Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 06

15/08/201721:10(Xem: 4891)
Bài 06
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 
NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (6) 
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Chuyển ngữTuệ Uyển

dalailama-0256171smHỎICó thể hoàn toàn tự do khỏi sự hiện diện của tự ngã tiêu cực hay không hay đấy chỉ là một thần thoại?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vì khiếm khuyết và lỗi lầm không là những phẩm chất cố hữu của tâm thức, nên lỗi lầm có thể được tiêu trừ.

HỎINếu tẩy trừ thân và tâm, sự tỉnh thức tĩnh lặng xuất hiện. Sự tỉnh thứcnày giống nhau ở tất cả mọi chúng sanh. Đây là bản chất của việc thực chứng tự tánh. Xin hãy bình luận thêm.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tổng quát, sự tương tục của tâm duy trì, do thế, không thể loại bỏ tâm và thân và để đạt đến tự tánh. Như tôi đã đề cập trước đây, theo Giáo huấn Đại Thừa, thậm chí ở giai tầng Giác Ngộtuệ trí cũng được biểu hiện trong tự ngã cá nhân.

HỎI: Xin hãy giải thích tánh không của những hiện tượng cứu kính như chết và nghiệp.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khi chúng ta nói về tánh không, bất chấp bất cứ hiện tượng nào, tánh không có nghĩa là việc thiếu vắng sự tồn tại cố hữu của hiện tượng đặc thù đó. Hành động (nghiệp) và chết cũng là những hiện tượng, nhưng không phải là chân lý cứu kính. Bản chất cứu kính của chúng là tánh không. Thật quan trọng để biết về chết và nghiệp. Nghiệp là hành động với động cơ, và một tinh thần nào đó cũng như hành động thân thể liên hệ.

Một hành động bắt buộc phải có một kết quả. Trong Đạo Phật, nghiệp cũng có nghĩa là hành động, nhưng ở đây chúng ta có những hậu quả ngắn hạn và dài hạn. Thí dụchúng ta có thể nói rằng có một động cơ tiêu cực nào đó phía sau một hành động giận dữ. Với động cơ ấy sẽ đi đến một loại hành vi thân thể thô tháo nào đó và hành vi tinh thần tiêu cực tạo nên một loại không khí tiêu cực và khó chịu. Đây là một hậu quả ngắn hạn, và trong thời khắc ấy hành vi để lại dấu ấn trong tâm thức. Dấu ấn này để lại trên cái "tôi" và được mang theo bởi sự tương tục của tâm thức, hay cái "tôi", và chúng ta bắt đầu trải nghiệm những tác động khi và khi dấu ấn, dấu vết, hay hạt giống ấy đối diện với những điều kiện ngoại tại.

Khi chúng ta nói về chết, nó liên hệ đến sự hòa tan của tâm vi tế. Một sự giải thích vi tế hơn có thể tìm thấytrong tám giai tầng của định an chỉ. Đây thật sự là một chủ đề đặc biệt mà chúng ta nên học tập.

HỎISân hận là sự thật. Nó phải cùng tồn tại với hạnh phúc; thế thì tại sao chúng ta phải kiểm soát nó?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nếu bạn hỏi các bác sĩ, họ sẽ nói với bạn rằng chúng ta có thể hành động mà không cần đến giận dữ trong đời sống chúng ta. Bạn sẽ cảm nhận sung sướng hơn và hạnh phúc hơn nếu bạn cố gắng để giảm thiểu tối đa sân hận. Do vậy, câu hỏi giá trị thật sự là có thể giảm thiểu được sân hậnhay không?

HỎITôi không hiểu tại sao chấp trước làm chúng ta đau khổ bởi vì tôi mạnh mẽ lên nhờ chấp trướcđặc biệt khi tôi bị quấy rầy.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MAChấp trước như một nguyên nhân của khổ não liên hệ đến đặc trưng thứ ba của khổ nãokhổ não cùng khắp (hành khổ). Sân hận nối kết trực tiếp với nó khi sân hận đưa chúng ta đến đặc trưng thứ nhất của khổ não (khổ khổ), trái lại chấp trước đưa chúng ta đến đặc trưng khổ não thứ hai và thứ ba (hoại khổ và hành khổ). Thân thể này của chúng ta tồn tại được do bởi chấp trước. Nên bạn thấy, qua chấp trước và sân hận, những loại khổ não khác nhau hiện hữuvì vậy chấp trước thật sự là căn bản của sân hận.

HỎIXin giải thích một kỷ năng giản dị để giảm thiểu sân hận.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Một sự thẩm tra phân tích hơn về khuyết điểm thật sự của sân hận sẽ rất hữu ích. Sân hận phá hoại sự hòa bình của tâm thức và tạo nên những rắc rối xa hơn. Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử thế giớichúng ta có thể thấy tất cả sự tàn phá, khốn khổ của nhân loại và khổ não chính yếu được tạo nên bởi thù hận và giận dữ. Những câu chuyện vinh quang về tốt lành liên hệ chung quanh lòng vị tha. Do vậy, chúng ta sẽ nhận ra rằng sân hận thật sự vô giá trị. Nếu ai đấy chấp nhận lý thuyết tái sanh vànghiệp báo (nhân quả), những phương pháp khác có thể được sử dụng để giảm thiểu sân hận. Những rắc rối gia đình hầu hết bị tạo ra bởi sân hận. Vì thế, chúng ta có thể học hỏi từ những kinh nghiệm của người khác.

HỎIKhi môi trường bị ô nhiễm, có thể phát sinh một thể trạng thanh tịnh của tâm thức không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có một mối quan hệ chắc chắn giữa môi trường ngoại tại và tâm thức. Do vì ô nhiễm, não bộ không thể hiện chức năng một cách tốt đẹp; có một loại u tối, chậm lụt. Nhưng không thể có một tâm thức thanh tịnh lại chứa đựng một môi trường ô nhiễm.

HỎITánh không là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MATánh không là tánh không; câu trả lời không dễ dàng. Chúng ta phải đi vào chi tiếtvà chiều sâu hơn. Nó cần hàng tháng và hàng năm trước khi chúng ta đi đến một sự thấu hiểu về nó.

