Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thưa Thầy, con hoàn tục !

23/08/201718:29(Xem: 7569)
Thưa Thầy, con hoàn tục !


giac-minh-luat

THƯA THẦY - CON HOÀN TỤC!

GIÁC MINH LUẬT


Thật lòng mà nói thì Tâm cũng chẳng muốn hoàn tục làm gì, vì với Tâm cuộc đời xuất gia là con đường, là hướng đi lý tưởng nhất mà Tâm có thể dành trọn lòng mình để phụng sự chúng sanh như những gì mà Tâm đã từng mong ước.


Nhưng rồi, ai mà có ngờ được đâu - cuộc sống vốn là vô thường biến chuyển, được mất, hơn thua giữa cái có không trong cái định luật tự nhiên của đất trời mà chính Tâm cũng không thể nào lường trước được.


Nên bây giờ, mở mắt ra Tâm đã thấy hình ảnh của mình trong chiếc gương soi trước mặt với thân hình hoàn toàn khác, tóc Tâm đã dài, mắt Tâm đã thâm quầng, và khuôn mặt đã hiện lên bao vẻ khắc khổ đầy gió sương, rồi Tâm chợt nhớ lại chỉ mới đây thôi, cái ngày của ba năm về trước.

Cái ngày mà Tâm đã đảnh lễ từ biệt Sư phụ và huynh-đệ để ra đi, để đi tìm thứ mà Tâm tạm gọi là hạnh phúc trần đời hay hạnh phúc đích thực của hai con người, cái mà ai cũng khổ, cũng phải vì nó mà nước mắt đã bao lần tuôn rơi vì ngộp thở trong sợi dây vô hình của nợ, của duyên.

Lâu lắm rồi, sáng nay những kỷ niệm xưa mới chợt ùa về trong tâm trí của Tâm, Tâm thấy nhớ mái chùa xưa, nhớ Sư phụ, nhớ mấy huynh-đệ cùng một thời làm tiểu với mình nữa, những người mà đã từng cùng Tâm “vào sinh ra tử”, cùng ngồi cạnh bên nhau cất cao bài kệ hòa trong tiếng chuông vang rền cầu nguyện thiêng liêng:

Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới

Xa xôi tăm tối cũng đều nghe

Những ai lạc bước mau dừng lại

Tỉnh giấc hôn mê thấy nẻo về.

Đọc đến đây tự nhiên Tâm khóc, Tâm thấy nhớ lắm, nhớ những gì mà Tâm đã từng một thời nguyện ước, một thời hứa hẹn trước lúc xin mẹ đi tu – rồi cái ngày mà Tâm báo cho mẹ biết là mình đã hoàn tục – Tâm đã thấy mẹ khóc, mẹ đã khóc thật nhiều, khóc như là lúc mà mẹ đã quyết định cho Tâm đi tu vậy. Giọt nước mắt lăng dài trên khuôn mặt khắc khổ của mẹ và tình thương cao cả đó đã luôn khắc sâu vào trong tâm trí của Tâm.

Tâm cứ nhớ hoài lời mẹ nói: “Cho dù con có là nhà sư hay là ai đi chăng nữa thì vẫn mãi là con của mẹ – mẹ không bao giờ bỏ con đâu – Tâm à”. Nói đến đây mẹ của Tâm nghẹn lời mà khóc trong điện thoại và không nói được lời nào nữa khi nghe Tâm gọi điện báo tin như thế.

Nhưng Tâm phải biết làm sao, vì lòng của Tâm cũng đau như cắt, vì Tâm thương mẹ nhiều lắm, thương cả ba và mấy đứa em nhỏ ở nhà nữa, vì cũng lâu lắm rồi Tâm cũng chưa có dịp về thăm lại mấy đứa nhỏ, đứa nào cũng bảo là hãnh diện về anh trai đi tu của nó nhiều lắm, về một nhà sư hiền lành, đức hạnh mà trong xóm nghèo ai cũng thương cũng quý.

