi là mình?

Như đã từng chia sẻ, nếu chúng ta có niềm tin vững vàng rằng ta không phải là thân này, ta không phải là cái chết, cuộc sống của ta không phải chỉ có mặt bằng hình hài rồi chấm dứt nơi nấm mồ. Sự sống của ta đã được xác định rõ ràng trước khi ta có mặt. Sau khi hình hài này tan rã, ta vẫn còn có dòng năng lượng của nghiệp thức bất định, thăng trần nối dài qua hằng triệu triệu kiếp dù thân xác này đã tan theo tro bụi. Điều này có thực chứng minh cho niềm tin của ta?

Trong cuộc đờichúng ta đã từng chứng kiến người thân, bạn bè vĩnh viễn ra đi. Ta có thể đã từng thấm thía nỗi đau của những cơn bệnh ngặt nghèo đến với mình, nhưng chưa bao giờ ta nghĩ mình sẽ chết như người kia. Dù có khi cảm thấy từ thần đến rất gần, mình vẫn không tin, vẫn nghĩ rằng mình không bao giờ chết. Bởi từ trong tận cùng sâu thẳm của tâm thức chúng ta đã sẵn có niềm tin, và ta muốn tìm về cội nguồn của sự sống để tiếp xúc với con người vô sinh bất diệt của mình. Dù có ngàn vạn cách lý giải về sự tồn tại của ta, chẳng hạn nói rằng sau khi chết ta được lên Thiên quốc, rồi nối tiếp qua con cháu... thì ta vẫn không thể tin điều này. Ta vẫn nghĩ rằng mình phải đi vào đào xới trong tự thân để nhận ra cái không sinh không diệt, chứ không phải như lối lý giải cho rằng ta là những phiên bản di truyền qua con cháu để kéo dài sự sống. Đó là điều đầu tiên ta vững tin ta là sự sống bất diệt. Nhưng điều quan trọng là làm sao ta có thể nhận ra được sự sống bất diệt trong thân tâm này?

Con đường khám phá tự thân đã được đức Phật khai triển trong một đoạn của kinh Lăng Nghiêm như sau: Đức Phật gọi vị đệ tử lớn của mình là tôn giả Ca Diếp đến hỏi: "Ông hãy nói cho ta nghe ông chứng được quả Thánh bằng con đường nào?" Tôn giả Ca Diếp thưa: "Bạch đức Thế Tôn, con chỉ nghe đức Thế Tôn dạy con hai chữ 'khách trần' mà con chứng được Thánh quả. Một buổi sáng, nhìn ánh nắng xuyên qua khe cửa, thấy bụi bay lao xao con nhận ra được một điều: bụi (trần) thì bay lao xao, nhưng không gian bao la thì bất động. Nhìn vào trong nhà, con thấy người khách đến rồi đi, người chủ vẫn ở trong nhà không đến, không đi. Quay nhìn lại trong thân tâm, con thấy niềm vui, nỗi buồn và những suy nghĩ của con cũng đến rồi đi, chưa bao giờ dừng lại lâu, nên gọi chúng là khách. Còn con là người chủ nhìn khách đến rồi đi; nhận diện được khi khách đến, nhận biết được lúc khách đi".

Từ bài học trên, ta quay vào bên trong tự thân để nhận diện rõ vui buồn, thương ghét... là những cảm thọ, là khách đến đi, là những hạt bụi bay lao xao, và chính ta là khả năng nhận diện: đây là buồn, đây là vui... Ta không đồng hóa mình với những cảm thọ ấy tức chúng ta đang làm công việc hồi phục lại chính mình, đang trụ trong vùng đất vô sinh bất diệt của chính mình. Chúng ta hãy luôn quay về để chiêm nghiệm, cảm nhận cái khả năng vô sinh và bất diệt vốn sẵn có trong thân tâm mình. Và ngay nơi đây, giờ phút này mình có khả năng mời gọi năng lực giác ngộ có mặt bằng sự nhận biết.

