Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một người Úc gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO của Hàn Quốc

17/04/201719:39(Xem: 5235)
Một người Úc gốc Việt đoạt giải thưởng TJ Park POSCO của Hàn Quốc


Một người Úc gốc Việt 
đoạt giải thưởng TJ Park POSCO của Hàn Quốc

 
 Một công dân Australia gốc Việt, anh Jimmy Phạm, giám đốc điều hành dự án KOTO ( Know One Teach One) tại Việt Nam từ 1999 đến nay, vừa thắng giải TJ Park POSCO của Hàn Quốc.

TJ Park POSCO là giải được phát hàng năm, bao gồm bốn hạng mục khoa học, kỹ thuật, phát triển cộng đồng và học bổng. Năm nay anh Jimmy Phạm là ứng viên Việt Nam với tổ chức KOTO được đánh giá là một cơ sở từ thiện xã hội đạt  tiêu chí sáng tạo, có hệ thống hoạt động hữu hiệu, có kết quả tốt đẹp, thực tiễn và bền vững.

Ngày 29 tới đây, người có trái tim nhân hậu này sẽ lên đường sang Seoul để được vinh danh vì sự thành công của dự án phi lợi nhuận KOTO (Know One Teach One) đã và đang hỗ trợ,  đào tạo, hướng dẫn o  hàng trăm trẻ khó khăn, bụi đời, cơ nhỡ, thất học ở Hà Nội và Sài Gòn, bảo đảm cho các em một cuộc sống lành mạnh, một tương lai ổn định và một nguồn thu nhập bền vững khi bước vào đời.

Hướng về trẻ em
Là con út trong một gia đình 6 anh chị em, cha người Hàn Quốc và mẹ người Việt Nam, năm 1974 Jimmy Phạm được cha mẹ mang đi khỏi Sài Gòn khi anh vừa tròn 2 tuổi. Cả nhà sinh sống tại Singapore nhiều năm trước khi sang Saudi Arabia và lưu lại đây ba năm nữa. Đến 1980, khi Jimmy Phạm được 8 tuổi, gia đình lại dời đi Australia rồi định cư tại Sydney luôn từ đó tới giờ.

Năm 1996, về Việt Nam lần đầu tiên trong tư cách hướng dẫn viên du lịch cho một đoàn khách nước ngoài, Jimmy Phạm gặp và trò chuyện với những  trẻ bán rong và trẻ kiếm sống ngoài đường phố:
Việt Nam 1996 vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, rất nhiều trẻ lang thang đường phố, trẻ bụi đời, trẻ bán bưu ảnh, rất nhiều chứ không giống như  Việt Nam bây giờ.
 
Lúc đấy ngồi trong công viên mình trò chuyện với 4 trẻ gánh dừa miền Tây, cái mình ấn tượng nhất là những đứa trẻ khoảng 13, 14 tuổi này bận đồ rách tay rách cổ mà nó nhìn mình nó cười một cách rất tự nhiên, giống như nó cho mình thấy là dù số phận thế nào chúng tôi vẫn vô tư vẫn vui vẻ để sống. Mình dẫn mấy em đi ăn phở, mua một lon Coca cho mấy em, thì mấy em bắt đầu loan truyền cho nhau. Mỗi một lần quay lại công viên thì 4 thành 10 thành 20, thành  60. Cuối cùng là mình dẫn 60 em đi ăn phở.
Trong hai tuần ở lại Việt Nam mình thấy nhiều hoàn cảnh, một em gái bị mẹ rượt đánh và nó khóc nó la là mẹ ơi con hứa ngày mai con sẽ bán tốt hơn cho mẹ. Hay là một bà đi ăn xin ẵm một đứa bé trên tay mà suốt ngày cho nó uống thuốc để cho nó ngủ. Tất cả những cái phức tạp của đường phố mà tôi thấy là như vậy.

Inline images 4Inline images 5
Giám đốc Jimmy                      Phạm và các học viên trong KOTO.  Inline images 6
Giám đốc Jimmy Phạm và các học viên trong KOTO.
 