Rồi mấy đứa nhỏ ai cũng khóc khi nghe tin anh trai đã hoàn tục, tụi nó tức giận bảo với mẹ trong điện thoại là không được cho anh trai trở về nhà, đuổi anh trai đi luôn đi - vì tụi nó nói là không có người anh như thế.

 

Nghe đến đây, Tâm chỉ biết nói lời sau cùng trong ức nghẹn: - Mẹ ơi! Các em ơi! Hãy tha thứ cho con – cho người anh trai này. Rồi Tâm tắt máy ngồi bệt xuống đường đầy xe cộ qua lại.

Đúng là mẹ - mẹ thì lúc nào cũng bao dung, cũng độ lượng, và thương con với một thứ tình thương vô điều kiện, nhưng còn mấy đứa em, mấy đứa nó đâu có tha thứ, đâu có chấp nhận anh trai của nó. Vì nó bảo hồi đó đã một lần khi anh xin mẹ đi tu – mẹ đã khóc rất nhiều và mẹ đã nén lại nỗi đau của riêng mình để chấp nhận hy sinh cho anh ra đi với niềm hy vọng là anh sẽ trở thành một nhà sư biết dấn thân phụng sự cuộc đời – điều mà đã làm cho mấy đứa em đã từng hãnh diện khi nghĩ về anh như thế.

Nhưng nay, mọi thứ dường như đã khác đi - lại một lần nữa anh lại làm cho mẹ phải buồn, phải khổ như vậy nên mấy đứa em nói với lòng là sẽ không chấp nhận anh nó nữa.

Còn Tâm biết phải làm sao, giữa đôi đường đạo – đời tuy rất gần nhưng cũng rất xa, xa như những tinh tú, những vì sao vời vời trên bầu trời cao cô đơn đang lấp lóe những ánh sáng nhỏ nhoi sau cùng khi trời vừa hừng sáng để soi chiếu vào hành tinh bé nhỏ đầy đơn côi này.

Đúng là duyên, duyên là định luật, hay là thứ phép mầu nào vậy mà có thể đủ sức biến hóa hay điều khiển con người ta phải đi theo một chu trình như được định sẳn của mỗi con người để rồi ta cũng chính nhờ đó mà có cái để đỗ thừa cho mọi thứ với một chữ duyên tròn trịa.

Nhưng rồi thời gian hay nỗi đau nào cũng dần phai nhòa và thấm thoát trôi qua, sau một thời gian vòng quanh giữa đời - nay Tâm đã có vợ - có con, nói không phải khoe, chứ Tâm có đứa con gái kháo khỉnh thật dễ thương, nó thương cha nó như tình thương mà hồi đó Tâm thương mẹ Tâm vậy. Ngày nào Tâm cũng phải đưa con đi học và đón về, còn vợ Tâm – người con gái mà đã làm cho Tâm được nếm trải vị ngọt bùi của tình yêu và say nồng trong men đắng.

Tâm cũng thương vợ nhiều lắm, nhưng quả thật cuộc đời này nó không đơn giản như những gì mà Tâm đã từng nghĩ, từng ước mong, vì Tâm như hạt bồ đề đang vừa bị rơi ra khỏi thân và cội của nó để nằm trơ trọi một mình giữa đất khô cằn cỗi.

Tâm thất vọng, Tâm chán chường, Tâm cũng nhiều lần hận lấy cuộc đời này lắm – vì nó quá trơ trẽn, phụ bạc và hai lòng để Tâm phải dần dần tập thích nghi và sống với nó, điều mà trước kia đối với Tâm là một tội lỗi mà nay nó đã trở thành bản năng, bản năng để sinh tồn và để vì con.