Nhận biết mà có tiếng nói về đối tượng thì sinh diệt liền có mặt, là sóng thức khởi động lao xao; như khi ta nhìn một đóa hoa, một con người... rồi khởi lên tiếng thì thầm đây là hoa màu đỏ, đây là người đàn ông... và một chuỗi ngôn ngữ bên trong lên tiếngNhận biết mà không có tiếng nói thì thầm là trong tâm thức không có gì sinh ra và không có gì mất đi. Tận sâu bên trong, sự nhận biết không hề có tiếng nói. Nó là năng lượng chánh niệm nhận biết mọi đối tượng mà không phải là đối tượng. Khi vui buồn có mặt, ta nhận biết vui buồn đang có mặt thì vui buồn trở thành đối tượng của sự nhận biết; còn ta là chủ thể, là khả năng nhận biết. Khả năng nhận biết này rất bén nhạy, không tiếng, không lời. Chỉ cần làm được điều này là ta đã trở về vùng đất chân thật của chính ta, nhận ra được tự thể tâm không sinh không diệt của mình, biết đươc Ta là ai - Ta chính là sự nhận biết vô ngôn, tỉnh sáng dang hiện hữu mọi nơi, mọi lúc.

Có một vị tăng đến đảnh lễ ngài Tuệ Trung: "Thưa thầy, con không biết con từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu? Cái chết với người đời quá chóng vánh khiến con sợ hãi. Xin thầy chỉ cho biết con đường vượt thoát sống chết". Ngài Tuệ Trung liền nói hai câu thơ:

    Trường không túng sử không phi cốc

Cự hải
     hà phòng nhất điểm âu.
Tạm dịch: "Không gian bao la này mặc tình cho đôi vầng nhật nguyệt đi về. Biển mênh mông kia ngại gì một chút bọt sóng lao xao chìm nổi". Ở bình diện cạn, chúng ta biết bọt sóng chìm nổi giữa đại dươngmênh mông kia có lớn nhỏ, cao thấp. Ví thử những bọt sóng kia biết mình không phải là bọt sóng mà chính là đại dương bao la, thì nó mặc tình vô ngại khi xuống thấp, khi lên cao, khi đến đi, còn mất. Khi gió xô sóng dạt, bọt sóng nổi lên thì biểu hiện, khi bọt sóng vỡ tan thì trở về với lòng biển. Mặt trờimặt trăng và hành tinh của chúng ta đều theo vòng quay quỹ đạo thành một ước lệ, có ngày, tháng, năm có nghĩa gì so với không gian không ngằn mé này.

Bước vào chiều sâu hơn, khi nhận ra ta không phải là bọt biển nổi chìm mà chính là đại dương bát ngát, thì niềm đau của sự mất mát, biến hoại... sẽ không cón có mặt. Khi trực nhận ta không phải là hình hàinày thì nỗi lo âu của đời người lúc già, bệnh, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng cũng không làm cho ta hoảng loạn. Ta không cần làm gì mà vẫn vượt qua được tất cả những buồn vui, khổ não có mặt trong kiếp người.