HỎIAi tìm ra tánh không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi khi nghĩ phải có ai đấy ở đây sẽ tìm thấy tánh không. Quý vị bắt buộc phải tìm ra tánh không nếu quý vị thật sự thực hành chân thành trong đời sống hằng ngày, và đặc biệt khi quý vị chạm trán vói một đối tượng nào đó tạo nên một cảm xúc mạnh mẽ chẳng hạn như luyến ái hay thù hận, hay là đối mặt với tính vị kỷ mạnh mẽ. Trong thời khắc ấy, nếu quý vị tiến hành một sự khảo sát thật cẩn thận nếu quý vị phân tích và thể nghiệm kiểu mẫu lãnh hội của tâm, cách mà mọi thứ xuất hiện trong tâm, chúng ta thấy vào lúc ấy, đối tượng xuất hiện là rất mạnh và sinh động. Nó xuất hiện rất vững chắc và độc lậpThí dụ, khi cảm giác thù hận phát triển, đối tượng xuất hiện như 100 phần trăm tiêu cực. Nhưng đây thật sự thổi phồng. Không có thứ gì 100 phần trăm tiêu cựcTuy nhiên, trong thời khắc ấy, tùy theo thái độtinh thần của mỗi người, nó hiện hữu là như vậy. Thời khắc ấy là cơ hội tốt nhất và đúng thời để phân tích bản chất thật sự và sự xuất hiện của nó. Và rồi chúng ta thấy tánh không với những lý lẻ và chứng cứ hợp lý của nó và khám phá ra rằng mọi thứ là tương đốiThí dụ, bằng việc phân tích các nguyên nhân của một hiện tượng đặc thù và sử dụng những lý lẻ như "kim cương", v.v…, và xa hơn bằng việc phân tích thực thể của hiện tượng cụ thể ấy và cho dù nó tồn tại đơn thể hay bằng nhiều thành phầnCũng thế, bằng việc phân tích tác động của một hiện tượng đặc thù, cho dù tồn tại hay không tồn tại, và cuối cùng , lý lẻ hợp lýcủa bản chất phụ thuộc hay duyên khởi. Do vậy, nếu chúng ta phân tích một cách cẩn thận, mặc dù thật khó khăn nhận thức trọn vẹn, nhưng chúng ta có thể cảm thấy rằng có điều gì đấy. Điều ấy là rất chắc chắn.

Thực chứng tánh không thật vô cùng quan trọng bởi vì khi chúng ta cố gắng để phân tích bản chất thật sự của bất cứ hiện tượng đặc thù nào, chúng ta thấy rằng bản chất thật sự là tánh không hay thiếu sự tồn tạicố hữu (không có tự tánh). Có thể nói rằng tánh không thật sự tồn tại. Thật quan trọng để nhận ra tánh không của tánh không bởi vì tánh không tự nó không có sự tồn tại cố hữu, nó cũng vô tự tánh. Nó cũng lệ thuộc trên điều gì đó. Thí dụ, nếu chúng ta nhìn ngẫu nhiên vào một hiện tượng nào đó và bản chất thật sự của nó, đối tượng đặc thù ấy dường như thật sự hiện hữu mạnh mẽ hơn là tánh không của nó vì chúng takhông thể giải thích điều gì đấy như tánh không mà không lệ thuộc trên một hiện tượng đặc thù. Nói cách khác, tánh không là một phẩm chất hay khía cạnh đặc thù của một hiện tượng. Đối với bất cứ một phẩm chất nào thì phải có một cơ sở nào đấy. Vì vậytánh không, sunyata cũng trở thành một bộ phận của điều gì đấy - phẩm chất của điều gì đấy.

Ý thức cũng là bản chất của tánh không. Có một lý do đơn giản cho điều này. Tánh không có nghĩa là việc thiếu vắng sự tồn tại cố hữu hay tự tồn tạiPhạn ngữ pratiyasamutapada có nghĩa là "phụ thuộc phát sinh". "Phụ thuộc" bởi vì nó lệ thuộc trên những thứ khác và là bản chất tuyệt đối. "Phát sinh" có nghĩa là điều gì đấy xảy ra qua những nhân tố khác. Trong một cách, nó là điều gì đấy như số không, zero. Không có số không, không thể đếm được. Bởi vì mọi thứ là liên hệ với nhau, "trống rỗng" ở đây có nghĩa là "như điều gì đấy trống rỗng". Do thế, nếu bản chất căn bản của nó là điều gì đấy, mọi thứ là có thể. Căn bản ấy đưa đến sự vắng mặt của bản chất tuyệt đối.

Một cách tổng quát, khi chúng ta nói điều gì đấy không thật trong ý nghĩa thế gian, không phải nó là không thật trong bề ngoài của thức trí, nhưng bởi vì nó không thật trong trình độ thế gianVì vậychúng ta có ý nghĩa của không thật (untruth) và hư vọng (unreality) của chân lý quy ước. Nếu người nào đấy quan tâm, có một mối quan hệ rõ ràngThí dụtrong đời sống hàng ngày, kinh nghiệm khổ và vui của chúng ta lệ thuộc rất nhiều trên thái độ tinh thần của chúng taTuy nhiên, một khi chúng ta nhận ra những trình độ của chân lý quy ước và chân lý cứu kính, việc thật rất lợi ích để làm giảm thiểu sự phóng đại tinh thầnThực chứng Hai Chân Lý cũng rất hữu ích trong việc làm cho tâm tư ổn định.

Chúng ta đơn giản chấp nhận những thứ tốt và xấu qua việc nhận ra bản chất sâu xa hơn. Nếu chúng tacó được một sự thấu hiểu hợp lý về bản chất thật sự của chân lý cứu kính và chân lý quy ướcchúng tasẽchạm trán những hiện tượng nội tại với một nhận thức quân bìnhTuy nhiên, trước khi thấu hiểu bản chất thật sự của Hai Chân Lýchúng ta có khuynh hướng phóng đại các hiện tượng. Tâm chúng ta là một thực thể thuần nhấttối thiểu nó xuất hiện như thế. Nhưng trong thực tế, có nhiều loại tâm thức khác biệt nhau. Tâm con người phức tạp một cách đặc biệt. Do thế, nhằm đề đạt đến tâm tư hòa bình, sự rèn luyệnhay kỷ năng Phật Giáo thật sự giảm thiểu sự bất ổn tinh thần và gia tăng sự hạnh phúc tinh thần và sự hòa bình tinh thần. Có nhiều phương cách khác nhau để đạt đến hòa bình và giảm thiểu băn khoăn. Kiến thứcvề Hai Chân Lý là một trong phương cách ấy. Nói một cách tổng quát, sự thực tập tâm linh giống như một máy ổn áp. Hòa bình cũng tương tự như vậy.

HỎINgài có thể nói về tốt và xấu không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tốt và xấu theo quan điểm Phật Giáo là những thuật ngữ tương đối và tùy thuộctrên những nhân tố khác. Dười những hoàn cảnh nào đó điều gì đó có thể là tốt, nhưng dưới những hoàn cảnh khác, nó trở thành xấu. Nên không tuyệt đốiChúng ta phải phán xét tùy theo những hoàn cảnh đặc thù. Một cách tổng quát chúng ta có thể nói rằng bất cứ hành vi hay nhân tố nào đem đến cho chúng tahạnh phúc và toại nguyện là tốt; bất cứ điều gì đem đến cho chúng ta bất hạnh hay khổ đau là xấu. Cho nên quyết định tối hậu về tốt và xấu căn cứ trên kinh nghiệm và cảm giácTâm thức chúng ta là lời nói sau cùng.