Hết hai tuần ở Việt Nam, anh Jimmy Phạm quay lại Australia với suy nghĩ: Là tôi có hai sự lựa chọn, một là về Úc kiếm tiền gởi về một tổ chức phi chính phủ nào đó để họ lo cho đàn trẻ mình thấy, hai là mình nghĩ mình phải tạo sự thay đổi muốn thấy trong cuộc sống này. Tôi quyết định về và cuối cùng 4 tháng sau, cũng năm 1996, tôi trở về.

Đầu tiên tôi đi tìm 4 đứa mà tôi gặp lúc đầu, tôi thuê nhà cho nó và tôi nhớ buổi ăn đầu tiên tôi nấu canh chua cho mấy em, rất là vui. Ba năm tiếp theo tôi làm nghề du lịch, tôi đi Kampuchia, Thái Lan, Lào, tôi bỏ tiền lương của tôi lo cho trẻ.
 
Giúp các em chiếc "cần câu"
 
IMG_5515-(1)-400.jpg
Anh Lê Lâm Tuấn, khóa 8, một gương thành công của KOTO. Hình do Lê lâm Tuấn cung cấp.


Chỉ đơn giản giúp đỡ bảo bọc 9 em ở Hà Nội và 4 em ở Sài Gòn mà không nghĩ đến chuyện thành lập một cơ sở đào tạo nào, là công việc của Jimmy Phạm những năm đầu.

Thế rồi, trong một lần trò chuyện cùng một bạn trẻ cơ nhỡ chẳng may bị bệnh và được anh đưa vào bệnh viện ở Hà Nội, Jimmy Phạm đọc được ước muốn của bạn trẻ ấy rằng không chỉ cứu đói cứu lạnh là đủ mà  hãy giúp người cần được giúp phương tiện và cơ hội để vươn lên và thoát khỏi cuộc sống hảm hiu của mình.

Chính mấy đứa em này đã nói đây là cách mà  tụi em cần anh giúp, và tôi mới nghĩ ra mấy em nói rất  là đúng, từ đấy KOTO được sinh ra. Tháng Sáu năm 1999, cơ sở đầu tiên của KOTO, một tiệm bán thức ăn nhanh ra đời tại Hà Nội. Câu trả lời mà anh Jimmy Phạm dành cho những bạn trẻ thắc mắc về tên KOTO là: Chỉ biết chắc chắn KOTO sẽ là một mái ấm gia đình cho mấy đứa em của tôi. Trong xã hội phức tạp như vậy em không cần phải giúp cả trăm người đâu mà em phải bắt đầu với một người một thôi, biết một là em nên dạy một.

Và từ đấy là mấy đứa em của tôi đầu tiên, đứa này giới thiệu đứa kia, thì mấy khóa đầu xuất phát từ mấy em đánh giày ở khu Văn Miếu, ở ga Hà Nội, ở các điểm du lịch. Năm thứ hai tôi chuyển qua một điểm khác, tôi vay tiền gia đình để mở rộng hơn và tuyển sinh khoảng 20 em. Tuy nhiên bây giờ thì cách tuyển sinh khác lắm rồi, nó bài bản hơn, đến với các đối tượng xa hơn ở miền núi, còn ngày xưa vì không có resources thì tôi tìm là tìm mấy đứa em tôi đã làm quen trước đây trong nghề du lịch.
 
Dạy nghề, dạy đạo đức cho trẻ
Đến với KOTO trẻ đường phố được học tập và thực hành những dịch vụ liên quan đến du lịch, nhà hàng, ẩm thực, những điều anh Jimmy Phạm có thể hướng dẫn bằng kinh nghiệm của mình: Ngày xưa ở Việt Nam dạy nghề gần như là không có mà nếu có thì phải đóng tiền. Đối tượng của tôi là trẻ lang thang, trẻ không có giấy tờ thì hầu như không chỗ nào nhận cả ngoài sửa xe đạp hoặc làm thợ may trong xưởng thôi.

Tôi mở KOTO vì tôi nghĩ đơn giản nghề ăn uống là nghề dễ nhất cho đối tượng học Lớp 4 Lớp 5 thôi. Thứ hai nữa là nếu thực hành thì nó dễ hiểu  hơn. Trong nghề du lịch thì tôi có một nguồn khách quen biết có thể ủng hộ tôi lúc đầu để tôi xác định cái thu nhập ổn định hơn. Khái niệm đạo dức nghề nghiệp cũng là tôn chỉ mà KOTO nhắm tới: Mình đào tạo cho mấy em thì mình có trách nhiệm đào tạo cho nó cái đạo đức.
 