Rồi cũng từ đó, cơn nước lớn đã cuốn Tâm đi thật xa, Tâm đã khôn lanh hơn rất nhiều, Tâm nay đã hơn được rất nhiều người, Tâm có địa vị, có mưu mẹo để có thể kiếm ra thật nhiều tiền để có thể mang lại hạnh phúc cho gia đình.

Nhưng sao mỗi đêm về, Tâm lại cảm thấy cô đơn, một cảm giác cô đơn đến lạ kỳ, Tâm chỉ có thể nằm bên cạnh con để vuốt tóc cho nó ngủ thật ngon bên tình thương của cha nó và chắc cũng là cách để Tâm có thể chờ vợ về sau những cuộc vui.

Giận lắm, vì sao vợ Tâm lại coi thường Tâm đến thế, dù gì Tâm cũng là một người thành đạt, một người chồng tốt, hay có phải chăng là một kẻ khờ, một kẻ vụng dại không biết yêu và làm cho người mình yêu trở nên hạnh phúc.

Cứ thế, trong sự cô đơn và đợi chờ Tâm mới thấm thía thế nào cái mà gọi là mật ngọt của tình yêu, sao quá mong manh và lờ lợ đến thế, vì Tâm thừa biết vợ mình đã chán, chán lắm rồi, để bắt đầu cho cuộc tình mới với một người con trai mới mà giống như Tâm đã từng đón nhận trong niềm hạnh phúc để chấp nhận từ bỏ tất cả cũng chỉ vì cái cảm giác được yêu này.

Chưa bao giờ Tâm thấy mình cô đơn và bất lực khi mọi sự nỗ lực hàn gắn của mình đã trở nên chai lì và vô nghĩa.

Rồi Tâm chợt buồn, buồn lắm, Tâm không thể nào ngủ được nên vội ngồi dậy mồi cho mình điếu thuốc để mượn khói sương đưa hồn mình vào trong lãng du và quên lãng.

Giờ đây chỉ có màn đêm mới có thể thủ thỉ cùng Tâm và ru Tâm ngủ bên những luồng gió nhẹ đang đưa Tâm vào trong cơn say nồng của men rượu đắng, để Tâm quên đi tất cả, để Tâm được lạc vào một cảnh giới hoàn toàn khác mà trong đó Tâm có thể tìm lại cho mình những ký ức đẹp của một thời tuổi thơ.

Tâm mơ – Tâm mơ thấy mình đang thập thò, thẹn thùng và hồi hộp khép nép bên mẹ mà không dám mở lời xin mẹ đi tu, cứ thế mà Tâm cứ nói trong ấp úng đầy ngượng ngạo thật dễ thương:

-      Mẹ ơi! Cho con đi tu nha – rồi Tâm cười.

Mẹ Tâm vừa cười, vừa nói trong bất ngờ: - Trời, thằng cu Tí con tui nay muốn làm thầy thiêng hạ rồi ha – rồi mẹ vội ôm Tâm vào lòng trong niềm hạnh phúc.

Chợt Tâm thấy nhớ mẹ nhiều lắm, vừa trong cơn mơ mà Tâm vừa khóc, vừa kêu mẹ trong cơn say nồng, lẩm bẩm kêu:

- Mẹ ơi! Con nhớ mẹ nhiều lắm – mẹ có nhớ con không, con đang cô đơn lắm mẹ à! Con nhớ mấy đứa em nữa, mấy đứa nó đã tha thứ cho con chưa hả mẹ. Mẹ nói mấy đứa nó cho con về thăm mẹ nha mẹ - nói đến đây thì Tâm lại tiếp tục ngủ thiếp đi.