Khi tự quay về đào sâu vùng đất tâm của mình, ta thấy được ta là khả năng nhận biết mà không phải là đối tượng bị nhận biếtNhận biết trên bề mặt cạn là nhận biết về hình hài; bước vào sâu thêm một bước là nhận biết cảm thọ vui buồn; bước sâu hơn nữa là nhận biết những suy nghĩtư duy, sóng thức lao xao đang có mặt hay vắng mặt. Vượt lên tất cả những đối tượng ấy, ta lúc này là chủ thể. Chủ thể này không sinh không diệt, không đến không đi. Nếu ta luôn an trụ trong trạng thái "nhận biết" tỉnh sáng, không hóa thân, không thể nhập vào đối tượng, không để đối tượng cuốn mình trôi theo, thì chúng tađang an trú trong tự thể vô sinh bất diệt của chính mình, an trú trong tâm Phật của chính mình. Và lúc ấychắc chắn mình đã nhận ra Ta là ai.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/07/2022(Xem: 3854)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
11/07/2022(Xem: 4997)
Thiền sư dẫn lớp học trong khóa an cư kiết hạ của thầy vào miền núi. Nhiều người trẻ từ thành thị hoặc các nông trại tới nên không có kinh nghiệm gì về chốn hoang dã. “Thưa trong những ngọn núi này có thú vật không?” một người hỏi. “Thưa phòng tắm ở chỗ nào?” một người khác hỏi. “Chúng ta tới đây để tiếp xúc cùng thiên nhiên và với chính chúng ta,” thầy hướng dẫn lên tiếng. Thầy giúp những chàng trẻ tuổi dựng lều trại và nhóm lên một đám lửa. Suốt đêm gió thổi mạnh dữ dội và một cơn mưa lạnh lẽo trút xuống đám người cắm trại không được vui thú chi.
20/06/2022(Xem: 10451)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
19/06/2022(Xem: 4776)
Nam Mô Hiểu Và Thương Bồ Tát - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm:''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào hôm qua (June 15 2022) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
18/06/2022(Xem: 5579)
Xin tường trình cùng quý vị hình ảnh 10 giếng nước do quý vị phát tâm bố thí cho dân nghèo xứ Phật vừa được hoàn mãn hôm nay, hiện chúng tôi vẫn tiếp tục số giếng còn lại do quý vị Donated . - Như quý vị nhìn thấy trong hình, tiến trình khoan giếng của những người thợ Ấn Độ hoàn toàn bằng thủ công, không phải khoan bằng máy, khoan sâu đến 60, 90 chục mét mới có nước, vì vậy mà rất lâu mới hoàn tất được 1 giếng. Mong quý vị liễu trì và cảm thông cho nếu chúng tôi chậm trễ tường trình..
13/06/2022(Xem: 3403)
Duyên khởi bài viết này vì, mấy hôm đầu tháng 5/2022, được một người em họ từ Nebraska sang thăm, nghe vài chuyện Phật sự nơi miền Trung Tây Hoa Kỳ, lòng vui mừng được biết em mình vẫn tin sâu Tam Bảo cho dù đang ở một nơi rất vắng người Việt. Cũng không có nhiều thì giờ để nói chuyện tu học. Phần vì, người từ miền xa lần đầu tới Quận Cam, chỉ có vài ngày chủ yếu là để đi chơi, chụp hình lưu niệm. Do vậy, thư này được viết để trình bày một vài suy nghĩ về tu học và hộ trì Chánh pháp. Mặt khác, để tránh bầu không khí gia trưởng, và để bài viết thích hợp với nhiều bạn cư sĩ trẻ sơ cơ, bài này sẽ dùng cách xưng hô là “tôi” và “bạn” --- hy vọng có vài gợi ý khả dụng cho nhiều độc giả trẻ trong và ngoài nước. Bài viết sẽ trích dẫn kinh điển, tập trung về vai trò người cư sĩ, về khuyến tấn tu chứng quả Dự lưu để bảo đảm sẽ không bao giờ rơi về ác đạo nữa. Các sai sót nếu có, xin được sám hối cùng Tam Bảo.
13/06/2022(Xem: 6341)
Lời Nói Đầu Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”
02/06/2022(Xem: 6580)
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong niềm vui của Mùa Vesak PL 2566 cùng tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', vào Chủ Nhật tuần qua (May 22 2022) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những người tàn tật và dân nghèo vùng Bồ Đề Đạo Tràng tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
02/06/2022(Xem: 5034)
Cảm niệm Một Mùa Hoa Vô Ưu Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
02/06/2022(Xem: 5017)
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa? Đức Phật dạy ta nên nhận biết chân lý giáo pháp qua thiền định thay vì đức tin mù quáng hay sợ sệt thần quyền. Vì vô minh, có vài tôn giáo làm cho con người lo sợ, tin có vị thần linh tối thượng kiểm soát tâm linh và đời sống của họ. Đức Phật đả phá thái độ nầy qua bài Kinh Pháp Cú : "Trong sạch hay ô nhiễm chính tự ta. Không ai có thể làm ta trong sạch hay ô nhiễm".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com