Tôi nghĩ sự tĩnh lặng tinh thần cho phép chúng ta thư thái và hạnh phúc. Điều này đúng cho tất cả mọi người. Sự thực tập khác là lòng vị tha. Như mọi thứ là tương quan sinh khởi, sự toại nguyện hay hạnh phúc của chính chúng talệ thuộc rộng rãi vào những người khác. Nếu người khác, kể cả thú vậthài lòngvà biểu lộ hạnh phúc hay một loại đáp ứng tích cực nào đó, chúng ta sẽ toại nguyện. Do thế, sự thực tậpvề lòng vị tha là nhân tố chìa khóa.

 

Trong nửa đầu bài giảng của tôi về căn bản của Hai Chân Lý và Bốn Sự Thật Cao Quý, bây giờ tôi sẽ nói về việc thi hành và sử dụng chúng trong đời sống hằng ngày như thế nào hay sự thực tập hàng ngày.

Có hai cách để áp dụng Bốn Sự Thật Cao Quý. Một là nghĩ nhiều hơn về Hai Chân Lý; nó sẽ cho phépchúng ta thấu hiểu Bốn Sự Thật Cao Quý tốt hơnTrường hợp thứ hai, nghĩ về Bốn Sự Thật Cao Quý, rồi thì trên vấn đề ngừng dứt - diệt đế - sự giải thích về Hai Chân Lý có thể được thấu hiểu. Sự Thật Cao Quý đầu tiên là việc nhận ra bản chất của đau khổ. Nếu đời sống của chúng ta là tốt đẹp và bao hàm sự hạnh phúc thường trực thì không cần phải nghĩ đến những thứ phức tạp khác. Nhưng đời sống chúng ta không quá đơn giản và không có bản chất như vậy.

Nhằm để biết bản chất khổ đau của đời sốngchúng ta cần thấu hiểu ba loại khổ đau. Thứ nhất là khổ đau của khổ đau (khổ khổ). Điều này biểu hiện trong hình thức của những thứ như, nhức đầu và đau đớn và có thể áp dụng ngay cả cho thú vật. Có một phương cách để thoát khỏi loại khổ đau này một cách tạm thời. Thứ hai là khổ đau của thay đổi (hoại khổ). Đây là những kinh nghiệm mà chúng ta thường cho là dễ chịuThí dụ, khi chúng ta được thứ gì mới, vào những ngày đầu chúng ta rất thích thú và cảm thấy vui vẻTuy nhiên, sau một thời gian cùng chủ đề ấy lại tạo nên một loại không hài lòng hay chán nản.

Chúng ta có thể cảm thấy rất gần gũi với điều gì đấy xinh đẹp vào lúc đầu, nhưng sau này trên cùng thứ ấy có thể hiện hữu xấu xí và không quá tốt đẹp. Hơn thế nữa, chúng ta có thể muốn từ bỏ nó. Thật rất tự nhiên đối với những người có cuộc sống trong một làng quê bé nhỏ hay trong một vùng hẻo lánh thèm muốn một đời sống hấp dẫn hơn ở một vùng khác, một thành phố lớn hơn hay một xứ sở lớn hơn. Và đôi khi những người ở trong một thành phố lớn lại thích ở trong một vùng thôn quê hay một nơi yên tĩnh. Lòng khao khát luôn luôn thay đổi. Đây là đặc trưng thứ hai của khổ đau: sự khổ đau của thay đổi.

Có những sự diễn giải khác nhau về nổi khổ thứ ba - khổ đau vì điều kiện, khổ đau cùng khắp (hành khổ). Một sự diễn giải là thân thể chúng ta bị ảnh hưởng bởi si mê. Có những loại si mê khác nhau. Một chỉ là sự si mê, đó là, chúng ta đơn giản không biết điều gì đó. Một loại si mê khác là nó làm cho chúng ta thấy các hiện tượng trong một thái độ lầm lẫn hay sai lạc. Loại si mê này là hạt giống thật sự của rắc rối hay hạt giống của khổ đau. Vì thế, khi si mê là một kẻ gây rối, nó phải được loại trừ. Thật đáng để cố gắng loại trừ nó. Nếu khổ đau là điều gì đó có thể loại trừ, thế thì thật hữu ích, để thấy khổ đau cho những gì nó là và không sợ hãi nó, không thích nó hay thất vọng vì nó. Bây giờ là một câu hỏi quan yếu là có một sự ngừng dứt (diệt đế) hay không? Ở đây chúng ta tự nhiên phải mang vào tâm thức chúng ta. Có hai loại hiện tượngriêng biệt: vật và tâm hay vật thể và tâm thức. Nếu chúng ta nhìn một bông hoa hay thân thể chúng ta trong dạng thức những hạt vi trần hay phân tử, chúng là tương tự trong bản chất và tuân theo cùng hệ thốngTuy nhiên, sự khác nhau là các bông hoa không có tâm thức như con người. Bên cạnh những hạt vi trần vật lý có điều gì đó chúng ta gọi là tâm hay thức. Khi những thân thể hay hạt vi trần phối hợp với tâm thứcchúng ta có chúng sanh. Rồi thì, một cảm nhận về cái "tôi" được phát triển.

Khi đi đến những trình độ khác nhau của tâm thức, khi chúng ta thức, chúng ta có một trình độ tâm thức. Trong khi chúng ta đang mơ ngủ, một trình độ tâm thức khác hơi sâu hơn hoạt động (mộng trung ý thức). Khi chúng ta đang ở một giấc ngủ sâu không mộng mị, chúng ta ở trong thể trạng khác của một thức hay tâm thậm chí sâu hơn. Khi chúng ta ngất xỉu hay hơi thở dừng lại, trong thời gian ấy tâm thức trở nên vi tế hơn. Thường thường người ta cho là thể trạng này như "vô thức", nhưng trong thực tế, thức hay tâm trở nên sâu hơn. Tuy thếtâm thức sâu nhất chỉ xảy ra khi chúng ta chết.