Rồi cũng chính trong cơn say nồng này, Tâm lại tìm thấy hình ảnh của tuổi thơ – Tâm thấy mình là một chú tiểu hồn nhiên và dễ thương đáng yêu của thuở nào, vì rằng hồi đó Tâm nổi tiếng là đẹp trai nhất chùa, nên ai cũng thương Tâm hết mực mà nhất là Sư phụ, sư phụ lúc nào khen là Tâm học giỏi, đạo hạnh và luôn hãnh diện về Tâm, rồi đến cái ngày mà Tâm được đắp y Sa-di, sư phụ là người hạnh phúc nhất khi nhìn thấy Tâm với khuôn mặt sáng trưng trong màu y vàng lấp lánh như một vị Bụt hiện thân vậy.

Sư phụ cứ cười miết, đi đâu cũng cười cũng hoan hỷ trong niềm tự hào về một người đệ tử như thế, rồi thầy cứ ghẹo: - Chú Huệ Tâm sau này mà lớn lên chắc tôi phải đi theo canh chừng mấy con cọp hai chân cho chú quá, kẻo không là nó tha về tổ mất - Rồi thầy cười to ghẹo chọc còn Tâm thì ngượng ngùng mắc cỡ.

Vậy mà mới đó thôi cũng chính sư phụ là người đau buồn nhiều nhất khi nghe Tâm đảnh lễ xin trả y áo lại để hoàn tục, và đây cũng là lần đầu tiên trong đời mà Tâm thấy sư phụ khóc, sư phụ khóc trong sự tế nhị của một vị tu hành lớn tuổi, khóc vì thương, thương cho một người đệ tử mà mình đã từng đặt nhiều kỳ vọng ở nó, thương cho cuộc đời nó rồi sẽ ra sao giữa muôn trùng sóng gió và cạm bẫy ngoài đời đang rình rập phía trước – nghĩ đến đây sư phụ của Tâm vội quay lưng lấy chiếc y của Tâm trả lại mà lau đi dòng nước mắt đang chảy ngược vào trong.

Mơ đến đây, Tâm chợt giật mình tỉnh giấc buồn rượi rượi, vì Tâm cũng nhớ sư phụ, nhớ mấy huynh-đệ nhiều lắm. Vì cũng đã lâu lắm rồi, Tâm đâu có dám bước chân về thăm lại mái chùa xưa, vì Tâm ngại, Tâm mắc cỡ với thầy, với huynh-đệ, với Phật tử.

 

Nhưng thôi! Cuộc đời mà có ai biết trước được chữ duyên là thế, đôi khi cũng chính trong những nỗi đau thương và thất vọng nhất của đời mình, thì khi đó con người ta mới trở nên cứng cõi và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Nghĩ đến đó, Tâm vội ngồi dậy bước vào phòng thăm lại đứa con thân yêu của mình, Tâm hôn trên trán con và vuốt tóc nó như lần sau cùng để từ biệt, Tâm nói: - Con yêu, ba xin lỗi con.

Rồi Tâm quẩy trên vai cái cặp xách và mấy bộ đồ để ra đi, Tâm sẽ về thăm mẹ - thăm mấy đứa em – Tâm cũng sẽ ghé về thăm Sư phụ - thăm mấy huynh-đệ và thăm lại những người Phật tử mà ngày xưa mà đã từng kỳ vọng ở Tâm, ở một nhà sư hiền lành đức hạnh.

Vừa bước chân ra khỏi cổng, Tâm vội đưa mắt nhìn lại ngôi nhà, nơi mà Tâm đã xây dựng nên bằng mồ hôi và nước mắt, với một tổ ấm, một tình yêu của hai con người mà chỉ mới đây thôi đã từng hứa hẹn thật nhiều điều với nó, về tương lai, về một tình yêu bền vững, rồi Tâm thầm trách, thầm hận lắm con người phụ bạc đó và hận cả chính mình nữa.

Rồi Tâm tự nói với lòng: - Tâm sẽ ra đi, đi thêm một lần nữa. Vì chắc rằng cái duyên, cái nợ của Tâm nay đã xong.