Dạy nghề là một phần, mà nếu không có đạo dức nghề nghiệp, không có kỹ năng không có kiến thức để quyết định cái gì tốt thì làm sao nó bền vững được. Tôi xác định ngay từ đầu là tôi giữ mấy đứa em tôi tới chừng nào mà tôi cảm giác là nó sẵn sàng, thật sự sẵn sàng để bước ra ngoài đời cho nó bền vững.

Học và nói thạo tiếng Anh là yêu cầu quan trọng nhất đối với học viên KOTO: Mấy đứa em của tôi cần phải có tiếng Anh để giao tiếp vì khách của tôi lúc đấy đa số là khách du lịch nước ngoài. Tiếng Anh cũng tạo cho em sự tự tin hơn. Tôi quyết định kết hợp với một College bên Úc là Box Hill Institute, nơi cấp chứng chỉ quốc tế cho mấy em. Điều đó cho mấy em thể cạnh tranh khi ra ngoài kiếm việc làm có lương cao và có môi trường cao cấp sang trọng để phát triển.
 
KOTO

image-2265352-400.jpg
Cô Đặng Thị Hương, khóa 9 KOTO, được giải sinh viên xuất sắc 2013 tại Australia. Hình do Đặng Thị Hương cung cấp


Từ 1999 đến nay, hơn 800 trẻ đường phố và trẻ cơ nhỡ được KOTO đào tạo, 200 em còn đang theo học các khóa, trong lúc hơn 600 khác đã ra trường và đã có việc làm.

Về cơ sở thì hiện tại KOTO có 3 nhà hàng ở Hà Nội, một nhà hàng cao cấp và hai nhà hàng nhỏ hơn cho học viên thực tập. Tại Sài Gòn, 3 cơ sở của KOTO là một nhà hàng, một công ty cung cấp thức ăn cũng như dạy online về nấu ăn và làm bánh, chưa kể một tiệm cà phê và các thức giải khát. Mọi thu nhập từ các nhà hàng hay cửa tiệm được tái đầu tư vào các chương trình đào tạo huấn nghệ của KOTO ở trong Nam cũng như ngoài Bắc.

KOTO thực sự trở thành một doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận bền vững và thành công, còn người được KOTO đào tạo thì sao. Từ một cô giúp việc nhà, kế đến là bán hàng rong và sống vật vạ trên phố, Đặng Thị Hương trở thành sinh viên Việt Nam đầu tiên ở Melbourne, Australia, được hai giải thưởng danh giá là Sinh Viên Quốc Tế Xuất Sắc 2013 tại bang Victoria dành cho Hệ Đại Học, kế đó là Premier Award Sinh Viên Quốc Tế Xuất Sắc do chính thủ hiến bang Victoria trao tặng.

Em là học viên Khóa 9 của KOTO, sau 7 năm lang thang trên đường phố Hà Nội thì KOTO đã thay đổi cuộc đòi em, giúp em có một nghề trong ngành nhà hàng khách sạn. Hiện tại thì em vừa tốt nghiệp thạc sĩ Nghành Khởi Nghiệp Và Đổi Mới tại Đại Học Công Nghệ Swinburn ở Úc. Em sẽ về Việt Nam và làm việc cho KOTO, em thực sự muốn đóng góp những kiến thức học được ở Úc, đó cũng là lý do KOTO cho em đi học.

Đây cũng là lúc em quay trở về để cùng đồng hành với những nhân viên  ở KOTO  và anh Jimmy Phạm. Em sẽ quản lý tất cả các dự án liên quan đến gây quĩ quốc tế và một chương trình nữa là nhà tài trợ học viên KOTO cũng như các đối tác có thể mang lại cơ hội cho các học viên KOTO trong nước. Em thực sự biết ơn KOTO, đối  với em thì cách tri ân duy nhất là mình hãy sống thật tốt. Đó cũng là cái mà KOTO mong muốn nơi chúng em.