Tâm thức thô lệ thuộc rất nhiều vào những cơ quan thân thể như não bộ hay những hệ thống thần kinhkhác nhau. Tâm thức càng sâu, nó càng độc lập hơn đối với thân thể. Do thế, khi những chức năng vật lýhoàn toàn dừng lại, tâm thức vi tế nhất lại hoạt động. Vào thời điểm lâm chung, có một tiến trình bình thường của việc chia tách tâm thức vi tế và thân thể. Những hành giả đã có một sự thực tập nào đó về du già hay những trình độ thiền tập nào đó có thể tự nguyện phân chia hay tách rời tâm thức và thân thể. Qua thiền tậpchúng ta cũng có thể kiểm soát sự tuần hoàn của máu, hơi thở, và những chức năng khác của thân thểCuối cùng, nếu chúng ta làm sâu sắc thêm việc rèn luyện của mình, có một khả năng của việc thực hiện vấn đề phân tách này. Qua sự thực tập hoán chuyển tâm thứcchúng ta có thể thực hiện sự phân tách này. Tuy nhiên, thật là nguy hiểm cho người sơ cơ, khi người ấy có thể phân tách thân thể và tâm thức, nhưng không thể hợp nhất chúng lại. Thật dễ dàng hơn nhiều để phân tách hơn là hợp nhất lại.

Những thảo luận với những nhà khoa học thần kinh và sinh học thần kinh khơi mở những kiến thức về não bộ cũng như các chức năng của nó. Có lẻ có một mục tiêu cho việc thảo luận xa hơn với những dòng này. Qua kinh nghiệmchúng ta có thể nói rằng có một khía cạnh của tâm - một cách đặc biệt là năng lượng - điều khiển hệ thống thần kinh. Như tôi đã đề cập trước đây, sức khỏe thân thể nối kết một cách cao độ với sức khỏe tinh thần. Đã có những thí nghiệm chửa trị bệnh tật qua thiền tập. Khi chúng ta nói về si mêchúng ta liên hệ đến một sai sót hay khiếm khuyết nào đó của tâm thức, hay phẩm chất nhược điểm của tâm thức. Nhằm để giảm thiểu những phẩm chất tiêu cực này của tâm thức và để đối phó loại tâm thức này, những thay đổi xảy ra trong bản chất của sự nghi ngờ. Loại chuyển hóa này ảnh hưởng nhận thức, và cuối cùng chúng ta có thể đạt được nhận thức vô thức trực tiếp - trực nhận vấn đề.

Vì vậy, nếu chúng ta muốn loại trừ loại tâm thức khiếm khuyết này, thật quan trọng để thấu hiểu bản chấtvà sự chuyển hóa tâm thức. Trước nhất cố gắng để thẩm tra thể trạng của tâm thức. Đôi khi chúng ta trải nghiệm một loại tâm thức khác biệt và những tư tưởng hoang dã. Đây là do bởi sự hiện diện của quá nhiều tư tưởng nhận thức làm u tối các hiện tượngBản chất thật sự của tâm thức là che khuất - như khi chúng ta thêm màu vào kính trắng, thật rất khó để thấy kính trong suốt. Do thế, thường thường nếu chúng ta cố gắng tẩy trừ trình độ thô của tâm thức và những tư tưởng hoang dãchúng ta đạt được một tia lóe sáng về bản chất thật sự của tâm thức. Tại giai tầng ấy, chúng ta cảm nhận bản chất trống rỗng của tâm thức. Đây là một kỷ năng mà nhờ đó để nhận ra tâm. Ở đây, khi nói bản chất, thì đó không phải là bản chất cứu kính, nhưng là bản chất quy ước của tâm thức. Vào buổi sáng sớm, khi chúng ta thức dậy, nhưng tâm thứcchúng ta chưa hoàn toàn hoạt động, đôi khi chúng ta trải nghiệm những tư tưởng trong suốt không màu sắc. Vậy thì bản chất của tâm thức giống như điều gì đấy màu trắng và có thể hấp thu những màu sắc khác. Đấy là điều gì đấy trung tính, không phải là điều gì đấy thánh thiện, nhưng là điều gì đấy tinh khiết. Rồi thì có những tư tưởng khác đồng hành cùng với tâm tinh khiết này. Thí dụ, không ai có thể duy trì sự giận dữ trong mọi lúc. Ngay khi tâm thức và sự tỉnh thức hiện hữu, ngay cả nếu một người rất dễ giận dữ, sự điềm tĩnh rất ngắn, thì cũng có những thời khắc nào đó người ấy không có sự cáu kỉnh. Trong trường hợp của luyến ái, bất chấp nó có thể mạnh mẽ như thế nào, bản chất nền tảng của tâm thức cho thấy nó có thể loại trừ được. Tùy thuộc trên những nhân tố ngoại tại và nội tại, luyến ái hoặc là gia tăng hay giảm thiểu. Vì thế, có khả năng để giảm thiểu luyến ái hay dính mắc, chấp trước.

Bây giờ câu hỏi là có khả năng của việc giảm thiểu những tư tưởng này không? Nhằm để làm việc này, chúng ta phải biết kiểu mẫu tồn tại của nó, và cách mà chúng xuất hiện đến chúng ta. Trong tổng quát, chúng ta làm một sự phân biệt đặc trưng giữa phẩm chất của một đối tượng đặc thù và những thành phầncủa nó. Và khi chúng ta nói về một đối tượng, phẩm chất của nó và khái niệm chi tiết của nó, chúng ta đã phân biệt những phẩm chất trong tâm thức, mặc dù khi chúng ta nói về một đối tượng và tác động của nó, thế thì chúng là hai hiện tượng khác nhau. Nếu đây là kiểu mẫu thật sự của sự tồn tại, thì chúng ta phải có thể tìm thấy nó khi chúng ta nhận ra nó, nhưng không thể tìm thấy nó. Do thế, nếu chúng ta loại trừ những thành phầnchúng ta sẽ không bao giờ có thể tìm ra đối tượng thật sự đã làm ra chúng.

Tuy nhiên, điều này phù hợp với kiểu mẫu quy ước của sự tồn tại, và không thích hợp với kiểu mẫu tồn tạicứu kính. Trong tổng quát, nếu chúng ta cố gắng để tìm kiếm căn bản mệnh danh của tất cả mọi hiện tượngchúng ta không thể tìm thấy. Trên trình độ thế gianchúng ta có thể tìm kiếm đến một phạm vi nào đó, nhưng vượt khỏi đó, nếu chúng ta phân chia các hiện tượng thành những bộ phận và cố gắng để tìm kiếm nó, chúng ta không thể làm việc đó. Thí dụ, lấy trường hợp của cái "tôi". Thông thường, chúng ta có thể nghĩ rằng cái "tôi" là một chủ nhân hay điều gì đấy thuộc về chủ nhân ấy. Do vậy, giả sử có một tính chất riêng rẻ bên cạnh thân thể và tâm thức. Trong tổng quát, khi chúng ta nói về cái "tôi", chúng ta có một cảm nhận sai lầm về cái "tôi" như chủ nhân của tâm thức và thân thể. Để sáng tỏ: có một người với một thân thể hay tâm thức khiếm khuyết. Nếu ai đó đến và nói, "Tôi sẽ cho bạn một thân thể tốt hơn và một sự hòa bình tốt hơn của tâm thức", thế thì người ấy lập tức sẽ phát sinh một ý chí chấp nhận nó. Điều ấy rõ ràng biểu hiện rằng chúng ta có một khái niệm sai lạc rằng cái "tôi" là riêng biệt với thức uẩn và tâm. Tuy thế, nếu chúng ta thẩm tra thân thể và tâm thức, không có điều gì còn sót lại. Dĩ nhiên, có một cái "tôi". Nếu không có cái "tôi", thế thì sẽ không có "người khác". Nếu không có "người khác", thế thì không có lý do