 

GIÁC MINH LUẬT

San Diego - Hoa Kỳ




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2020(Xem: 6678)
Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương. Nhưng dòng sống là con nước Vô Thường biến tướng chẳng bao giờ ngừng nghỉ: Đang phẳng lặng; chợt gợn sóng, ba đào, cuồng lưu, rồi rỗng lặng… sự thay đổi ốn ào hay lặng lẽ cứ triền miên nối đuôi xuất hiện cách nhau cả nghìn năm hay bất ngờ trong từng nháy mắt.
10/04/2020(Xem: 6436)
Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã ban hành Quyết định dừng tổ chức Quốc lễ Vesak PL.2564 - DL. 2020, do tình hình nguy hiểm có khả năng lây nhiễm bởi đại dịch Covid-19.
10/04/2020(Xem: 6837)
Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-Vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc Cư, Thiền Định, Kham Nhẫn, Tri Túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc. Thực ra không chỉ với bọn mình mà cả những người bạn trẻ cũng nên học để có một cuốc sống an vui, mạnh khỏe, không mắc phải những thứ bệnh “thời đại” là những bệnh như S.A.D (Stress: căng thẳng; Anxiety: Lo âu, sợ hãi; Depression: Trầm cảm), hay “3 cao 1 thấp” (3 cao là Cao đường, Cao mỡ, Cao máu và 1 thấp là… Thấp khớp) cùng rất nhiều các thứ bệnh khác do hành vi lối sống gây ra…
09/04/2020(Xem: 6572)
“Xây chùa, tạo tượng, đúc chuông, ba công đức ấy thập phương nên làm”, xây dựng ngôi Tam bảo, bao gồm hình thức và nội dung của cơ sở Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường. Qua đó, Trụ trì mới có cơ sở hành đạo, thi hành Phật sự, hóa độ chúng sanh, báo Phật ân đức.
09/04/2020(Xem: 4721)
Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu. Ngày 8-4, Bộ Y tế Indonesia ghi nhận thêm 218 ca nhiễm virus corona mới và 19 ca tử vong mới. Tổng số ca nhiễm virus corona của Indonesia là 2.956 trường hợp và tổng số ca tử vong do bệnh COVID-19 ở nước này là 240. Ngoài ra, có 222 người đã hồi phục sức khoẻ.
09/04/2020(Xem: 6686)
Thế là đã 12 ngày trôi qua, kể từ ngày chính phủ Ấn Độ quyết định phong tỏa toàn quốc. Dù quyết định này đã làm nhiều nơi trong xứ Ấn gào lên đây là .. một '' Thảm họa Nhân Đạo '', nhưng cá nhân tôi vẫn thông cảm cho sự chọn lựa này của Thủ tướng Ấn, bởi có sự chọn lựa nào mà toàn vẹn, không thương tổn, đớn đau ? nhất là với một đất nước quá đông dần này.
08/04/2020(Xem: 5879)
Do có nguy cơ bị đại dịch Virus Corona tấn công, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới đều đóng cửa (bế môn), để cho công chúng tuân thủ các biện pháp giãn cách toàn xã hội trong thời gian nhất định nào đó. Chư tôn đức giáo thọ Phật giáo đang đưa ra những giáo lý đạo Phật, nhằm nhắc nhở cộng đồng Phật tử từ xa về các yếu tố chính của sự thực hành.
07/04/2020(Xem: 13494)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
04/04/2020(Xem: 6106)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt. Nhưng với người theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của chúng ta, những giờ phút yên lặng rất cần cho đời sống tâm linh trước những tiếng ồn của cuộc sống.
03/04/2020(Xem: 5029)
Thượng tọa Siêu Phàm (超凡上座), người sáng lập Hiệp hội Giáo dục Phật giáo Hoa Kỳ (美國佛教教育協會-佛教教育) tại ngôi già lam Phúc Tuệ Tự (福慧寺), làng Rancocas, thị trấn Westampton, New Jersey, một trong 4 tiểu bang nhỏ nhất của Hoa Kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]