Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm thế nào để chuyển nữ thân ?

04/04/201706:46(Xem: 8479)
Làm thế nào để chuyển nữ thân ?


chap tay

CHÚNG CON TU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN THÂN NỮ THÀNH THÂN NAM?

CHUYÊN MỤC-LỜI PHẬT DẠY
 
HỎI HAY ĐÁP ĐÚNG-THÍCH ĐẠT MA PHỔ GIÁC


Phật tử chùa Thiên Khánh hỏi: 2-Chúng con phải tu như thế nào để chuyển thân nữ thành thân nam?


Thầy trả lời: Đây là câu hỏi rất quan trọng mà đại đa số Phật tử nữ thắc mắc về vấn đề chuyển nghiệp thân nữ, nhưng xưa và nay chưa có ai giải thích thỏa đáng về câu hỏi này? Chúng tôi chỉ là hàng hậu học vì có nhân duyên phải hoằng pháp lợi sinh nên không dám  lấy vải thưa che mắt Thánh. Sư phụ chúng tôi là Hòa Thượng Thích Nhật Quang hiện là Trưởng ban quản trị Tổ đình Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Trụ trị Tổ đình Thiền Viện Thường Chiếu, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Ngài năm nay 75 tuổi xuất gia tu học từ năm 7 tuổi, vậy mà chúng con hiếm thấy sư phụ trả lời Phật pháp trước công chúng, thỉnh thoảng vẫn có nhưng rất ít. Chúng con hỏi Ngài vì sao như vậy? Ngài nói, biển Phật pháp mênh mông nghĩa lý sâu sắc, tôi còn chưa thông suốt làm sao dám trả lời đúng sai.

Chúng con bất đắc dĩ vì nhân duyên làm Phật sự theo suy nghĩ riêng mà có chút trình bày như sau. Muốn chuyển thân nữ thành thân nam trước tiên phải từ bỏ mọi thói quen của người nữ.

Chúng ta hãy suy nghĩ và quán chiếu một cách cẩn thận vì tư tưởng sẽ biến thành lời nói. Chúng ta hãy nói năng thận trọng, trước khi nói phải suy xét cho kỹ càng vì lời nói sẽ biến thành hành động. Chúng ta hãy khéo léo trong hành xử vì hành động sẽ biến thành thói quen và thói quen đó trở lại sai sử bản thân mình. Chúng ta hãy cẩn thận với những thói quen vì chúng hình thành nhân cách sống, nếu theo chiều hướng thượng sẽ giúp người cứu vật. Chúng ta hãy thận trọng với nhân cách sống của chính mình vì nó sẽ trở thành định nghiệp mà làm tổn thương người và vật, định nghiệp xấu sẽ làm cho ta sống trong đau khổ lầm mê. Và khi nó đã trở thành nghiệp mà nghiệp thì có nghiệp thiện nghiệp ác, đó chính là bản sao cuộc đời chúng ta. Vậy bạn hãy nên sáng suốt chọn lựa việc làm tốt đẹp để khỏi ân hận về sau. Vậy thói quen của người nữ là gì?

 

-Người nữ thường nặng về tình cảm luyến ái nên đa số cuộc sống của chị em muốn thành tựu sự nghiệp và hạnh phúc phải bám nhờ dựa dẫm vào đàn ông. Thích làm đẹp là bản chất của phụ nữ sợ xấu, sợ già, sợ mọi người chê nên lúc nào cũng trang điểm chau truốt thân thể thậm chí phải phẩu thuật thẩm mỹ để làm đẹp. Thói quen của phái đẹp là thích mềm mỏng nhẹ nhàng nhưng rất yếu đuối thì sẽ sinh ra giống nữ hoặc giống cái. Tu là chuyển nghiệp, ai dám từ bỏ được các thói quen đó một cách mạnh mẽ và triệt để, sau này sẽ được thân nam hoặc giống đực....Đàn ông hãy thể hiện đẳng cấp nam nhi đại trượng phu, cảm thông được nỗi khổ niềm đau của phụ nữ mà mở lòng bao dung độ lượng để ta và người sống yêu thương nhau, bằng trái tim có hiểu biết.

Tình cảm cũng giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa và thay đổi được mọi thứ, là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, làm cho con người thêm gần gũi với nhau nhờ tình yêu thương chân thật và có thể thù ghét nhau bởi quá tham lam và ích kỷ. Cuộc đời này sẽ không còn giá trị thiết thực khi con người sống không có tình cảm với nhau. Ta chỉ thương yêu, quý mến, lo lắng cho nhau thật sự khi nó là của riêng ta. Tình cảm con người được biểu hiện qua tâm lý cảm xúc buồn vui, thương ghét, giận hờn, lo lắng, sợ hãi, ganh tị, tật đố và tham muốn. 

 

Đây là thói quen thâm căn cố đế nó đã ăn sâu từ bao đời kiếp, vậy giải pháp chuyển hóa bằng cách nào? Phật dạy người phụ nữ có 5 thiệt thòi to lớn không gì có thể bù đắp được mà đàn ông không thể gánh chịu dùm. Nam nhi đại trượng phu cần phải có lòng cung kính tôn trọng bao dung và độ lượng nhiều hơn đối với mẹ, vợ, em, chị và con gái của mình.