gì cho việc thực tập lòng vị thaVậy thì rõ ràng có một cái "tôi" và "người khác". Tuy nhiên, sự giải thíchthông thường trên phối hợp của thân thể và tâm thức. Mỗi hiện tượngvì vậy, được mệnh danh trên phức hợp những thành phận của nó, là điều, nếu chúng ta khảo sát, chúng ta không thể tìm thấy. Nhưng nếu chúng ta phủ nhận những thứ này bởi vì chúng ta không thể tìm thấy chúng và nói rằng một người không tồn tại, nó mâu thuẩn với kinh nghiệm hàng ngày của chúng taKinh nghiệm của chúng ta rõ ràng cho thấy rằng con người tồn tại và không phải không tồn tại. Nếu chúng ta phủ nhận sự tồn tại của người ấy, chúng ta rơi vào cực đoan hư vô hay đoạn kiến. Mặc dù con người tồn tại rất rõ ràng, nhưng sự tồn tại ấy chỉ là quy ước. Nó không tồn tại một cách độc lập. Điều này rõ ràng hủy bỏ cực đoan thường tại hay thường kiến.

Khi chúng ta nói về một con người được mệnh danh và lệ thuộc trên điều gì đấy, nó loại trừ hai cực đoancực đoan hoàn toàn không tồn tại và cực đoan thường tại. Do thế, chúng ta gọi nó là Trung Đạo hay Madhyamika. Khi chúng ta nói về việc thực chứng trung đạo hay quan điểm trung quán, nó có nghĩa là mọi vật không hoàn toàn không tồn tại nhưng chúng cũng không một sự tồn tại độc lập. Mọi hiện tượng xuất hiện với chúng ta như tồn tại trên chính chúng mà không lệ thuộc trên bất cứ điều gì, nhưng không phải như vậy. Chúng chỉ có một sự tồn tại lệ thuộc trên những hiện tượng khác. Chúng chỉ được mệnh danh bởi tâm thức. Do vậy, việc nhận ra một sự thấu hiểu như thế là thực chứng quan điểm của Trung Quán tông.

Thật thú vị tại giao điểm này để thẩm tra sự phát sinh sân hận hay luyến ái trong ánh sáng của quan điểm. Thật rõ ràng rằng khi chúng ta phát sinh sân hận hay luyến ái, đối tượng đặc thù của sân hận hayluyến ái xuất hiện như điều gì đấy tồn tại một cách độc lập, như điều gì đấy cụ thểRõ ràng rằng khi một sự sân hận hay luyến ái mạnh mẽ phát triển, đối tượng xuất hiện như độc lập và là điều gì đấy 100 phần trăm tiêu cực hay tích cực. Nhưng với sự trôi đi của thời gian, khi sân hận và luyến ái bị giảm thiểu hay biến mất - cảm nhận của chúng ta đối với cùng người ấy sẽ là khác biệt. Thí dụ, khi một đôi kết hôn, đôi lứa có thể dường như 100 phần trăm xinh xắn và tốt đẹp với nhau. Điều này chính yếu là qua vọng tưởngcủa họ thừa nhận đối với luyến ái. Khi có một rắc rối nào đó, cảm xúc mạnh mẽ giảm thiểu. Nhưng khi rắc rối hay sân hận biến mất, kiểu mẫu thật sự của con người bắt đầu xuất hiện.

Rõ ràng rằng khi chúng ta phát sinh tâm tiêu cực, gốc rể của nó là kiểu mẫu sai lạc của việc hiểu thấu cáchiện tượng. Sự hiểu thấu chân thật đối với các hiện tượng và nhận thức của tâm về việc thiếu sự tồn tạichân thật của các hiện tượng là mâu thuẩn trong những kiểu mẫu lãnh hội của các tâm thức. Hai tâm thứcnày hướng trực tiếp đối với cùng những đối tượng, nhưng kiểu mẫu lãnh hội chúng là khác nhau. Vì vậy hai tâm thức này là đối lập với nhau. Điều khác biệt duy nhất giữa hai tâm thức này là ý thức nhận thức sự thiếu vắng một sự tồn tại chân thật có giá trị hổ trợ và giá trị nền tảng, trái lại còn tâm thức kia thì không.

Có khả năng để loại trừ tất cả mọi tư tưởng tiêu cực. Khi thời gian trôi qua, và sự thiền tập trung sâu hơn cùng với thiền phân tích, những tư tưởng và cảm xúc tiêu cực cuối cùng có thể loại trừ được. Thể trạng của tâm thức đã được loại trừ những cảm xúc tiêu cực là những gì chúng ta thường gọi là niết bàngiải thoát, hay sự ngừng dứt (diệt đế). Sự ngừng dứt không có nghĩa là sự ngừng dứt tâm thức chúng ta hay sự ngừng dứt chính cá nhân ấy; nó có nghĩa là sự ngừng dứt những cảm xúc tiêu cực. Trong trường phái Phật Giáo về tư tưởng, có những sự giải thích khác nhau về giải thoát (moksha). Thí dụ, trường phái tư tưởng Tỳ Bà Sa tin tưởng rằng khi chúng ta đạt được sự ngừng dứt chân thậtdiệt tận định hay giải thoát, không còn thức nữa, không còn những tập hợp uẩn tâm lý, hay skhandha, và không còn hiện hữunữa. Tuy nhiên, như Long Thọ nói, "Nếu trường hợp là thế ấy, vậy thì không có chúng sanh đạt đến điều ấy". Do vậy, chúng ta không thể nói rằng có một chúng sanh đạt đến niết bàn, bởi vì khi niết bàn xảy ra, không còn chúng sanh nữa; nếu có chúng sanh, không thể có niết bànBản chất của tâm thức là thanh tịnh, nên không có lý do gì để ngừng lại hay chấm dứt nó. Trong triết lý Trung Quán và Duy Thứcniết bànmột cách chắc chắn tồn tại, nhưng chúng sanh với tự tánh cũng tồn tại. Ngay cả trong trường hợp Quả Phật, một vị Phật với đặc tính cá nhân tồn tại. Đối với tôi, giải thoát là sự ngừng dứt hoàn toàn về tâm hay thức, sự ngừng dứt của cái "tôi". Tôi sẽ thích luân hồi hơn so với niết bàn bởi vì trong cõi luân hồi có đời sống và kinh nghiệm. Tôi nghĩ điều này tốt hơn là duy chỉ không có gì.