Lê Lâm Tuấn ở Hà Tây, lên Hà Nội làm đủ nghề lao đông tay chân để kiếm sống và giúp mẹ cho đến khi đọc được một thông cáo tuyển sinh của KOTO trên con đường lang thang kiếm việc:
Khi bố em mất thì em phải nghỉ học và ra Hà Nội kiếm tiền, khi đó em 15 tuổi.  Em là học sinh Khóa 8 của KOTO từ năm 2005 đến 2007, sau 2 năm học thì em có kiến thức nhiều về ngành nhà hàng và khách sạn. Em cũng được học rất nhiều về kỹ năng sống.
 
Hiện tại em đang làm general manager cho hai khách sạn trong thành phố Hồ Chí Minh. Trước khi vào KOTO  em không bao giờ mơ được công việc như bây giờ, chưa bao giờ dám mơ. Bây giờ em đã đạt công việc và giấc mơ em rất cảm ơn KOTO. Nhiều người đi học ở nước ngoài hoặc những trường danh tiếng của Việt Nam thì bây giờ cũng chỉ là nhân viên của em thôi. KOTO cho mình hành trang để mình khởi động con đường của mình sau này. Em rất tự hào khi mà được học ở KOTO.

Từ thân phận trẻ đường phố, bụi đời, thất học được KOTO đón nhận, dạy dỗ, uốn nắn thành người tự tin, có thể kiếm cho mình một việc làm xứng đáng và có thể đi cao đi xa hơn nữa, là những điều kỳ diệu  mà chỉ giáo dục đúng nghĩa và đích thức mới có thể làm được. Anh Jimmy Phạm: Đó là công việc mà tôi đam mê 20 năm nay, mà tôi rất may mắn và có phước được làm. Tôi được về quê hương của mẹ tôi và qua dự án mà tôi sáng tạo  tôi thấy được sự thay đổi  rõ ràng nơi một đứa trẻ. Bản thân tôi hàng ngày được hàng ngàn nụ cười chào mình. May mắn cho tôi được phục vụ quê hương của mẹ tôi.
Một ngày nào tôi hy vọng sẽ được phục vụ cho quê của cha tôi và sống với một cái tâm thanh thản. Thông điệp KOTO gởi cho mọi người là KOTO cho mấy em cần câu để mấy em câu cá, KOTO dạy mấy em cái giá trị sống, cái tâm, cái đạo dức cho mấy em có thể dạy cho người khác nữa. Đấy là cái mà mấy em cựu học sinh KOTO đang làm.

Tôi mong muốn KOTO tác động cho nhiều doanh nghiệp sau này làm việc vì xã hội, hy vọng KOTO mãi mãi giúp được cho trẻ Việt Nam và trẻ thế giới trong chủ đề Youth Unemployent - Tuổi Trẻ Không Có Việc Làm.

Được biết từ năm 2011 anh Jimmy Phạm đã được Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới trao giải Nhà Lãnh Đạo Trẻ Thế Giới. Năm 2015, giải  Ilga Award do Hàn Quốc trao tặng đã mang Jimmy Phạm về quê nội mà anh thường nghĩ đến. Nay, với giải TJ Park POSCO của Hàn Quốc vinh danh sự đóng góp của KOTO cho trẻ Việt Nam, Jimmy Phạm cảm thấy gắn bó với quê ngoại cũng như quê nội của mình hơn bao giờ hết.

Inline images 2


Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-03-09



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 1840)
Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật. Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
25/03/2023(Xem: 1289)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền! Phải có tiền mới có nhà để ở, có tiền để mua sắm quần áo che thân, mua thức ăn nuôi dưỡng cơ thể, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà. Có tiền mới có xe để di chuyển đó đây. Người nào dư tiền lắm bạc mới bàn đến việc sở hữu của cải vật chất. Người không có tiền thì cuộc sống phải chịu thiếu thốn vất vả trăm bề.
22/03/2023(Xem: 1606)
NGƯỜI TU HÀNH CÓ NĂM PHÁP CẦN NÊN TRÁNH Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên răn, nhắc nhở và còn ngăn cấm, có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe lời dạy này thì con đường tu tập của chúng ta sẽ không đi đến đâu cả, uổng công, mất thì giờ, vô ích.
28/02/2023(Xem: 1387)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 2364)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 2222)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 2016)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 8148)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 1260)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 2559)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567