1-Người phụ nữ khi khôn lớn trưởng thành phải một mình đơn độc lên xe hoa về nhà chồng và phụng sự gia đình bên chồng.
2-Người phụ nữ mỗi tháng có kinh nguyệt chịu sự dơ hôi và mệt mỏi khó chịu.

3-Người phụ nữ phải mất ăn mất ngủ khi có thai, ốm nghén chịu sự hành hạ vật vã.

4-Người phụ nữ phải mang nặng đẻ đau cho đến khi mẹ tròn con vuông.

5-Người phụ nữ phải hầu hạ đàn ông.

Chúng ta hãy thể hiện đẳng cấp đàn ông là biết bao dung và độ lượng, biết thương yêu và chia sẻ, hãy bỏ thói quen phong kiến gia trưởng và trọng nam khinh nữ. Một nửa trái tim của phái đẹp trên thế giới này đem lại cho chúng ta những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Vậy đẳng cấp của đàn ông là gì? Biết thương yêu trong hiểu biết, biết san sẻ giúp đỡ cho nhau dù bất cứ hoàn cảnh nào đối với những người mẹ, vợ, chị, em và con gái. Thế giới này sẽ sụp đổ nếu không có phái đẹp, vậy đàn ông phải cảm thông và thương yêu họ nhiều hơn, vì phụ nữ có 5 nỗi khổ niềm đau mà đấng mầy râu không có.

Nói tóm lại, người phụ nữ muốn chuyển thành thân nam phải dứt khoát từ bỏ những thói quen như sau: Thứ nhất là luyến ái dính mắc nặng nề về tình cảm đối với gia đình người thân, nhất là người khác phái. Thứ hai là thích làm đẹp chưng diện trang điểm từ thân thể cho đến mọi hình thức khác. Thứ ba là thích sống dựa dẫm và bám nhờ vào người khác phái. Thích có con để được làm mẹ, thích người khác phái vuốt ve, tăng bốc mơn trớn và thích người khác tạo cho mình hạnh phúc. Vì là nữ tính yếu đuối nên cảm xúc dễ dâng trào mỗi khi có chuyện vui buồn, dễ khóc dễ cười và hay nói nhiều. Chính yếu vẫn là phần luyến ái tình cảm nặng nề, sợ cô đơn và sợ sống một mình nên người nữ thích tìm chỗ thế vào để lắp khoảng trống cô độc. Nếu chuyển không hết nghiệp nữ tính hoàn toàn thì trở thành đồng tính luyến ái, tuy có thân là nữ nhưng tính tình người nam ngực lép. Người phụ nữ này sẽ dứt khoát không lấy chồng mà chỉ lấy người đẹp khác để làm vợ. Thế giới loài người đã có nhiều cặp chính thức làm vợ chồng với nhau là hai người nữ. Vậy, người có nữ tính mạnh mẽ có làm phước nhiều thì sau này trở thành nữ hoàng công chúa hoặc là có địa vị cao trong xã hội, nhưng vẫn là phái đẹp. Còn muốn chuyển nghiệp thành thân nam thì phải nhiều đời mới gột rửa hết những thói quen nữ tính.