Người ta có ấn tượng về sự ngừng dứt hay niết bàn, là không có gì, và rằng tất cả mọi cảm giáctâm thức, và mọi thứ hòa tan trong tánh không. Không có gì còn lại. Thế đó là sai. Một cách thật sự, niết bàn là một thể trạng hoàn toàn thanh tịnh của tâm thức chính mình. Đấy là bản chất cứu kính của tâm thức đã được tiêu trừ tất cả những cảm xúc phiền não.

Trách nhiệm của chúng ta là cảm nhận "Vâng, có một phương pháp và điều gì đấy đáng để đạt đến". Cho nên chúng ta phải cố gắng để khảo sát bản chất của khổ đau, và trên vấn đề chúng ta chán chường với khổ đau như thế nào cho nên chúng ta phải phát triển cảm giác viễn ly với khổ đau, xa rời khổ đau nhằm để đạt đến niết bàn, với sự giải thoát thường trực. Nếu chúng ta chỉ nghĩ về hai sự thật đầu của Bốn Sự Thật Cao Quý mà không nghĩ một cách thích đáng về hai sự thật tiếp theo, nó sẽ không phục vụ cho mục tiêu giải thoát. Đôi khi người ta có thể không khoan dung về sự thụ động, không hoạt động, và bi quan của hành giả nếu người ấy chỉ nghĩ về hai sự thật đầu là khổ đế và tập đếVì vậy, hãy cố gắng cân bằng và cố gắng để thấu hiểu hai sự thật tiêu cực cũng như hai sự thật tích cựcdiệt đế và đạo đế. Rồi thì chúng ta sẽ có một đường hướng hay mục tiêu rõ ràng, và một sự thấu hiểu rõ hơn và thực chứng về bản chất của chúng. Tự động, chúng ta sẽ cảm thấy chán nản với những tư tưởng tiêu cực và điều ấy là rất quan trọng. Một cách thực tếkẻ thù thật sự của chúng ta - kẻ gây rối hay tàn phá hạnh phúc của chúng ta - là ở bên trong chính chúng taThí dụgiận dữ, thù hận, luyến ái và tham lam cực độ là những kẻ tàn phá niềm hòa bình nội tại của chúng tatrái lại kẻ thù ngoại tại, bất kẻ là mạnh mẽ thế nào, đơn giản là không thể tàn phá niềm hòa bình nội tại. Nếu ngươi nào tĩnh lặng và hòa bình tinh thần, thì không hề gì ngay cả nếu người ấy bị bao vây bởi những kẻ thù địch bởi vì người ấy sẽ cảm thấy rất ít quấy nhiễuTrái lại, nếu chúng ta tinh thần không vui vẻ, bất ổn hay xáo trộn, ngay cả nếu chung quanh chúng ta là những người bạn thân hay tiện nghi bậc nhất, chúng ta cũng không cảm thấy hòa bình và hạnh phúc. Do vậy, hòa bình nội tại và cội nguồn của nó là sự ngừng dứt chắc chắn hay kết quả của sự tĩnh lặng và ổn định của tâm thức. Vì thế, nguyên nhân chắc chắn và cứu kính của sự tĩnh lặng và hạnh phúc tinh thần không thể là bất cứ nhân tố ngoại tại nào cả.

Nguồn gốc căn bản của sự hòa bình tinh thần có thể bị hủy diệt bởi sự giận dữ và những cảm xúc tiêu cựccủa chúng ta. Một người thông tuệ sẽ không cho phép giận dữ hay thù hận tự biểu hiện bởi vì không ai muốn khốn đốn hay khổ đau. Nếu chúng ta muốn đạt được hạnh phúcchúng ta phải chăm sóc đến nguồn gốc căn bản của hạnh phúcChúng ta phải thực tập từ ái, bi mẫn, ân cần, và cố gắng giảm thiểu giận dữ. Những thứ này không phải thuộc tôn giáo nhưng chúng liên quan đến hạnh phúc hàng ngày của chúng ta.

Ở trình độ thông thường, khi những tư tưởng tiêu cực của giận dữ và luyến ái sinh khởi, thì chúng xuất hiện tác động và hữu ích. Thí dụ, khi chúng ta đối diện một rắc rối, mất mát hay thất bại, sự giận dữ đến như một kẻ bảo vệ hay hổ trợ. Giận dữ nói với chúng ta đừng sợ và cho phép nó tự biểu lộ. Một người giận dữ hầu như điên khùng và sử dụng những ngôn ngữ cay nghiệt hay thỏa thích trong những hành động tổn hại thân thể, v.v… Trong một cách, giận dữ cho chúng ta sự gan dạ liều lĩnh hay sức mạnhTương tựthế, khi luyến ái sinh khởi, nó đến như một người bạn thân nhất và gần gũi nhất. Do vậy, ngoại trừ chúng taphân tích một cách thật chân thành và nghiêm túc, không thì thật khó khăn để nhận ra những tư tưởng tiêu cực và phẩm chất sai lầm tiêu cực của chúng.

Khi giận dữ khống chế tâm thức chúng ta, đôi khi chúng ta sử dụng những ngôn ngữ cay nghiệt và khó chịu. Nhưng khi cơn giận hạ xuống, chúng ta cảm thấy ngượng ngùng rút lại lời nói và chúng ta tránh gặp gở người mà chúng ta đã có những sự bất hòa. Điều này cho thấy rằng một cách căn bản chúng ta không muốn sử dụng những lời không đẹp, nhưng sự giận dữ vào lúc ấy đã làm chúng ta mất sự kiểm soát. Do vậy, giận dữ là kẻ thùkhông hữu ích và không đáng tin cậy. Trong một số trường hợp khác, chúng ta cần một biện pháp mạnh mẽ chống lại giận dữ. Khi điều gì đó xảy ra, hãy phân tích và khảo sát hoàn cảnh từ đầu đến cuối. Nếu nó cần một biện pháp hiệu quả, hãy thực hiện mà không có sự giận dữ, như vậy bất cứhành vi nào bị thúc đẩy bởi giận dữ sẽ bị vô hiệu hóa. Cũng thế, trong nhiều trường hợp, những quyết địnhđược tiếp nhận dưới ảnh hưởng của giận dữ thường được thấy là sai lầm. Thù hận và giận dữ làm cho chúng ta ăn không ngon và ngủ không yên, và chúng ta khổ não về tinh thầnKẻ thù thật sự cảm thấy vui mừng khi thấy chúng ta bị căng thẳngTrái lại, nếu chúng ta vẫn tĩnh lặng và tình cảm rất vui vẻkẻ thùkhông thấy hài lòng chút nào. Xa hơn thế, giận dữ thật sự phá hoại sự phán xét của chúng ta, có thể nhận thấy rõ qua những hậu quả ngắn hạn hay lâu dài. Có một kẻ thù là hữu ích bởi vì nó cho chúng ta cơ hội để thực tập nhẫn nại và bao dung. Sự thực tập này là cần thiết cao độ cho việc phát triển một lòng bi mẫnvà từ ái chân thành.

Chúng ta không thể học hỏi sự kiên nhẫn và bao dung từ một vị đạo sư hay một người bạn. Chúng chỉ có thể được thực hành khi chúng ta chạm trán với người nào đó tạo nên kinh nghiệm khó chịu. Theo Tịch Thiên, những kẻ thù thật là tốt cho chúng ta khi chúng ta có thể học hỏi rất nhiều ở họ và xây dựng một sức mạnh nội tại. Sự thực tập về lòng từ ái và bi mẫn không chỉ là sự tu tập tôn giáo hay một vấn để thánh thiện, mà là một vấn đề của sự tồn tại. Trong dạng thức của loài người, tôi nghĩ nền kinh tế đang đối diệnvới cuộc khủng hoảng toàn cầu, và dĩ nhiên, có một câu hỏi cho hòa bình thế giới. Trong mọi lãnh vực, nhân tố quan trọng là bi mẫn và một trái tim tốt lành. Ở đây, chúng ta phải phân biệt giữa yêu thương và bi mẫn. Thông thường người ta không nhẫn nại trong tình thương, khi tình thương bị trộn lẫn hay bị ô nhiễmvới dính mắc. Biểu hiện của sự ô nhiễm như vậy là tình thương của chúng ta bị lệ thuộc trên vấn đề người kia đáp ứng với chúng ta như thế nào. Thí dụ, nếu ai đấy thật gần gũi với chúng ta , và điều gì đấy không vừa ý nảy sinh, thái độ của chúng ta thay đổi ngay lập tức và tình thương biến mất. Tuy nhiên, có một loại tình thương khác là chân thành, nơi mà chúng ta nhận ra người kia là một người giống như chính chúng tacũng muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, và người có mọi quyền chính đáng để vượt thắng khổ đau và đạt đến hạnh phúc. Trên căn bản ấy, một tình thương chân thành, là lòng từ ái và ân cần được phát triển và được duy trì trong quan hệ như vậy.

Khi chúng ta nói về tầm quan trọng của tình thương và lòng ân cầnchúng ta liên hệ đến tình thương chân thànhlòng từ ái, chứ không phải tình thương và ân cần bị ảnh hưởng sâu đậm bởi si mê. Đôi khi người ta nói rằng khi giận dữ sinh khởitốt hơn là biểu lộ nó hơn là che dấu hay đè nén chúng. Dĩ nhiên, có những trình độ khác nhau của sân hận. Điều trước nhất và quan trọng nhất là nhận ra tính tiêu cực của giận dữvà thù hận. Một khi chúng ta tin chắc về điều ấy, tự nhiên chúng ta cố gắng để tự tạo khoảng cách với giận dữ và thù hận. Tuy thế nếu sự giận dữ mãnh liệt sinh khởi, và khó khân để đè nén, duy hãy cố gắng quên đối tượng của giận dữThí dụ, chính sự thực tập và kinh nghiệm của tôi. Tôi đến từ vùng Amdo[1], vùng Đông Bắc của Tây Tạng. Người dân vùng ấy thường được xem như rất dễ nóng giận. Khi tôi còn trẻ, thậm chí tôi cũng có thói xấu ấy. Khi thời gian trôi qua, tôi đã thực tập những thứ này để chinh phục tâm thứctôi. Sự giận dữ của tôi đã giảm thiểu một cách đáng kể. Trong những trường hợp nào đó, sự giận dữ hay phát cáu cũng phát sinh nhưng chúng biến đi một cách nhanh chóng. Và tôi thật là khó mà có bất cứ cảm nhận thù hận nào.

Vậy thì, chính là qua việc thực tập mà chúng ta có thể sự phát triển nội tại của chúng ta. Có một khả năng cho việc thay đổi. Nhằm để thay đổi, trước nhất chúng ta phải tự thay đổi chính mình. Nếu chúng ta không thay đổi, không điều gì có thể đổi thay, và việc mong đợi những thứ khác thay đổi là hoàn toàn không thực tếTâm thức con người luôn luôn thay đổi; và nếu chúng ta thực hiện một nổ lực nào đó trong một đường hướng đúng đắn, một cách căn bản những thay đổi tinh thần sẽ xảy ra và chúng ta có thể đón nhận một niềm hòa bình và hạnh phúc vô biên mà không có bất cứ sự đau đớn hay tổn phí nào cả. Hòa bình và hạnh phúc phải được phát triển bên trong chính chúng ta. Như Đức Phật nói, "Ta là thầy của chính ta. Tương lai của ta hoàn toàn lệ thuộc trên chính ta. Không ai khác có thể săn sóc tương lai của ta và hiện tại nằm trên vai chính ta."