Đây chỉ là suy luận theo quan điểm cá nhân của riêng tôi có thói quen cứng rắn mạnh mẽ, ngược lại với phái đẹp là yếu đuối thích mềm mỏng nhẹ nhàng. Chút lòng thành, xin gửi gắm chư huynh đệ pháp lữ gần xa những gì tốt đẹp nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2020(Xem: 8212)
Phần này bàn về cách dùng quan tiền và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ quốc ngữ và nước ngoài. Ngoài ra, một số nhận xét của người ngoại quốc khi dùng đồng tiền An Nam cũng cho thấy thực trạng của loại tiền này. Các phê bình này hầu như thiếu vắng trong tài liệu Hán, Nôm hay chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập hay khảo sát sâu xa.
25/08/2020(Xem: 10834)
Cư sĩ George Kinder được Quốc tế công nhận là Cha đẻ Phong trào Lập Kế hoạch Cuộc sống(*), ông được đào tạo tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ và đã thực hiện một cuộc cách mạng về tư vấn tài chính trong hơn 30 năm, bằng cách đào tạo hơn 3.000 chuyên gia tại 30 quốc gia trong lĩnh vực tài chính lập Kế hoạch Cuộc sống (the field of financial Life Planning). Ông thành lập Viện Kế hoạch Cuộc sống Kinder (the Kinder Institute of Life Planning) vào năm 2003 sau 30 năm làm nhà Hoạch định tài chính và Cố vấn thuế.
25/08/2020(Xem: 6814)
Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường. Họ cứ như một tiểu thuyết gia tài tình, uốn nắn nhân vật trong truyện với ngòi bút tinh xảo đầy quyền uy của mình thành một nhân vật như ý muốn: "Muốn sống được sống, muốn chết được chết và đặc biệt đang từ một Nữ Hoàng Đế mộ Đạo Phật trở thành một người phụ nữ dâm đãng, tàn ác giết người không thương tiếc". Nhân vật tôi muốn viết dưới đây là vị Nữ Hoàng Đế của triều đại Đường bên Trung Quốc: Võ Tắc Thiên, người đàn bà lừng danh kim cổ có một không hai trong lịch sử loài người.
25/08/2020(Xem: 6533)
(Ghi chú của người dịch: Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh. Bài này nêu ra hai phong cách: nhóm thứ nhất, những người dùng thiền chánh niệm cho các mục tiêu thế gian, và nhóm thứ nhì, những người có niềm tin Phật Giáo và dùng thiền chánh niệm cho lộ trình tu học giải thoát. Thiền chánh niệm hiện đang dùng cho nhiều mục tiêu trần gian, ở bệnh viện, trường học, quân đội… Thiền đưa tới nhiều lợi ích tới nổi nhiều tu sĩ các tôn giáo khác cũng Thiền tập và ứng dụng theo kiểu riêng của họ.
23/08/2020(Xem: 5973)
Cư sĩ Julian Bound và nữ cư sĩ Ann Lachieze, họa sĩ minh họa sách nổi tiếng rất quý mến thân thiện với nhau khi tuổi còn ấu thơ, không ngờ nửa thế kỷ sau họ cùng hợp tác để xuất bản sách mới về Phật giáo. Tác phẩm này là một truyện về thiếu nhi Phật tử, với tựa đề “The Little Monk who loved his Noodles” (Chú tiểu yêu thích món mì) được viết bởi cư sĩ Julian Bound và minh họa bởi cư sĩ Ann Lachieze.
23/08/2020(Xem: 6753)
Thời nay mà còn nói đến chữ “hiếu” sẽ có người cho là cổ hủ, lỗi thời. Kỳ thực, đạo hiếu, đạo làm con (1) thời xưa đã bị chê là lỗi thời theo sự xuống trào, mất ảnh hưởng của Việt-Nho từ giữa thế kỷ 19 rồi, không phải đợi đến ngày nay.
21/08/2020(Xem: 5667)
Trên vách hai bên tả hữu mặt tiền của chánh điện An Tường Ni Tự (phường Vĩnh Phước- Nha Trang), khi đứng ngắm nghía để chụp hình, tôi thấy có hai bản thư pháp tiếng Hán, tạm gọi là vậy, được chạm nổi và được sơn màu nâu trên nền màu vàng nhạt, rất ấn tượng. Là người dốt đặc tiếng Hán, nên tôi không hiểu chút xíu xiu mảy may nào về ý nghĩa của hai bản thư pháp này, nhưng nhìn cách trình bày theo "ngũ ngôn tứ cú" thì tôi cũng đoán ra được đó có lẽ là hai bài... thơ, mà nếu đang được chạm nổi trên vách của chánh điện chùa thì dám chắc luôn phải là hai bài... Kệ.
21/08/2020(Xem: 7118)
Xem như từ cuối năm 2019, dịch Corona khởi phát từ Vũ Hán đến tháng 3/2020 đã trở thành “đại dịch” Covid-19, đang lan tràn khắp toàn cầu, đến nay đã 215 quốc gia và vùng lãnh thổ bị lây nhiễm với số liệu tính đến ngày 20/8/2020 theo iHS VIET NAM như sau: người mắc: 22.454.505 điều trị khỏi: 15.169.811 người tử vong: 787.385
21/08/2020(Xem: 5857)
Vào hôm thứ Hai, ngày 27 tháng 7 năm 2020, một cuộc họp trực tuyến (online) của nội các do bà Sheikh Hasina, Thủ tướng Chính phủ Bangladesh chủ trì, đã thông qua dự thảo thỏa thuận giữa Tổ chức Lumbini Development Trust of Nepal và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Bangladesh về việc xây dựng tu viện Phật giáo Bangladesh. Tu viện Phật giáo được đề xuất sẽ được xây dựng tại Lâm Tỳ Ni, nơi Đản sinh của Đức Phật lịch sử. Việc xây dựng được bắt đầu với lợi ích cá nhân, và kế hoạch của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh tại Nepal, Mashfee Binte Shams, và Bí thư thứ nhất, Asit Baran Sarkar.
20/08/2020(Xem: 7196)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương. Đây là một trong những bộ kinh quan yếu nhất của Thiền Tông Trung Hoa đặc biệt từ thời Lục Tổ Huệ Năng (638- 713), người đã ngộ đạo, kiến tánh qua câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong lời khai thị từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674). Cụm từ "Ưng Vô Sở Trụ" được nhắc đến hai lần trong kinh: lần 1st ở chương 4 ("Diệu Hạnh Vô Trụ") và lần 2nd ở chương 10th ("Trang Nghiêm Tịnh Độ). Đây không là sự trùng lặp mà mà là sự tiến triển vi diệu về ý nghĩa của cụm từ này với rất nhiều hàm tàng đặc sắc và quan trọng trong phân biệt nhận thức theo Duy Thức Học cùng hành trì tu tập Phật đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]