Constitution Club Lawns, 1988

Nguyên tác: trích từ bài The Two Truths trong quyển Live in a Better Way

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2021(Xem: 4118)
Vào buổi sáng ngày 13 tháng 1 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tổ chức một buổi tiếp kiến ảo với ông Robert A. Destro, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, và Điều phối viên đặc biệt Hoa Kỳ về các Vấn đề Tây Tạng. Ông đã tham gia cùng các đồng nghiệp của mình từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Robert A. Destro được bổ nhiệm làm Điều phối viên đặc biệt Hoa Kỳ về các Vấn đề Tây Tạng theo Đạo luật Chính sách Tây Tạng vào ngày 14 tháng 10 năm ngoái.
15/01/2021(Xem: 4606)
Tháng một năm 2021, dự kiến một nhóm gồm 10 nhà khoa học quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ đến thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, điều tra nguồn gốc bệnh cúm Covid-19. WHO đang cố tìm ra nguồn gốc của virus gây bệnh cúm Covid-19 để ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai. Dù virus xuất phát từ các chợ động vật hay các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, các nhà khoa học đều nhất trí giả thuyết virus có từ động vật. Loài dơi. Tháng 1 năm ngoái, khi Vũ Hán xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên, các nhà dịch tễ học đã tìm thấy chủng virus corona ở một chợ bán động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Những hình ảnh về sở thích ăn dơi sống, tiết canh dơi của người Vũ Hán lập tức được lan truyền khắp thế giới ngay khi dịch xuất hiện ở Vũ Hán. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân của đại dịch là do virus corona lây lan từ động vật sang người.
15/01/2021(Xem: 4791)
Người xuất gia khi cạo râu cắt tóc (thế trừ tu phát, 剃除須 髮 [1]), từ bỏ cuộc sống gia đình, thệ nguyện theo con đường học đạo, giải thoát cho mình và cho chúng sinh. Người xuất gia nguyện không bị ràng buộc bởi phiền não của quá khứ và lo toan của tương tai. Bởi quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới. Bỏ mặc căn nhà, bỏ mặc tôi Bỏ mặc nơi đây, bỏ mặc người Bỏ trăm năm sau, ngàn năm nữa[2]
15/01/2021(Xem: 4671)
Niết Bàn là đích của người tu. Kinh văn Phật đề cập Niết Bàn, nơi chốn cực đẹp, ở đó không có phiền não, có bảy tầng lan can, bảy tầng lưới mành, bảy lớp hàng cây, đều bằng bốn báu vây quanh trọn khắp (thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thụ, giai thị tứ bảo châu táp vi nhiễu-七 重 欄 楯。七 重 羅 網。七 重 行 樹。皆 是 四 寶 周 繞[1]; Niết Bàn, một trạng thái viễn ly điên đảo mộng tưởng(遠離顛倒夢想[2].)
13/01/2021(Xem: 4497)
Vào thời đại này, kể cả đứa trẻ ba tuổi cũng biết dùng máy vi tính rất rành. Ngay trong sự sanh hoạt ngày thường, con người chỗ nào cũng đều có cơ hội tiếp xúc đến máy vi tính, như là xe hơi, dụng cụ nhà bếp, máy móc thương nghiệp, cơ giới công nghiệp, dụng cụ điều trị, thậm chí trong đồ chơi của trẻ con cũng có trang trí máy vi tính lớn nhỏ phức tạp và đơn giản không giống nhau. Đến nỗi ở trong cơ quan điều khiển tinh vi, máy vi tính lại càng không thể có khuyết điểm, chẳng hạn như Phi Cơ, Tàu Thủy, Tín Hiệu Vô Tuyến Truyền Đạt..v..v.... đều an trí máy vi tính rất đầy đủ cao cấp. Chính nơi trang bị quân sự, máy vi tính lại càng trọng yếu hơn. Cho nên con người hiện nay sanh hoạt đều càng ngày càng ỷ lại nhiều vào máy vi tính thì nó càng quan trọng hơn.
13/01/2021(Xem: 4622)
Tăng đoàn của Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley đã thông báo rằng, Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman (Tông Thuần, Sōjun, 宗純), vị Trưởng lão Thiền sư đáng kính của Thiền phái Tào Động (Sōtō Zen, 曹洞宗), Phật giáo Nhật Bản, vị Giáo thọ sư nổi tiếng đã viên tịch vào hôm thứ Năm, ngày 7 tháng 1 năm 2021. Hưởng thượng thọ 91 tuổi. Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman, người cùng với Trưởng lão Thiền sư Shunryu Suzuki Roshi (pháp danh Shōgaku Shunryū, 祥 岳俊隆, 1901-1971), đồng sáng lập Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley, một trung tâm thực hành Thiền phái Tào Động, Phật giáo Nhật Bản tại Berkeley, California, Hoa Kỳ vào năm 1967.
12/01/2021(Xem: 6377)
Kính thưa quý Phật tử, đồng hương xa gần kính mến, Trái đất xoay tròn, một năm nữa lại đến. Gió xuân, mai đào, bánh chưng, bánh tét... đang đem niềm vui mùa xuân đến cho hành tinh chúng ta. Quý Ni sư kính lời vấn an sức khỏe đến quý Phật tử, tri ân tình thương của quý vị trong thời gian qua, nhất là trong mùa đại dịch Covid Corona, quý vị luôn đồng hành ủng hộ để Chùa Hương Sen được yên ổn sinh hoạt và an tâm tu tập, tụng niệm.
12/01/2021(Xem: 4508)
Vương quốc Phật giáo Bhutan với diện tích và dân số khiêm tốn trên Himalaya đã báo cáo có ca COVID-19 đầu tiên tử vong, khoảng 10 tháng sau khi ca đầu tiên phát hiện Viruscorona, và cố gắng kiểm soát dịch bệnh bằng cách phong tỏa phần lớn đất nước phụ thuộc vào du lịch. Trong một thông báo đưa ra vào cuối ngày thứ Năm, ngày 7 vừa qua, Bộ Y tế Bhutan cho biết một người đàn ông 34 tuổi đã tử vong tại một bệnh viện ở thủ đô Thimphu do Covid-19, tiền sử có bệnh nền như gan mãn tính và suy thận, có kết quả xét nghiệm dương tính.
09/01/2021(Xem: 6898)
“Tha Nhân Là Địa Ngục” (L’enfre, cest les autres/Hell is other people) là câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre. Trong vở kịch nhan đề Huis Clos (Cửa Đóng) tiếng Anh dịch là “Không lối thoát” (No Exit) và tiếng Việt có nơi dịch là “Phía Sau Cửa Đóng” trong đó mô tả ba nhân vật lúc còn sống đã làm nhiều điều xấu. Khi chết bị nhốt vào địa ngục nhưng không phải là “địa ngục” với những cuộc tra tấn ghê rợn về thể xác mô tả trong các tôn giáo, mà bị nhốt vĩnh viễn trong một căn phòng kín. Tại đây ba nhân vật bất đồng, cãi vã nhau- không phải vì cơm áo mà vì quan điểm, sở thích, cách suy nghĩ, tư tưởng, lối sống. Cuối cùng một người không sao chịu đựng được đã thốt lên “Tha nhân là địa ngục”. Câu nói này trở nên nổi tiếng và tồn tại cho tới ngày nay.
07/01/2021(Xem: 6007)
Vào năm 2004, Thư Viện Anh Quốc đã mở cửa đón khách vào thưởng một “pháp bảo” của Phật giáo Trung Hoa mang tên “Kinh Kim Cang”, đó là một trong những cổ vật chính được trưng bày tại cuộc triển lãm “Con Đường Tơ Lụa. Bên cạnh cuốn “Kinh Kim Cang” còn có những cổ vật khác được giữ gìn hoàn hảo hơn 1000 năm qua như : một súc lụa, một tấm thảm trải trước lò sưởi tại ngôi nhà bỏ hoang đã 1.100 năm, một cuộn len 1300 năm tuổi … Phần lớn cổ vật trưng bày tại triển lãm được lấy từ bộ sưu tập của Sir Marc Aurel Stein.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]